05/11/2012

PHẢN ỨNG VỀ VỤ ÁN PHƯƠNG UYÊN

Sau khi cơ quan điều tra họp báo công bố về kết quả điều tra vụ án "Sinh viên Nguyễn Phương Uyên chống lại nhà nước", dư luận nhiều nơi tiếp tục lên tiếng về sự việc này.

JB NGUYỄN HỮU VINH:

Vụ Nguyễn Phương Uyên: Tôi vẫn tin ở cô bé.
Ngày 14/10/2012 Nguyễn Phương Uyên, cô sinh viên 20 tuổi, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở một trường Đại học bị bí mật bắt đi. Gia đình đến tận nơi công an hỏi thì không được trả lời, thậm chí câu trả lời là không biết. Sau một quá trình gia đình, bạn bè tìm kiếm và thông tin loạn lên trên mạng, thì cuối cùng cơ quan Công an cũng phải thừa nhận là đã bắt cô chuyển về Long An. Giới trí thức đã phản ứng dữ dội với việc làm khuất tất này và hết sức lưu ý tới số phận của một sinh viên trẻ tuổi. Một số lá thư, kiến nghị đã được gửi đến các cơ quan chức năng. Đỉnh cao là lá thư của 144 nhân sĩ, trí thức gửi đến đích danh Chủ tịch nước về trường hợp này.

Bắt người theo luật pháp quy định và quyền con người?
Thế rồi, ngày 3/11/2012, nghĩa là 3 tuần sau khi cô gái bị bắt cóc khuấy động dư luận xã hội, báo chí nhà nước loan tin có cuộc họp báo của Công an Sài Gòn và Long An về vụ bắt giữ này. Buổi họp báo cũng cho biết: “Ngày 19-10, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng” cô sinh viên và anh bạn của cô. Như vậy, việc bắt cóc và giam giữ đã được tiến hành trước khi khởi tố vụ án là 5 ngày.
Khỏi phải bàn đến việc cơ quan công an là cơ quan thi hành pháp luật đã tiến hành bắt người, (dù là tội phạm đi nữa) nhưng không theo trình tự pháp luật mà theo hình thức bắt cóc. Điều này đã gây nên sự phản ứng dữ dội trong dư luận xã hội. Việc bắt cóc theo hình thức này, không chỉ đã nói lên sự tùy tiện bất chấp luật pháp trong cách làm việc của nhiều cơ quan công an, không chỉ ở Sài Gòn mà đã xảy ra nhiều nơi. Các thanh niên Công giáo hiện đang bị giam cầm hơn một năm chưa đưa ra xét xử đã bị bắt như thế. Mà việc bắt cóc người dân, cũng đã thể hiện sự bất lực của lực lượng công an đã không thể hành xử được đàng hoàng, đúng pháp luật ngay chính với công dân của mình. Đó là sự chà đạp lên cái gọi là “Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa” đang luôn được rêu rao.
Tờ Người Lao động đưa tin: “Theo bản tự khai của đối tượng Uyên, mục đích của việc dán cờ 3 sọc, truyền đơn với nội dung chống phá và tranh biếm họa rồi chụp đưa lên mạng Internet là nhằm làm cho công an từ “cấp lớn đên cấp bé hoảng loạn đi điều tra”. Nếu căn cứ vào đó kết tội thì có lẽ đây là tội đùa giỡn với cơ quan công an, làm họ mất thời gian và mất việc vì mấy trò này. Kết quả của việc đó là công an không chỉ hoảng loạn đi điều tra mà còn hoảng loạn khi bắt người trái với các quy định của luật pháp. Bởi đơn giản rằng việc bắt cô không xảy ra khi đang quả tang phạm tội, dẫn chứng là đây: “7 giờ 15 phút ngày 10-10, những người đi đường phát hiện tại khu vực cầu vượt An Sương (giáp quận 12 và huyện Hóc Môn – TPHCM) có nhiều truyền đơn mang tên tổ chức phản động ‘Tuổi trẻ yêu nước’ (TTYN) với nội dung chống phá Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam nên báo cho Công an quận 12. Nhận tin báo, các lực lượng chức năng đến hiện trường, thu gom được 723 tờ truyền đơn”. Nhưng, 4 ngày sau cô bé mới bị bắt đưa đi bí mật.
Khi không bắt được quả tang phạm tội, mà phải dùng hình thức bắt cóc, thì rõ ràng đây là sự hoảng loạn và đạp bừa vào pháp luật. “Việc bắt người không phải trong trường hợp khẩn cấp mà không có lệnh bắt, không có quyết định, không thông báo cho gia đình người bị bắt là trái với quy định của pháp luật”. Luật sư Trịnh Ngọc Ninh- Giám đốc Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia đã nói như vậy trong một trường hợp bắt người không có lệnh. Còn trên tờ tạp chí KHPL số 3(34)/2006 có bài viết “Quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam” có những nội dung như sau: “Cán bộ thực hiện bắt người không có lệnh bắt, khi bắt không tôn trọng trình tự thủ tục bắt, bắt người không có sự chứng kiến của chính quyền, không lập biên bản khi bắt. Những việc làm này làm ảnh hưởng nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội”. Và “Điều 85 Thông báo về việc bắt quy định: Người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền phường, thị trấn, hoặc cơ quan tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết.”
Như vậy, việc cơ quan Công an đã bắt em Nguyễn Phương Uyên tạo nên những bức xúc xã hội là điều không khó hiểu. Tất nhiên, đây không phải là điều mới mẻ, không phải là lạ lùng gì trong đất nước này. Nhưng sự phản ứng của xã hội với vấn đề bất chấp luật pháp này đã nâng cao lên một bước lớn vừa qua.
Nhận tội?

Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt khi công an cho rằng đã phát hiện ra hai bao cao su đã qua sử dụng. Kết tội là tuyên truyền chống lại nhà nước
Cũng ngày 3/11, khi tổ chức họp báo, báo chí nhà nước còn được cơ quan công an xì ra cho những đoạn băng video cô bé và bạn cô nhận tội. Điều này cũng chẳng có gì khó hiểu. Với một cô bé mới 20 tuổi đầu, đang là sinh viên bỗng dưng bị bắt đi bí mật vào cơ quan công an với bao nhiêu “chiến sĩ, cán bộ tài giỏi với bao nhiêu kinh nghiệm đấu tranh”… thì điều gì cũng có thể. Giả sử cô bé có mệnh hệ nào như “tự tử” chẳng hạn, thì gia đình, bạn bè cũng đành chấp nhận chứ biết kêu ai giữa trời? Bao nhiêu tấm gương những người đang yêu đời khỏe mạnh bỗng dưng đến đồn công an rồi thích tự tử vẫn còn đó, chắc tuổi sinh viên ngày nay cô không thể không cập nhật. Và cô cũng thừa hiểu rằng nếu cô “chán sống”, nếu cô thích “tự tử” ở đồn công an, thì chắc chắn chẳng ai biết cô đang ở đâu mà tìm. Ngay cả đồn công an nơi bắt cô ban đầu cũng đã chối phăng là không có vụ việc bắt giữ nào cơ mà. Do vậy, việc cô nhận tội là điều hoàn toàn không có gì khó hiểu.
Nhiều người, khi thấy báo chí đưa tin cô nhận tội, đã vội vàng có những thái độ không đúng mực với cô bé và những người tương tự. Xin thưa rằng, tất cả chúng ta, những người chưa phải trả giá bằng nhà tù, chúng ta đang nợ những người đã can đảm trả giá cho tấm lòng yêu nước, cho sự thật công lý bằng sự tù tội. Chúng ta không có quyền đòi hỏi họ phải chết để mình có quyền câm lặng. Tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Vì thế, đừng nhầm tưởng khi thấy hiện tượng nhận tội hay bị kết án.
“Ngục sĩ” Thadeo Nguyễn Văn Lý, người đã từng trải qua nhiều nhà tù của chế độ cộng sản này, với bao kinh nghiệm tù đày đã phải tuyên bố rằng “Những lời nói và hành động của tôi sau khi bị bắt, đều không có giá trị” đó thôi.
Tại sao? Cô bé Phương Uyên
Ở đây, chúng ta không bàn về tội của cô ra sao, việc chống phá của cô bé 20 tuổi này ảnh hưởng an ninh chính trị thế nào với nhà nước. Bởi những điều đó, cơ quan công an và báo chí nhà nước thừa sức và đầy khả năng để làm “vượt yêu cầu”.
Ở đây, chỉ bàn một vấn đề nhỏ: Phương Uyên là người như thế nào?
Tờ báo Người Lao động đưa tin lời khai của cô như sau: “Do trong thời gian đó, tôi gặp khó khăn về mặt kinh tế, gia đình có nhiều chuyện xảy ra nên những việc làm này đều nhằm mục đích lấy lòng tên Nguyễn Thiện Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại di động và hỗ trợ học (tiền, công việc)”.
Từ trước đến nay, một cách dùng để tấn công những người không được nhà nước ưa thích là liên kết các việc họ làm với tiền, rằng những người có những hoạt động kiểu đó, chỉ là vì tiền mà thôi. Mà khi đã vì tiền, thì dễ nhận được những sự ganh ghét của những người không có cơ hội kiếm tiền trong xã hội. Bởi nhiều người, để kiếm được tiền, họ sẵn sàng làm những việc ghê tởm hơn cả việc rải vài tờ truyền đơn hoặc chụp mấy kiểu ảnh, nhưng khi không có khả năng, họ sẵn sàng chửi bới tất cả những ai có khả năng kiếm tiền dù bằng cách nào. Ở đây, tâm lý đó đã bị lợi dụng.
Nhưng, nếu đây là sự thật (chỉ là “nếu”, bởi do báo nhà nước đưa ra, độ khả tín rất thấp) thì quả là đáng để nêu cao tinh thần hiếu học và vượt khó cũng như nhân cách của cô. Bởi đơn giản là với gương mặt thanh tú, xinh đẹp và tuổi trẻ chí khí, thông minh, nếu cô nhập vào đường dây bán trinh, bán dâm như thường thấy nhan nhản trong xã hội, thì chắc số tiền đi học và cái laptop chẳng mùi mẽ gì. Thậm chí biết đâu còn có cơ hội quen được những cán bộ cao cấp cỡ Nguyễn Trường Tô. Mà như vậy thì với chức danh cán bộ đoàn, cô sẽ có những bước nhảy vọt lên hàng quan chức lúc nào không hay. Khi đó, tiền nong lại là chuyện nhỏ. Thế là lại tha hồ đi văng miểng những lời hay ý đẹp, đạo đức cho thiên hạ.
Còn nếu như chẳng may bị phát hiện thì cũng chỉ “được” đi giáo dục ở các Trại giáo dưỡng là cùng. Và với những cô gái ở đó, sắp tới họ sẽ ra trường hàng loạt một cách đầy tự tin, đúng pháp luật nhà nước. Cần gì cô phải gian truân mạo hiểm khẩu hiệu với cờ vàng cờ đỏ, với bom hoặc mìn?

