20/11/2012

PHẢI CAN ĐẢM NÓI LỜI CÁM ƠN NƯỚC MỸ?


Sau khi bài viết Vô Tận Lòng Dân của tác giả Đào Tiến Thi đăng trên blog Tễu mà blog nầy có giới thiệu lại, bạn đọc Thuy Nguyen từ Canada gởi thư về cho blog nầy nhờ chuyển đến tác giả Đào Tiến Thi để trao đổi lại một số ý. Tác giả Đào Tiến Thi, sau khi đọc thư của bạn Thuy Nguyen cũng có vài ý trao đổi lại. Sau đây là thư của bạn Thuy Nguyen và thư trả lời của tác giả Đào Tiến Thi :
 Phải can đảm nói cám ơn nước Mỹ
Gởi bạn Huỳnh Ngọc Chênh
Qua bài đăng Bó tay hay đấu tranh bằng phương pháp hòa bình thấy bạn có liên hệ với tác giả của bài nên xin nhờ chuyển ý.
Trong bài VÔ TẬN LÒNG DÂN  của Thạc sĩ Đào Tiến Thi thấy có đoạn viết như sau: Đến gần địa điểm gặp gỡ (cổng UBND xã Phụng Công), bà con đứng chật hai bên đường vẫy tay, phất cờ, cứ như cảnh đón chào bộ đội của đồng bào Thủ đô năm 1954 hay đồng bào Sài Gòn năm 1975.

Không ngờ đến giờ này mà còn có người như Thạc sĩ  Đào Tiến Thi  có thể biên là năm 1975, dân Saigon đứng dàn chào đông đảo để đón tiếp bộ đội giải phóng Bắc Việt trong khi ở thời điểm đó cái cột đèn biết đi cũng muốn chạy CS. Không lẽ dân trí của một Thạc sĩ đào tạo tại miền Bắc XHCNVN lại thấp như vậy sao, phải nói là mù về địa chính trị (Géopolitique). Dù bị tuyên truyền nhồi sọ từ nhỏ, nhưng với tiếp cận Internet ngày  nay, đáng lẽ với trình độ Thạc sĩ ông này phải nhìn ra được là cuộc nội chiến thôn tính miền Nam hy sinh bao nhiêu triệu sinh mạng của đồng bào của cả hai miền đất nước là để đánh thuê cho Trung Cộng, cũng như cái gọi là chống đế quốc Mỹ để cứu nước mà Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thường viết trong các bài của ông đăng trên Bauxitevn là thứ  logique rẻ tiền để nói cho người ít học nghe vì một nước dân chủ văn minh giầu có như Hoa Kỳ cần gì phải chiếm Việt Nam vì tài nguyên như thực dân Pháp, ngoài việc đổ vào cả tỷ USD viện trợ kinh tế cũng như quân sự để đem lại tự do cho miền Nam cũng như để ngăn chặn không cho TQ đổ xuống chiếm cứ điểm chiến lược Cam Ranh. Chủ lực quân tác chiến Hoa Kỳ ở miền Nam quy tụ cả ở tại đây (C.R) chỉ để giữ hộ chứ không có ý gì khác đâu.
Nhờ vậy mà dân sống ở miền Nam được hưởng sự sung túc và tự do để có thể gửi con em trong đó có tôi cũng như có các GS như Nguyễn Đăng Hưng , Nguyễn Văn Tuấn , Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Việt Dũng vv… đi Canada,Bỉ, Úc , Pháp , Mỹ vv…du học. Ngoài ra còn trang bị cả phương tiện tân tiến cho các phân khoa như Nha, Y  vv… của đại học Saigon để cho các sinh viên trong nước trong đó có cả các ngài ăn cơm quốc gia thời ma CS như Huỳnh Tấn Mẫn, Hạ Đình Nguyên, Lê Hiếu Đằng vv.. cũng được hưởng. Nước Mỹ đến nay vẫn tiếp tục cung cấp hàng ngàn học bổng cho sinh viên VN sang học tại Mỹ để đào tạo các loại chuyên viên tương lai cho nước ta.
Khi bị bắt buộc phải ném bom miền Bắc để buộc Hanoi ngồi vào bàn hội nghị thì họ cũng đã nhân đạo tìm cách chỉ nhắm các mục tiêu kinh tế chứ không ném vào dân trong khi quân CSBV pháo kích bừa bãi trong Nam. Do đó không nên truyền bá (véhiculer) các luận điệu xuyên tạc nêu trên, để nâng dân trí làm bớt căm thù, thì mới mong hòa giải dân tộc cũng như mới có ngày sát gần lại được với nhân dân Mỹ để có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Thiển nghĩ  cũng nên can đảm nói cám ơn nước Mỹ và nhân dân Mỹ thay vì gọi oan người ta là đế quốc xâm lăng.
Thuy Nguyen
Việt Kiều Canada vùng Montréal



Gửi ông (bà ) Thuy Nguyen
Ông (bà) muốn góp ý tôi về chi tiết người dân SG đứng chào những người lính giải phóng năm 1975 mà theo ông (bà) Thuy Nguyen là không có thật, theo Thuy Nguyen thì đến cái cột đèn cũng phải chạy CS, và từ đó cũng muốn tôi hiểu đúng hơn về nước Mỹ.
Tôi xin nói vắn tắt thế này:
1. Chuyện người dân SG đứng đón quân GP năm 1975 là có thật. Có những thước phim của các ký giả ghi lại điều đó. Hai người anh trai của tôi trong đội quân tiến vào SG hồi ấy cũng xác nhận điều đó.
2. Sự thật nêu ở (1) không bác lại một sự thật khác như Nguyen Thuy nêu: Có một bộ phận chạy trốn CS. Sự chạy trốn ấy có thể từ rất nhiều lý do: thù ghét CS, sợ CS trả thù, sợ nghèo đói,...
3. Sự đón chào một chế độ với sự thật về chế độ đó hoặc những biến chất của chế độ về sau là hai việc khác nhau. Dẫn sự kiện 1975 tôi chỉ muốn nói đến sự chân thành, vô tư của người dân. Giả sử hôm 18-11 ấy, trong số về VG có nhiều quan chức nhà nước xấu, có nhiều ông nghị xấu, họ về với mục đích xấu hay về cho phải phép mà thôi thì cũng không thể chê trách người dân VG hay phủ nhận sự chào đón nhiệt tình có thật của họ.
4. Nước Mỹ là một nước văn minh, tiến bộ. Tôi kính trọng nước Mỹ. Tuy vậy không phải bất cứ việc làm nào của họ cũng là đúng. Cũng như nước Pháp, trung tâm của thế kỷ Ánh sáng, đem lý tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái truyền bá khắp châu Âu và thế giới, nhưng khi họ xâm lược và thống trị VN (cũng như nhiều nước khác) thì có đầy rẫy hành động phản lại lý tưởng trên.
5. Động cơ và kết quả của một hành động cũng là hai việc khác nhau. Người Pháp đi xâm lược và độ hộ VN với mục đích thực dân nhưng kết quả họ lại đem đến những thay đổi tích cực cho VN, đó là việc thuộc về khách quan, ngoài ý muốn của họ. Ví dụ họ muốn khai thác thuộc địa thì phải xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ đó mà VN mới có điện, đường sắt, bưu chính, thuỷ lợi,... và phải đào tạo nhân lực, do đó mà VN có trường đạo học, có viện nghiên cứu, có đội ngũ trí thức mới. Nếu mục đích tốt thì việc gì phải chinh phục bằng pháo hạm? Trước đó người Pháp, với các cuộc xâm lăng của Napoleon đối với châu Âu cũng tương tự: Napoleon đi xâm lược những đã góp phần làm cho hệ thống phong kiến già nua bảo thủ ở các quốc gia châu Âu sụp đổ. Những gì người Mỹ làm cho miền Nam VN thì cũng thế. Người VN hôm nay ghi nhận những việc làm có giá trị tích cực  của người Pháp, người Mỹ. Còn nếu cảm ơn thì chỉ cảm ơn những cá nhân, những tổ chức, bằng hành động có ý thức, nhân công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân mà họ cố gắng đem đến điều tốt đẹp cho nhân dân bản xứ, ví dụ như bác sỹ Yersin, ví dụ như Viện Viễn Đông Bác cổ. Còn bảo người VN cảm ơn những việc như cuộc tàn sát Mỹ Sơn năm 1968 hay cuộc ném bom huỷ diệt Hà Nội 12-1972 thì thật là điên. Chính người Mỹ cũng đã phải hối hận về những hành động đó.
6. Có thể tôi bị nhồi sọ, điều đó là bình thường ("Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" mà) nhưng tôi luôn cố gắng vượt qua thiên kiến chính trị, không để thiên kiến chính trị che mờ mắt. Qua thư của Thuy Nguyen, tôi thấy ông (bà) còn nặng thiên kiến chính trị quá.
Dù sao tôi cũng cảm ơn về sự thành thực của ông (bà).
Gửi lời chào trân trọng.
Đào Tiến Thi




