09/06/2012

MINH BẠCH LÊ HIỀN ĐỨC

 Sau khi lá thư này gởi đi, công dân Phạm Thị Dung Mỹ hãy tập hợp đầy đủ các bằng chứng, tài liệu bà bị ngược đãi, hành hạ và bôi nhọ vừa qua, đặc biệt các tài liệu của hàng ngàn dân oan cả nước khiếu kiện, cũng như các bằng chứng cụ thể về tham nhũng (mà có thể bà có được) của giới cầm quyền từ địa phương đến trung ương, để chuẩn bị tiếp đón đoàn luật sư do Tổ Chức Minh Bạch Quốc tế cử đến để hợp tác cùng bà khởi kiện giới cầm quyền Việt Nam. (Nguyễn Ngọc Già)

Mời xem 113 phường Cát Linh làm nhiệm vụ  "Cứu Cụ Hiền Đức"

 Đêm mùng 1 tháng 6, lúc 11 giờ 35, khi bà con, người thân của Cụ Hiền Đức phát hiện ra trên tầng 4, trong cửa kính có Cụ Già đang dùng dép đập vào cửa kính kêu cứu thì mấy người  bốc máy gọi điện cho 113 đến.

 15 phút sau họ đến gồm 4 người : hai cảnh sát 113, hai cảnh sát giao thông. Họ được một công an mặc thường phục đứng trong cổng ghé tai hội ý trong 5 phút rồi họ đi ra , bà con giữ lại yêu cầu giải quyết nhưng họ nói không có quyền hạn, đề nghị cử đại diện về phường giải quyết ! nghe hay không thưa bạn đọc ?



 Nếu các bạn xem xong thử nghĩ xem cảnh sát 113 trả lời như vậy thì họ chỉ được làm gì khi có các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức cá nhân bị nhân dân tố cáo : cơ quan truyền thông giam giữ trái phép một cụ già 82 tuổi từ 3 giờ chiều đến 23 giờ 30, công an không biết làm gì ? hay họ cùng nhóm với đám xã hội trong cơ quan truyền thông 4 T kia ?

Hai an ninh, một áo trắng là Thảo của quận Đống đa có mặt suốt từ khi cụ Đức đến 4T.

Và 113 leo lên xe bỏ về, mặc cho Cụ Đức đang cần cấp cứu trên tầng 4.

 Thế đấy, vậy mà ngay hôm sau họ cắt ghép clip do các nhân viên của họ rình sẵn cụ Đức, chọc tức cụ để quay phim rồi đưa lên bôi xấu cụ. Có cả công an đến đọc biên bản lúc 3 giờ sáng trên tầng 4, lúc cụ bị chảy máu bê bết từ lúc 12 giờ đêm, khi ấy cụ đã gọi cho Luật sư Hà Huy Sơn thông báo cho con cháu và người thân gọi công an, cấp cứu đến cứu cụ.

  Những gì mà sở 4T và các lực lượng an ninh đã làm với Cụ Đức hôm mùng 1 tháng 6 là khó chấp nhận được, rất khốn nạn và bẩn thỉu. Mọi chứng cứ sẽ được đưa dần lên để họ nhận ra những việc làm của họ đều bị Nhân dân giám sát, ghi lại để làm rõ trước công luận.( Blog Nguyễn Xuân Diện)


Cụ Lê Hiền Đức đập cửa kêu cứu 

Theo Facebook Anh Chí – 23h55: Cụ Đức đập cửa kêu cứu nhưng không được ra. Cụ vừa gọi điện ra nói bị chảy máu. Mọi người lại xông vào đòi thả đưa cụ ra đi cấp cứu.

Tin khẩn lúc 23h05: Cụ Hiền Đức bị nhốt vào phòng kín, tắt hết điện. Cụ đập cửa kêu cứu. Bà con dưới đường xông vào cổng đòi lên cứu nhưng lực lượng an ninh và bảo vệ chặn cửa không cho vào. Xảy ra xô xát giữa bà con với lực lượng bảo vệ. Mọi người đến hiệp thông gấp.

Công dân Lê Hiền Đức đừng chần chờ nữa!