Vụ tấn công Nhà hàng Mỹ Cảnh ngày 28/6/1965 của biệt động thành Sài Gòn
Bài báo còn thêm chi tiết anh bạn cô Phương Uyên còn “Chế tạo chất nổ để khủng bố!”. Chưa rõ với trình độ của anh bạn này siêu việt đến đâu mà từ mấy thứ hóa chất mua ở chợ lại có thể dễ dàng chế tạo được chất nổ? Đặc biệt là kíp nổ dùng điện thoại di động kích hoạt. Thậm chí, tờ báo còn nói rõ là đã thử nghiệm nổ thành công 3 lần tại Long An(?).  Mức độ khả tín của thông tin này đến đâu? Nếu một người sửa chữa máy vi tính mà chế tạo được “kíp nổ kích hoạt bằng điện thoại di động”, thì Việt Nam cần gì hợp tác với nước nào chế tạo vũ khí, đạn dược? Nếu điều đó là sự thật thì hẳn các nhà chuyên môn vũ khí VN sẽ thừa sức chế tạo bom nguyên tử cũng nên.
Đọc chi tiết này trên báo, một người có vẻ am hiểu giải thích: “Cũng có thể lắm, hai bao cao su đã qua sử dụng còn tham gia tội tuyên truyền chống nhà nước cơ mà. Ở đây, mọi điều đều có thể xảy ra”.
Không rõ với những thứ đó, những vụ gọi là khủng bố sẽ lớn đến đâu? Hay đám này quá hăng hái mà học tập và làm theo gương của biệt động quân ta như đã từng đánh vào khách sạn Mỹ Cảnh ngày 28/6/1965 làm 40 người chết, hoặc trận tấn công vào ĐSQ Hoa Kỳ làm 22 người chết và 185 người bị thương vào ngày 30/3/1965…
Báo viết rằng những tờ truyền đơn: “với nội dung xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa – Hoàng Sa và biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc, đồng thời kích động người dân biểu tình chống lại nhà nước.” Vậy những tờ truyền đơn đó viết cụ thể là gì? Làm sao một cá nhân bịa đặt được chính sách tôn giáo? Họ đã xuyên tạc như thế nào? Họ có quan điểm như thế nào về Hoàng Sa – Trường Sa và biên giới mà được coi là lệch lạc? Họ cho rằng Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc, Đài Loan hay của Mỹ? Tại sao các tờ báo này không hề nói đến?
Tôi không tin một cô bé 20 tuổi, xinh xắn kia lại có thể “chống phá” được nhà nước “của dân, do dân, vì dân” với “Chánh nghĩa sáng ngời” – Nguyễn Minh Triết.
Tôi không tin một chàng trai sửa chữa máy vi tính, lại có thể chế tạo thuốc nổ bằng vài thứ hóa chất, càng không thể tin được anh ta lại còn chế được cả kíp mìn kích nổ bằng điện thoại di động.
Đọc những thông tin trên báo về nhân vật Nguyễn Phương Uyên, tôi càng tin ở cô bé, dù cô có nhận tội, dù báo chí có kết cho cô những tội thay tòa.

