19/04/2012

NOI ĐỘT TỬ TRONG GIA ĐÌNH HỌ NGÔ.

Ngô Đình Lệ Quyên
Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Lệ Thủy











Lại thêm một cái chết đột ngột nữa đến với gia đình Ngô Đình Diệm.
Bà Ngô Đình Lệ Quyên, 53 tuổi, con gái út của ông bà Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân thiệt mạng trên đường đi làm ở Rome (nước Ý) vào sáng thứ Hai 16/04.  Một chiếc xe buýt đã va quẹt vào xe gắn máy của bà làm bà té xuống đường và chết ngay tại chỗ. Bà Lệ Quyên là giám đốc phụ trách di dân của Caritas Roma, một tổ chức thiện nguyện thuộc Tòa Thánh Vatican


Tin trên trang web của Caritas Roma, một tổ chức thiện nguyện thuộc Tòa Thánh Vatican, nơi bà Ngô Ðình Lệ Quyên làm việc với vai trò giám đốc phụ trách di dân, thông báo tai nạn bi thảm xảy ra vào sáng ngày thứ Hai 16/04.
Đức Ông Enrico Feroci, Giám đốc Caritas Roma trong thông cáo trên website của tổ chức này viết: ”Bà Lệ Quyên là tấm gương trong nhiều năm về công tác giúp đỡ người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn với sự nhiệt tình và đức tin”.
Bà Lệ Quyên là con gái út của vợ chồng ông bà Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân, sinh năm 1959, tị nạn qua Ý năm 1963 sau khi bác và cha bà là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị bắn chết sau cuộc đảo chính quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Một luật sư thân cận với gia đình bà Lệ Quyên cho biết, dù đã quá Ý từ đó đến nay và đã lập gia đình với một người Ý nhưng bà vẫn giữ nguyên quốc tịch Việt Nam và không nhập quốc tịch Ý.
Tai nạn vừa rồi đã làm bà Lệ Quyên trở thành người chết bất đắc kỳ tử thứ bảy trong gia đình Ngô Đình Diệm.

Ông Ngô Đình Khả, cha của Ngô Đình Diệm, là vị quan thanh liêm của triều đình nhà Nguyễn. Ông từ quan về quê Quảng Bình để phản đối việc thực dân Pháp bắt vị vua yêu nước Thành Thái đi đày.
Ông Ngô Đình Khả có 9 người con là: Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Thị Giáo, Ngô Đình Thị Hiệp...
Ông Ngô Đình Khôi làm quan Tổng đốc Quảng Nam, sau cách mạng tháng 8, bị chính quyền mới thủ tiêu cùng với người con trai là Ngô Đình Huân.
Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trên đường trốn chạy từ dinh Độc Lập đến nhà thờ cha Tam ở Chợ Lớn, khi nổ ra cuộc đảo chính 11.11.1963, đã bị đại úy Nhung, cận vệ của Đại Tướng Dương Văn Minh bắn chết.
Tuy nhiên, CIA hay ai ra lệnh cho Nhung bắn chết hai ông vẫn còn là nghi vấn lịch sử.
Qua năm 1964, Ngô Đình Cẩn lúc đó bị mệnh danh là "hung thần miền Trung" đã bị chính quyền của Nguyễn Khánh kết án tử hình và bị xử bắn.

Năm 1968, Ngô Đình Lệ Thủy, chị ruột của Ngô Đình Lệ Quyên cũng bị tai nạn xe đột tử tại Pháp.
Theo dân gian Việt Nam, nhiều người trong một gia đình bị chết theo cách giống nhau thì gọi rằng gia đình ấy có "noi".

