28/11/2012

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI GIỠN MẶT VỚI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Huỳnh Ngọc Chênh
Đến khi người dân cùng kiệt vì thiếu đói thì nhà nước mới hiểu ra rằng cần phải quay về với kinh tế thị trường và sự thay đổi nầy đã giúp cho người dân được cởi trói, hồ hởi bung ra làm ăn. Bộ mặt đất nước từ đó thay đổi. 
Nhẽ ra phải nương theo đà đi lên ấy mà tiếp tục thay đổi và hoàn thiện để phù hợp với cơ chế mới thì nhà nước lại muốn quay lại cỡi lên để "định hướng" thị trường.

Nhưng kinh tế thị trường có quy luật vận hành riêng của nó. Để kiểm soát được nó cần phải có sự am hiểu và kinh nghiệm dày dạn qua hàng trăm năm sống chết trong nó, qua bao lần điêu đứng vì nó bởi khủng hoảng như Mỹ và các nước tiến tiến đã trải qua.

Nhà nước ta mới chân ướt chân ráo làm quen với cơ chế đã hình thành nên từ bao đời nay của nhân loại đã vội vã đòi khống chế hoàn toàn nó bằng cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" đầy hoang tưởng và mơ hồ. Giống như một anh chàng ẻo lã mới lần đầu tiên sờ vào ngựa đã đòi cỡi lên khống chế ngựa bất kham.
Vì cái đuôi "định hướng" đó mà phải cho rằng kinh tế quốc doanh là chủ đạo: các Vina quả đấm thép ra đời.
Vì cái đuôi "định hướng" đó mà toàn bộ tài nguyên, khoáng sản và đặc biệt là đất đai đều thuộc sở hữu nhà nước (che đậy dưới danh nghĩa sở hữu toàn dân) nghĩa là thuộc toàn quyền, và có thể nói là độc quyền, khai thác và kinh doanh của các Vina nói trên, sau nầy chia thêm cho các nhóm lợi ích phát sinh ra.
Vì cái đuôi "định hướng" đó mà toàn bộ nguồn vốn kể cả vốn huy động của xã hội đều được nhà nước nắm giữ trong tay rồi muốn phân cho ai thì phân.
Từ đây, những hệ lụy phát sinh:
-Do được ưu đãi hoặc độc quyền làm ăn nên các Vina dễ làm bậy để đưa đến thua lỗ triền miên và phát sinh ra nhũng lậu.
- Để chống thất thoát và nhũng lậu lại xây dựng ra bộ máy chống tham nhũng quá sức to lớn, tốn kém,(nhưng không bao giờ hiệu quả), thu hút tiền vốn và sức lực  đáng kể vào đó thay vì dành toàn bộ cho sản xuất làm ăn.
-Vì đất đai thuộc sở hữu nhà nước nên giá đất được định đoạt theo chủ quan không theo cơ chế thị trường, rồi muốn thu thì thu, muốn giao cho ai thì giao, từ đó phát sinh ra việc kinh doanh đất đai là món béo bở, thu hút sự đầu tư của các vina, kể cả các vina không liên quan gì đến lĩnh vực nhà đất, thu hút đầu tư các doanh nghiệp tư nhân có quan hệ mật thiết với quan chức nhà nước gọi là nhóm lợi ích. 
-Các vina được ưu tiên vốn vay của ngân hàng, các nhóm lợi ích cũng được ưu tiên vốn vay của ngân hàng. Hầu như toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng đều tập trung vào 2 bộ phận nầy nên các doanh nghiệp làm ăn sản xuất khác không còn cơ hội tiếp cận nguồn vốn, hoặc nếu có tiếp cận được thì cũng rất ít mà chi phí quá cao do lãi suất cộng với phí bôi trơn cao. Sản xuất toàn xã hội đình trệ.
- Nguồn vốn to lớn của xã hội tập trung vào hai kênh chính là các vina và nhóm lợi ích để hai kênh này dẫn toàn bộ chảy vào hai vùng trũng tưởng dễ kiếm ăn là chứng khoán và nhà đất. Hai thị trường ấy được bơm lên căng phồng, các vina và nhóm lợi ích đặc quyền ấy kiếm ăn vào khoảnh khắc ngắn ngủi nầy, chính là ăn vào vốn vay từ ngân hàng cho đến khi nguồn tiền ấy cạn kiệt, cả hai thị trường đều xệp xuống và xì hơi mạnh đến bẹp dí như hiện nay. 
Vốn bốc hơi theo chứng khoán, vốn chôn vùi vào đất, vốn chảy vào túi tham ô, vốn thất thoát do làm ăn hoang tưởng... Nhà nước nợ nần, ngân hàng cạn tiền, các Vina và các nhóm lợi ích ngập trong biển nợ. 
Nhà nước nợ đến 129 tỉ USD (trong khi GDP chỉ đạt 122 tỉ), các vina sụp đổ, các nhóm lợi ích đang khốn đốn, ngân hàng đứng bên bờ vực, sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp phá sản, lạm phát tăng cao, người lao động thất nghiệp hàng loạt...
Cơ chế thị trường đã quật ngược lại một đòn hiểm ác vào kẻ đòi cỡi lên lưng nó để bỡn cợt với định hướng nầy, định hướng nọ.
Vĩ thanh
Làm sao để cứu vãn tình hình bi đát nầy?
Nhận tiền cứu giúp của quốc tế? Dễ thôi, nhưng phải minh bạch chi tiêu từ trước đến nay và trong tương lai, phải tôn trọng các quy luật thị trường và chưa nói là phải kèm theo điều kiện về nhân quyền. Những yêu cầu ấy dễ cho các nước khác nhưng e rằng không dễ đối với nhà nước đang đòi cỡi lên cơ chế thị trường bằng "định hướng XHCN".
Có lẽ tốt nhất là nhận tiền cứu giúp từ quốc gia không yêu cầu về các điều kiện đó. Trung cộng.
Lịch sử cho thấy "người bạn lớn" nầy chưa bao giờ cho không VN một cái gì. 
Hay là vì vậy mà người bạn ấy càng ngày càng trở nên ngang nhiên trong việc chiếm đoạt biển Đông?
Nhiều người cho rằng, người bạn lớn xác ấy rất ngu khi ngang nhiên vẽ đường lưỡi bò vào hộ chiếu. Không. Họ không hề ngu, họ luôn thận trọng trong việc xâm lấn nầy. Họ biết chắc nắm được biển Đông trong tay rồi nên họ mới cho vẽ đường lưỡi bò ấy cũng như chính thức công bố bản đồ thành phố Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của VN và hầu như gần hết biển Đông.
Mất biển Đông là mất nước. Cái giá quá đắt.








