05/08/2012

THÔNG BÁO CỦA NHÓM 42 CÔNG DÂN TP HCM


Thông báo của nhóm 42 công dân TP HCM



Huỳnh Tấn Mẫm, Anh là ai ?
Thứ Sáu, 02/09/2011\
Đường Thiên Lý giữa Sài Gòn - Kỳ 3:
Ký ức Huỳnh Tấn Mẫm
TT - “Ôi, làm sao kể hết những kỷ niệm trên đường này, cả một thời tuổi trẻ mà...”, gương mặt bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm như trẻ lại khi nghe nhắc tên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Ngày ấy đường có tên là Hồng Thập Tự, đoạn từ vườn Tao Đàn qua Tổng hội sinh viên (nay là Nhà văn hóa Thanh niên), đến khu “tam giác sắt” của sinh viên ngã tư đường Cường Để (nay là Đinh Tiên Hoàng), đến Sở thú đã in những dấu chân sôi nổi của chàng trai Huỳnh Tấn Mẫm, chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn một thời.
Đã qua tuổi thanh niên nhưng nhiệt huyết vẫn cháy trong con người bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm - Ảnh: Nguyễn Á
Sống
“Chúng tôi lớn lên trong thời chiến, bom rơi đạn nổ trên quê hương. Không thể ngồi yên được. Bao nhiêu phong trào chờ mình, nào đòi hòa bình, chống sự can thiệp của Mỹ, chống quân sự hóa học đường, đòi thả tù chính trị, ủng hộ chính phủ liên hiệp hòa giải dân tộc, ủng hộ tổng tuyển cử thống nhất đất nước... Từ Trường Y khoa ra Hùng Vương, thẳng xuống đường Hồng Thập Tự đến Tổng hội sinh viên, đến khu Văn khoa, Nông lâm súc là con đường mà tôi và các bạn sinh viên ngược xuôi hằng ngày. Vui với nhau ở đó, gắn bó sinh tử với nhau cũng trên con đường đó.
 Đường thẳng, nhiều ngã rẽ ra các địa điểm quan trọng nên luôn được ưu tiên hàng đầu trong lúc thiết lập lộ trình của các đoàn biểu tình. Trên đường lại có nhiều điểm hẹn thích hợp với giới sinh viên, học sinh. Cứ kéo từng nhóm vào vườn Tao Đàn hay Sở thú như picnic, học nhóm, tập kỹ năng, đến giờ hẹn thì tập trung lại là hình thành ngay một đám đông. Nhớ nhất là lần chúng tôi tổ chức Đại hội sinh viên quốc tế lần 1...”.
Ấy là ngày 11-7-1970. Mẫm vừa ra tù sau lần đầu tiên bị bắt. Trở lại với phong trào, anh nhận được hàng loạt thư của các tổ chức quốc tế mời đến nói chuyện về cuộc tranh đấu của sinh viên Sài Gòn. Nhưng Mẫm không thể được cấp passport và visa. Không chịu thua, các chủ tịch tổng hội sinh viên Mỹ, Úc, Bỉ, New Zealand, Hà Lan hẹn nhau cùng bay đến Tân Sơn Nhất. Tổng hội sinh viên Sài Gòn tổ chức đón tiếp lịch lãm ở khách sạn Continental. Kế hoạch tổ chức Đại hội sinh viên quốc tế lần 1 được thông qua ngay trong bữa ăn trưa.
Hai SV Mỹ rước cánh chim hòa bình dẫn đầu đoàn SV biểu tình đòi hòa bình cho Việt Nam đi trên đường Hồng Thập Tự - Ảnh tư liệu
Sáng hôm sau, tại Trung tâm quốc gia nông nghiệp, góc đường Cường Để - Hồng Thập Tự, hơn 5.000 sinh viên và đồng bào các giới tề tựu, nắm tay nhau hát vang. Bài phát biểu của đại diện sinh viên các nước đòi hòa bình cho Việt Nam được hoan nghênh nhiệt liệt. Dòng người đổ ra đường trong nhịp “Dậy mà đi! Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi...”, dẫn đầu là cánh chim bồ câu khổng lồ kết bằng bông vải của các nữ sinh Văn khoa...
“Chúng tôi chia làm hai đoàn để phân tán lực lượng cảnh sát đã được huy động đến vây kín: một rẽ đường Thống Nhất (giờ là Lê Duẩn), một rẽ Hồng Thập Tự, điểm hẹn là Tòa đại sứ Mỹ. Đường Thống Nhất không có nhà dân nên nhánh bên đó bị đàn áp dữ dội, nhiều bạn phải nhảy qua hàng rào Trường Dược để thoát thân. Còn phía đường Hồng Thập Tự, bà con ở đây đã quen với các cuộc biểu tình của sinh viên lắm. Các ba má, các chị tiếp nước, chanh để chống lựu đạn cay, mấy cái bảng hiệu được chuyền vào để đỡ phi tiễn, dùi cui, các cánh cửa nhà đều mở sẵn, các con hẻm đều có người đứng đón để sinh viên chạy vào khi cần thiết...
