04/04/2012

Phân làn giao thông ở Đà Nẵng - Ngành giao thông muốn gì ?

  HỒ TRUNG TÚ
Cách đây không lâu tui có viết bài "Ngành giao thông hãy trách mình trước" nói đến những bất cập không thể hiểu trong tổ chức giao thông của các cán bộ chuyên viên giao thông cấp sở, cụ thể là Đà Nẵng. Và nay, chuyện tổ chức giao thông đang nóng sốt nhất ở Đà Nẵng là chuyện phân luồng các tuyến giao thộng nội và ngoại thành. Tôi không biết kinh phí dành cho việc này chính xác là bao nhiêu, ước chừng không dưới chục tỉ, để kẻ lại các vạch vôi, gắn biển báo, làm đèn tín hiệu giao thông... Ngành giao thông và cảnh sát giao thông ra quân đồng loạt, lên tivi hướng dẫn, xuống đường chỉ huy, xong xử phạt cương quyết. Nhưng thật kỳ lạ, nhìn vào các biển báo phân luồng tôi thực sự không hiểu ngành giao thông đang muốn gì nữa.




 Trước hết, ở biển báo làn đường dùng chung ô tô xe máy này. Nó cần cho ai ? Không có nó người ta cũng vẫn đi chung vậy mà ? Hay ngành giao thông nghĩ không có nó thì người đi đường không dám đi vì không biết làn của mình được phép đi chăng? Trường hợp này không sai nhưng lãng phí, không cần thiết.


 Ở trường hợp này có 01 xe máy đi không đúng làn, 03 xe còn lại đúng làn. Xe đang đi trên làn dành riêng cho ô tô không phạm luật vì anh ta mới nhập làn, là xuất hiện đột ngột trên đường dành riêng cho ô tô. Vì vậy, anh Tây nào mà lái ô tô thấy biển báo làn dành riêng cho ô tô cứ thế phóng, mang họa có ngày.
Có nghĩa là với các biển phân luồng này xe máy có thể đi bất cứ làn nào ! Có thể biện minh rằng với xe máy chuẩn bị nhập luồng thì chỉ đi tạm rồi nhanh chóng đi đúng làn, nhưng với người đi ô tô họ đâu có biết từng trường hợp "cần nhanh chóng nhập luồng" mà chỉ hay rằng trước mặt mình, trên làn dành riêng cho mình xe máy vẫn cứ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào !


 Ở hình này thì xe ô trắng đang đi vào làn của xe đạp, xe thô sơ. Có nghĩa rằng là anh tây bà đầm nào đó thuê xe đạp đi chơi, chớ vì thấy biển phân luồng dành riêng cho xe đạp mà tự tin nhìn trời nhìn biển Mỹ Khê rất đẹp bên phải vì làn này lúc nào cũng có thể xuất hiện một ô tô vào lề đậu lại hoặc rẽ phải. Và tai nạn ô tô với xe đạp vẫn có thể xảy ra mà không ai phạm luật vi phạm làn đường.



Và đây, người đi xe máy đang đi vào làn dành riêng cho ô tô nhưng lại không phạm luận vì chuẩn bị rẽ trái. Trên toàn bộ tuyến đường này cứ 70-100 mét là có một chỗ rẽ trái. Có nghĩa là với người đi ô tô, chớ vì thấy biển dành riêng cho ô tô mà tự tin phóng tới hạn cho phép vì bất cứ lúc nào cũng sẽ có một chiếc xe máy nào đó rẽ trái ngay trước mũi, trên làn đường dành riêng cho ô tô.

Tóm lại, kỳ công, tốn kém phân làn mà không xác định được làn nào hoàn toàn dành cho phương tiện nào thì phân làn làm gì đây ?

Nói thật, cảm nghĩ của tôi là, đây thực sự như đứa trẻ không thuộc bài bị thầy cô gọi lên bảng, lảm nhảm lí nhí cho có mà không biết mình nói gì. Như đã nói trong bài "Ngành giao thông hãy trách mình trước", tổ chức giao thông là một ngành khoa học cần phải học và cập nhật những kiến thức mới, nó không tùy tiện hoặc đoán mò, và nên giao cho những người thông minh, một cán bộ bình thường hoàn toàn không thể làm được mấy chuyện này. Ngày giao thông cần phải cử người đi nước ngoài học, Mỹ thì xa, gần gần như Thái Lan chẳng hạn, cho tử tế chứ đừng nên kéo dài tình trạng làm mò này nữa.

12 commentaires:

  1. một người đà nẵng4 avril 2012 à 14:36

    Ông Hồ Trung Tú hãy học kỹ luật giao thông trước khi phát biểu đi. Các ông nhà văn nhà viếc dạo này có mốt chê bai hay sao ấy nhỉ. Đúng là dỗi hơi ngồi moi ra cái để phản biện cho có vể hiểu biết. Chắc thấy dạo này ngườita khen Đà Nẵng quá nên ráng tìm cái để chê. Tội nghiệp, nói sai bét nhè.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Một người Đà Nẵng khác: Chúng tôi nhận thấy Ông Hồ Trung Tú nói chính xác, chưa kể xe đạp bị tai nạn vì Ô tô đỗ trên làn xe đạp...( xe ô tô dừng lai trên đường không lẽ chỉ được dừng trên làn dành cho ô tô)
      Hiệu quả không biết thế nào chứ kinh phí bỏ ra kẻ đường làm biển báo trên 10 tỷ thì nên cấm ô tô vào Thành Phố trong giờ cao điểm là hiệu nhất.

      Supprimer
  2. Rẽ phải thì phải có đèn xi nhan, đại ca à. Ko bik luật thì stop giùm cái

    RépondreSupprimer
  3. Xe đạp xi nhan băng gì ?

