30/09/2012

KHÔNG AI QUÊN CÁC ANH CHỊ

Hình ảnh về Điếu Cày, Tạ Phong Tần, anh Basaigon tràn ngập trên các trang mạng từ trước ngày các anh chị bị đưa ra xét xử trong phiên tòa bưng bít vì sợ hãi cho đến tận ngày hôm nay.

Một bạn đọc gởi đến bài viết của chị Tạ Phong Tần nhân dịp khai bút đầu xuân Canh Dần, xin trích đăng lại một đoạn:

Văn chương thời nay 

Những ai đã từng sống qua thời bao cấp hẳn còn nhớ mấy câu đồng dao truyền miệng châm biếm: "Lao động là vinh quang, Laang thang là chết đói, Hay nói là vô tù", "Bắt phanh trần phải phanh trần/ Cho may ô (áo thun 3 lỗ) mới được phần may ô", v.v... Có một thời, văn chương bị xem là là thứ vô bổ, trò  giải trí tiểu tư sản, khi muốn đề cao bạo lực thì người ta coi cái gậy, cái đòn xóc tre "hơn nghìn trang giấy luận văn chương". Nói thì nói như thế, nhưng rõ ràng, văn chương ngầm được xem là thứ ghê gớm, đáng ngại, nguy hiểm.


Ngày xưa, các "vụ án văn chương" (Văn tự ngục) thời nhà Thanh chỉ nổi tiếng trong phạm vi lịch sử nước Tàu, những "vụ án văn chương" ngày nay nhờ có Internet chỉ trong vài phút nổi tiếng khắp thế giới.  

Vì vậy, chúng ta hãy sử dụng văn chương để phục vụ đại đa số quần chúng nhân dân lao động theo tinh thần cách mạng của cụ Phan Châu Trinh: "Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh", không nên dùng văn chương như một thứ giải trí rẻ tiền, hay công cụ tuyên truyền sai sự thật để phục vụ quyền lợi của một nhóm người, một giai cấp nào đó trong xã hội.  

Một tác phẩm văn chương ra đời, thường được ví như là "đứa con tinh thần" của tác giả. Khai bút đầu Xuân Canh Dần, CL&ST tôi xin chúc tất cả những người Việt Nam yêu nước: "Vung bút nở hoa, Nhấn tay sát ác", công bằng bác ái sáng bừng trên bàn phím, sao cho mỗi đứa con tinh thần của chúng ta ra đời xứng với câu: "Hổ phụ sinh Hổ tử, Lân mẫu xuất Lân nhi".

Sài Gòn, Mùng 5 Tết Canh Dần 2010

Tạ Phong Tần 
l



Vợ và con trai anh Điếu Cày bị bắt và bị lột trần trên đường đi đến dự phiên tòa xét xử chồng và cha mình

20 commentaires:

  1. Cám ơn anh Chênh . Nhân loại tiến bộ nhớ đến anh chi mãi mãi

    RépondreSupprimer
  2. Xin cám ơn
    Mến tặng các vị anh hùng Điếu Cày, Anh Ba SàiGòn, Tạ Phong Tần và những vị anh hùng còn trong chốn lao tù vì sự tồn vong của quê hương Việt ...


    Các bạn
    Những người con dũng cảm
    Của đất Việt đau thương
    Trưởng thành lên từ cay đắng ngập tràn
    Quyết dấn thân chống giặc ngoại xâm
    Noi gương tiền nhân xả thân vì Tổ Quốc
    Những tiếng nói uất nghẹn
    Giữa lòng chế độ bạo tàn
    Vẫn mãi mãi ngời sáng
    Dẫu đêm tối bao trùm
    Dẫu ngục tù vây bủa
    Các bạn vẫn là những anh hùng
    Là những tinh hoa đất Việt
    Đời đời tỏa sáng
    Để mọi người cùng dấn bước
    Để truyền thống đấu tranh dân tộc Việt
    Mãi mãi rạng ngời
    Tên các bạn sẽ mãi lưu danh
    Trong sử xanh dân tộc Việt
    Mãi đến muôn đời
    Xin cám ơn ...