51 commentaires:

  1. Bàn cãi làm gì cái chuyện nguời dân Saigon hoan nghênh Bắc Việt tiến quân vào thành phố là thực hay giả. Trong một xã hội cũng có nguời thế no thê kia. Vấn đề là những Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Hiếu Đăng..." ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản " giờ ra sao "
    Quan trọng hơn nữa là cuộc chiến tranh suốt 20 năm đuợc cộng sản gọi là " Chống Mỹ cứu nước ". Giờ sử đảng công khai 1954, Lê Duẩn lộn sòng ở lại miền nam để tổ chức thôn tính miền Nam. 1960, đại hội đảng ra nghị quyết gây chiến tranh giải phóng để thống nhất đât nuớc. Đến năm 1963, cộng sản lu loa lính Mỹ đổ vào Saigòn xâm chiếm miền nam. Sau 1973 " đánh cho Mỹ cút ", mở hiến dịch Hồ Chí Minh tổng tiến công " quân nguy ";Thực chất là tổng tiến công kết thúc nội chiến.
    Cả triệu nguời Việt phải vuợt biển tìm cái sống tự do. Nguời Mỹ giang tay ra đón, cưu mang họ . Năm nay, cộng sản dự toán 10 tỷ đô la nguời Việt di tản đưa về nươc. Giải thưởng toán học thế giới Ngô Bảo Châu sang Mỹ để phát huy thành quả tóan học....
    Barack Obama chính thức lên tiếng bảo vệ nhân quyền cuả nguời dân Việt...Thế nên những ai đó từng phất cờ với Việt cộng tràn vào Saigòn bây giờ quay ra phất cờ đánh trống hoan nghênh Mỹ.

    RépondreSupprimer
  2. Trước khi góp ý,tôi cho là bác Thuy Nguyên đã
    sai về số người "hồ hỡi" (sảng) chào Cách Mạng và càng sai khi tỏ vẻ cám ơn Mỹ.Chiến tranh dù
    nhân danh chính nghĩa nào cũng đáng lên án.
    Xin phép được hỏi bác Đào Tiến Thi rằng chống
    Mỹ có phải là để cứu nước không ?
    Căn cứ vào thực tế,tôi xin nói thẳng là sai mà
    thực chất là cộng sản hóa cả nước.Nói khác đi, chống Mỹ vì Mỹ là tư bản hay vì ý thức hệ của
    chế độ miền Bắc theo chủ nghĩa CS.
    Thực tế là bằng chứng bác bỏ hoàn toàn tất cả
    mọi luận điệu tuyên truyền về "cứu nước" !

    RépondreSupprimer
  3. Nguyễn Văn Trúc20 novembre 2012 à 19:06

    Gửi anh Đào Tiến Thi,

    Tôi đồng ý với nhận định của anh. Tuy nhiên chỉ đồng ý một phần trong đó thôi. Đồng ý với anh là thực dân Pháp sang nước ta chỉ nhằm mục đích khai thác thuộc địa. Tuy nhiên, với Mỹ là hoàn toàn khác. Mục đích chính của Mỹ là ngăn chặn làn sóng đỏ tràn xuống phía Nam bao trùm khu vực Đông Nam Á. Cho nên họ muốn biến miền Nam VN trở thành một quốc gia thân Mỹ, tương tự như Nam Triều Tiên tức Hàn Quốc ngày nay.
    Trong khi đó, miền Bắc VN bị mê hoặc vào cái gọi là XHCN để xây dựng một thiên đường (mà đến ngày hôm nay đã chứng minh thực tế phũ phàng). Tiếc rằng khát vọng đó đã bị Trung Quốc và Liên Xô lợi dụng cho sự bành trướng thế lực của họ đặc biệt là Trung Quốc muốn biến Việt Nam trở thành vùng đệm an ninh và ngăn chặn một Việt Nam thân Mỹ mở đường cho quân đội Mỹ áp sát biên giới Trung Quốc (xin xem bài "Thân Việt Nam trước đã" của Hạ Đình Nguyên). Anh Đào Tiến Thi hãy nhìn Nhật, Hàn Quốc, Tây Đức (CHLB Đức) có cùng hoàn cảnh lịch sử một thời tương tự miền Nam VN nhưng rồi họ có bị Mỹ chiếm đất, bành trướng, đưa dân Mỹ sang sinh sống đâu. Chẳng phải họ vẫn giữ được độc lập và ngày càng phát triển đó sao (tuy họ vẫn thân Mỹ) ? Đặc biệt anh Thi hãy theo dõi tình hình Nam Bắc Triều Tiên xem có giống như y đúc hoàn cảnh nước ta khi còn chia cắt 2 miền không ?
    Nếu cho rằng tất cả điều đó chẳng qua là khách quan ngoài ý muốn của Mỹ thì tại sao Việt Nam ta không biết nương vào cái khách quan đó để đưa đất nước phát triển, độc lập, giàu mạnh như Hàn Quốc. Còn Bắc Triều Tiên thì sao ? Đừng quên là năm 1950 với sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô, họ đã bất ngờ xua quân tấn công Hàn Quốc nhằm "giải phóng miền Nam" nhưng may mắn là họ đã thất bại. Nước ta tuy đã thống nhất được gần 40 năm rồi nhưng chúng ta đã bằng được mấy phần so với Hàn Quốc ? Còn chuyện dân SG đứng chào những người lính giải phóng năm 1975 thực sự có thật. Tuy nhiên phần lớn là do bị ép buộc. Nếu họ không làm thế thì chuyện không hay sẽ đến với họ. Cứ nhìn dân Bắc Triều Tiên khóc khi ông chủ tịch Kim qua đời thì rõ. Đó là sự thật mà các cụ trong gia đình tôi đã kể lại cho tôi.

    Thư đã dài. Tôi xin ngưng tại đây. Mong nhận được hồi âm của anh. Chúc anh luôn khỏe.

    P/s: Kính nhờ anh Huỳnh Ngọc Chênh giúp tôi chuyển bức thư đến anh Đào Tiến Thi. Chân thành cảm ơn anh Chênh rất nhiều.

    Tôi là dân Sài Gòn. Bố mẹ tôi đã tham gia kháng chiến chống Mỹ và đạt huân chương. Gia đình của tôi là gia đình cách mạng. Tuy nhiên cái gì đúng, là sự thật thì chúng ta nên nhìn nhận để từ đó rút kinh nghiệm mà tìm phương cách đưa đất nước thoát khỏi tình cảnh như hiện nay để tiến lên ngang bằng các cường quốc.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tôi trân trọng những ý kiến của anh Nguyễn Văn Trúc. Tuy nhiên hầu hết ý kiến của anh đã đi ra ngoài vấn đề chúng ta đang bàn, cho nên tôi xin không trao đổi ở đây. Hẹn khi nào có dịp tôi sẽ có ý kiến.

