02/08/2012

NGƯỜI SÀI GÒN ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC BIỂU TÌNH.

Bài đăng trên RFA, đúng ra là đề nghị các đoàn thể quần chúng đứng ra tổ chức biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
Người Sài Gòn đề nghị chính quyền tổ chức biểu tình
Nhân Khánh, thông tín viên RFA
2012-08-01

Việc 42 nhân sĩ trí thức Sài Gòn vừa qua đề nghị nhà cầm quyền để cho các đoàn thể đứng ra tổ chức biểu tình, là một nét mới trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam.

Trách nhiệm của người dân ...


Trong thời đại ngày nay, biểu tình được hiểu là những hành vi hợp pháp và văn minh. Thông qua diễn biến các cuộc biểu tình, nhà cầm quyền có thể kịp thời điều chỉnh các chính sách quan trọng, thúc đẩy xã hội phát triển.
Theo như nguyên văn trong bản kiến nghị của 42 trí thức, hoàn toàn không thấy các cụm từ như là “Đơn xin phép” hay “xin tổ chức biểu tình”… Vậy giữa “xin phép” và “đề nghị” trong vấn đề biểu tình, có ý nghĩa khác nhau như thế nào ? Chúng tôi được nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, một trí thức có tên trong danh sách 42 người, giải thích như sau:
" Đây là đề nghị các cơ quan đoàn thể của nhà nước, đứng ra tổ chức biểu tình chống những hành động càng ngày càng ngang ngược của Trung Quốc. Chứ không phải là xin tổ chức biểu tình. Nhưng nếu nhà nước không cho các cơ quan, đoàn thể đó tổ chức thì các nhân sĩ sẽ thông báo cho nhà nước biết rằng mình sẽ đi biểu tình.
Như vậy có 2 mục. Mục đầu là đề nghị, mục thứ hai là sẽ thông báo. Nói rõ trong đơn như vậy. Hơn nữa, sự khác nhau giữa đề nghị với xin phép là quyền biểu tình là quyền được Hiến pháp cho phép. Có ghi rồi. Đúng luật pháp, nếu có đi biểu tình thì thông báo cho chính quyền biết địa điểm và thời giờ mình đi biểu tình thôi. Cho nên không cần phải xin phép."
Hiện nay, xóa bỏ dần cơ chế xin - cho là để đẩy mạnh hơn về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người dân. Đồng thời cơ quan quản lý cũng không thể mãi làm thay việc cho người dân. Nhà nước cần chuyển từ vai trò kiểm soát sang giám sát các hoạt động công dân.
Trước họa ngoại xâm, toàn dân Việt Nam có một điểm chung là phải tìm mọi cách đoàn kết lại, để chống trả.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Trong danh sách 42 vị ký tên vào đơn đề nghị, hầu như có nhiều thành phần trong xã hội tham dự. Đó là các vị từng giữ các chức vụ trong bộ máy đảng Cộng sản, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; rồi các tu sỹ, nhà văn, nhà báo và giảng viên đại học; nam nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, các vị ký tên trong bản đề nghị này gặp nhau ở điểm chung như sau:
" Thực ra điểm chung là điểm chung của hơn 85 triệu dân Việt Nam, tức là chung một lòng với đất nước. Ai cũng có chung một tấm lòng đó, chứ không riêng gì những nhân sỹ trí thức đại diện cho đủ các thành phần trong đơn đó. Trước họa ngoại xâm, toàn dân Việt Nam có một điểm chung là phải tìm mọi cách đoàn kết lại, để chống trả. "
Về thái độ của người dân, liệu có đồng tình ủng hộ hành động 42 trí thức đứng ra kiến nghị nhà cầm quyền, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho chúng tôi biết ý kiến như sau:
" Thấy qua thư, qua những lời phản hồi bình luận trên các blog thì người ta ủng hộ rất nhiều. Nhưng dĩ nhiên, chúng ta đang đối diện với nỗi sợ hãi. Mà nỗi sợ hãi này đã có từ mấy chục năm nay. Cái gì mà thấy nhà nước lắc đầu thì người dân sợ. Qua những gương người đi biểu tình bị làm khó dễ, người ta thấy rằng cũng khó khăn cho họ.
Đương nhiên là biểu lộ đồng tình rồi, nhưng biểu lộ qua cách này cách khác thì sự đồng tình chưa rõ ra. Trừ những người dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thì người ta biểu lộ sự đồng tình đó. Nghĩ rằng, riêng chuyện này thì ai cũng ủng hộ biểu tình hết. Có thể người ta không tham gia nhưng người ta rất ủng hộ."