Một số thành viên trong đại gia đình Ngô Đình Diệm

Ở Việt Nam cũng rất hiếm có gia đình nào có noi với số người kỷ lục như gia đình họ Ngô.
Sau cái chết bất đắc kỳ tử của ba anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, người dân miền Nam thời đó phao tin rằng mộ cụ Ngô Đình Khả bị sét đánh nên đưa đến cái nghiệp dữ ấy cho gia đình nầy. Tuy nhiên tin mộ cụ Khả bị sét đánh ngay thời đó chưa được kiểm chứng.
Ngô Đình Diệm là người có công hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam để xây dựng  nhà nước Việt Nam Cộng Hòa độc lập và vững mạnh. Ông cũng có công xây dựng một xã hội nền nếp, tôn trọng truyền thống và đạo lý dân tộc cũng như một bộ máy công chức mẫn cán và có học thức ở miền Nam. Tuy nhiên dần về sau, anh em ông đã mắc sai lầm lớn khi thay vì xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng, lại hướng theo đường độc đảng để cuối cùng đi đến chỗ độc tài gia đình trị.
Và tất nhiên không chỉ riêng gia đình ông bị trả giá cho sai lầm nầy, như bao nhiêu chế độ độc tài khác trên thế giới, mà còn làm cho người dân miền Nam cũng bị trả giá oan.

23 commentaires:

  1. xin tiễn vong linh chị về nơi chín suối và xin gởi lời chia buồn đến gia đình chị. Bác của chị là một người yêu nước thương dân ,trong lúc nơi khác tiến hành cải cách ruộng đất thì ở miền nam bác của chị lại tặng đất cho nông dân nghèo .Củng vì phản đối đồng minh Mỹ đổ quân vào miền nam mà bác và cha của chị đã bị thiệt mạng

    RépondreSupprimer
  2. Ngô Đình Diệm là người có công hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam để xây dựng nhà nước Việt Nam Cộng Hòa độc lập và vững mạnh. Ông cũng có công xây dựng một xã hội nền nếp, tôn trọng truyền thống và đạo lý dân tộc cũng như một bộ máy công chức mẫn cán và có học thức ở miền Nam. Tuy nhiên dần về sau, anh em ông đã mắc sai lầm lớn khi thay vì xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng, lại hướng theo đường độc đảng để cuối cùng đi đến chỗ độc tài gia đình trị.
    Và tất nhiên không chỉ riêng gia đình ông bị trả giá cho sai lầm nầy, như bao nhiêu chế độ độc tài khác trên thế giới, mà còn làm cho người dân miền Nam cũng bị trả giá oan.

    người dân miền Nam cũng bị trả giá oan,
    người dân Việt Nam thì sao?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Bạn nặc danh 12:40 ngay 19/4/2012 cần về học lại Lịch sử VN lớp vỡ long.
      Người đuổi người Pháp về nước là ông Hồ chí Minh,trận đánh cuối cùng tại mặt trạn Điện biên giữa Việt Minh và quân đọi Pháp.Tướng Võ nguyên Giáp đã bắt sông tướng Pháp Đơ cat tri và hàng vạn lính Pháp tại trận.
      Người Pháp phải ký với Viêt minh Hiệp đinh Gionever đẻ rút quân nước.
      Ô Diệm khi đó còn lang thang ,chẳng đánh Pháp được ngày nào,Ô Diệm năm 1958 sang Hông kong,1950 đi Van ti can,1951,1952 đi Mỹ,1954,1955 làm thủ tướng,rồi tổng thống Nam VN,ô bầu lớn của ông Diêm là Hoa kỳ .
      Bạn không biết thì thôi ,đừng nói linh tinh nữa.Trẻ con nó cười cho !

      Supprimer
    2. Xin lỗi Bác Chênh ,chủ blogger H NG CH ,lỗi tại "chú "đánh máy,còm sỹ 13: 14' ngày 5/9/2012 đã nhầm ,và xin mọi người đọc lại là "ông Diệm năm 1948 sang Hồng công ",chứ không phải năm 1958 mới sang Hong kong như đã viết ở trên.
      Năm 1958 ,ông Diệm đang say với quyền lực,và chống công quyết liệt,làm sao mà đi Hông công du hí được.
      Xin được cáo lỗi !