      Supprimer
    2. K/g a. Đào T. Thi! Tôi nhận thấy ý kiên của a.Nguyen Van Truc ko hẳn là đi lac ra ngoài chủ đề đâu! Mặc dù đó là ý phụ nhưng nó giải thích, minh họa , hỗ trợ cho ý chính, lam sáng tỏ cho nhận đinh

      Supprimer
    3. Nguyễn Văn Trúc21 novembre 2012 à 09:56

      Tôi rất vui mừng khi anh Thi đã dành chút thời giờ quý báu để hồi âm cho tôi. Xin gửi anh lời chúc sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.
      Tôi không nghĩ mình đã đi ngoài vấn đề như anh đã nói. Ý kiến của tôi chỉ muốn nói lên sự thật và nhấn mạnh vào vấn đề chúng ta nên tìm hiểu và nhìn nhận sự thật để lấy đó làm bài học kinh nghiệm cùng ngồi lại với nhau tìm phương cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng như hiện nay. Tóm lại ý kiến của tôi có những điểm chính:

      1/ Mỹ không giống Pháp (như khai thác thuộc địa, xâm chiếm đất đai và thực dân). Ý muốn thực sự của Mỹ là ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản bành trướng xuống phía Nam bao trùm khối Đông Nam Á gây hại đến các đồng minh của Mỹ. Và đó là sự thật của cuộc chiến tranh Việt Nam.
      2/ Tôi không khuyên chúng ta buộc phải thân Mỹ. Thực ra Mỹ rất thực dụng. Và Mỹ không tốt mà cho không ai điều gì. Quan hệ với Mỹ là kiểu "Bánh ít đi qua, bánh quy đi lại".
      Tuy nhiên, nước Mỹ với nền dân chủ tương đối cao, có nhiều cái hay trong quản lý, khoa học mà chúng ta cần tiếp cận để học hỏi nhằm đưa đất nước phát triển. Và những quốc gia như Nhật, Hàn Quốc, Tây Đức đã biết nương vào cái thế của Mỹ, lợi dụng cái đó làm sức bật cho chính đất nước họ. Trong khi đó chúng ta lại ngộ nhận sự thật và tốn biết bao xương máu, thời gian cùng tiềm lực đất nước cho cái gọi là chống Mỹ cứu nước để rồi cuối cùng thân Tàu. Chúng ta đã học hỏi được gì ở Tàu ? Chúng ta đã nương vào cái thế của Tàu để đưa đất nước phát triển, giàu mạnh ?
      Trong ngành Quản Trị Học có 4 nguyên tắc trong quan hệ. Đó là:
      - Thắng <-> Thắng
      - Thắng <-> Thua
      - Thua <-> Thắng
      - Thua <-> Thua
      Như tôi đã nói, người Mỹ không cho không ai cái gì. Quan hệ với họ phải sòng phẳng có qua có lại. Nói tóm lại là đôi bên cùng có lợi (tức Thắng <-> Thắng nếu chúng ta biết khai thác tốt mối quan hệ).
      Còn quan hệ với Tàu. Người Tàu họ chỉ muốn tất cả cái lợi về phần họ và đối phương thua trắng, mất trắng. Đó chính là mối quan hệ Thắng <-> Thua.

      Thưa anh Thi, sự thật muôn đời vẫn là sự thật. Tuy nhiên, ở một thời điểm nào đó nó chưa được nhìn nhận do nhiều lý do. Nhưng thời gian sẽ chứng minh cho tất cả cùng rõ. Cũng giống như ngày xưa các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Hạ Đình Nguyên v..v... đã có cái nhìn chưa chính xác về một số vấn đề. Và thời gian đã giúp các anh ấy thấy rõ hơn những vấn đề mà mình đã ngộ nhận.

      Supprimer
    4. Tôi đồng ý với nhận định của anh Trúc về 4 nguyên tắc trong quan hệ. Chúng ta có thể thấy rõ vấn đề này trong trường hợp Israel về quan hệ Thắng <-> Thắng. Mỗi năm Mỹ viện trợ cho Israel hàng tỷ USD cả kinh tế lẫn quân sự. Mục đích của Mỹ là duy trì một nước Israel hùng mạnh giúp làm vững chắc thế đứng của Mỹ ở khu vực Trung Đông chiến lược. Đây hoàn toàn không phải làm từ thiện. Và Israel nhận viện trợ của Mỹ cũng không phải ăn bám, sống nhờ vào ngoại bang. Israel đã biết tận dụng lợi thế đó khai thác sức mạnh của Mỹ nhằm tìm kiếm an ninh cho mình để sống sót và phát triển trong cái thế mà xung quanh họ toàn là các nước Ả Rập, Hồi Giáo thiếu thân thiện với nhà nước Do Thái. Và Israel đã chứng tỏ bản lĩnh của mình là quốc gia phát triển, dân chủ, mức sống cao, khoa học kỹ thuật phát triển.
      Gần đây chúng ta đã được chứng kiến một Miến Điện thay đổi nhằm cắt đứt sự lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Mỹ cần Miến Điện để tạo vòng vây kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy. Miến Điện cần Mỹ để có thể tách khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc (cũng như tránh bị trở thành 1 Tây Tạng thứ 2).
      Qua vài ví dụ trên cho chúng ta thấy mối quan hệ Cộng Sinh (đôi bên nương tựa vào nhau mà sống) hoặc gọi là Thắng <-> Thắng theo cách gọi của Quản Trị Học.
      Vì thế chúng ta phải lấy đó làm kinh nghiệm chọn bạn mà chơi để dùng nó làm đòn bẩy đưa đất nước tiến lên.

      Supprimer
    5. Tôi đồng ý với anh Trúc về chuyện thằng Tàu. Bản chất xưa nay của thằng Tàu là luôn muốn tất cả là nô lệ của nó.
      Bất kỳ ai làm ăn, hợp tác với nó, nó đều muốn giành toàn phần lợi về cho nó. Chơi với Tàu đừng mong có chuyện sòng phẳng, đôi bên cùng có lợi. Chà đạp đối phương dưới gót giày của mình là niềm vui của người Tàu.
      Khi hợp tác với Tàu. Đầu tiên Tàu bằng thủ đoạn dơ bẩn chèn ép đối tác nhằm kéo phần hơn về cho mình chỉ chừa cho đối phương quyền lợi ít hơn (bao nhiêu còn tùy thuộc tiềm lực của đối tác đó). Khi đối tác thua thiệt nhiều lần sẽ suy yếu. Từ đó Tàu trói buộc đối tác lệ thuộc vào mình. Dần dần đối tác mất trắng không còn gì nữa thì sẽ trở thành NÔ LỆ của Tàu.

      Đó chính là quan hệ Thắng <-> Thua.

      Supprimer
    6. Tôi vừa đọc được bài viết về Bắc Triều Tiên. Mời mọi người cùng tham khảo.

      Bắc Triều Tiên : Dùng thủ đoạn buộc người dân về nước

      Đến với Bắc Triều Tiên, Le Figaro có bài « Bắc Triều Tiên đã giăng bẫy những người trốn chạy như thế nào ? ».

      Những người trốn chạy ở đây là chỉ những công dân Bắc Triều Tiên bí mật rời khỏi đất nước với ước mơ đổi đời tại Hàn Quốc. Mỗi năm có hàng ngàn người như vậy tìm đến phía Nam qua đường Trung Quốc. Theo tờ báo, kể từ khi kế nhiệm cha mình hồi cuối năm ngoái, ông Kim Jong Un đã tăng cường biện pháp buộc những người thuộc thành phần nói trên về nước. Kết quả là năm 2012, số người vượt biên đến Hàn Quốc đã giảm đến phân nửa.

      Nói về biện pháp buộc người dân về nước, Le Figaro chỉ rõ đó là : gây sức ép và hăm dọa. Khi trốn chạy khỏi Bắc Triều Tiên, dĩ nhiên người trốn chạy vẫn còn thân nhân ở lại trong nước. Và Bình Nhưỡng đã dùng tính mạng những người này để đe dọa những người vượt biên. Khi người vượt biên về nước, Bình Nhưỡng lại buộc họ phải xuất hiện trên truyền hình quốc gia thừa nhận sai lầm và phải tố cáo « xã hội tư bản » của Hàn Quốc là « thối nát, bất công và nhũng nhiễu ».