Người dân trên đường Hồng Thập Tự quả là có nhiều kinh nghiệm với các cuộc mittinh, biểu tình, tuần hành này. Trên con đường này, cuộc bãi khóa đầu tiên của 500 học sinh Sài Gòn đã diễn ra tại Trường Chasseloup Laubat năm 1920 để ủng hộ cuộc bãi công đòi cải thiện đời sống của các thủy thủ Pháp ở Ba Son. Báo L’Impartial lúc ấy cảnh báo đó là một tai họa lớn với nhà cầm quyền đương thời, và kêu gọi “phải có biện pháp chấm dứt cái dịch bônsêvich, đã phát sinh từ Chasseloup Laubat và đang tiếp tục lan truyền”. Lời tiên đoán này quả đúng với hướng đi của lịch sử.
Sau đó là cuộc xuống đường vĩ đại của cả thành phố trong lễ tang cụ Phan Chu Trinh, những cuộc mittinh chớp nhoáng theo chân các diễn giả nổi tiếng Nguyễn An Ninh, Trần Văn Giàu... Báo chí Sài Gòn những ngày tháng 8-1964 theo dõi rất sát sự kiện sinh viên họp ở tổng hội, kéo đến phủ thủ tướng phản đối hiến chương mới của chính phủ Nguyễn Khánh. Khi có báo đăng sai lệch về cuộc gặp này, cuộc biểu tình rầm rộ đã được tổ chức từ Trường J.J.Rousseau (tức Trường Chasseloup Laubat, nay là Lê Quý Đôn) kéo đến Bộ thông tin đòi đính chính...
Có một dạo cảnh sát vào chiếm mất trụ sở Tổng hội sinh viên Sài Gòn, thế là trụ sở lại “mọc chân” để chạy theo người, ban chấp hành ở đâu trụ sở ở đấy: suốt dọc đường Hồng Thập Tự, lúc Tao đàn, khi Sở thú, khi vào Trường Nông lâm súc, Văn khoa. Đặc biệt hơn, dạo 1971 trong phong trào chống bầu cử độc diễn của Nguyễn Văn Thiệu, dựa vào sự cạnh tranh giữa các thế lực, tôi tạm lánh mấy tháng trong dinh Hoa Lan của tướng Dương Văn Minh. Giấy tờ, văn bản tuyên truyền của tổng hội được đưa vào cho tôi ký rồi lại đi ra từ cửa Hồng Thập Tự, ngay trước mắt bao nhiêu an ninh chìm nổi”.
Cháy
Đường Hồng Thập Tự còn là nơi khởi động chiến dịch đốt xe Mỹ.
Trước đó, thỉnh thoảng trong các cao trào đấu tranh cũng có xe Mỹ bị đốt. Nhưng vào tháng 12-1970, các báo Sài Gòn đăng câu chuyện về em học sinh Nguyễn Văn Minh ở Quy Nhơn bị hai lính Mỹ bắn chết ngay trước cổng trường trong trò chơi bắn người uống bia, tấm ảnh thi thể em nằm vắt ngang, gục trên hàng rào kẽm gai gây những chấn động mạnh trong cảm xúc của chúng tôi.
Đốt xe Mỹ tại góc đường Hồng Thập Tự - Cường Để tháng 3-1970, mở đầu chiến dịch đốt xe Mỹ - Ảnh tư liệu
Sự kiện này nối theo những vụ giết hại dân thường như thảm sát Sơn Mỹ. Ủy ban đòi quyền sống đồng bào của tổng hội liền phát động phong trào đốt xe Mỹ để bày tỏ sự phẫn uất. Rất nhiều nhóm hành động mang tên Sao băng, Sao chổi, Sao xẹt... đã được lập. Chiếc xe đầu tiên bị đốt để mở đầu chiến dịch ở ngã tư Hồng Thập Tự - Cường Để.
Địa điểm này được chọn vì trên đường này xe Mỹ đi lại nườm nượp về Tòa đại sứ Mỹ, lại chính là “khu tam giác sắt” của sinh viên. Mấy cô nữ sinh băng ngang đường khiến xe phải chậm lại, một cậu sinh viên từ trong lề đường nhanh nhẹn chạy ra, tay mở nắp bình xăng xe, tay vứt chai xăng chuẩn bị sẵn, bật lửa, giật chìa khóa. Như một trò chơi nhưng lòng dũng cảm là tiên quyết giữa vòng vây cảnh sát, mật vụ giăng đầy. Chiếc xe bốc cháy...
Trong vòng hai tháng, mấy trăm chiếc xe Mỹ đã bốc cháy. Sinh viên còn tổ chức đốt xe Mỹ trước ống kính máy ảnh, quay phim của các hãng tin nước ngoài. Tinh thần và hành động phản chiến dữ dội của sinh viên Sài Gòn được truyền đi khắp thế giới, tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân các nước. Nhiều xe nước ngoài sau đó đã vẽ dấu hiệu phản chiến là khẩu M16 bị bẻ gãy, ghi dòng chữ “Xe dân sự, xin đừng đốt” trước mũi xe...
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, Huỳnh Tấn Mẫm là cái tên đầu tiên trong danh sách tù chính trị được chính quyền Dương Văn Minh trả tự do. Tự do đến vào ngày 29-4-1975, Mẫm được đưa từ La Gi, Bình Thuận qua nhiều điểm giam giữ và được thả gần Sở thú. Ra khỏi xe tù, hình ảnh đầu tiên Mẫm gặp lại là hàng cây dầu trên đường Hồng Thập Tự...
PHẠM VŨ
_______________________
Qua đi thời chiến, con đường tiếp tục là chứng nhân của hòa bình và tình thương yêu, san sẻ...
Kỳ tới: Cội nguồn nhân ái