      Supprimer
  3. Bác Chênh viết 'nòi' đột tử và bất đắc kỳ tử
    như vậy là không chính xác về từ ngữ cho lắm và có sự lẫn lộn khi gom chung trong bài viết này.
    Đột tử là cái chết đột ngột,bất ngờ,thình lình,
    tức khắc.Do đó,không thể kể trường hợp 2 cha con Ngô Đình Khôi+Huân và Ngô Đình Cẩn là đột tử được vì ông Khôi+Huân bị đem đi bắn sau khi bị lên án Việt gian và Ngô Đình Cẩn đã bị tử hình sau khi toà án kết tội ông.
    Bất đắc kỳ tử nghĩa là cái chết không được như
    ý khi phân tích từng chữ.Bốn chữ đó chỉ có chữ
    'kỳ' cần được giải nghĩa là mong cầu,mong muốn.
    Như thế,cái chết không được mong muốn hay không được như ý muốn là bất đắc kỳ tử.
    Chính xác mà nói về từ ngữ thì anh em ông NĐD.
    chết bất đắc kỳ tử.Chỉ có 2 cô Lệ Thủy và Lệ
    Quyên là đột tử mà thôi.
    (Trường hợp họ Ngô,VN.giống với họ Kennedy,Mỹ).
    (còn tiếp)

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đồng ý. có lẻ dùng chữ bạo tử là đúng trong trường hợp nầy. Tức là chết do tai nạn hoặc do bị giết. Cám ơn bác D.Nhật Lệ đã có góp ý chính xác

      Supprimer
    2. Thưa nhà Báo Hoàng ngọc Chênh ,
      Theo tôi , người " chết bất đắc kỳ tử " được hiểu nôm na là người còn đang khỏe mạnh,bình thường,người còn trẻ,hoặc không cao tuổi lắm ,đang độ sung sức ,có thể sống lâu hơn nữa nhưng bị giết ,hoặc bị bất ngờ tai nạn ... mà chết.
      Còn người bị "chết đột tử " là người có bệnh nặng ủ trong người mà không biết ,người bệnh tim ,người bị cảm nặng...những người này đang sống bình thường bỗng bị ngất sửu,hay nằm ngủ mà lặng lẽ qua đời,hoặc họ nghe tin dữ đột ngột mà lăn quay ra chết ...
      Trường hợp nhiều người trong gia đình ông Ngô Đình Diệm là đều chết bất đắc kỳ tử như ,anh ông Diệm là Ngô Đình Khôi,và con ông này là Ngô Đình Huân bị Việt Minh giết năm 1945,3 ông Diệm - Nhu - Cẩn bị phe đảo chính giết [ông Diệm - Nhu bị giết trên xe bọc thép năm 1963 ,ô Cẩn bị Tòa án chính phủ VNCH tử hình năm 1964 sau đó.]còn hai cô Ngô Đình Lệ Thủy,Ngô Đình Lệ Quyên chết do tai nạn giao thông cũng trong trường hợp bất đắc kỳ tử chứ không phải là đột tử ...
      Theo thuyết nhân quả nhà Phật,ô Diệm khi cầm quyền đã giết hại ,cầm tù nhiều CS,đàn áp Phật tử,độc tài gia đình trị,làm nhiều điều thất nhân tâm ,lấy tiền viện trợ của Mỹ để mua lòng dân, vô tình rước voi giầy mả tổ...nhân nào quả đấy nên đã bị trời phạt.
      Vua quan người Tầu khi thất thế ,bị đối phương đối sử tàn tệ,khi chết họ thường than vãn và ao ước sang kiếp sau chỉ xin làm thường dân ,không muốn sinh trong nhà quyền quý.

      Supprimer
  4. "Và tất nhiên không chỉ riêng gia đình ông bị trả giá cho sai lầm nầy, như bao nhiêu chế độ độc tài khác trên thế giới, mà còn làm cho người dân miền Nam cũng bị trả giá oan."

    RépondreSupprimer
  5. Thành kính chia buồn !
    Cụ Diệm là người có công thành lập đại học Huế .

    RépondreSupprimer
  6. Lịch sử từ xưa đến nay đã chứng minh rất rõ : tất cả mọi chế độ độc tài,độc đảng toàn trị trước sau gì cũng phải sụp đổ.