      Theo Le Figaro, từ khi lên nắm quyền đến nay, chính quyền Kim Jong Un đã tiến hành ba vụ buộc xuất hiện trước công chúng tố cáo miền Nam theo kiểu nêu trên. Đây là một biện pháp tuyên truyền nhằm che lấp những yếu kém trong phát triển của chế độ đối với người dân, từ đó hạn chế dòng người vượt biên sang Hàn Quốc.

      Trích nguồn RFI: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121120-hoa-ky-hop-tac-voi-asean-de-doi-trong-voi-trung-quoc

      Supprimer
    7. Nói chưa đủ, tôi vẩn mạn phép chấm còm này 9.5 điểm. Hoàn cảnh của tôi khá giống anh bạn, cũng gia đình cách mạng, cũng Huân Huy chương đầy nhà nhưng sự thật phải là sự thật, đừng nên a dua binh phe tâng bốc hoặc mị dân giáo điều.

      Supprimer
  4. Ông hay bà Thủy Nguyên này mà cầm quyền thì cũng đè chết dân và xệ bụng hưởng thụ, bám đít ngoại bang mà thôi! Những Lê Hiếu Đằng, Huỳnh tấn Mẫm..đâu phải bẩm sinh là cộng sản, họ cầm súng và chịu tù đày cũng là vì chịu không thấu thế hệ đàn anh như thế. Đừng dậu đổ bìm leo mà vô lễ với họ. Ít ra, những ngày tháng ấy, họ không chịu cúi mặt ngậm miệng như những kẻ trốn lính và hưởng thụ.Tương lai đất nước thuộc về những người có lòng yêu dân tộc và sáng suốt, chứ không thuộc về những kẻ mê muội ở cả hai phía.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. khi huỳnh tấn mẩn biểu tình thì bạn ở đâu? Saigon hay trong Bưng?

      Supprimer
  5. Chúng ta,những người VN sẽ nói cảm ơn nước Mỹ một cách thành thật chứ ko cần một sự can đảm nào cả.Nhưng lý do cảm ơn ko phải là lý do ông/bà THUY NGUYEN nêu ra .
    Trước hết,xin cảm ơn nước Mỹ như một tấn gương sáng ngời về lòng yêu nước,tính can đảm của nhân dân Mỹ .Xin cảm ơn nước Mỹ đã chỉ ra năng lực sáng tạo của con người lớn đến dường nào với minh chứng một nền tảng KHKT phát triển và ko ngừng phát triển với trình độ cao .Xin cảm ơn nhân dân Mỹ đã tranh đấu ko mệt mỏi để xây dựng nền văn minh dân chủ ngày càng hoàn thiện hơn .Xin cảm ơn nước Mỹ đã chỉ ra một chân lý "kẻ thù mạnh chỉ khi ta suy yếu...".
    Tôi chắc rằng,nhân dân Mỹ ko nhận lời cảm ơn của ông/bà THUY NGUYEN đâu .Bởi lời cảm ơn ấy ko phải thứ họ cần và chắc họ sẽ hết sức thất vơng về nhận thức của ông/bà THUY NGUYEN về lịch sử,về xã hội .
    Ko có thứ logicque rẻ tiền,vì logicque ko phải là hàng hóa .
    Nhân dân VN rất gần gũi với nhân dân Mỹ,rất sát với nhân dân Mỹ .Còn tiến tới nước VN có gần ,có sát với nước Mỹ hay ko nó phụ thuộc rất nhiều tiến trình dân chủ hóa tại VN mà chúng tôi đang tranh đấu .
    Chúng tôi cảm ơn nhân dân Mỹ và ko nhờ ông/bà THUY NGUYEN cảm ơn hộ

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cảm ơn hehenathuy "Nhân dân VN rất gần gũi với nhân dân Mỹ,rất sát với nhân dân Mỹ .Còn tiến tới nước VN có gần ,có sát với nước Mỹ hay ko nó phụ thuộc rất nhiều tiến trình dân chủ hóa tại VN mà chúng tôi đang tranh đấu ."

      Supprimer
  6. nuoc my da do hang trieu lit chat doc mau da cam,suong manh dat hinh chu s de lam gi ha thuy nguyen.

    RépondreSupprimer
  7. Đào Tiến Thi trả lời khá thuyết phục. Chính ông (bà) Thuy Nguyen mới là người bị nhồi sọ nên sự hiểu biết rất nông cạn và chứa đầy những thành kiến u tối.

    RépondreSupprimer
  8. Có 4 người cùng nằm trong 1 cái chăn (mền) vừa có rận vừa có rệp. Hai người ghét rận, 2 người ghét rệp và cả 4 người bất đồng ý kiến về việc trị rận và rệp thế là đâm ra cãi nhau rồi thụi nhau ngay trong chăn. Hai người ghét rệp tức mình xì hơi cho hai người kia hửi. Đáp trả lại, hai người ghét rận vãi ra quần cho hai người kia sợ. Mà quả thật, hai người ghét rệp chịu không thấu nên đã bỏ chạy để 2 người ghét rận nằm lại trong chăn ngửi mùi thúi, mùi rệp và bị rận rệp chích. Mới đầu hai người này còn tự hào nói với nhau: ha ha, mình giỏi nên mình chiến thắng. Lâu dần, một người chịu không nổi ... diều kiện "khắc nghiệt" nên muốn thoát ra ngoài chăn nhưng bị người kia giữ rịt lại không cho ra vì cho rằng nếu anh chui ra là anh vô ơn bạc nghĩa. Hai anh ở ngoài thấy anh này muốn chui ra mà không không được nên muốn giúp trừ rận và rệp. Thế nhưng anh muốn chui ra lại nghĩ: nó mà diệt được đám rận rệp trong chăn thì nó có công lớn còn mình trở thành cái thằng a dua làm bậy. Vì suy nghĩ đó anh ta mới nói rằng: nếu các anh muốn tiêu diệt hết rận rệp thì sau này tôi cũng phải có công nữa đấy nhé. Một anh ở ngoài nghe thấy vậy nên tức khí trả lời: đã bị ngửi mùi thúi hoắc còn bị rận rệp cắn mà không biết thân, bây giờ có người giúp mà còn đòi có công thì cứ mà nằm trong chăn để mà biết chăn có rận! Anh ở trong chăn không muốn ra nói với anh muốn ra rằng: mày thấy không, tụi nó đâu có thực tâm muốn giúp mày ra. Thôi cứ ở chung với tao, chừng nào rận rệp hút hết máu của mày thì tụi mình cùng chết chung vậy!

    RépondreSupprimer
  9. Thoi buoi nay ma van con nhung loai thien kien chinh tri, con lau chung ta moi doan ket dc. Tot nhat la chung ta ko tranh luan kieu cut may thoi, cut tao thom. Cac cu day roi "chuot tru che khi rang hoi, khi moi bao rang co ho may thom".

    RépondreSupprimer
  10. Tôi là người xuống đường "chào đón" quân GP năm 1975 ở trước chùa Vĩnh Nghiêm. Thật ra là tò mò thôi, và rảnh rang vì thời điểm đó hoang man chẳng biết làm gì cả. SG lúc đó rất đông người từ các tỉnh khác chạy về nên ngoài đường lúc nào cũng đông đúc.
    Đừng trách Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm. Thật ra họ đáng thương hơn là đáng giận. Họ giống như những người hút xì ke lúc nhỏ muốn hút thuốc để chứng tỏ, đến khi già rồi thì cai thuốc để chữa bịnh.
    Cuộc nội chiến 20 năm là do lãnh đạo CS, nước VNCH cũng là sản phẩm của những người CS. Ông Diệm, Thiệu chỉ là những người tình thế phải lãnh đạo thôi. Việc Mỹ đem quân vào MN hay ném bom MB cũng do những nhà lãnh đạo CS mà ra. Nếu họ khôn khéo và biết thương dân, yêu nước thì đất nước VN đã tránh được hiểm hoạ này. Chẳng hạn Sadam Hussen khôn ngoan một chút thì sẽ không có chiến tranh Irắc và ông ta cũng không chết bi thảm.( như các ông hoàng Arập).
    CNCS hay CNTB cũng đều là sản phẩm của người da trắng, họ tạo ra và những gì hay thì họ sử dụng, những gì dỡ thì họ vất đi. Những người dân ở Mỹ, Anh Canada ...chẳng bao giờ coi mình là TB hay CS gì cả. Họ là những người dân tôn trọng pháp luật, luật đi đường,đóng thuế, đi học, đi làm...Họ có hàng chục đảng phái tranh cử nhưng chẳng ai khoe mình là Đảng viên cả. Chẳng ai khoe mình là 50 tuổi đảng như ở VN đâu. Việc Thủ tướng từ chức là bình thường, đôi khi vì mất uy tín đôi khi vì không muốn làm nữa. Một đảng viên cao cấp của đảng nầy nhảy sang tranh chức Thủ lãnh (Leader) của đảng khác là chuyện bình thường.
    Ví dụ ông Bob Rae là thủ hiến tỉnh bang Ontario ( thuộc đảng NDP) ra tranh chức Leader của đảng Liberal Liên bang.
    Vài dòng chia sẻ.

