11/06/2012

NÓNG LẠI CHUYỆN TRỊNH VĨNH BÌNH

Năm 1987, ông Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan mang về Việt Nam 4 triệu USD để đầu tư làm ăn. Do va chạm quyền lợi riêng tư của một số cá nhân quyền thế ở Vũng Tàu cũng như đụng chạm vào bao nhiêu chuyện nhạy cảm phức tạp khác, ông Bình bị sa vào con đường lao lý một cách oan khuất, khó hiểu. Ông bị tòa án BRVT kết án 13 năm tù và bị tịch biên toàn bộ tài sản vào năm 1988. Nhưng lại vì một lý do khó hiểu nào đó, ông Bình "được đào thoát khỏi Việt Nam" đang lúc bị công an di lí từ Nam ra Bắc theo đường máy bay.
Năm 2005, ông Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam ra tòa án quốc tế để đòi bồi thường 100 triệu USD.
Không biết vụ kiện ấy đi tới đâu thì năm 2006, ông"được Chính phủ VN giải quyết miễn chấp hành hình phạt tù, cho về Việt Nam. Đối với tài sản, Chính phủ xem xét phần nào hợp lý sẽ giải quyết cho ông Bình theo quy định của pháp luật" (Theo Thanh Niên).
Và bây giờ nhiều chuyện hậu Trịnh Vĩnh Bình lần lượt diễn ra



Hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình: Truy tố cục trưởng thi hành án và 2 đồng phạm

Bán tài sản trong vụ án Trịnh Vĩnh Bình một cách bất minh, trong đó có khu “đất đẹp” giá rẻ về tay người nhà của mình, 3 cán bộ thi hành án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang chuẩn bị hầu tòa.

Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa chuyển cáo trạng, truy tố ra trước TAND cùng cấp để xét xử Trần Văn Mười, nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” . Cùng đồng phạm với bị can Mười trong vụ án này còn có Lê Minh Huy Hoàng, nguyên chấp hành viên Chi cục THADS TP.Vũng Tàu và Hoàng Anh Linh, nguyên là chấp hành viên Cục THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (lúc bị bắt là chuyên viên Nội chính văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu).
Theo cáo trạng, vào năm 1999, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xét xử vụ án "Trịnh Vĩnh Bình vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai". Theo đó, bản án hình sự phúc thẩm số 688/HSPT của TAND tối cao kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xem xét, xử lý theo thẩm quyền 2 nhà xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất do ông Trịnh Vĩnh Bình mua trên địa bàn tỉnh. Số tài sản này được giao cho Phòng THA tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (nay là Cục THADS) xử lý theo thẩm quyền.
Trong quá trình thi hành bản án, Cục THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có nhiều sai phạm. Cụ thể, khi kê biên khu nhà kho thuộc tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình trên đường Võ Thị Sáu (P.2, TP.Vũng Tàu), Hoàng và Linh phát hiện có 12 xe ô tô trong nhà kho không được tuyên trong bản án. Thay vì phải xác minh làm rõ nguồn gốc, chủ sở hữu nhưng Hoàng và Linh vội vàng tiến hành cưỡng chế, kê biên số tài sản này. Gần 1 năm sau, Mười mới tổ chức xác minh chủ sở hữu 12 xe ô tô nói trên. Lúc này, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có văn bản yêu cầu THADS tỉnh cần làm việc với TAND tối cao và Viện KSND tối cao để xin ý kiến. Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp) cũng có công văn chỉ đạo THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ được xử lý 12 xe ô tô khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp. Thế nhưng, những văn bản chỉ đạo của các cấp thẩm quyền không được Mười để ý tới. Mười đã chỉ đạo Linh tự tổ chức bán đấu giá 12 xe ô tô không thông qua Trung tâm bán đấu giá tài sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Việc làm của Mười đã vi phạm Pháp lệnh THADS và Quy chế bán đấu giá tài sản, gây thiệt hại cho ông Trịnh Vĩnh Bình.
Hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình
Nhà hàng Gành Hào (TP.Vũng Tàu) hiện là khu đất của em ruột bị can Trần Văn Mười - Ảnh: Nguyễn Long
Đặc biệt, trong vụ phát mãi căn nhà 86 m2 trên diện tích đất hơn 2.000 m2 ở đường Trần Phú, P.5 (TP.Vũng Tàu); theo chỉ đạo của Mười, Hoàng và Linh đã tự tổ chức bán đấu giá không thông qua trung tâm bán đấu giá tài sản. Điều đáng chú ý, Mười nhờ người đứng tên đăng ký tham gia đấu giá và gửi công văn tới Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch khu đất này. Khi nhận được văn bản của Sở Xây dựng thông báo khu đất này không được xây dựng nhà ở, Hoàng và Linh đã nói cho những người đăng ký tham gia đấu giá biết nhằm mục đích loại bớt số người muốn mua nhà. Sau đó, tài sản này được em ruột của Mười trúng đấu giá với số tiền 510 triệu đồng (hiện nay khu đất này đang là nhà hàng hải sản Gành Hào nổi tiếng ở TP.Vũng Tàu - PV).
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức phát mãi nhà, đất được tuyên trong bản án, Mười cũng có nhiều vi phạm, như không gửi quyết định thi hành án, cưỡng chế kê biên tài sản không có mặt đương sự hoặc người nhà đương sự; tự ý trả lại khoản tiền đặt cọc (1%) cho những người mua đấu giá nhưng bỏ không tham gia… Hành vi của 3 bị can được xác định, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 600 triệu đồng, gây thiệt hại cho cá nhân ông Trịnh Vĩnh Bình hơn 60 triệu đồng.