Sự việc TS. Nguyễn Xuân Diện và công dân Lê Hiền Đức đang bị “tổng tấn công” từ hệ thống công quyền với sự góp sức của bộ phận truyền thông như VTV, HTV, kể cả sự góp tay bỉ ổi của một vài kẻ nhân danh “nhà báo”, đang làm dấy lên làm sóng phẫn nộ trên khắp diễn đàn trong và ngoài nước. Điều bức xúc lớn lao của dư luận là việc hành xử nhẫn tâm với một cụ già trên 80 tuổi là điều khó chấp nhận đối với xã hội văn minh.

Hơn nữa, cụ già với tên thật – Phạm Thị Dung Mỹ đã từng được thế giới vinh danh vào năm 2007 với giải thưởng “Liêm Chính” do tổ chức Transparency International (Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế) (1) trao tặng. Giải thưởng không phải hiện kim, thay vào đó là: Tặng vật bằng pha lê cùng với tấm bằng ghi nhận công lao cống hiến của người được trao giải. Giá trị tinh thần cao cả đó càng chứng minh sự trong sạch tuyệt đối cho bất kỳ ai nhận giải thưởng danh giá này.

Chúng ta cũng biết, Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng, như tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp tài chính cho các quốc gia đẩy mạnh chống tham nhũng đồng thời trừng phạt kinh tế với các quốc gia thờ ơ với tham nhũng, các tổ chức, quốc gia trên đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào chống tham nhũng trên toàn thế giới, hàng năm tổ chức thường liệt kê thành danh sách và xếp hạng các quốc gia về tham nhũng, là niềm tin cho các nhà đầu tư doanh nghiệp quốc tế. Nó có trụ sở chính tại thủ đô Berlin, Đức (1).

Sau công dân Việt Nam Phạm Thị Dung Mỹ, một trong 3 người đoạt giải Liêm Chính 2009 – 2010 là ông Gregory Ngbwa Mintsa ở Gabon (châu Phi).

Theo trang baomoi.com, cho biết (2):

Năm 2008, ông Gregory Ngbwa Mintsa cùng với chi nhánh Tổ chức Minh bạch thế giới ở Pháp kiện ba nhà lãnh đạo châu Phi dùng tiền tham nhũng mua hàng loạt bất động sản ở Pháp và Mỹ, gồm Tổng thống Omar Bongo ở Gabon (đã qua đời), Tổng thống Sassou Nguesso ở Cộng hòa Congo và Bộ trưởng Bộ Nông-Lâm nghiệp Teodoro Nguema Obiang Mangue ở Guinea Xích đạo, con trai của Tổng thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo.

Mặc dù bị đe dọa, bị phong tỏa tiền bạc, thậm chí bị tống giam nhưng ông kiên quyết không bỏ vụ kiện. Công sức của ông đã được đền đáp. Ngày 9-11 vừa qua, Tòa án tối cao Pháp đã ra phán quyết yêu cầu mở cuộc điều tra về bất động sản của các nhà lãnh đạo châu Phi nêu trên ở Pháp.

Hành động dũng cảm, kiên trì đã tạo ra kết quả tuyệt vời của người đoạt giải cùng với sự hỗ trợ tốt đẹp từ Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế.

Với kết quả thành công thượng dẫn, tôi kính đề nghị công dân Phạm Thị Dung Mỹ hãy tiến hành mau chóng:

- Viết một lá thư gởi cho Tổ chức Transparency International (tiếng Việt cũng tốt, tiếng Anh càng hay). Trong đó nêu rõ qúa trình đấu tranh không mệt mỏi suốt 5 năm qua (kể từ khi bà đoạt giải thưởng uy tín này) cho công cuộc giải trừ nạn tham nhũng, mà bà kiên trì theo đuổi cho đến hơi thở cuối cùng. Lá thư đó cũng cần được xâu chuỗi, kết nối với sự kiện bà bị ứng xử kém văn hóa, rất thô bạo vừa qua. Sự việc bà bị vu khống, chậm trễ chăm sóc y tế, bị bỏ đói và nhốt người phi pháp nhiều giờ đồng hồ cần được nhấn mạnh trong lá thư như là sự trả thù từ giới cầm quyền nhắm vào bà và những ai sát cánh cùng bà trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lạm dụng quyền lực, chà đạp pháp luật. Đồng thời yêu cầu Tổ chức T.I chỉ định một đoàn luật sư mau chóng đến Việt Nam để hợp tác cùng bà làm việc (cần nêu số lượng Luật sư cụ thể, theo thiển ý của tôi, 5 vị luật sư là tối thiểu).