    RépondreSupprimer
  11. có suy nghĩ giống th sĩ đà tiến thi.

    RépondreSupprimer
  12. Tôi sống ở Sài Gòn tháng tư năm 1975.
    Bức tranh SG ngày ấy không dễ gì mô tả bằng vài dòng chủ quan như một số quí vị đã viết.
    Ngày 30 tháng tư khi quân đội CS tiến vào SG, có nhiều người đau buồn, hốt hoảng, trốn chạy,
    cũng có nhiều người thuộc mọi chức vụ lớn nhỏ vẫn bình tĩnh ở lại cùng đơn vị để hoặc tiếp tục chiến đấu hoặc chờ cái chết có thể xảy đến cho người thua trận;
    song,
    cũng có người ra đường phất cờ ủng hộ CS,
    lại có nhiều người không buồn không vui chỉ lo...đi khuân đồ,
    và cũng có nhiều người đóng chặt cửa nhà, ngồi lặng im, chờ xem cái gì sẽ đến,
    và còn nhiều hình ảnh khác nữa.
    Hình ảnh của ngày 30 tháng tư năm 1975 tại SG là một hình ảnh phân hóa đa cực đầy tuyệt vọng của đất nước, đến bây giờ vẫn chưa thôi.
    Nếu mình nghĩ chưa sâu và chưa thấy chưa nghe nhiều thì tốt nhất là đừng viết.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. bạn nói đúng lắm. cảm ơn bạn

      Supprimer
  13. Tôi chỉ muốn nói 1 ý thôi. là năm 1975 có chuyện người dân sài gòn ra đường vẫy vẫy bộ đội tràn vào thành phố thật, nhưng phần đông là do sự tổ chức vận động của cán bộ nằm vùng, phần còn lại do hiếu kỳ muốn ra đường để mục sở thị xem mấy mấy anh bộ đội " giải phóng" có phải là quỉ như từng nghe tuyên truyền hay cũng là người bình thường? cuối cùng cứ cho là họ ra đường vui mừng chào đón đi, nhưng đến nay ai cũng hiểu đó là sự vui mừng ngộ nhận, thực chất đó là một kỷ niệm buồn, một ngày đau thương đau khổ đau buồn cho cả dân tộc VN. Âý vậy thì tốt nhất là hãy quên nó đi, đừng đem ra so sánh với sự kiện bà con Văn giang thực sự vui mừng chào đón phái đoàn hôm 18/11. Rất mong thạc sỹ DTT xem xét lại ý kiến của mình./

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Gửi bác Lý Lương Dân
      Như tôi đã nói trong thư gửi Nguyên Thuy, ngày 30-4-1975, trước đoàn quân tiến vào tiếp quản SG, có người chào đón, có người chạy trốn, nhưng tôi nghĩ không khí chào đón (chào đón thành thực) vẫn là chính. Số đồng bào ra chào đón, về sau XH mới có được như đồng bào mong muốn hay không lại là chuyện khác. Ngày 18-11 vừa qua bà con Văn Giang chào đón chúng tôi thì cũng tương tự thế. Chúng tôi cũng nói rõ: chúng tôi không quyền, không chức, đến chỉ để chia sẻ nỗi niềm của bà con, còn nói về giúp đỡ thì chỉ có thể góp một chút tiếng nói trước công luận, thế thôi. Chúng tôi không phải là những vị cứu tinh, nếu không muốn nói thực ra cũng chỉ là "Cùng một lứa bên trời lận đận". Bà con cũng hiểu điều ấy nên càng yêu quý chúng tôi.
      Trở lại ngày 30-4, nó là ngày vui hay buồn thì đều đáng ghi nhớ chứ sao lại phải quên? Ký ức lịch sử càng rõ ràng thì chúng ta càng có kinh nghiệm để đỡ đi những sai lầm, khổ đau.
      Cũng phải thấy chế độ SG thế nào thì nó mới sụp đổ chứ? Sau năm 1975, tôi cũng có thời gian gần 5 năm sống ở miền Nam, tiếp xúc với hàng nghìn con người ở cả hai phía. Dư luận ở cả hai phía đều cho rằng chính quyền VNCH sụp đổ là không tránh khỏi. Không phải họ thua quân đội Bắc Việt (vì quân đội VNCH được trang bị tốt hơn, lại có QĐ Mỹ giúp sức). Nhưng nó không được lòng dân. Nhiều người là công chức của chế độ VNCH, ăn lương của chế độ nhưng lòng họ hướng về CS, "thân Hán mà lòng Hàn" nên khi có điều kiện là họ theo CS (Mở ngoặc: Tôi rất kính phục những người "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" thời VNCH, vì họ sống theo lý tưởng, khác hẳn số sống theo kiểu giá áo túi cơm, cứ có lợi thì theo, bất chấp phải trái; bọn này bây giờ rất nhiều). "Chế độ SG thua vì nội công quá nhiều", đó là cách giải thích ngắn gọn của người dân miền Nam (sống dưới chế độ SG) thường nói với chúng tôi. Vì sao người ta làm nội công quá nhiều cho CS? Cái này các bác đã từng sống ở MN ngày trước biết rõ hơn chúng tôi.
      Cũng xin nói thêm điều này với nhiều còm sỹ khác: nhiều bác cứ ngồi khen chế độ SG xưa, hết sức chê chế độ bây giờ, vậy sao các bác không đấu tranh như chúng tôi, những người được chính chế độ CS nuôi dưỡng nhưng dám đấu tranh chống lại những bất công của nó?

      Supprimer
    2. Nguyễn Văn Trúc21 novembre 2012 à 20:12

      "Cũng xin nói thêm điều này với nhiều còm sỹ khác: nhiều bác cứ ngồi khen chế độ SG xưa, hết sức chê chế độ bây giờ, vậy sao các bác không đấu tranh như chúng tôi, những người được chính chế độ CS nuôi dưỡng nhưng dám đấu tranh chống lại những bất công của nó?"

      Tôi hoàn toàn nhất trí với anh Đào Tiến Thi về luận điểm này. Chuyện ngày xưa đã là quá khứ, thuộc về dĩ vãng rồi. Cho dù nó ra sao cũng không ảnh hưởng, thay đổi được gì đến chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta nói về nó, bàn về nó chủ yếu tìm ra và nhìn nhận sự thật để rút kinh nghiệm nhằm tránh sai lầm cho tương lai.
      Mỗi người chúng ta đều có nhận định riêng về biến cố lịch sử đó dựa vào khả năng và nhất là những thông tin (có thật) mà mỗi cá nhân có được. Tuy nhiên đừng vì nó mà chúng ta bất hoà với nhau. Bởi vì đó không phải là mục tiêu của chúng ta. Cái mục tiêu thật sự của chúng ta như anh Đào Tiến Thi mong muốn: "Chúng ta phải dám đấu tranh chống lại những bất công." Bởi chỉ có như thế mới có sự thay đổi.