Vào năm 1987, ông Trịnh Vĩnh Bình (SN 1947, là Việt kiều Hà Lan) đem tiền về Việt Nam đầu tư. Do thời điểm này, Chính phủ chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất, chính vì thế ông Bình đã nhờ người thân sống ở Việt Nam đứng tên giúp. Từ năm 1987 đến 1996, ông Bình đã mua hơn 284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM. Sau đó, Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Bình về tội "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai" và tội "đưa hối lộ".

Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Sau khi kháng cáo, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM giảm xuống 11 năm tù (năm 1999). Ngoài ra, nhiều số tài sản (nhà và đất) cũng được tòa phúc thẩm tuyên giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai quản lý; kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xem xét, xử lý theo thẩm quyền 2 cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000 m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh (sau đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao cho THADS bán đấu giá dẫn đến sai phạm đã nêu trên).
Sau khi án có hiệu lực, ông Bình trở về Hà Lan sinh sống, đến năm 2006, thì được Chính phủ ta giải quyết miễn chấp hành hình phạt tù, cho về Việt Nam. Đối với tài sản, Chính phủ xem xét phần nào hợp lý sẽ giải quyết cho ông Bình theo quy định của pháp luật.
Theo đơn của ông Trịnh Vĩnh Bình gửi một số cơ quan trung ương, ông Bình cho biết đã nhiều lần gửi đơn đề nghị Chính phủ xem xét, giải quyết, trả lại tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được thực hiện dù Chính phủ đã có văn bản giao trách nhiệm này cho Bộ Tư pháp xem xét, giải quyết.
Gia Khánh
Nguyễn Long- Gia Khánh/ báo Thanh Niên

8 commentaires:

  1. Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tôi biết ông TVB ,ông là một người có tài về kinh doanh .Năm 1976 đến HL .Ông đã nhận biết chả giò VN sẽ có chỗ đứng trong làng ẩm thực của HL .Quả nhiên ông phất lên nhờ kinh doanh chả giò và một số bánh trái của VN .Chỉ có 2 năm sau ông đã có nhà máy sản xuất chả giò và magie(si dầu)có thu nhập khá lớn .Khi đã có vốn kha khá ông mang về VN đầu tư ...Sau nghe nói rơi vào vòng lao lí .Chuyện của ông làm nhiều VK có tiền đã run sợ ko dám về VN làm ăn nữa .Nếu nói thiệt hại là có ,chắc khá lớn vì nhiều người ngưng lại ý đầu tư ...
      Cũng cần nói thêm là :Nhiều người VN ở HL phất lên vì chả giò .Nếu được bán ở trung tâm lớn thì thu vài trăm nghìn euro cho đến triệu /năm là bình thường .Bây giờ các chợ nhỏ cũng đều đã có bán chả giò họ thu cũng 50 000 e cho đến 70 nghìn/năm .Thế đó .Chả giò đã làm cho nhiều người trở nên giàu có .

      Supprimer
  2. Là một doanh nhân, mình phải tính toán những trường hợp tốt nhất và xấu nhất có thễ xãy ra... không nắm vững nguyên tắc này thì khó thễ trở thãnh một doanh nhân thành công được. Trở lại với các doanh nhân Việt kiều đang tìm kiếm những cơ hội làm ăn ở Việt Nam (luật pháp ở Việt Nam đưọc hành xữ theo cãm tính), ta không nên ngạc nhiên khi thấy những nhà doanh nhân này lâm vào con đường tù tội... vì đã ngủ với chó thì đừng ngạc nhiên khi thức dậy thấy mình bị bọ chét cắn.

    RépondreSupprimer
  3. Một cái tát nảy lửa cho những ai tưởng bở chính sách cởi mở của chính quyền VN để rồi ôm tiền về nước vào tù bóc lịch.

    RépondreSupprimer
  4. Chỉ là những tảng băng nổi!

    www.0onhabetanphuo0hehehe.com

    RépondreSupprimer
  5. Trịnh vĩnh Bình không thuộc câu nói nổi tiếng của tổng thống Nguyên văn Thiệu.Dốt thì chịu thôi.

    RépondreSupprimer
  6. Cha này cũng như Trần Trường, giỏi kinh doanh nhưng đếch hiểu nơi được gọi là chôn nhau cắt rốn nên chết là phải. Nơi chôn nhau cắt rốn đã đổi chủ thây tên thây luôn cả con người và chất hồn nhiên mọc mạc bằng thủ đoạn lọc lừa. Giỏi thì có giỏi nhưng không nhận biết thời cuộc và bản chất con người thì vẫn cứ chết, cái này gọi là vẫn bị lừa vì ngu muội

    RépondreSupprimer
  7. Tôi nhớ Ko nhầm, có bài viết nào khi thương lượng VN gia nhập Tổ chức TM TG, EU buộc CP VN bồi thường 100 triệu USD cho Ô. Bình ( ko biết có đúng ko )

    RépondreSupprimer