    RépondreSupprimer
  7. Thành kính chia buồn cùng gia quyến Ngô Đình. Có lẽ trong thời cận đại không có chính trị gia Việt nam nào lại uyên bác và sâu sắc trong cả triết học, văn hóa, lịch sử , ngôn ngữ, tôn giáo , văn học như Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Độc giả hãy lên Google và search " CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM , TÙNG PHONG " thì sẽ thấy tác phẩm xuất sắc chưa kịp ra mắt bạn đọc của ông nhưng vẫn còn nguyên giá trị tiên tri của nó. Tôi đánh giá Ngô Đình Nhu là người có tầm cao hơn Lý Quang Diệu nhiều, có điều cái vận mệnh của dân tộc ta nó tai ương quá !

    RépondreSupprimer
  8. Tình hình chính trị thời đệ nhất CH rất rối ren, CS miền Bắc vi phạm Hiệp định Geneve, xúi dục và chi viện Vũ khí của NGA sô, Trung Cộng với mưu đồ nhuộm " Đỏ" miền Nam và cả khu vực ĐNA . Chính phủ của ô. Ngô đình Diệm bắt buộc phải " độc Tài" để đối Phó với mưu đồ của CSBV.Nhưng cuối cùng vẫn phải bị chết bởi những nhóm lợi ích của phe đồng minh
    Ông và những người trong gia đình ông là những người yêu nước
    Tìm được một lãnh tụ có Tâm và Tầm như ông (hiện nay ) là không thể!

    RépondreSupprimer
  9. Về độc tài gia đình trị,tôi chỉ xin góp vài thiển ý.
    Nếu phê phán chế độ NĐD.thì hãy đọc trước Hồi ký của vua Bảo Đại,
    người dù đã bị NĐD.lật đổ năm 1955 nhưng hồi ký mà vua viết không
    căm thù ông NĐD.một mảy may nào,trái lại còn trọng nữa.Nên nhớ là
    hồi ký này vua BĐ.viết sau khi miền Nam mất về tay miền Bắc CS.
    Trước tình hình có thể nói là tuyệt vọng của miền Nam lúc đó,vua BĐ.đã khẩn khoản yêu cầu NĐD.về chấp chính.Tình hình bi quan như
    một giỏ cua (panier de crabes) giữa nhiều phe nhóm,giáo phái.
    Sau khi dẹp yên được,ông thành lập chính phủ và ổn định cho đến
    năm 1959 thì miền Bắc ra nghị quyết thôn tính miền Nam,dưới danh
    nghĩa giải phóng chống Mỹ-Diệm và nhất là MTTGPMN.ra đời 1960.Do
    đó,ông không tin cậy ai,ngoài chính anh em ông.Điều đó cũng dễ
    hiểu vì làm việc mà không ăn ý nhau thì rất dễ bị phá.Ngay chính
    phủ các nước dân chủ như Mỹ,Anh,Úc v.v.cũng phải CÙNG đảng mới
    làm việc thành group (équipe) một cách hữu hiệu được.Dù thế,chính
    phủ ông vẫn chia ghế đều cho vùng miền,các tôn giáo,đảng phái
    nhưng về sau đảng phái bất mãn về cách cai trị của ông.
    Nếu không có vụ MTGPMN.ra đời,tôi nghĩ sự độc tài không cần thiết.
    Độc tài có cần thiết hay không,xin hãy so sánh với ít lãnh tụ Á châu đương thời như Lý Thừa Vãn(Phác Chánh Hy sau),Tưởng G.Thạch
    (Tưởng KQuốc) hay Lý Quang Diệu.
    Sau năm 1963,NĐD.lật đổ cho đến 1975,các đảng phái cũng đã tham
    gia chính quyền nhưng chẳng làm nên trò trống gì.Lý do chủ yếu
    là do Mỹ đem quân vào miền Nam làm 'chính nghĩa' miền Bắc được
    dễ dàng 'bén rễ'ở trong và nhất là ở ngoài nước nhờ lực lượng
    thiên tả ở các nước Tây phương.Có lẽ nên trách Mỹ hơn trách NĐD.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Rất đúng!