... trước họa ngoại xâm

Vậy những người không nằm trong danh sách ký tên vào bản kiến nghị này, sẽ có thái độ như thế nào về sự kiện 42 trí thức Sài Gòn lên tiếng. Chúng tôi trao đổi với Blogger Nguyễn Hoàng Vy thì được biết như sau:
" Tôi nghĩ vấn đề đó sẽ tốt thôi. Vì lần đầu tiên mà họ dám đứng ra công khai làm cái đơn đó, thì sẽ có nhiều người tham gia cuộc biểu tình. Cũng giống như ở Hà Nội vậy.
Bản kiến nghị với 42 nhân sỹ trí thức như vậy sẽ có tác động là sẽ có nhiều người mạnh dạn tham gia. Bởi vì thành phần trí thức đã lên tiếng tham gia như vậy, chắc chắn sẽ kéo theo rất nhiều người. Mọi người sẽ an tâm khi xuống đường hơn. Còn đối với bản thân tôi, không có những đơn kiến nghị như vậy thì mình vẫn cứ xuống đường, như bình thường thôi."
Trong bối cảnh hiện tại, việc công khai bày tỏ lòng yêu nước bằng hành vi biểu tình là phải vượt qua những nỗi sợ hãi. Chúng tôi có phỏng vấn nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển, một trí thức khác không có tên trong danh sách bản kiến nghị biểu tình, thì được cho biết ý kiến về vấn đề này như sau:
" Hiện nay nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang dùng chính sách công an trị. Họ đã đưa rất nhiều thành phần vào trong đội ngũ công an của họ, có cả những thành phần, tôi phải dùng từ là, không có được đào tạo, trình độ rất là thấp kém. Họ hy vọng sẽ giữ vững được an ninh trật tự tại Việt Nam.
Nhưng mà cái hành vi của những cái người gọi là an ninh này, rất là khó kiểm soát. Họ có thể hung hăng, họ có thể dùng những hành động bạo lực để trấn áp người dân; bắt giữ những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Họ cố ý tạo ra một nỗi sợ hãi, để từ đó không ai còn dám nghĩ đến việc xuống đường biểu tình nữa.
Họ cũng lo sợ rằng, cuộc biểu tình ở tại Sài Gòn chống Trung Quốc sẽ biến thành một cuộc biểu tình chống chế độ. Họ rất lo sợ điểm này, thành ra họ đã cố gắng ngăn cản rất là nhiều những quan điểm xuống đường.
Nhưng nói là sợ hãi thì tôi cũng không nghĩ là sợ hãi nhiều lắm đâu. Bởi vì tôi thấy rằng những cuộc biểu tình vừa qua, Sài Gòn cũng được vài trăm cho đến vài ngàn người. Nỗi sợ hãi của con người ta từ từ cũng bớt đi, khi thấy rằng trách nhiệm của người dân là phải nói lên lòng yêu nước của mình. Không thể để lòng yêu nước ấy bị một nhóm nhỏ người nào đó chi phối hay kiểm soát. Tôi tin rằng trong thời gian tới, sẽ có rất nhiều người mạnh dạn hơn nữa để dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho Việt Nam của mình."
Hành vi đề nghị chính quyền có chủ trương để tổ chức biểu tình là một nét sinh hoạt mới của người dân Sài Gòn, biểu hiện tinh thần dân chủ trong một nhà nước pháp quyền cần phải có. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh phân tích như sau:
Tôi tin rằng trong thời gian tới, sẽ có rất nhiều người mạnh dạn hơn nữa để dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho Việt Nam của mình.
ô. Nguyễn Bắc Truyển
"Biểu tình là quyền của nhân dân, nhưng ở đây không đề nghị nhà nước tổ chức mà đề nghị các đoàn thể của nhà nước. Thực ra các đoàn thể gọi là đoàn thể quần chúng, nhưng trong chế độ mình thì những đoàn thể đó do nhà nước quản lý hết. Do đó biểu tình là người dân biểu tình, chứ nhà nước không biểu tình. Người dân biểu tình thì thông qua các đoàn thể, tổ chức; để cho cuộc biểu tình được mạnh và có đầy đủ các thành phần.
Cái chuyện Trung Quốc uy hiếp và ngược ngạo với mình quá nhiều như vậy, người dân không thể lặng câm được. Nhà nước có thể nhường nhịn, nhưng người dân phải lên tiếng nói cho người ta thấy rằng, người dân không có sợ chuyện đó. Sẵn sàng đoàn kết mà đối phó lại."
Trong bối cảnh nền an ninh quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng, người dân cần thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. Cần nhanh chóng xác lập quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia, nhu cầu thông qua Luật Biểu tình đang trở nên cấp thiết. Mục đích xây dựng luật pháp là để bảo vệ kỷ cương phép nước, nhưng cũng nhằm bảo vệ quyền lợi các công dân.