23 commentaires:

  1. Chả thế mà trước cuộc tìm diệt sâu đã có con sâu chúa bò sang Tàu để xin ý kiến chỉ đạo.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Toàn bộ đảng và nhà nước đã nằm trọn trong vòng tay thao túng của bọn tàu cộng rồi .

      Supprimer
  2. Bài viết nầy hay quá ,cái giá phải trả cho kinh tế định hướng thị trường xả hội chủ nghỉa đả PHÁ SẢN hoàn toàn ,nhưng tại sao đảng cứ cố bám víu vào nó.vì nó quá BÉO để bỏ ,ăn ngon quá ,dể gì bỏ ,con cái cha chồng vợ ông bà ngồi mát ăn bát kim cương ,còn dân thì mặc xác chúng mầy /mất biển là chuyện nhỏ ,mất nước còn chẳng quan tâm vì rỏ ràng chi tiền cho mượn chỉ có tàu là không cần nhân quyền /không cần minh bạch tài chánh,bọn mầy càng tham nhủng thì tao chiếm VN càng dể,ăn đi các chú ăn cho no vào chú nào anh trong củng béo tốt mắt híp cả lại ,chỉ trong tháng 10 mà thành phố saigon đả có 20 ngàn doanh nghiệp xin ngừng hoạt động ,các chú sắp chết đến nơi rồi ,qua anh đi anh cho mượn không lấy lải chi nhiều ,chỉ cần giao cái con dấu của CHXHCNVN là xong/hảo lớ

    RépondreSupprimer
  3. Một tấm hình quá đẹp đủ nói lên bao ý nghĩa "đã đổi mới và tiếp tục đổi mới" là đây.