      Supprimer
    2. Tôi hoàn toàn cùng quan điểm như D. Nhật Lệ.

      Tình hình đất nước lúc bấy giờ bắt buộc Ông Diệm phải “gia đình trị”.
      Biết tin ai bây giờ, đặc biệt biết ai là CS, ai không CS?
      (Rất nhiều điệp viên CS đã lên đến chóp bu rồi đó).
      Cái chính là Mỹ đã sai lầm trong việc phế Ông Diệm.
      Nhưng nguyên nhân của tất cả các nguyên nhân
      là do CS “quyết tâm” chiếm bằng được Việt Nam.

      Nếu Việt Nam là Triều Tiên
      Nếu Việt Nam là nước Đức
      Thì bây giờ sẽ như thế nào?

      Supprimer
    3. Nếu không có Cách mạng Tháng 8 /1945 sẽ không có Điện biên Phủ,
      Nếu không có Điện biên phủ sẽ không có Hiệp định Gionever,
      Nếu không có Hiệp định Ginever sẽ không có VNCH của ông Ngô Đình Diệm ,mà chỉ còn chính phủ VNDCCH cua ô Hồ mà thôi.
      Nếu Chính quyền ô Diệm không đàn áp CS,chấp nhận Tổng tuyển cử toàn quốc 1956 như Hiệp định Gionever,không ra đạo luật chống CS 10/59 sẽ không có Mặt trạn dân tộc Giải Phóng MNVN.
      Người Pháp đã xé VN ra làm ba kỳ Bắc _ Trung - Nam,ô Diệm lại góp phần chia cắt VN làm 2 miền,đi ngược lại nguyện vọng Thống nhất của Dân tộc.
      Nếu bảo rằng chính phủ VNCH ô Diệm mạnh mẽ,tại sao ông Diệm không hiệp thương tổng tuyển cử để thồng nhất đát nước,chấp nhạn một cuộc đối đàu chính trị với chính phủ VNDCCH của ô Hồ chí Minh ?
      Việt nam là VN,VN không là Nam Han ,Dức...hay là nước nào khác.

      Supprimer
  10. Cũng có chút sai lầm, nhưng dầu sao hai Ông Diệm Nhu đã vì dân vì nước, đặc biệt Phụ thân của các Ông là một người yêu nước.
    Và có lẽ ng­ười dân Việt Nam ai cũng đau xót trước tình cảnh của giòng họ Ngô các Ông.

    Có cái chết còn bị nguyền rủa ngàn đời.
    Có kẻ sống sơf sờ đã bị người đời nguyền rủa cho chóng chết đi.

    RépondreSupprimer
  11. Mỹ đã quá hẹp hòi, nông cạn và thiển cận khi loại bỏ anh em họ Ngô. Mỹ thất bại ở Iraq, Afganistan và bị Trung Quốc lừa cho nhiều phen nên Mỹ cần rút kinh nghiệm sâu sắc khi có chiến lược trở lại Châu Á

    RépondreSupprimer
  12. "Ông Ngô Đình Khả, cha của Ngô Đình Diệm, là vị quan thanh liêm của triều đình nhà Nguyễn. Ông từ quan về quê Quảng Bình để phản đối việc thực dân Pháp bắt vị vua yêu nước Thành Thái đi đày."
    Cũng may ông NĐK sống thời nhà Nguyễn. Gặp triều nhà Sản thì không bị trốn thuế cũng bị BCS đã qua sử dụng ngay.

    RépondreSupprimer
  13. Một đại gia đình với những người con ưu tú và tinh hoa của Dân tộc ... Thật là xót xa !
    Bác HNC nên soi lại mình nhé !

    RépondreSupprimer
  14. dân ta phải biết sử ta
    cho tròn gốc tích nước nhà việt nam
    ai người đánh đuổi thực dân
    ai người chia cắt hai phần bắc nam

    RépondreSupprimer