15 commentaires:

  1. ".....Nghĩ rằng, riêng chuyện này thì ai cũng ủng hộ biểu tình hết. Có thể người ta không tham gia nhưng người ta rất ủng hộ."
    Hoan Hô Ô. Huỳnh Ngọc Chênh đã thay mặt thính giả trả lời Đài RFA!

    RépondreSupprimer
  2. Một trong những lý do thường được nêu ra để giải thích tại sao
    không thể tham gia biểu tình là công an đã bao vây những khuôn
    mặt nổi tiếng ngay tại nhà của họ.
    Để hoá giải vấn đề nầy hoặc làm giảm áp lực đó thì tất cả những người khác hãy cùng nhau đi biểu tình cho thật nhiều với số lượng đông đảo thì công an khó bắt được hết tất cả.Chẳng hạn 10 ngàn,
    50 ngàn hay 100 ngàn dân (hiệu qủa nhất) thì lấy đâu ra công an
    điạ phương để ngăn chận ? Nếu điều thêm công an từ những nơi khác đến thì dân địa phương ở đó sẽ có cơ hội biểu tình dễ dàng hơn !
    Khi bị trải mỏng ra như thế thì công an khó ngăn chận trên phạm
    vi cả nước và những người nổi tiếng có tham gia hay không cũng
    chẳng quan trọng,dù họ là tấm gương cho người khác noi theo trong giai đoạn mà lực lượng người biểu tình còn yếu !

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. "Nếu điều thêm công an từ những nơi khác đến thì dân địa phương ở đó sẽ có cơ hội biểu tình dễ dàng hơn!" (Nhật Lệ)
      Thế nếu người ta điều công an từ Trung Cộng sang thì sao?

      Supprimer
    2. Bác nói như thế là hay lắm vì lòi "mặt chuột"
      cả bọn buôn dân bá nước và nhân dân mới vùng
      lên đuổi bắt chuột để diệt cho hết !

