23/02/2012

Bí thư Hải Phòng bị tố "chỉ đạo cưỡng chế"?


"Ông Luân cho biết là ông được nhiều người kể lại là hôm cưỡng chế đầm ông Vươn đích thân ông Bí thư Thành ủy Thành mặc áo choàng đen, đội mũ bảo hiểm đến chỉ đạo vụ cưỡng chế" ?
Ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, giải thích các dấu hiệu cho thấy chính quyền Hải Phòng đang cố tình bao che cho các cán bộ trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng.



Trả lời BBC hôm 21/2, ông cho biết quyết định thu hồi lệnh cưỡng chế của Uỷ ban huyện Tiên Lãng nêu ra lý do là 'hết hiệu lực' chứ không phải là trái pháp luật và cũng không nêu vấn đề bồi thường cho ông Vươn.
Ông cũng than phiền việc cho đến nay công an Hải Phòng vẫn chưa có quyết định khởi tố tội vi phạm luật đất đai gây hâu quả nghiêm trọng cũng như chưa khởi tố bị can nào trong vụ hủy hoại tài sản của ông Vươn.
Ông cũng cáo buộc Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành "có vai trò" trong vụ cưỡng chế như đã đến tận nơi hôm 5/1 để chỉ huy quân đội và công an tại đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Ông Luân cho biết là ông được nhiều người kể lại là hôm cưỡng chế đầm ông Vươn đích thân ông Bí thư Thành ủy Thành mặc áo choàng đen, đội mũ bảo hiểm đến chỉ đạo vụ cưỡng chế.
Nguồn:  BBC 
Mời quý vị nghe ông Vũ Văn Luân trả lời phỏng vấn của BBC trong phần audio đi kèm. Ban Biên tập xin cáo lỗi về chất lượng đường điện thoại không tốt :
 Nghe audio ở đây


7 commentaires:

  1. Bản chất tiểu nhân hèn hạ của chúng là vậy : Cứ việc gì có vẻ "thành tích" 1 chút, là chúng nhanh nhảu xông ra, nói kỹ, tự tin, tự hào...nhưng khi sự việc có vẻ tồi tệ, ê chề chút...là chúng tìm mọi cách , mọi cớ chuồn - lủi và quàng xiên, né tránh...
    Nhân cách, thủ đoạn, sách lược...hạ đẳng này đã là "bài vở" truyền thống rồi !!!

    RépondreSupprimer
  2. LÃO NGOAN ĐỒNG23 février 2012 à 11:16

    Thưa bà con,

    Căn cứ vào những sự kiện (facts) qua thực tế ta thấy ngay, PHẢI CÓ CHỖ DỰA VỮNG CHẮC ở tận cấp cao, như trung ương đảng và chính quyền, quan chức địa phương như ở xã Vinh Quang, và huyện Tiên Lãng mới dám mạnh tay đàn áp thô bạo đến mức độ bất cận nhân tình trong ngày giáp tết trong vụ đầm Cống Rộc như thế. Chẳng hạn:

    1/
    Điều động một lực lượng cưỡng chế quá hùng hậu về nhân sự, qua số lượng và các cảnh sát mọi sắc phục với quân đội bao gồm cả dân quân, lẫn chó nghiệp vụ ... để tứ bề giáp công

    2/
    Vụ việc này kéo dài từ nhiều năm và nay đánh đòn đo ván (knock-out) hay cho tử tội phát súng ân huệ (coup de grâce) bằng một phát súng ngắn ngay vào đầu.

    3/
    Sau khi cưỡng chế đại tá giám đốc công an Đỗ Hưu Ca đã huyênh hoang tuyên bố thật sằng bậy trước công luận, xin miễn nói thêm ở đây cho mất thì giờ. Và Đại KaKa đã "đổ dầu vào lửa", khiến nội vụ càng gây thêm nhiều bức xúc dẫn đến căng thẳng cao độ trong dân và giới báo chí hắc bạch (lề phải lẫn lề trái)

    4/
    Khi đổ bể lại cố tình bưng bít bằng mọi thủ đoạn, và không ngừng bôi nhọ nạn nhân bằng mọi thủ đoạn (rành rành như thế mà vẫn tiếp tục khủng bố gia đình anh Vươn, từ bản thân anh Vươn trong tù đến vợ con bên ngoài đang tự do tạm; còn ông bí Thành vẫn bịp bợm ở Câu lạc bộ Bạch Đằng)

    Chính vì thế mà khi về chơi VN, tôi được mấy chú bé bán báo mời rao mua báo bằng vụ xét xử Năm Cam. Đang bực mình do bị trấn lột khoa học hết nhẵn tiền ăn uống khiđi xe đò về nhà, tôi từ chối bằng trút bực tức vào thằng bé bán báo:

    "Thôi dẹp mẹ báo bổ đi mày ơi. Hết thằng 5 Cam, sẽ có con 6 Quýt, thằng 7 Ổi xá lỵ, con 8 Mít Tố Nữ, con 9 Mận hồng đào ... nhào dzô thế chỗ ! Tao íu có mua báo đọc, cũng rõ hồi sau ra sao mày ơi !"