    RépondreSupprimer
  4. thật đáng buồn cho bài viết. đâm sau lưng thì giỏi nhưng chẳng nêu được cái phương hướng nào hết. không thấy xấu hổ khi gọi đây là bài báo sao?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Bài viết này mà nói là đâm sau lưng à? Đập thẳng vào mặt thì có!
      Còn phương hướng ư? anh lee đọc mà không hiểu sao? Có lẽ anh lee không phải người Việt!

      Supprimer
    2. Phương hướng là cắt mẹ nó cái đuôi định hướng đó bác! Đọc mà không hiểu ý ngoài lời, nghi bác có bằng tú tài tại chức quá! Hihi, giỡn chút chơi, đừng giận, ráng học thêm!

      Supprimer
    3. Tại sao gọi là đâm sau lưng?Đây là sư thât nó phơi bày ra và tác giả săp xêp lại cho rỏ ràng thôi.

      Supprimer
    4. Buồn với tủi cho cái em lee này quá.
      Phương hướng ư? trước mắt mà không thấy à? Là dẹp thằng nào đang nói phét: chủ trương kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đi. ừ, cố đọc thêm đi em.

      Supprimer
  5. Ngắn mà hàm xúc. cám ơn bác Chênh.

    RépondreSupprimer
  6. Tàu nó bây giờ là mãnh hổ quá giang , muốn làm chi thì làm. Nó có thói quen ăn hiếp Việt nam văn lang hơn ngàn năm thì nó cứ tiếp tục hù nạt cho vui vậy đó . Nó từ xưa đến giờ có coi mình ra chi đâu , một cái quận lỵ nhỏ bé cho nó xát nhập trong mai sau .Cộng sản mà ngu thì có nước tiêu luôn,nhường nhịn thì nó được đằng chân lấn đằng đầu . Dân có chí chống giặc quật khởi, nhưng kinh tế, quân sự, chính trị, kế sách chiến lược đều lạc hậu , và đều thua nó cả ngàn cây số . Củng như Thiếu Soái quân quèn của Khấu Trọng đương đầu với đại kình địch Tần Vương ..Lý thế Dân cao thủ như mây của Thiên Sách Phủ. Một bộ truyện kiếm hiệp của Huỳnh Dị

    RépondreSupprimer
  7. Toi thay kt thi truong hay XHCN cha co gi kho chi can lanh dao tap trung lam dung nganh nghe cua minh va hop tac voi nhung nghe khac de dua vao nhau cung phat trien.Ong ba ta da noi :nhat nghe tinh nhat than vinh.That dung 1 nghe thi song dong nghe thi chet .Nhu cai thang VINA neu chi tap trung dong tau thi bay gio no da la ong hoang tren the gioi-biet deo gi ve xuat nhap ,bat dong san ,khach san nha hang ,phan tro ,go lat vv ----tai d/c X ngu nhu bo.

    RépondreSupprimer
  8. Ôi! Một tấm hình nói lên tất cả những điều cần phải nói. Thảm thiết, thê thảm như thế này là tới chổ tận cùng rồi. Các ông trên bộ chính trị có ông nào dám xuống ở qua cái chòi tranh vách này một đêm không? dám không? Ở cái đất nước VN đi đâu cũng thấy toàn những khẩu hiệu rổng tuếch, vô ý nghĩa và nghịch lý như thế này.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Sao gọi là Thanh-Cồn Dầu ,hởi Bác Nặc Danh ?Xin giải thich

      Supprimer
  9. Bài viết hay quá , rất xác đáng. Đây là con đường mà đảng ta chọn để đưa đất nước thân yêu này vào tay trung cọng.