      Supprimer
    3. ba toi ke lai, chay ra duong an mung vi ko con chien tranh, chu chang ung ho CS. Dan ai cung so chet choc, so chien tranh, het la mung. Nhung phai thua nhan dan mien Nam song trong mot che do tot hon bay gio.

      Supprimer
    4. Bác Thi chỉ nói bậy! Không có chế độ nào nuôi dưỡng người dân hết bởi chế độ không khải là cái máy để đẻ ra của cải nuôi dân! Chỉ có người dân tự làm lụng vất vả trong mối quan hệ hữu cơ của xã hội để tự nuôi sống bản thân mình và gia đình. Chính Bác còn mang trong đầu ý tưởng chế độ cs ban phát cho dân thì làm sao Bác có thể đấu tranh chống lại những bất công của chính chế độ này! Giống như trường hợp một người nuôi một đứa trẻ (không máu mủ) và nói với nó rằng: "Tao nuôi dưỡng mày thì mày không được phản tao!" Thế thì đứa trẻ có thể đấu tranh chống lại những hành vi bóc lột hoặc lợi dụng của người đã nuôi dưỡng nó không? Xin đừng lôi những bất công của chế độ tư bản ra mà xỉa xói mà lại bao che những bất công mà chế độ cs đã gây ra cho người dân! Lối đấu tranh với tư tưởng ơn bác ơn đảng của Bác Thi có vẻ mị dân nhiều hơn so với nhiều người chỉ biết khen chế độ xưa (mà Bác Thi cũng đâu có sống ở dưới chế độ CH trước 1975 để mà biết nó tốt đẹp hay xấu xa đến cỡ nào mà phê bình hay chê bai!!!)
      Còn câu hỏi "vậy sao các bác không đấu tranh như chúng tôi, những người được chính chế độ CS nuôi dưỡng nhưng dám đấu tranh chống lại những bất công của nó?", cho thấy rằng Bác Thi tự hào với những "hình ảnh" mà Bác có được trước mắt mọi người, thế nhưng Bác Thi lại quên một điều là có rất nhiều người không có được điều kiện như Bác để đứng trước bàn dân thiên hạ mà tuyên bố này nọ nhưng họ sẵn lòng bỏ ra nhiều thứ khác để mà giúp đỡ (hỗ trợ) những người có điều kiện đấu tranh trực diện cho người dân. Xin Bác đừng quên ơn những người đấu tranh âm thầm đó.

      Supprimer
  14. Khi chúng ta nói lời cảm ơn nước Mỹ. Là chúng ta không có tư tưởng tự lập tự cường.
    Khi chúng ta cố bảo thủ nói rằng Mỹ là đế quốc xâm lược, đánh Mỹ là để "cứu nước". Là trí tuệ của chúng ta không sáng suốt, vẫn còn duy trị sự hủ lâu của cái gọi là nền tảng độc lập dân tộc của ý thức hệ phong kiến xa xưa, dẫn đến thiếu thông thái chính trị thời hiện đại.
    Giá trị mới của nền độc lập dân tộc thời hiện đại là chia sẻ chung một giá trị nhân bản của xã hội loài người. Trong đó bao hàm chia sẻ về kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo, tư tưởng độc lập và tự do, dân chủ, dân quyền và nhân quyền. Biên giới quốc gia sẽ được định mức vẽ lại như một giá trị của cái quyền, quyền chủ quyền dân tộc tự trị.
    Vì loài người không vượt qua được cái tư tưởng tham tàn, ích kỷ, đố kỵ, tự tôn dân tộc và bảo thủ. Cộng thêm tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan nên dẫn đến thù hằn, đối chọi và kỵ thị chũng tộc, mầm mống của chiến tranh dẫn đến bất ổn cho nền hòa bình thế giới.
    Đánh Mỹ cứu nước là chúng ta đánh chống lại xu hướng phát triển của xã hội loài người thời hiện đại, để bảo vệ cái ý thức hệ xã hội hủ lậu mà loài người trên thế giới muốn bỏ nó đi, để tiến bước lên một bước mới của quy trình phát triển của xã hội dân sinh.
    Chính cái sự bảo thủ kia mới khiến chúng ta không thể thoát ra khỏi cái bóng phong kiến hủ lậu của Trung Hoa-Trung Quốc.
    Sự sinh tồn của một quốc gia dân tộc nó cũng giống như sự sinh tồn của các thể sinh học trong tự nhiên, phải biết biến đổi để thích nghi sinh tồn. Cái cần phải giữ là bản sắc văn hóa dân tộc để tự mình và để những dân tộc khác nhân dạng ra mình, người Việt Nam-dân tộc Việt Nam.

    RépondreSupprimer
  15. xin loi viet khong dau, uoc gi dung giai phong Saigon thi hon. Nam than My. Bac muon than Trung thi ke tui no, anh em nao ngoai do ko muon choi voi Tau thi welcome vao Nam.

    RépondreSupprimer
  16. Sau khi đọc hết lá thư của Thy Nguyễn và thư trả lời của Đào T Thi, tôi theo cái link để đọc bài LÒNG DÂN VÔ TẬN , tôi cũng muốn có một vài ý kiến.
    1/ Bài LDVT của Đào T Thi nói về một sự kiện nóng bỏng của một trong những sai lầm của chế độ hiện tại ở VN trong đó việc so sánh người dân đón chào quan khách như sự kiện của năm 54 và 75 chỉ là một dẫn chứng không phải là tiêu đề và ý chính của bài viết.
    Bài viết hay nói lên những tiếng nói của người dân VG đối ngược hẳn với bọn Cường hào ác bá của thế kỷ 21.
    2/ Đến khi đọc hết thư trả lời của Ông Đào T Thi tôi không đồng ý về những so sánh của ĐTT.
    Trong phần 1. ĐTT nói Dân SG cầm cờ chào đón và dẩn chứng là phim ảnh đã cho thấy, cũng như đã nói là có hai người anh xác nhận. Đấy chỉ là phim ảnh và phim ảnh thì tùy theo sự đạo diễn muốn lấy góc cạnh nào theo ý mình mà chẳng được, nói vậy tôi nghĩ là Ông ĐTT cũng hiểu. Còn 2 người anh ư ? Xin Ông ĐTT chịu khó hỏi lại những người ở SG thời bấy giờ và nhờ họ kể lại những câu chuyện về những cán binh miền Bắc khi mới chiếm SG sẽ rỏ hơn.
    Trong phần 2. Ông ĐTT nói là dân miền Nam chạy là vì thù ghét CS và sợ nghèo đói ? Xin thưa với ông là dân miền Nam chỉ sợ CS và sợ trả thù mà thôi chứ không được tuyên truyền để căm thù CS.
    Tôi đồng ý với ĐTT ở phần 4. , tuy nhiên cũng không nên tin tưởng tuyệt đối ở bọn Mỹ, chính sách của Mỹ thì đúng hơn, vì chúng chỉ làm cái gì có lợi cho đất nước Mỹ mà thôi.
    Trong phần 5. ông ĐTT lại so sánh hai sự việc cách nhau cả 2, 3 thế kỷ. Một bên là ngăn chận CS một bên là thuộc địa, hai sự việc khác nhau một trời một vực...
    Trong phần 6. ông ĐTT cho rằng có thể là đã bị nhồi sọ. Tôi rất thông cảm với ông vì từ nhỏ đến khi trưởng thành sống trong môi trường nào thì không ít thì nhiều phải bị nhiễm chứ. Tuy nhiên ở thế kỷ 21 này, nhờ vào những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khoảng cách giữa cái tốt cái xấu được nhận biết rõ ràng, cái dối trá lừa gạt được nhận ra - khác với thời 45, 54, 75 - cho nên ở VN mới có được những bài viết như VTLD hay những bài trên blog Huỳnh N Chênh.
    Chúng tôi mong được đọc thêm nhiều bài như thế nữa để cho Dân VN sớm đở khổ và đất nước VN theo kịp với Thế giới.