    Hành quanh đứng ngồi quanh đó cả cười bởi tôi nói đúng quá xoá.

    Vâng, sự đời ở ta là thế, xin đừng nói nữa làm gì.
    Người dân thời CS cuộc sống chỉ lắm cái buồn hơn dzui !
    Dzui chỉ dzui gượng cho qua tháng ngày thôi, còn buồn muôn thuở !

    Lão Ngoan Đồng

    RépondreSupprimer
  3. Trùm mafia gian đảng Hải phòng là đây sau gần 1 tháng giấu mặt sau váy vợ. Giờ thì lòi bộ mặt choắt như chuột ra. Cũng vì miếng ăn thôi. Dư luận râm ran là quan bà chuẩn bị đứng tên một mảnh không nhỏ trong các đầm "bị" cưởng chiếm này. Đó là lý do tại sao cho tới giờ thứ 25 mà huyện liêm vẫn câng câng, ra lệnh đuổi nhà báo dù đã bị ngưng chức để điều "cha" 15 ngày. Bố bảo nó cũng đếch sợ,"mày mà loại tao thì tao khai tuốt tuồn tuột"

    RépondreSupprimer
  4. Bác Thành à,
    Thì đã trót sai rồi thì đứng ra giải quyết phóng thích cho anh Vươn, kỷ luật các cấp thuộc quyền, đưa ra các giải pháp thỏa đáng và luật hóa (riêng Hải phòng cũng được) cho tất cả những trường hợp khiếu kiện đất đai của nhân dân thành phố Hải phòng là xong rồi. Đó còn hơn ngàn lời xin lỗi nhân dân nữa.
    Em thông cảm với bác là quan Việt nam không có văn hóa xin lỗi nhân dân và từ chức như Nhật hay Hàn quốc, nên bác không xin lỗi và từ chức cũng không sao.
    Đằng này bác lại chơi trò trảm anh Vươn thì em cũng hết ý với bác luôn rồi. Sao nhìn bác giống Hồ Cẩm Đào quá vậy kìa.

    RépondreSupprimer
  5. LÃO NGOAN ĐỒNG27 février 2012 à 15:49

    Kính blog chủ Hùynh Ngọc Chênh,

    Xin blog chủ vui lòng cho mượn đất đăng trọn nhé.

    Cám ơn nhiều. Chào quyết chiến quyết thắng :-) !

    Lão Ngoan Đồng

    Ghi chú:

    Bùi Sĩ Tiếu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thái Bình , nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

    -----


    Lý giải “câu chuyện truyền kỳ” về những bi kịch trong quản lý đất đai của các địa phương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, ông Bùi Sỹ Tiếu, cho rằng, có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất vẫn là “tư duy nhiệm kỳ”, vì ở đó, cán bộ “vẽ” quy hoạch không sát thực tế để vụ lợi.

    NHỮNG PHONG TRÀO "DUY Ý CHÍ"

    * Hỏi: Thưa ông, nguyên là người đứng đầu một tỉnh, địa phương đã từng có nhiều “phốt” (lỗi, sai trái, bất cập) trong việc quản lý đất đai dẫn tới khiếu kiện đông người và kéo dài, ông thấy những bất cập trong quản lý đất đai trước và nay là gì?

    - Nói thật, tôi nghỉ cũng đã vài năm rồi, nhưng mối quan tâm lớn nhất của tôi vẫn là chuyện quản lý đất đai thế nào cho hiệu quả. Với Thái Bình quê tôi, đất chật người đông, lại là vùng được coi là “vựa lúa” của đồng bằng sông Hồng, thì chuyện quản lý đất đai sao cho phát huy hiệu quả kinh tế lớn nhất cho nông dân không phải chuyện dễ. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, công tác này vẫn chưa thực sự được làm triệt để.
    Tôi cho rằng, việc chúng ta cấp đất tràn lan, sử dụng đất thiếu quy hoạch cụ thể, hợp lý… là những biểu hiện của công tác quản lý đất đai kém hiệu quả. Phải dừng, và dừng ngay tình trạng này, thì mới có thể cải thiện được tình hình.