- Sau khi lá thư này gởi đi, công dân Phạm Thị Dung Mỹ hãy tập hợp đầy đủ các bằng chứng, tài liệu bà bị ngược đãi, hành hạ và bôi nhọ vừa qua, đặc biệt các tài liệu của hàng ngàn dân oan cả nước khiếu kiện, cũng như các bằng chứng cụ thể về tham nhũng (mà có thể bà có được) của giới cầm quyền từ địa phương đến trung ương, để chuẩn bị tiếp đón đoàn luật sư do Tổ Chức Minh Bạch Quốc tế cử đến để hợp tác cùng bà khởi kiện giới cầm quyền Việt Nam.

Bội nhọ danh dự công dân Phạm Thị Dung Mỹ là bôi nhọ danh dự Tổ chức Minh Bạch Quốc tế.

Hạ gục uy tín công dân Phạm Thị Dung Mỹ là hạ gục uy tín Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế.

Việt Nam đã là thành viên WTO, do đó giới cầm quyền cần học lại phép văn minh tối thiểu cần có với bạn bè thế giới. Những ai nhân danh Chính quyền Việt Nam hành xử thô bạo và ngược đãi Giải thưởng Liêm Chính Quốc tế – Phạm Thị Dung Mỹ cần phải được đối diện với vành móng ngựa thế giới để học lại bài học “Tôn trọng Pháp Luật”.

Người Việt Nam cùng nhau lên tiếng mạnh mẽ cho công dân Phạm Thị Dung Mỹ, người đã được Đại sứ Thụy Điển – ông Rolf Bergman nhấn mạnh rằng:

Việt Nam cần tự hào vì có những công dân như bà Lê Hiền Đức, là người không những chỉ muốn Đảng và Nhà nước chấm dứt nạn tham nhũng, mà còn thể hiện quyết tâm mạnh mẽ, đóng góp cụ thể vào cuộc chiến chống tham nhũng… hy vọng là bà Lê Hiền Đức sẽ là tấm gương điển hình cho nhiều người Việt Nam khác”
.

Người Việt Nam tự hào về bà, tri ân bà và đồng lòng lên tiếng bảo vệ bà – Người Công Dân Mẫu Mực – Giải Liêm Chính Quốc Tế 2007 – Lê Hiền Đức – Phạm Thị Dung Mỹ.


«Nguyễn Xuân Diện» Tây ? Chuyện viễn tưởng!

                                                                                     THỤY MY
(Thư Paris 1)

Anh à,

Trước hết, nhà nước bên Tây không rỗi việc để đi kiểm soát blog. Mà nếu có ai đó lập blog để đả kích nhà nước thì chắc ế ẩm lắm, chẳng ma nào vào đâu ! Đã có báo chí các loại và các nhà báo chuyên nghiệp làm công việc đó rồi, mà họ được đào tạo, và nói có sách mách có chứng hẳn hoi. Trừ phi anh lập blog để hướng dẫn cách chế tạo bom cho các vị kamikaze khủng bố thì lại khác.

Hồi đó khi ông Nicolas Sarkozy – nổi tiếng cứng rắn khi ông làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ - vừa đắc cử Tổng thống, tờ báo cánh tả Libération đăng ngay chân dung ông lên trang nhất và chạy tựa thật to : « Sarkozy ? Cóc sợ ! ». Thậm chí tuần báo Marianne số ra ngày 07/08/2010 còn vượt quá giới hạn bằng cách đăng ảnh đương kim Tổng thống với hàng tít "Tên côn đồ của nước Cộng hòa Pháp"!

