09/02/2012

VÕ LÂM KIẾM KÝ 19

 Lương Tâm Tù


Phá Ma hỏi:
- Trung Văn là nhân vật như thế nào?
Hắc Y Nhân nói:
- Ông là một hậu duệ trung thành nhất với Phan Đại Tổ Sư thời nay. Ông nắm vững tinh thần của Phan Đại Tổ Sư chiến đấu không mỏi mệt với cái xấu, xiển dương những cái mới, cái tốt đẹp. Nhiều hiệp khách văn nhân trẻ, nhờ ông mà xuất hiện thành tài. Trong phong trào Phản Lạ Biểu Tình, sự có mặt của ông đã tăng cao niếm hưng phấn tự hào cho mọi người, tạo ra nguồn cảm hứng vô biên cho các hiệp khách giang hồ và gây ra sự sợ hãi bất an cho bọn tà ma gian ác. Ông về đây mở trường học mang tên của Phan Đại Tổ Sư để tiếp tục quảng bá tinh thần của người vào giới trẻ. Tên ông là Ngọc Nguyên Thành.

Phá Ma reo lên:
- Sư phụ của tại hạ thường nhắc đến lão bá Ngọc Nguyên Thành với lòng kính phục và dặn tại hạ khi lên giang hồ thì phải cố gắng tìm đến thọ kiến để học hỏi. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không nhanh nhanh đến tìm lão bá.
Cả hai đến trường đại học mang tên Phan Đại Tổ Sư ở Hoài Phố thì gặp người tiếp tân.
- Nếu hai vị muốn gặp được lão nhân gia thì trước hết không phải là người của Tổng Giáo Học- tiếp tân nói- sau đó là phải cho biết mục đích.
- Chúng tôi là khách giang hồ đến xin được thọ kiến Trung Văn lão bá để được tư vấn về Bí Kiếp Võ Công của Phan Đại Sư Tổ- Hắc Y Nhân trả lời.
Trong khi tiếp tân đi vào, Hắc Y Nhân giải thích với Phá Ma:
- Ông chúa ghét bọn quan lại của Tổng Giáo Học.
- Tồng Giáo Học là gì? Và tại sao?
- Tổng Giáo Học là cơ quan cao nhất của Giáo phụ trách về việc học hành. Trước đây đã có một mụ làm đến chức Phó Tổng Giáo Học muốn chiếm đoạt ngôi trường nầy cho bọn đàn em xấu xa của mụ nên đã mò về đây bày giở âm mưu, bị lão bá vạch mặt đuổi ra khỏi trường. Từ đó lão bá khinh bỉ không bao giờ muốn gặp mặt bọn quan chức vô lại của Tổng Giáo Học.
- Mời nhị vị theo tôi - Viên tiếp tân trở ra và nói.
Trung Văn Nguyên Ngọc Thành có dáng người thấp bé, vẻ mặt nghiêm nghị, ánh mắt đăm đăm nhìn thẳng của kiểu người trực tính. Ông đi ngay vào vấn đề:
- Hai vị đến đây gặp ta là để dò hỏi về Bí Kiếp Võ Công của Đại Sư Tổ?
Hắc Y Nhân cung kính:
- Dạ mục đích là vậy nhưng đồng thời do ngưỡng mộ uy danh của lão bá nên muốn vào thọ kiến để xin chỉ giáo vài điều.
- Hai ngươi muốn tìm hiểu về chuyện gì?
- Trước hết là về đường lối võ công của Đại Tổ Sư.
- Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh. Đó là tinh thần cơ bản trong tư tưởng của người.- Trung Văn nói.
- Vãn bối muốn biết về Bí kiếp võ công của người.- Hắc Y Nhân nói.
- Ta chú ý đến tư tưởng của người, ta ít quan tâm đến bí kiếp võ công. Tư tưởng của người là tư tưởng duy nhất hiện nay của giang hồ Ta thời hiện đại.
- Vãn bối e rằng còn một tư tưởng nữa, Giáo đang rầm rộ tuyên truyền ...
Trung Văn cười gằn ngắt lời:
- Chỉ có một tư tưởng của Đại tổ sư thôi. Muốn biết rõ chuyện nầy các ngươi có thể lên Đà Lâm hỏi Tây Triết. Ông ta là hậu duệ kiệt xuất nhất của Đại Sư Tổ hiện nay.
- Vãn bối sẽ thọ kiến lão bá Tây Triết Hà Tiến sỹ. Nhưng Bí Kiếp Võ Công thì lão bá...
- Theo ta biết Bí Kiếp Võ Công của Đại Sư Tổ hiện đang chia ra rất nhiều mãnh, mỗi mãnh ở trong người của một Lương Tâm Tù .
- Đi tìm các Lương Tâm Tù ấy ở đâu?
- Nhà tù. Nhưng manh mối thì trước hết nên tìm đến một vị Lương Tâm Tù đang ở ngoài nhà tù. Vị ấy là một trong những Lương Tâm Tù nổi tiếng.
- Dạ thưa ai?
- Tây Triết.
- Còn những Lương Tâm Tù khác?
- Nhiều lắm. Phần lớn họ là những anh hùng hiệp sỹ trẻ tuổi, tài cao, hoài bảo lớn. Mỗi người họ có giữ một mãnh Bí Kiếp Võ Công của Đại Sư Tổ. Hai ngươi cứ tìm đến Tây Triết sẽ tỏ tường.
                                                                                                                               An Sa

5 commentaires:

  1. Văn Thành Linh9 février 2012 à 22:08

    ai có tư tưởng tiến bộ như Phan Chu Trinh cách đây cả trăm năm đều bị bắt vào tù, làm tù nhân lương tâm: Trần HUỳnh Duy Thức, Thái Thăng Long, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Điếu Cày, Phạm Hồng Sơn...
    Thời đại nầy là thơi đaị nào? thời đại trung cổ ư?

    RépondreSupprimer
  2. Nguyễn An Liên9 février 2012 à 22:36

    Để thấy cái hay của chương này, xin mời quý bằng hữu võ lâm xem thêm bài Tư tưởng Phan Chu Trinh

    RépondreSupprimer
  3. ko có bài mới ah sư phụ ? đơi lâu quá à!!

    RépondreSupprimer
  4. Ủa anh! Võ lâm ngũ bá đã thấy 4 người (Nam Nhạc, Bắc Toán, Tây Triết, Trung Văn) thế còn người thứ 5 là ai ạ?

    RépondreSupprimer