    * Hỏi: Thưa ông, nhưng sao cách đây khoảng trên chục năm, Thái Bình vẫn là địa phương có tình trạng khiếu kiện đông người bức xúc liên quan đến đất đai vào loại lớn nhất trong cả nước. Lúc đó hình như ông vẫn làm Bí thư Tỉnh ủy?

    - Chính xác là như thế. Lúc đó tôi đương nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh, rồi Bí thư Tỉnh ủy. Tôi còn nhớ rõ là tháng 5/1997, vụ khiếu kiện đông người đầu tiên xuất phát từ huyện Quỳnh Phụ. Một thời gian sau đó, nó nhanh chóng lan ra hầu hết hơn 200 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Phải nói thật là dân thực sự bức xúc, vì không dưng tự nhiên họ lại kéo nhau đến cơ quan công quyền để kiện làm gì?
    Nguyên nhân về sau được xác định là do những vi phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai ở các địa phương, xuất phát từ những phong trào mang tính “duy ý chí”.
    Tôi nói ví dụ như phong trào làm đường giao thông nông thôn lúc đó lan rộng. Thôn nào cũng làm được, xã nào cũng làm được. Mà tính ra, mỗi km đường bê tông lúc đó tốn cả trăm triệu. Mà mỗi thôn thì tối thiểu cũng phải vài km, như vậy là mất vài trăm triệu. Tiền ở đâu ra trong khi dân thì nghèo, lấy gì mà đóng góp? Bán đất là giải pháp cuối cùng của chính quyền địa phương để thỏa mãn nhu cầu “bằng anh bằng em” trong phong trào này. Như vậy, rõ ràng là vi phạm Luật đất đai, vì cấp xã, thôn làm gì có quyền bán đất.

    * Hỏi: Tại sao đất đai cứ phải là “sở hữu toàn dân”? Rõ ràng việc quản lý đất đai hiện nay còn quá nhiều bất cập cần sửa đổi. Theo ông thì cần sửa thế nào?

    - Không riêng ở Thái Bình, trên phạm vi cả nước, đất đai vẫn luôn là tư liệu sản xuất quý của người dân, đặc biệt là nông dân. Vì vậy, nên đặt nông dân vào vị trí trung tâm của toàn bộ các chính sách về quản lý đất đai. Hãy quan sát từ những hiện tượng: bên cạnh ầm ầm thủy điện chỉ là những nông dân đứng nhìn; rồi chính những người dân đã hiến đất để làm nhà máy điện lại là những người cuối cùng sống trong những vùng không có điện.

    Tương tự, khi lấy đất làm khu công nghiệp, nông dân cũng bị đặt ra bên lề. Nông dân chưa được coi là trung tâm, là chủ thể của quá trình quy hoạch, thu hồi đất và xây dựng các công trình ấy. Họ chưa được hỏi đầy đủ và chưa được tham gia các quá trình đàm phán như là một chủ thể của quá trình này.

    => LMCường : Tay này khéo ăn nói ám chỉ, cần trả lại đất đai cho nông dân, tức công nhận quyền tư hữu đất đai cho nông dân ! Nên nhớ y từng giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương mà lị :-) !

    (CÒN TIẾP)

    RépondreSupprimer
  6. LÃO NGOAN ĐỒNG27 février 2012 à 15:52

    * Hỏi: Ông nói nông dân chưa được coi là chủ thể tham gia các quá trình đàm phán phải chăng là bởi các bên vẫn quan niệm đất đai thuộc sở hữu toàn dân chứ không phải là của nông dân?

    - Vâng, đó là mấu chốt. Từ bao đời nay, đất đai vừa là nhu cầu căn bản, vừa là khát vọng lớn nhất của người nông dân. Đất đai là cuộc sống và cũng là văn hóa. Thái độ của chúng ta đối với đất đai đã biến nông dân, từ vị trí lẽ ra là người làm chủ lại trở thành những người đóng vai trò mờ nhạt trong những tiến trình thay đổi đó.

    => LMCường : Mjạ nó giờ thì phải nói toạc móng heo ra là thế, hahahahaha :-) !

    * Hỏi: Vậy tại sao đất đai cứ nhất định phải là “sở hữu toàn dân”?