      Supprimer
  3. anh Chênh và các anh tung, em beo hứng:
    "THỊ BEO GIẢ NHỜI 42 VỊ
    Jul 31, 2012 7:54 PMPublicPageviews 4240 0
    42 vị, kí một văn bản gửi Thành ủy và UBND Tp Hồ Chí Minh, đề nghị tổ chức biểu tình chống Trung quốc.
    Sáng nay tung lên mạng, chưa biết nơi nhận đã nhận được chưa.
    Thử, rồi kiểm nghiệm, xem thị Beo giả nhời có chuẩn giống chính quyền.
    *** Thành ủy. Giao nhân viên văn thư trả lại người gửi vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.
    ***Ủy ban.
    1- Chính quyền nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần yêu nước của quý vị. Tinh thần này cũng chính là kim chỉ nam, là điểm tựa vững chắc cho chính quyền trong các nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
    Để ghi nhận và tưởng thưởng tinh thần của quý vị, chính quyền sẽ giành 42 xuất nhập ngũ ưu tiên đặc biệt ra tuyến đầu cho các vị, nếu chiến tranh Trung-Việt xảy ra. Vì là xuất đặc biệt nên, được quyền sang nhượng trong nội tộc.
    2- Việc biểu tình, tuần hành, xét trong tình hình thực tế hiện nay là không cần thiết.
    Biểu tình không thể khiến Trung quốc trả đảo lại cho Việt nam nhưng khả năng đó có thể diễn ra, bằng những phương cách phi biểu tình. 42 vị hay 4 triệu 2 vị biểu tình suốt ngày đêm hiệu quả không bằng 1 tấm bản đồ mỏng manh mà một nhà nghiên cứu vừa sưu tầm được
    Chưa kể, việc chính quyền ra văn bản chính thức cho dân chúng biểu tình chống một quốc gia khác là dâng tặng cho Trung quốc một bằng cớ không -thể-chối-cãi để tuyên truyền cho dân họ và cho thế giới rằng, chính phủ Việt nam kích động hằn thù dân tộc và mưu đồ chiến tranh.
    3- Việc gửi văn bản cho cơ quan nhà nước, trong khi chưa hết thời hạn nhận trả lời theo luật định, quý vị đã tung lên các phương tiện truyền thông chuyên chống phá nhà nước Việt nam, là việc làm thiếu nghiêm túc, có khả năng vi phạm luật khiếu nại tố cáo. Nó cho phép chính quyền nghi ngờ động cơ biểu tình vì yêu nước của quý vị.
    THỊ BEO
    ĐÃ KÍ" http://blog.yahoo.com/_JMCFTDFGFUQKVYBNPFJFEJZ4WY/articles/830861/index
    trông mà hoa cả mắt, chẳng biết đằng nào mà lần.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. he he, cứ tưởng ai cũng hèn như các xếp( vì quá nhiều tiền nên chết sợ người khác hưởng), được xuất đi lính đánh TQ ngay bây giờ cũng đi cần gì đợi đến chiến tranh nổ ra. Vấn đề nhà nước có dám phát súng cho nhân dân hay không, hay là như thời nhà Nguyễn, giặc Tây đã đến trước cổng thành rồi mà vẫn đóng cửa ru rú trong thành luyện tập binh mã để tự lo(có vua quan lo, dân khỏi lo), không dám cho nhân dân tham gia chiến tranh. Hồi đó nhà Nguyễn phát động chiến tranh nhân dân thì dễ gì thằng Tây kéo quân từ Hải Phòng lên đến Hà Nội để đánh. Trên đường đi, một nhúm quân của chúng sẽ bị dân ta xơi tái ngay. Nhưng nhà Nguyễn trước đó đã gây tội ác với dân nhiều quá(đàn áp hàng loạt cuộc nổi dậy của nông dân và trí thức)nên sợ nhân dân còn hơn sợ giặc. Tình thế hồi đó sao giống bi chừ quá dzậy không biết.

      Supprimer
    2. Nhìn một cách biện chứng thì dân VN không nên làm gì cả, cũng không cần đảng và nhà nước lo nữa mà TQ đã lo cho vn hết rồi.

      Supprimer
    3. Thị Beo!!! luật pháp, và trăm thứ lằng nhằng là để bảo vệ đất nước chứ. Bất cứ luật gì dẫn đến duy trì sự nô lệ là luật rừng (hiện nay rất nhiều-VD Điều 4). Luật không dùng để ngụy biện cho việc bán nước. Luật đó vứt sọt rác nếu TQ đến, ngồi trên cổ và chúng sẽ (mượn tay Beo) ra luật khác. Ngu, tham ngồi trên đầu nhân dân nhiều quá nên hơn 50 năm (lãnh đạo) VN chỉ còn dám qua Lào! (đố dám vác mặt đến Cam). Cỡ Beo thì VN có nhiều, nhất là vào các thời mạt.

      Supprimer
  4. tiến sĩ giấy3 août 2012 à 15:19

    (NÓNG! 10h10′ ABS) – Tin từ luật sư cho biết: phiên tòa xử 3 blogger Điếu Cày, Anh Ba SG, Tạ Phong Tần theo thông báo sẽ diễn ra ngày 7/8/2012, sáng nay lại có thông báo hoãn. Không biết có liên quan gì tới việc thân mẫu blogger Tạ Phong Tần tự thiêu?

    Hóc xương và bón uất có thể gây chết người. Cần phải điều trị…

    Nếu 42 nhân sĩ có xuống đường chống TC, những ai không muốn Đảng bị ung thư vòm họng hoặc ung thư đại tràng hãy dúi vào tay những ông Đầu, ông Đằng , ông Mẫm những biểu ngữ FREE ĐIẾU CÀY, FREE ANH BA SAIGON, FREE TẠ PHONG TẦN... (Họ đều là những người đi trước các ông này , vì chống Tàu mà đang ở tù không xét xử).
    Hy vọng vì còn Đảng còn mình, các vị ấy sẽ giương cao biểu ngữ này.