Thời điểm 2007 ông Sarkozy và vợ là bà Cécilia đang lục đục, nhưng giữ kín để tranh cử êm xuôi. Hôm bầu cử vòng một, bà có xuất hiện, nhưng lúc vào vòng hai, phóng viên tờ Journal du Dimanche phục kích suốt cả ngày nơi đơn vị bỏ phiếu của hai ông bà, cho đến hết giờ chẳng thấy bà đi bầu, bèn viết bài để đăng (chồng tranh cử tổng thống, vợ không thèm đi bỏ phiếu thì cũng lạ). Nhưng chủ nhân tờ báo là bạn ông Sarkozy, chắc được vận động nên bài báo bị cho vào ngăn kéo. Ngay lập tức, đài phát thanh France Info và nhiều đài khác liên tục đưa tin về bài báo bị gác lại này, thế là cả nước đều biết, có bịt miệng được đâu. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ, rất nhỏ thôi.

Bìa báo Marianne với chân dung Tổng thống và tựa "Tên côn đồ của nước Cộng hòa Pháp".
Cũng chẳng cần dùng blog để hô hào lập kiến nghị, lấy chữ ký cho một yêu sách nào đó: có nhiều phương cách để làm việc này. Sang một chút thì quyên góp để đăng hẳn một trang trên một tờ báo uy tín như Le Monde chẳng hạn, để bày tỏ quan điểm về một chính sách lớn, hay một vấn đề nào đó. Như mới đây trong dịp Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Paris hôm 2/6, Human Rights Watch đăng hẳn một trang lớn trên Le Monde bằng tiếng Nga với tựa đề « Ông Putin, hãy ngưng bảo vệ Bachar Al Assad. Quân của ông ta tiếp tục làm nên nhiều tội ác tại Syria ». 

Các trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động tên tuổi thỉnh thoảng dùng hình thức này. Còn thân nhân của một nạn nhân bị bắt cóc, bị sát hại, mất tích, tai nạn máy bay, qua đời vì sai sót của ngành y…chẳng hạn, vẫn có thể được Tổng thống tiếp ngay điện Elysée để trực tiếp lắng nghe nguyện vọng. Vân vân. Và cách phổ biến để bày tỏ chính kiến vẫn là biểu tình(em sẽ đề cập trong một dịp khác, nếu cần, anh nhé).

Bây giờ nói đến giấy mời. Thí dụ anh có sai phạm nào đó, thì cơ quan chức năng là tòa án hay cảnh sát sẽ gởi giấy mời anh đến làm việc.

Trát tòa sẽ được gởi bằng đường bưu điện, cả bảo đảm lẫn thư thường. Không chỉ tòa án, mà thư tín của tất cả các cơ quan, đơn vị, cá nhân gởi đến, nếu muốn được xem là có giá trị pháp lý thì phải gởi bảo đảm. Nếu chỉ là thư thường, anh có thể vất sọt rác nếu thích.

Còn nếu cảnh sát mời, mà không đề lý do thì sao ? Ở bên này nếu nhận được giấy mời đến đồn cảnh sát mà chỉ đề vỏn vẹn câu « vì một việc có liên quan đến ông/bà » thì ta có quyền gọi điện thoại hỏi lý do, hoặc không đến.

Việc đến trình diện cảnh sát chỉ bắt buộc trong hai trường hợp. Một là trong khuôn khổ một vụ phạm pháp bị bắt quả tang, hai là nhằm điều tra tìm thêm chứng cứ. Trong trường hợp này viên chức cảnh sát phải ghi rõ vụ việc, và nếu người được mời từ chối đến cảnh sát có thể báo cho bên công tố để buộc phải trình diện. Nếu bận việc thì vẫn có thể gọi điện hẹn lại ngày khác.

Luật của Pháp và Hiệp ước châu Âu công nhận một cá nhân có quyền được biết lý do khiến mình được triệu tập. Khi nhận được giấy mời của cảnh sát nhưng không đề rõ lý do (trong hộp thư, nhét vào khe cửa, nhờ hàng xóm chuyển hay đưa tận tay…) công dân có thể gọi điện thoại cho viên chức cảnh sát (có ghi rõ tên và chức vụ trong giấy mời) để hỏi, và cũng không quên cho biết, mình đã liên hệ với luật sư.