    RépondreSupprimer
  4. Tôi đồng ý với ông Hồ Trung Tú, kỳ công phân làn mà cuối cùng xe nào cùng có thể đi vào làn của nhau thì phân làn làm gì ? Ở đường 4 làn trên cuối cùng có thể nói chỉ có hai loại dc phân làn chính là ô tô và xe máy. Sao không chia làm hai thôi cho nó đỡ rối mắt ? Và quan trọng nhất mà ôn Tú chỉ ra là sự rẽ trái. Giao thông VN tồi tệ nhất là ở chỗ rẽ trái tùy tiện, bất cứ lúc nào cũng rẽ trái được. Khi còn cho rẽ trái thì đừng phân làn làm gì, vô ích, vô nghĩa. Cái bảng lù lú là làn dành riêng cho ô tô mà xe máy, xe đạp xuất hiện bất cứ lúc nào thì dành riêng có nghĩa gì ? Thông minh lên chút đi !

    RépondreSupprimer
  5. một người đà nẵng5 avril 2012 à 15:58

    Đã có ý kiến của HÒA BÌNH phản bác lại Hồ Trung Tú đây, mời mọi người xem và cho ý kiến. Có mấy ý giống còm trên kia của tôi.

    RépondreSupprimer
  6. một người đà nẵng5 avril 2012 à 16:06

    @ Nặc danh Apr 4, 2012 06:26 PM "rẽ trái tùy tiện, bất cứ lúc nào cũng rẽ trái được ...Cái bảng lù lú là làn dành riêng cho ô tô mà xe máy, xe đạp xuất hiện bất cứ lúc nào thì dành riêng có nghĩa gì"

    Những điều bạn nói là sự vi phạm luật giao thông của người đi đường. Muốn góp ý thì phải góp ý với người đi đường ý thức chấp hành luật giao thông và với CSTG cần kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện luật. Chứ không lẽ không làm gi hết cứ để mọi người thích đi sao thì đi?

    RépondreSupprimer
  7. Đúng ra chúng tôi không thèm còm trên 1 blog mà người chủ blog ăn nói thiếu văn hóa như tên Hòa Bình ấy, nhưng tôi nghĩ rằng ông HTT chụp hình con đường có 4 làn đường quá đẹp, quá lý tưởng, bài viết của ông Tú chúng tôi nghĩ là một sự ca ngợi cho chính quyền Đà nẵng hơn là phê phán, thực ra hầu hết đường 1 chiều ở Đà Nẵng chỉ có 3 làn đường ( chứ không phải 4 làn đường như trong hình), 1 đường dành cho ô tô chạy, 1 làn đường cho ô tô đổ ( ô tô đỗ trên làn dành cho xe đạp) còn làn đường ở giữa dành cho ô tô, xe máy và cả xe đạp cùng đi.
    Chỉ có những kẻ thiếu văn hóa như tên Hòa Bình mới không biết thôi.

    RépondreSupprimer
  8. Đà Nẵng khôn nhất là ông Thanh .
    Còn các ông dưới rất nhiều người không đủ năng lực làm việc , con ông cháu cha đưa vào thôi .

    RépondreSupprimer
  9. Ở Đà Nẵng còn nhiều chỗ tức cười lắm, ví dụ như chỗ đầu cầu sông Hàn, trên đường Lê Duẩn lên cầu: Cắm bản làn dành riêng cho ô tô nhưng xe máy đi kín đường, công an đứng ngay đó nhưng không điều khiển được vì cái bảng đó vô lý. Nói chung ông Tú nói đúng, cái đầu mấy ông tổ chức giao thông có vấn đề về thông minh . ke ke...

    RépondreSupprimer
  10. Cách chức Đặng Việt Dũng đi là vừa ! Nguyễn Bá Thanh nói đến 1/4/12 mà ông Dũng không làm xong việc phân luồng giao thông thì nghỉ đi là vừa ! Các chánh, phó giám đốc Sở ở Đà Nẵng chính xác là 1 lũ ăn hại !

    RépondreSupprimer
  11. Bác Chênh nhận xét rất đúng, phân làn kiểu như Đà Nẵng và cả nước đang thực hiện là tác phẩm của những cái đầu đất sét...
    Tôi điều khiển xe ô tô chạy trên các tuyến đường toàn quốc rất bức xúc với kiểu phân làn "đất sét" này.
    Trong khu đông dân, quy định cho xe ô tô du lịch là 50km/h, xe khách, xe tải, mô tô xe máy là 40km/h...
    Trên các quốc lộ, tỉnh lộ thì xe du lịch là 80km/h, xe khách, xe tải là 60km/h...
    Xe có tốc độ cho phép cao hơn, không thể vượt được xe có tốc độ thấp hơn (vì cùng chung làn đường), nếu lách lên vượt bên phải, thì mấy chú CSGT tóm ngay, phạt nặng lắm. Đấy là chưa nói có rất nhiều "cụ tài" "ông tài" "cháu tài" "cô tài"... bằng thật, học ba lôm côm, có khi cả tháng mới vác xe về quê 1 lần, đi như cụ rùa Hồ Gươm cứ 20-30km/h, ngỗn nghện giữa làn xe oto mà...bò. Rồi còn xe container lặc lè nữa, rất khó vượt.
    Sao đầu đất sét không đổ thêm nước vô, cho não nó loãng ra, mà phân làn theo tốc độ nhỉ???
    Còn nhiều nhiều cái tác phẩm, trên toàn quốc của đầu đất sét lắm, kể ra thì thành cả pho tiểu thuyết.

    RépondreSupprimer