    RépondreSupprimer
  17. Dân miển Nam chào đón CS là có thật vì:
    1.Họ quá chán nản với chiến tranh
    2.Họ chưa biết CS là như thế nào.thậm chí còn có ý nghĩ tốt về bộ đội như sống gian khổ ,ko cần tiền lương như quân đội VNCH...
    Tôi cám ơn MỸ đã thua trận vì nhờ đó mà dân VN mới có sự so sánh 2 chế độ,muốn dân chống CS hãy cho họ sống với CS.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tôi cơ bản đồng ý với comment này! Xin nói thêm truoc 75: có 1 số nguoi 'ăn cơm q.gia thờ ma cs' như t. giả Thy Nguyen đã nêu trên, theo tôi, do Cs mị dân nhưn quá tinh vi, thôi thì nguoi dan Viet, dân tôc Viet nói chung nên bỏ qua cho họ

      Supprimer
  18. Có một sự hiểu lầm giữa tôi và anh Đào Tiến Thi. Anh Thi gởi thư trả lời cho anh/chị Thuy Nguyên là thư riêng, nhờ tôi chuyển hộ vì không có địa chỉ mail của Thuy Nguyên nhưng tôi lại tưởng anh Thi gởi đến để đăng lên. Anh Thi nói: vì thư riêng nên ý tứ, câu cú có hơi vội vàng.
    Thành thật xin lỗi anh Thi và cũng xin lỗi Thuy Nguyen vì đã đăng thư của anh nhưng chưa hỏi lại để xác định mục đích của anh.
    Tôi có một số điểm đồng tình với ý kiến của các bạn: DV, Lũy Tre Làng, Nguyễn Văn Trúc,Lý Lương Dân,LR, Helenathuy... và ý kiến một số bạn khác như Nguyệt Đồng Xoài, Unknown...khá dài và công phu nhưng không được đăng lên vì có những ý cần bàn thảo kỹ lưỡng hơn.
    Trong việc có nên cám hơn nước Mỹ không thì tôi đồng tình với ý kiến của Helenathuy và Lũy Tre Làng. Ta cám ơn Mỹ vì sự tiến bộ mà nhân dân Mỹ đóng góp cho nhân loại chứ không cám ơn Mỹ trong chiến tranh Việt nam vừa qua mà nước Mỹ có góp phần gây ra dù là nhân danh điều gì.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Trước khi nói lời cảm ơn, nước Mỹ cần xin lỗi nhân dân miền nam Việt Nam. Chính nước Mỹ đã làm cho nhân dân miền nam thống khổ, đã nhúng tay can thiệp vào chính trường miền nam Việt Nam để lập ra chế độ hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ.
      Để được đầu tư làm ăn với đất nước có dân số lớn nhất thế giới, với cuộc đi đêm của ngoại trưởng Mỹ... đã bán đứng miền nam Việt Nam. Nước Mỹ đã sai lầm để bây giờ lắm gian nan. Nước Mỹ có tội và trách nhiệm lớn với nhân dân miền nam Việt Nam và nhân dân Mỹ

      Supprimer
  19. Tôi rất trân trọng anh Thi trả lời Thuy Nguyen. Nhưng tôi nghĩ anh Thi có lấn cấn khi trả lời, giống như có cục tức chận cổ mình vậy. Tôi tự hỏi khi anh nhận phản hồi của Thuy Nguyen, có lúc nào anh nghĩ là anh hơi vội, không suy nghĩ gì khi viết người dân Saigon vui mừng chào đón cộng sản không? Nhiều lúc tâm thức mình không tồn tại một vấn đề nào đó và chỉ viết theo nhận thức hiện tại. Cái đó là rắc rối của người cầm bút, và rất khó chấp nhận mình không đúng khi có ai có vặn lại ý mình, và trả lời lại trong ý thức bảo vệ quan điểm của mình.
    Trong những người công bố quan điểm của mình về hòa giải dân tộc, tôi thấy ông Kiệt nói đúng là triệu người vui thì có triệu người buồn về thời điểm 75. Khi nào anh viết bài nào có liên quan đến thời điểm 75, anh suy nghĩ thêm về triệu người buồn thì tôi tin giọng văn của anh có khác đó. Vượt qua điều này cũng rất khó, tôi cũng phải đến 40 tuổi mới cảm nhận được, và tận đáy lòng luôn dâng lên nỗi buồn, cảm thông với những con người có liên quan.

    Thân ái,
    Phuong Lien

    RépondreSupprimer
  20. Tôi là người miền Nam. Khi giải phóng, tôi mới 18 tuổi. Tôi nhớ như in, hồi ấy dân rất sợ CS. Nếu có phương tiện, có lẽ hết 70 đến 80% dân miền Nam đi sang Mỹ hết, chỉ còn khoảng 20 đến 30% ở lại. Nguyên nhân ở lại: vì họ là CS, hoặc có người thân là CS. Cho nên, nói như ông Đào Tiến Thi dân miền Nam ra đón cũng đúng thôi. Là thiểu số ra đón, còn đa số sợ thế bà tổ! Cho nên, nói đón cũng đúng, nhưng chỉ đúng với thiểu số. Tôi bấy giờ cũng sợ CS. Nhưng khi CS xuất hiện trên đường phố, tôi cũng ra xem... He he. Vậy tui xem có thể gọi là đi đón được?
    Bi chừ, tôi hết sợ nhưng ngám ngẫm cái chế độ này lắm. Hu hu...

    RépondreSupprimer
  21. Theo tôi chúng ta không Cần phải can đảm nói lời cảm ơn nước Mỹ . Phải can đảm với chính bản thân mình là tốt nhất . Các bạn sẽ hỏi tôi tại sao ? Một việc làm rất đơn giản nhưng chúng ta đã yếu hèn không dám nhìn vào sự thật , để nói lên sự thật . Chính điều này chúng ta vô tình biến mình thành những người nô lệ cho chủ nghĩa Tư bản hay Cộng sản . Nô lệ cho Quốc gia hay Việt Cộng . Nô lệ cho một cách suy nghỉ của một quá khứ chẳng ra gì .

    Chính bản thân của chúng ta nô lệ cho những hào nhoáng của mặt mũi một thời , không dám nhìn vào sự thật mà chính chúng ta bị lôi kéo vào cuộc chiến không tự chủ . Một cuộc Nội chiến mập mờ vì bị sự Gò ép từ bên ngoài lẫn bên trong , bản thân của chính mình như một cục bột được quăng vào cuộc chiến .

    Hôm nay , điều tốt nhất , chính chúng ta phải can đảm nhìn lại bản thân mình . Chúng ta còn đổ lỗi cho nhau , còn lên tiếng bao che để dạy đời nhau , quên rằng dầu Quốc gia hay CS cũng đều là một Lũ bất Tài , bất tướng như nhau . Chẳng. Một kẻ nào làm nên tích sự , lợi ích gì cho Quê Hương và dân tộc .

    Nếu bản thân của thế hệ của những người đã từng tham gia vào cuộc chiến 54 - 75 , kể cả hai phe Quốc Cộng , vẫn còn tự hào về quá khứ của mình , vẫn còn cố chấp không nhận rõ mình là kẻ bất Tài trước dân tộc , trước lịch sử . Thì tất cả những tranh luận như những phản hồi cực đoan đã nêu ở đây chỉ là trò cười cho thế hệ con cháu Mai sau .

    Có lẽ tốt nhất , chúng ta hãy quên đi cái tôi của quá khứ . Nên nói về hiện tại , nói ngay đến những cái ung nhọt , cái nguy hiểm của một VN hôm nay mà không Cần một biện dẫn về quá khứ . Biện dẫn về quá khứ chỉ là những tranh luận vô bổ , khi trước mắt VN đang là một Đống bầy nhầy , đổ nát , chưa tìm được phương pháp dọn dẹp , tẩy rửa để tiến lên .

    Nếu chúng ta không làm được gì , khi nhận ra mình là một kẻ bất Tài trong quá khứ , cũng không nên tiếp tục khoác lác , để biến thành người cản đường . Để rồi chúng ta lại tiếp tục mang thêm tội lỗi với dân tộc và tổ Quốc .