Quay lại với thư mời, ngay cả một công ty tư nhân khi có ý định sa thải một nhân viên, cũng phải gởi thư bảo đảm nói rõ sai sót của nhân viên đó. Sau ba lần sai phạm, ba lá thư bảo đảm, mới đến cuộc gặp để chính thức thông báo việc sa thải – trong lá thư bảo đảm thứ ba phải có dòng chữ ghi rõ người nhân viên này có quyền chọn một đại diện công đoàn hay bất cứ một người nào khác đi kèm để chứng kiến. Không đủ các thủ tục này thì không có giá trị, người bị sa thải có thể kiện lên Tòa Lao động để hủy.

Còn việc chụp hình, quay phim người khác mà không có sự đồng ý của người đó tất nhiên là không được phép. Riêng việc tự tiện montage (ráp nối, cắt xén) và công bố lời nói, hình ảnh của một người, có thể bị phạt đến 1 năm tù và 15.000 euro theo Luật Hình sự. Nếu quy chụp, buộc tội người khác trên các phương tiện truyền thông, thì được xem là vu khống công khai, theo Luật Tự do Báo chí có từ năm 1881, hình phạt tối đa là 1 năm tù và 45.000 euro tiền phạt.

Tóm lại, chuyện một vị blogger nào đó được một cơ quan hành chánh nào đó triệu tập đến và o ép về tinh thần, quay phim chụp ảnh v.v…là chuyện giả tưởng. Tất nhiên là ở bên Tây.

Giờ thì đến việc một bà cụ bị giữ lại trong một trụ sở, trong tình trạng đói khát cả đêm. Theo như thông tin trên mạng, thì ban đầu bà không chịu ra khỏi cơ quan này vì cho rằng mình bị hành hung, đòi phải có y tế khám, đòi được lập biên bản. Đến tối lúc những người quen đến xin vào thăm thì bảo vệ không cho, gởi thức ăn nước uống vào không được, gọi công an 113 thì không thấy đến. Bà cụ phải ở một mình trong căn phòng đóng kín, điện thì tắt... (cũng theo như trên mạng) cho đến ba giờ sáng hôm sau.

Những công dân bình thường nhất bên Tây cũng hiểu đó là hai việc nghiêm trọng : séquestration (giam giữ người trái phép) và non- assistance à personne en danger (không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm).

Tội giữ người trái phép có thể bị phạt đến 20 năm tù chứ chẳng chơi ! Nhưng nếu người bị giữ trái pháp luật được tự nguyện thả ra trước 7 ngày, thì hình phạt được hạ xuống còn tối đa là 5 năm tù, và 75.000 euro tiền phạt mà thôi.

Tội thứ hai được cấu thành nếu đương sự biết đó là nguy hiểm, có khả năng giúp đỡ và hành động giúp đỡ đó không làm phương hại đến một bên thứ ba nào khác – mà vẫn không giúp. Án phạt tối đa : 5 năm tù và 75.000 euro tiền phạt.


Còn việc đài truyền hình quốc gia dành bằng ấy thời lượng để chiếu cảnh một bà cụ còm nhom đi qua đi lại, quy cho bà là phá hoại tài sản công (ở đây cũng đừng quên nguyên tắc suy đoán vô tội, và sự hiện diện công khai của cái máy quay phim chuyên nghiệp to đùng đã chuẩn bị sẵn) thì Tây nó có nằm mơ cũng không thấy nổi !

…Làm « luật gia » bất đắc dĩ như thế này em cũng ngại lắm. Nhưng sao các cơ quan công quyền lại có thể thiếu ý thức về luật pháp như thế ???