    RépondreSupprimer
  10. Khi không làm được gì thì hô khẩu hiệu để lấy khí thế dù là khí thế ảo.

    RépondreSupprimer
  11. Cảm ơn bác Chênh.

    Nhờ bác viết tiếp phần 2 đi, kiểu như: "Cái giá phải trả khi vay tiền của Tàu Cộng" chẳng hạn.

    RépondreSupprimer
  12. Lê Văn Đăng Doanh (TS Kinh tế)29 novembre 2012 à 09:29

    Thật bất ngờ khi đọc bài viết này. (xin lổi tác giả vì theo thói quen tôi nghỉ những người việt cộng đều thường ít học )Nay đọc bài này, thấy tác giã phân tích cái đúng, cái sai, của đảng cộng sản VN tôi lấy làm thán phục. Thực ra, về học thuật kinh tế làm gì có cụm từ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN? mà chỉ có kinh tế tư bản vận hành theo quy luật thị trường là quy luật cung-cầu. Thế thôi. Chắc các bác còn nhớ việc kinh tế XHCN là ngăn sông cấm chợ trước đây. Xin lổi đã lạm bàn. Cái chín ở đây là sự can đảm của tác giã. Nhưng theo tôi bằng cách này hay cách khác mọi người phải phải chung tay làm cách nào để bài viết này được nhiều người biết đến. Chứ gói gọn trong phạm vi này thì e rằng cố gắn của tác giãi sẽ không đạy mục đích. Khi đông đảo quần chúng nhân dân biết được cái sai lầm của đảng cộng sản VN thì đất nước đã rơi vào tay tàu cộng rùi. Tôi nghĩ rằng bài viết này mới là quả đấm thép dám đánh thẳng vào sự sai lầm của chính sách KT-CT-XH hiện tại, chắc chắn tác giã đã lường trước hậu quả khi công bố bài viết này. Theo tôi thiển nghỉ tác giã nên công bố trên BBC, đài tiếng nói Hoa Kỳ hoặc đài Á châu tự do....để mọi người trong và ngoài nước hiểu được bản chất của XH hiện nay....Để mọi người cùng nhau tìm cách tốt nhất ch dân tộc Việt Nam
    Xin thứ lổi vì viết hơi dài

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. LẠI MẠNH CƯỜNG29 novembre 2012 à 21:41

      Thưa tiến sĩ kinh tế Lê Văn Đăng Doanh,

      Tôi cũng thật bất ngờ khi đọc "còm" của ông cho thấy rõ, ông không nắm vững tình hình dân trong nước. Bằng chứng như ông thú nhận, cứ tưởng dân trong nước ít học, nên bla bla bla
      Chuyện ngăn sống cấm chợ vào thời bao cấp. "Xưa rồi Diễm ơi" !
      Hồi đó tôi còn ở trong nước nên rõ vụ này lắm và khốn khổ vì nó không ít.
      Thời bao cấp ấy qua lâu rồi, và nối tiếp bằng thời bao cấp kiểu "khoán sản phẩm" lúc Võ Văn Kiệt còn đang là bí thư ở thành Hồ; rồi linh tinh lang tang mãi mới tới thời "treo đầu dê bán thịt chó" nói trên !