7 commentaires:

  1. Vài ý nghĩ khi đọc về nhân vật HTM.,một người tôi từng gặp thời trước 1975.Thật ra,HTM.có vẻ
    ít nói và nói dở chứ không phải hùng biện như nhiều sinh viên tranh đấu khác tôi biết.Tên HTM.
    hình như không phải tên thật của ông mà là ông
    thay tên đổi họ để hoạt động ?
    Trời đã cho miền Bắc CS.yếu tố "thiên thời" ngoài yếu tố "địa lợi" tự nhiên mà có và "nhân hoà"do chế độ độc tài quản lý chặt xã hội,nên
    cả nước (bị)thống nhất dưới ách CS.hiện nay.
    Thiên thời là vì cả thế giới lúc đó bị mê hoặc
    bởi chủ nghĩa CS.mà chống Mỹ và thiên cộng.Rồi
    chính áp lực quốc tế đã giúp họ chiến thắng,chứ
    như bây giờ thì lòng yêu nước chân chính của người dân cũng bị đàn áp và cấm đoán thì rõ là
    chúng ta đang dần mất nước từng ngày !
    Xin mọi người hãy cứu gấp nước đang ở tử lộ !

    RépondreSupprimer
  2. Cùng thời với Anh Huỳnh tấn Mẫm trong phong trào TN&SV Xuống Đường dạo đó còn có Anh Lê văn Nuôi, Võ Cổn được nhiều người biết đến.
    Không biết hai Anh Nuôi, Anh Cổn giờ ở đâu ? Sao không thấy lên tiếng về âm mưu lấn chiếm biển Đông của nhà cầm quyền Trung quốc ?!

    RépondreSupprimer
  3. Người dân Bàn Cờ,quận 35 août 2012 à 15:10

    Quá tuyệt vời ! Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ hành động yêu nước của cá nhân anh Huỳnh Tấn Mẫm và các quý vị công dân tiêu biểu,đại diện cho toàn thể công dân thành phố Sài Gòn yêu nước,phản đối hành động và âm mưu thôn tính biển Đông của Trung Quốc .

    RépondreSupprimer
  4. Con xin ủng hộ các bác ạ! bên trang truongduynhat.vn phần trả lời phỏng vấn của bác Lê Hiếu Đằng rất hay. Ủng hộ các bác.

    RépondreSupprimer
  5. Không biết kỳ này thế nào hay lại phải than "ôi thời oanh liệt nay còn đâu".

    RépondreSupprimer
  6. Tưởng Giếng sâu,Anh thả sợi dây dài,ai ngờ Giếng cạn Anh tiếc hoài sợi dây. Kết quả trên 30 năm cải cách Gíao Dục,Vn đang sở hữu một thế hệ"hòan toàn vô sản" cả về tinh thần và vật chất,Chỉ còn các Ô/B già ,tàn dư của nền GD Thực Dân và con cháu của họ. . .Than ôi! nứơc Nam nay chờ ai (còn đâu)

    RépondreSupprimer
  7. Tôi cũng ở lớp tuổi ấy,Huỳnh Tấn Mẫm trước 1975 là chuyên gia biểu tình,hình như ngày nào Mẫm ta cũng ở trên đường phố!!! Chế độ tự do dân chủ thực sự của miền nam bị suy yếu và sụp đổ một phần cũng do Mẫm ấy,hãy cố gắng để chuộc lại tội cũ nghe người bạn vàng!

    RépondreSupprimer