    RépondreSupprimer
  22. Có nhiều quan niệm mà theo đó, nếu cứ khư khư làm đúng từ A đến Z, thì những ai từng lầm lạc một thời sẽ không bao giờ còn cơ hội ngóc đầu phục sinh, bởi cái bóng ma quá khứ mãi mãi đè bẹp tương lai. Người Việt ta có thói quen hễ tức ai thường lôi dòng họ ba đời của kẻ đó ra nguyền rủa, cứ như ông cố ông sơ của họ đã hiện hồn lên xúi bẩy họ làm nên những gì mình không thích vậy. Nếu anh từng có được sự sáng suốt để khỏi đứng vào hàng ngũ vẫy cờ chào mừng ngày nào thì tốt thôi, song cũng chớ nên vì thế mà phán xét trầm trọng mấy người tham gia cuộc "vẫy". Họ có thể bị gượng ép, có thể tự nguyện, có thể do tò mò, có thể do háo hức, cái chính là bây giờ họ cảm thấy thế nào khi nhớ lại chuyện một thời đó... Shakespeare có vở kịch tựa đề là: " Mọi việc đều tốt đẹp nếu kết thúc tốt đẹp", có thể lấy ý đó áp dụng cho những sai sót của tất cả mọi người được không, một khi cuối cùng họ đều hiểu ra đâu là trắng, đâu là đen ?! Còn cứ khăng khăng rằng đã một lần sai lầm thì vĩnh viễn phải đứng ngoài cuộc chơi xã hội hay chính trị, buộc tui nghĩ ngay đến chuyện phán xử cô điếm của chúa Ghê-Su, khi đồng loại đòi thẳng tay ném đá vì ghê tởm quá khứ cô gái ấy .

    RépondreSupprimer
  23. Vo Van Kiet ngay thong nhat co trieu nguoivui nhung cung co trieu nguoi buon

    RépondreSupprimer
  24. Tôi là người không cùng "phía" với anh Đào Tiến Thi nhưng tôi thích thư trả lời của anh. Qua cách viết của anh, tôi cảm nhận anh là một người đàng hoàng, chín chắn và biết lắng nghe. Tôi nghĩ mọi chuyện đã qua rồi, chúng ta nên nhẹ nhàng và khoan dung với nhau sẽ tốt hơn.
    Cám ơn anh Chênh đã mang đén niềm vui nho nhỏ mỗi ngày.

    RépondreSupprimer
  25. Thưa quí vị,
    Đọc tường thuật của bác Thi so sánh việc bà con Văn Giang đón các bác với việc bà con Sài Gòn đón mừng Cộng Sản tôi thấy nó chẳng những khập khiễng lắm mà lại còn như xát muối vào ruột chúng tôi nữa nên cái bác ThuyNguyen ở Canada có nổi nóng mà buông lời gay gắt thì cũng không có chi là lạ.
    Tôi không hoàn toàn đồng ý với bác ThuyNguyen nhưng cũng không hoàn toàn đồng ý với bác Thi, tuy nhiên ý kiến của tôi đã bị các còm sĩ đoán trước mà đăng gần hết rồi nên chẳng phọt phẹt lại làm gì cho chật đất nhà bác Chênh, tuy nhiên có một điều tôi muốn đề cập tới là:
    Cái ngày 30/4 là cái ngày "nhạy cảm", nó là một một biểu tượng chiến thắng cho các bác (mà các bác cứ đánh đồng là chiến thắng của toàn dân), nhưng cũng là cột biểu tượng của sự thất trận, bị trả thù, bị ly tán, mất mát cả người lẫn của... cho gnười miền Nam chúng tôi. Oái oăm thay, cái thành quả mà nhân dân cả nước được hưởng sau cái ngày lịch sử ấy cho tới nay lại chẳng có gì nhiều để tự hào, nếu không nói là đáng xấu hổ nên tôi nghĩ rằng các bác nên cân nhắc cẩn thận trước khi dùng ngày ấy để so sánh với một sự kiện nào đó.
    Hầu hết chúng ta đều biết đến cái hậu quả cùa ngày 30/04 đối với dân miền Nam, bác Thi muốn bà con Văn Giang sẽ gặp tình huống tương tự hay sao mà lại so sánh như thế? Hay là bác không biết chúng tôi đã được các bác đãi ngộ "hậu hĩ" như thế nào?
    Có lẽ chúng tôi còn nhiều thiên kiến chính trị, nhưng các bác đã làm gì để cho chúng tôi xoá bỏ những thiên kiến chính trị này? Câu trả lời đúng sẽ mang lại cho các bác tỉ tỉ đô la xanh đấy các bác ạ!

    RépondreSupprimer
  26. - Bạn LR ơi, biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Hoặc làm con lừa để cho người ta chăn dắt. Nếu không muốn bị nhồi sọ như ông ĐTT nào đó...

    RépondreSupprimer
  27. Tôi là chứng nhân ở Sài Gòn 30-04-1975, có người mừng Việt Cộng giải phóng Sài Gòn, có người ra đón Quân Giải Phóng vì tò mò. Năm Mậu Thân, có mấy bà tản cư từ vùng lộn xộn ra vùng an toàn, có người hỏi: Chị có thấy thằng Việt Cộng nào không? Bà kia trả lời: "chị ơi thằng nào cũng mập lù trắng nỏn, có hai ba cái Tú Tài". Có bà khi gặp quân giải phóng kéo về Sài gòn, mừng ra mặt nói: thiệt là mai, mấy chú vô Sài Gòn trể một chút là Việt Cộng pháo kích chết hết dân.

    RépondreSupprimer
  28. Có người bị bắt buộc ra đón mẩy chú Bộ đội mặc dù lòng họ chả muốn chút nào. Không tin thì hỏi mẹ tui một nhân chứng của những ngày chết tiệt đó.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Hãy nói chính xác mọi việc! Ngày đó lấy ai bắt buộc các ông bà ra đón khi còn chưa có chính quyền. Nếu ông bà ra đón mà lòng chẳng muốn chút nào là vì ông bà hèn nhát sợ sệt thôi chứ ai bắt! Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài gòn, không theo phe phái nào cả, cũng không nằm trong số hồ hởi đón chào năm 1975. Tôi không đồng thuận với nhiều điều của chế độ hiện tại, nhưng đừng nói sai sự thật. Lịch sử không thể bị bóp méo về bất cứ phía nào cả dù cho thực tại như thế nào!

      Supprimer
  29. Người nghèo nghe cs dụ là thích lắm chú thi ạ! Lấy của ngươif giàu chia cho mình mà. Nghe tưởng bở cứ thế nhắm mắt đi theo biết khỉ gì đâu.

    RépondreSupprimer
  30. Cho tôi xin được nói ra cái cảm nhận khi đọc những lời bình luận trên tất cả các trang blog, về những tranh luận về lịch sử chiên tranh Việt Nam.
    Hầu như lúc nào, ở bất cứ trang nào cũng thế. Cũng nghe cái câu này Lịch sử không thể bị bóp méo.
    Hình như bất cứ người nào khi nói câu này ra đều trong tâm trạng phẫn nộ, phẫn nộ để muốn chứng minh cái đúng của mình và cái hiểu biết của mình.
    Xin hỏi mọi người là khi mọi người đang đi trên đường. Mọi người thấy một tai nạn xe cộ, một đám tang, hay một hoạt động ngoài đường phố. Mọi người có ngoái lại nhìn, hay dừng lại nhìn không?
    Người dân Sài Gòn hiểu quân giải phóng bao nhiêu mà ùa ra đường để đón chào?
    Nếu những ai hiểu quá nhiều về đoàn quân giải phóng thì họ có ùa ra đón hay không?
    Hoàn cảnh! nhìn lịch sử theo cái nhìn hoàn cảnh thì mọi người sẽ hiểu vì sao người Sài Gòn xuống phố.
    Bác nhìn lịch sử màu hồng
    Tôi nhìn lịch sử đôi dòng lệ rơi
    Việt Nam ơi, Biển đông ơi!
    Ngoài kia hiện có bao nhiêu nấm mồ?
    Xin gửi đến Bác Đào Tiến Thi bốn câu này.

    RépondreSupprimer