    RépondreSupprimer

  5. Đồng chí «lạ» 4 DỐT khuyên ta đừng Tây hóa đi biểu tình nhé !- Thế thì theo gương chú Tàu cô Sẩm biểu tình bên Giang Tô ? ? ?
    ===== ===




    Biển người biểu tình nơi Giang Tô

    Xe công an bị lật ngửa tô hô !

    Gã Bí thư thành ủy bị Dân oan lột áo...

    Lôi ra đường bán thân lõa lồ

    Trưng bày chai rượu đắt tiền chiến lợi phẩm

    Cả bao cao su của vị đầy tớ nhân dân ! Hô hô !

    Gã mất cả oai phong ...Nhân dân đã thắng!

    Trông Tàu mà ngẫm đến ta ... mà chán bỏ bồ !

    Bom môi sinh Tây Nguyên ...Khựa đặt nổ chậm

    Ngòai Biển Đông ...Tàu phù thò Lưỡi Bò

    Biểu tình Hà Nội – Huế – Sài Gòn sao còn lẻ loi quá ! ! !

    Cho dù Lý tưởng thiêng liêng bảo vệ Việt Nam Cơ đồ

    Hòang Sa – Trường Sa : Khựa ngang nhiên xâm lược

    Hỡi Người Hà Nội – Người Sài Gòn : Dũng khí nơi mô ? ? ?

    Phố Khải Đông bên Tàu biểu tình biển người đen nghịt

    Người đi như nước vỡ qua đê như tức nước vỡ bờ

    Đồng chí «lạ» 4 DỐT khuyên ta đừng Tây hóa đi biểu tình nhé !

    Thế thì theo gương chú Tàu cô Sẩm biểu tình bên Giang Tô ? ? ?

    RépondreSupprimer
  6. Chào thầy! Em là một học sinh cũ của thầy ở trường HHT,TP ĐN. Hiện nay em đang sống ở TP HCM. Mấy hôm nay em và các bạn cựu HS của thầy, khi gặp nhau thường hỏi thăm về thầy. Nhìn vào danh sách 42 vị trên văn bản "Đề nghị...và thông báo Tổ chức biểu tình chống nhà cầm quyền TQ" có tên thầy chúng em rất đỗi vui mừng. Lâu nay theo dõi trên diễn đàn, chúng em đã hiểu những nỗi ưu tư mà một nhà báo như thầy đã bày tỏ chính kiến. Nhưng hoàn cảnh hiện nay buộc chúng ta hành động. Hành động hợp pháp theo tiếng gọi của lương tri, hành động của một con dân nước Việt khi thấy biên ải bị kẻ giặc ngang nhiên giày xéo.

    RépondreSupprimer
  7. Thưa thầy! Chúng ta mạnh dạn bày tỏ chính kiến, nói lên tiếng nói công lý cho toàn TG biết rằng: Vùng trời, vùng biển mà ông cha ta đã gìn giữ bao lâu nay không thể để cho chúng từng ngày Hợp pháp hóa được. Em nói Hợp pháp hóa ở đây là mưu mô quỷ quyệt của bọn Tàu: Răn đe- Thành lập cơ quan hành chính- Mời thầu- Chiếm hữu (lúc đó coi như sự đã rồi). Lúc đó sẽ khó xóa một thành phố Tam sa (bất hợp pháp) đã hình thành như thế.
    Em và các hs cũ sẽ ủng hộ Thầy đến cùng!

    RépondreSupprimer
  8. Chao ôi bác Bình Minh có nhận xét sao mà chu xót vậy nhưng có lẽ đó đúng là một thực tế đau lòng!Biểu tình làm chi mua tàu bay tàu bò làm chi ngoại giao con thoi làm chi cho phí sức dân!Hãy để đấy mọi việc đã có Tàu lo!

    RépondreSupprimer
  9. Réponses
    1. Đừng sợ, bởi vì chúng ta ai cũng phải chết một lần. Nếu sợ, là đồng nghĩa với kiếp sống nhục hay sao.

      Supprimer