    - Khi tôi còn làm, trong lãnh đạo có những người sợ rằng, mai đây, nhu cầu công nghiệp hóa đất nước sẽ cần đất đai nhiều, giao sở hữu cho dân rồi làm sao thu hồi. Cái gốc của vấn đề là, chúng ta vẫn coi tập thể, kinh tế nhà nước đóng vai trò “định hướng”. Khi nhà nước đã là định hướng thì làm sao đất đai có thể được giao sở hữu cho người dân.

    Giờ đây thì chúng ta đã có những bài học để thấy, “vô chủ” như tình trạng quản lý đất đai hiện nay làm sao trở thành “nền tảng”; hiệu quả kinh tế thấp như khối kinh tế quốc doanh thì sẽ “định hướng” đất nước tới nơi nào.

    => LMCường : Mjạ cái đó gọi là LỖI HỆ THỐNG, huhuhuhu :-) !


    CẦN XÓA "TƯ DUY NHIỆM KỲ"

    * H: Thưa ông, đất đai nói là thuộc sở hữu toàn dân nhưng thực ra lại đang nằm trong tay của chính quyền. Sự lạm quyền trong việc thu hồi đất của nông dân để giao cho các nhà kinh doanh đang khiến cho 90% khiếu kiện của nhân dân hiện có liên quan đến vấn đề ruộng đất, vì sao Nhà nước không nhận thấy để tháo sớm “ngòi nổ” này?

    - Có lẽ phải bắt đầu từ các hiện tượng xảy ra trong nông dân. Có thời kỳ ở nông thôn, nông dân nhận khoán chui; giờ đây, nông dân đang phải bán ruộng chui với bao nhiêu tiêu cực.

    Các DN đang mua đất của nông dân để làm sân golf, khu công nghiệp bằng cách ép giá. Bởi vì đất của nông dân mà họ đâu có được thảo luận giá với người mua. Các DN chủ yếu làm ăn với chính quyền địa phương, chính quyền bằng nhiều cách khác nhau đã gây áp lực để người dân nhận một khoản “đền bù” không hợp lý.

    Nếu người nông dân bán ruộng dựa trên quyền sở hữu của họ, tôi tin là họ sẽ cân nhắc hơn, không chỉ về giá.

    * H: Theo ông, nên giải quyết vấn đề này thế nào?

    - Cho dù đất đai, về danh nghĩa, thuộc sở hữu của ai thì quyền sử dụng đất của nông dân vẫn là tài sản, việc định giá tài sản đó vẫn phải áp dụng cơ chế thị trường để giải quyết. Tuy nhiên, “sở hữu toàn dân” trên thực tế đã bộc lộ rằng, không những những “ưu việt” mà ta mong không đạt được, quyền lực thực tế về đất đai đã rơi vào tay của một số cá nhân nắm quyền ở các địa phương.

    Những tiêu cực trong vấn đề quản lý thu hồi và giao đất không những đã tác động tới tiến trình sử dụng hiệu quả đất đai mà còn khiến cho mâu thuẫn giữa Nhà nước và nông dân trở thành một vấn đề chính trị. Chính vì thế, theo tôi chúng ta cũng không nên ngần ngại sửa một vài điều trong Hiến pháp.

    Cái gì cũng vậy, có danh chính ngôn thuận thì mới có minh bạch vừa tránh được tiêu cực vừa tạo ra nền tảng ổn định cho cả chính trị và xã hội.

    *H : Một nguyên nhân nữa, như ông nói ở trên, là do “tư duy nhiệm kỳ”. Một đội ngũ cán bộ lãnh đạo mới lên nhậm chức thường vạch ra những quy hoạch mới về khu đô thị, khu công nghiệp, cũng không loại trừ nguyên nhân trục lợi cá nhân của họ. Vậy theo ông, cần làm gì để hạn chế việc này?

    - Nhiệm kỳ lãnh đạo thì đương nhiên tồn tại, còn tư duy nhiệm kỳ thì cần bỏ. Theo tôi, Nhà nước cần xem xét lại việc sửa đổi chính sách quản lý đất đai theo hướng siết chặt quyền cấp đất của từng cấp chính quyền, cũng như diện tích đất được cấp. Tôi nói ví dụ, hiện cấp huyện được quyền cấp 5ha, cấp tỉnh 50ha, thì có thể sửa đổi thành cấp huyện 0,5ha, tỉnh 5ha… Như vậy mới có thể quản lý tốt đất đai. Ngoài ra, Nhà nước cũng không nên tạo áp lực tăng thu ngân sách cho các địa phương bằng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, bởi lẽ, thực chất của việc này là biến đất nông nghiệp thành đất ở.

    RépondreSupprimer