    Phi Vũ
    09/29/12


    RépondreSupprimer
  3. Như tôi đã góp ý trước đây là các anh Điếu Cày,Phan Thanh Hải và chị Tạ Phong Tần là 3 công dân thực sự yêu nước hy sinh mình cho
    Đại Nghĩa Dân Tộc.
    Trước hiểm họa VN.lệ thuộc thực dân mới Tàu cộng,anh Điếu Cày đã tiên phong phất ngọn cờ
    đầu về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa qua cuộc
    biểu tình chống rước đuốc của Tàu cộng ngay
    ở Sài Gòn.Đó là tội lớn dám phạm đến thiên
    triều,đã bị ghi vào Sổ Đen 2 nước !
    Tội lớn nhì của anh Phan Thanh Hải và chị Tạ Phong Tần là ngoài việc đoàn kết đấu tranh với anh Điếu Cày còn cổ vũ cho dân chủ hóa nước ta.
    Cầu chúc các anh chị được sức khoẻ trong tù.


    RépondreSupprimer
  4. Ba ANH HÙNG của người Việt Nam chúng ta .
    Tôi yêu các anh chị .

    RépondreSupprimer
  5. Lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ ghi công và vinh danh các anh chị
    NGUYỄN VĂN HẢI
    PHAN THANH HẢI
    TẠ PHONG TẦN
    Ba ngôi sao sáng trên bầu trời nước Việt
    Các anh chị đã sống một cuộc đời hữu ích như một con người chân chính
    Chúng nó dẫu có sống đến 100 tuổi thì cũng chỉ là dòi bọ mà thôi,cái lũ tham nhũng bạo tàn ấy

    RépondreSupprimer
  6. Một người Việt Nam30 septembre 2012 à 11:10

    Tàu Cộng còn chút e dè VN nhờ có những người như các anh chị. Tổ quốc không bao giờ quên. Nhân dân không bao giờ quên

    RépondreSupprimer
  7. Nguyen Thiet Thach30 septembre 2012 à 11:35

    Xin tạc dạ: "Nguyễn văn Hải- Một tấm lòng kiên trung với Tổ Quốc Việt Nam-".

    RépondreSupprimer
  8. Ơ đời mọi sự của chung hơn nhau 2 tiếng anh hùng mà thôi!
    Anh chị là những anh hùng.
    Rồi Lịch sử sẽ ghị công ba anh chị!

    RépondreSupprimer
  9. Gửi bác Chênh một bài viết hay của Chị Tần:

    .......................................

    KHAI BÚT ĐẦU NĂM CANH DẦN: SỨC MẠNH CỦA VĂN CHƯƠNG
    .

    http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://conglysuthat.blogspot.com/2010/02/khai-but-au-nam-canh-dan-suc-manh-cua.html

    Chuyện bên Tây


    .....................................

    ...

    Chuyện bên Ta


    Văn chương thời nay


    Những ai đã từng sống qua thời bao cấp hẳn còn nhớ mấy câu đồng dao truyền miệng châm biếm: "Lao động là vinh quang, Laang thang là chết đói, Hay nói là vô tù", "Bắt phanh trần phải phanh trần/ Cho may ô (áo thun 3 lỗ) mới được phần may ô", v.v... Có một thời, văn chương bị xem là là thứ vô bổ, trò giải trí tiểu tư sản, khi muốn đề cao bạo lực thì người ta coi cái gậy, cái đòn xóc tre "hơn nghìn trang giấy luận văn chương". Nói thì nói như thế, nhưng rõ ràng, văn chương ngầm được xem là thứ ghê gớm, đáng ngại, nguy hiểm.


    Ngày xưa, các "vụ án văn chương" (Văn tự ngục) thời nhà Thanh chỉ nổi tiếng trong phạm vi lịch sử nước Tàu, những "vụ án văn chương" ngày nay nhờ có Internet chỉ trong vài phút nổi tiếng khắp thế giới.


    Vì vậy, chúng ta hãy sử dụng văn chương để phục vụ đại đa số quần chúng nhân dân lao động theo tinh thần cách mạng của cụ Phan Bội Châu: "Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh", không nên dùng văn chương như một thứ giải trí rẻ tiền, hay công cụ tuyên truyền sai sự thật để phục vụ quyền lợi của một nhóm người, một giai cấp nào đó trong xã hội.


    Một tác phẩm văn chương ra đời, thường được ví như là "đứa con tinh thần" của tác giả. Khai bút đầu Xuân Canh Dần, CL&ST tôi xin chúc tất cả những người Việt Nam yêu nước: "Vung bút nở hoa, Nhấn tay sát ác", công bằng bác ái sáng bừng trên bàn phím, sao cho mỗi đứa con tinh thần của chúng ta ra đời xứng với câu: "Hổ phụ sinh Hổ tử, Lân mẫu xuất Lân nhi".