      Chắc ông đã rõ, Cách mạng Tư sản ở Pháp 1789 cũng "lên bờ xuống ruộng" mẵi trong thời gian cả trăm năm hơn mới đích thực có nền cộng hòa như hiện nay, và người ta tiếp tục hoàn thiện nó.
      Cách mạng Hoa Lài ở Ai Cập đang "ẩm ương" phải ko ông ! Tại Lybia cũng rứa ! Syria còn ngổn ngang trăm mối ! Rồi ở Miến Điện chưa rõ sẽ ra sao ? Thái Lan vẫn còn khổ vì dân chủ hóa, bởi quân phiệt và bảo hoàng cứ xen vào phá thối !
      Con đường dân chủ hóa VN cũng rứa và e rằng còn lâu hơn nữa, bởi nhiều lý do lắm. Rõ ràng nhất là, phe dân chủ còn quá yếu; kế đến chẳng những đương đầu với bạo quyện địa phương mà cả với ở Tàu cộng, bởi chúng là những "chủng loại đang có nguy cơ bị diệt chủng" (endangered species), cho nên chúng phải nương tựa vào nhau mà sống và ta bắt chước Tàu y chang, cứ như cha con ruột thịt ấy.
      Còn Mỹ ư ? Chuyên chơi trò Realpolitik (chủ nghĩa duy thực), có lợi nhào dzô, hết lợi bỏ rơi, thậm chí bỏ của chạy lấy người như thời VNCH chắc ông còn nhớ.

      Tạm trao đổi với ông đôi điều nước non tại đây. Mong ông cố để tâm theo dõi các blog lề trái sẽ hiểu thêm về tình hình nước mình, nhất là vai trò của các blogger lề trái đối với dân ra sao ông nhé.

      Cuối tháng 11/ 2012
      Lại Mạnh Cường
      Burg. v/d Pollstr. 124-2
      1064 AZ Amsterdam
      Nederland
      ...-31-20-61.47.967
      lmcuongadam@hotmail.com

      Supprimer
  13. Dư nợ ngân hàng 2,9 triệu tỷ,trong đó tài sản được thế chấp bằng bất động sản chiếm 67% dư nợ ngân hàng, tương đương 1,93 triệu tỷ. Nợ xấu BĐS cũng phải chiếm ít nhất vào 60% dư nợ BĐS, cũng vào khoảng 1,162 triệu tỷ( 58 tỷ đô).Nợ DNNN gần 1,29 triệu tỷ,nợ xấu của DNNN không dưới 60% dư nợ DNN, vào khoảng 774.000 tỷ (38,7 tỷ đô).Tổng nợ xấu toàn bộ hệ thống vào khoảng 1,93 triệu tỷ (96,8 tỷ đô).DNN nợ nước ngoài 120 tỷ đô, nhà nước nợ nước ngoài 210 tỷ đô. Nhà nước, ngân hang, doanh nghiệp hết tiền. Bội chi ngân sách 155.000 tỷ. Nguồn chi ngân sách từ thuế không thu được : 200.000 doanh nghiệp phá sản, 200.000 doanh nghiệp chết lâm sang, còn lại 200.000 doanh nghiệp hoạt động. Nước ngoài không cho vay, vì bội tín vụ Vinasin. Nguồn trả lương từ thuế cho: khối hành chính, các đoàn thể, quân đội, công an, hưu trí…sẽ gặp khó khăn vì hết tiền. Tổng số nợ hiện nay tính cả nợ xấu trong nước là 400 tỷ đô

    RépondreSupprimer
  14. Bữa mô rảnh, bác Chênh về Hoà Quý coi Thanh-Cồn Dầu giở trò với dân:
    Mấy năm trước, hắn lên kế hoạch quy hoạch, biến ruộng HQ thành thành phố. Lập phương án đền bù, giải tỏa v v... xong. Việc đầu tiên là phá bỏ mương thủy lợi, rồi... để đó. Dân HQ mấy năm ni, ruộng còn đó mà không có nước, chờ tiền đền bù để dọn đi thì không biết hồi mô mới có, chờ quy hoạch xong để mua lại 1 lô đất làm nhà cũng chẳng thấy đâu (tiền cọc đã "bị" đóng rồi) Ai phàn nàn thì bị NBT-Cồn Dầu cho đàn em giả dạng côn đồ ném đá vào nhà.

    RépondreSupprimer
  15. Nhìn vào tấm hình không biết đến bao giờ mới tiến được lên! Cảm ơn Bác Chênh bài viết hay quá!

    RépondreSupprimer
  16. Vậy thì phải làm gì đi chứ! Không lẽ ngồi chờ mất nước?

    RépondreSupprimer