Một ví dụ nhỏ nữa thôi. Khi thang máy nơi tòa nhà mình ở bị hư, gọi điện cho công ty quản lý thang máy, thì câu đầu tiên điện thoại viên hỏi sau khi đã biết địa chỉ, là có nghe tiếng kêu, tiếng động gì trong thang máy đang bị hư không ? Liệu có ai đang bị kẹt trong đó hay không ? Nếu ai đó ma-lanh trả lời là « có » thì họ lập tức cử nhân viên « phi » đến ngay để giải cứu. Còn thành thật nói « không » thì họ sẽ tà tà đến sửa sau.

Ra ngoài mà bỏ quên chìa khóa, hay cửa bị kẹt không vào được, gọi thợ khóa đến sửa gấp thì tốn khối tiền. Nhưng nếu gọi cho pompier (cứu hỏa kiêm cứu hộ), nói rằng mình nghi ngờ còn trẻ em, người già trong nhà chẳng hạn, thì chỉ ba phút sau có xe còi hụ chớp đèn nhoay nhoáy, thường là xe thang để leo lên các tầng cao, và các nhân viên cứu hộ leo cửa sổ vào ngay.

« Con người là vốn quý của xã hội » mà, phải không anh ? Tất nhiên là em sống bên Tây, thì chỉ có thể nói chuyện bên Tây mà thôi…

Hẹn anh một dịp khác, và thật ra, em cũng không mong có dịp viết thêm một lá thư tương tự.

Thân ái

5 commentaires:

  1. Tình nghĩa con người của bọn tư bản giẫy chết nè:
    http://wtop.com/209/2896383/Napalm-photo-woman-honors-saviors

    RépondreSupprimer
  2. Nghe nói bên Mỹ gọi xe cứu hỏa hay gì đó thì phải trả tiền, không biết trúng trật? Riêng ở bên CHLB Đức (dãy chết!), tui chứng kiến chuyện như sau. Đi học về, vào cổng cư xá sinh viên, hốt hoảng thấy hai xe chữa lửa to đùng, đèn đuốc chớp nháy, khung cảnh náo loạn. Cả chục lính cứu hỏa chạy tới chạy lui, thang cao kéo tới ngọn cây, sinh viên túa ra xem, la ó, chỉ chỏ. Lát sau, nghe vỗ tay rầm trời, mừng hai chú lính trên thang tóm gọn con..chim cảnh, bưng xuống nộp cho cô sinh viên tóc vàng hoe, còn vỗ về cô bé đang còn khóc thút thít ví lo mất ..chim và bây giờ mừng có lại..chim! Bầu đoàn hú còi ầm ỉ, oai vệ kéo nhau về, hỏi ra, không tốn một cắc! Lính cứu hỏa không lo bắt chim sẩy chuồng, lại được dịp nịnh đầm, thì còn biết làm gì? Hèn gì mấy chú hớn hở ra mặt! Nó dẫy chết là phải!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. - Có đám cháy mà gọi cứu hỏa là trách nhiệm của người dân, ai dám đòi tiền !
      - Không có đám cháy mà gọi bậy sẽ bị phạt tiền phạt tù rất nặng.
      - Khi gọi cấp cứu 911, cùng một lúc có 3 loại xe hụ còi chạy đến: cứu hỏa, cứu thương và cảnh sát. Nếu cháy nhà: cứu hỏa làm việc; nếu có người bệnh hoặc nạn nhân khẩn cấp: cứu thương; có dấu hiệu bạo hành hoặc cướp của: cảnh sát. Đặc biệt, cấp cứu đến và giúp cho bệnh nhân ổn định, nếu bệnh nhân cần chở đến bệnh viện, xe cấp cứu sẽ chở và tính tiền, nếu bệnh nhân không muốn đi thì không phải trả bất cứ tiền nào.

      Supprimer
  3. Cụ Đức là anh hùng trong tôi .
    Hành động đàn áp , bôi nhọ Cụ Đức rất bẩn .
    Các vị chỉ giỏi giữ ghế và phì gia thôi .
    Các vị không có tài mà chẳng có đức .

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Nông Văn Dền18 juin 2012 à 17:22

      Những kẻ có tài và có đức thì làm sao đưa Đất nước Việt nam lên Thiên đường Cộng sản được.Vì vậy Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam chúng tôi quyết không kết nạp những kẻ đó vào Đảng của chúng tôi.

      Supprimer