    Sài Gòn, Mùng 5 Tết Canh Dần 2010

    Tạ Phong Tần

    RépondreSupprimer
  10. Không ngờ chị Tạ Phong Tần có một bài viết hay thế!
    Cám ơn bác Chênh đã giới thiệu với mọi người...

    RépondreSupprimer
  11. Là thầy dạy của Tạ Phong Tần, tôi biết cô ta học hành rất xoàng, chẳng có chút năng khiếu văn chương gì hết. Các vị có thể đề cao tinh thần dân chủ của Tần, nhưng về khoản viết lách, đừng nên ca ngợi cô ta quá lời như thế. Ngượng lắm!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Còn hơn lắm kẻ viết như 'phượng múa rồng bay' mà lại...Hèn!!

      Supprimer
    2. 'Thầy' Vân ơi,

      Thật là kẻ này thay mặt chị Tần lấy làm xấu hổ có một người 'thầy' như 'thầy'! Đúng là há miệng mà không biết ngượng. 'Thầy' dạy chị ấy bao lâu? Sao thầy Vân không học được gì về tư cách làm người ở học trò vậy hè?

      Supprimer
    3. "Quân, sư, phụ". Thầy chỉ xếp sau vua (thời PK). Cậu là đứa vô học, hết sức mất dạy, đừng mở miệng nói ra những lời của kẻ đầu đường xó chợ!

      Supprimer
    4. Thằng này chưa đến trường bao giờ. Đồ lưu manh, không hơn!

      Supprimer
    5. Thăng Vân này đúng là "thợ dạy" của CS. Dám xưng là "thầy của Tạ Phong Tần", ai biết hãy dạy cho nó (Vân) bài học, vì lý do sau: 1/Với một người đang chịu hoạn nạn (dù là tự họ làm ra) thì một con người tự trọng và nhân nghĩa, không được dèm pha nói xấu(dù họ có xấu).2/Vị trí "thầy" là đùm bọc, dìu dắt, hi sinh và vị tha,đã Thầy thì không kể tội người khác. Chỉ có XH cộng sản mới sinh ra những kẻ mạo xưng là "thầy" như tên Vân này, CS gọi họ là viên chức làm nghề dạy (giáo viên). CS không cho ai làm "thầy" đúng nghĩa, chỉ có đảng viên, chi bộ ...mới là thầy, ăn trên ngồi trốc thiên hạ. Một bồ chữ mà không đảng, thì muôn đời là thợ dạy, nhé!.

      Supprimer
    6. Ông nhầm rồi!Học văn là làm theo mẫu hướng dẫn của thầy,vì thế nên những học sinh có độc lập tính thường không có hứng thú làm theo thì lấy đâu ra văn hay? Còn viết văn là phải có
      năng khiếu và hứng thú và độc lập tính để sáng tạo.Vì vậy
      những học sinh học giỏi văn chưa chắc sau này đã thành nhà văn.Cụ Nguyễn Hiến Lê có theo học ngành văn đâu mà thành nhà văn đó thôi.Ngày nay khối vị tiến sĩ văn hẳn hoi mà viết văn
      có ra hồn đâu?

      Supprimer
    7. Lại còn xách mé gọi một học trò không những đã trưởng thành mà còn đang hi sinh ở tù cho "thầy" nhởn nhơ vênh mặt, là "cô ta" nữa chứ. Lại còn đòi làm thầy cả thiên hạ mà cho lệnh thiên hạ "có thể" được làm cái này, "không thể" được làm cái kia...Sao mà vô duyên thế! Không thấy thầy mở miệng chống chế được gì!

      Supprimer
  12. Thầy tranh chấp so bì văn chương với trò làm gì? Là thầy thầy đã làm gì cho đất nước? Thầy hãy tự hào có được học trò xừng đáng làm người.

    RépondreSupprimer
  13. nói về văn chương thì phong cách hành văn mỗi thầy mỗi khác học trò nào nắm được cách hành văn của thầy thì sẽ tốt trong mắt thầy. mỗi thầy có ý kiến khác nhau.
    ở đây không nói về cách hành văn chỉ là tiếng nói của người muốn DÂN CHỦ.
    về cách hành văn và tính Logic thì ngay cả hiến pháp còn chưa chuẩn xác nữa là.

    RépondreSupprimer