Hà Nội, ngày 5/11/2012     J.B Nguyễn Hữu Vinh


BAUXITE VIỆT NAM

Thực chất những thứ gọi là “bị can đã nhận tội và xin khoan hồng”
              Hoàng Hưng
Vụ án nữ sinh Nguyễn Phương Uyên đang sôi động sau lá thư khẩn của nhiều trí thức, nhân sĩ và người dân các tầng lớp gửi Chủ tịch nước nêu rõ những khuất tất trong việc bắt cô và kiến nghị trả tự do cho cô vì những hành động xuất phát từ lòng yêu nước. Một số cơ quan chức năng vừa công bố quyết định khởi tố vụ án chống Nhà nước với bản nhận tội và xin khoan hồng của Nguyễn Phương Uyên, song không ít ý kiến trên mạng tỏ ra nghi ngờ việc này. Tại sao? Rất đơn giản: Đây không phải lần đầu tiên Công an VN dùng những “biện pháp nghiệp vụ” để có được những lời “nhận tội và xin khoan hồng” như thế. Trường hợp nhà thơ Hoàng Cầm trong vụ án “Về Kinh Bắc” là một điển hình – Xin hãy đọc lại bài viết của Hoàng Cầm đăng trên Talawas năm 2007.

Mọi âm mưu kích động bạo loạn, vũ lực để chống chính quyền thì ở nước nào cũng là có tội. “Tuyên truyền chống Nhà nước” mà Luật của ta định ra thì quá mơ hồ, mập mờ. Đã đến lúc phải sửa hoặc bỏ “Điều luật hai cái còng” này. Nhưng trước khi đó, tối thiểu cũng phải biết bắt, giam giữ, lấy cung, xét xử thật đúng luật, thật công khai minh bạch, đàng hoàng từ đầu đến cuối (nếu chính quyền tự tin là mình đúng). Một sự bất tín, vạn sự bất tin. Chỉ cần “hai cái bao cao su đã qua sử dụng” là đủ để bắt Cù Huy Hà Vũ, nhưng cũng đú để những người lương thiện không tin ông có tội. Chỉ cần xử án không cho người dân tự do vào coi, không cho tranh tụng ra ngô ra khoai, không xét xử trên cơ sở tranh tụng, là đủ để kết án bất kỳ ai bất kỳ bao nhiêu năm tù,nhưng cũng đủ để cho những người lương thiện không tin vào bản án. Thật đơn giản, các “cơ quan chức năng” đều biết cả đấy, nhưng tại sao vẫn làm như họ vẫn làm?

Cần lên tiếng tiếp về vụ Phương Uyên


Phạm Đình Trọng

Kính gửi Anh Tương Lai, Anh Huệ Chi,

Các báo hôm nay đều đăng tin công an Long An họp báo về vụ Phương Uyên.

Theo họ, tội của PU là tuyên truyền chống Nhà nước với những dẫn chứng:

Xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước

cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa - Hoàng Sa và biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, quy kết Đảng Cộng sản Việt Nam không lo cho dân, kêu gọi, kích động nhân dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Và PU đã nhận tội: Bản thân tôi nhận thấy việc mình làm đã vi phạm pháp luật Nhà nước Việt Nam, chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giúp cho tổ chức phản động chống Đảng, Nhà nước (Báo SGGP)

Cuộc họp báo này là trả lời xấc xược bằng giọng điệu thô bạo công an, là sự ngạo mạn bác bỏ Thư ngày 30.10.2012 của 144 Công dân Việt Nam gửi Chủ tịch nước đòi trả tự do cho Phương Uyên.

Vì thế 144 Công dân đã ký văn thư ngày 30.10.2012 đòi tự do cho Phương Uyên cần lên tiếng.

- Bằng những sự việc đã xảy ra, người dân cả nước đã có tiếng nói mạnh mẽ phản ứng về chính sách tôn giáo, chính sách đất đai. PU có lên tiếng về tôn giáo, về đất đai cũng chỉ là góp thêm tiếng nói cùng nhân dân cả nước mà thôi.

- Những năm qua Việt Nam đã để mất nhiều đất đai thiêng liêng của tổ tiên Việt Nam cho Trung Quốc là một thực tế đau lòng.

Thực tế đau lòng này đang bị giấu giếm. Giấu giếm nhân dân. Giấu giếm cả Quốc hội.

PU có nhắc đến thực tế nhục nhã này không có gì là lệch lạc.

Một tuổi trẻ nồng nàn yêu nước như PU thì phải thét lên Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.

Tiếng thét đó là tiếng thét của lịch sử Việt Nam, tiếng thét của mọi trái tim Việt Nam yêu nước, tiếng thét đó không có gì là lệch lạc.

Chỉ những kẻ cấm đoán không cho nhân dân khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam mới là lệch lạc, là tội đồ phản bội lịch sử Việt Nam, phản bội đất nước Việt Nam

- Vừa qua, tội tuyên truyền chống Nhà nước đã được gán ghép tùy tiện, bừa bãi

cho tất cả những người Việt Nam yêu nước khi những người đó có ý kiến về những vấn đề của đất nước nhưng không cùng nhận thức với chính quyền như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải...

Từ đó cho thấy điều 88 bộ luật Hình sự quá hàm hồ đã vi Hiến nghiêm trọng khi Hiến pháp cho người dân quyền tự do ngôn luận, quyền có ý kiến, thảo luận các vấn đề của Nhà nước nhưng khi người dân thực hiện những quyền đó đều bị buộc tội chống Nhà nước theo điều 88.

Vi phạm Hiến pháp, điều 88 quá mơ hồ, linh hoạt, trở thành cái bẫy khi chính quyền muốn trừng trị ai, muốn loại bỏ ai có chính kiến khác biệt ra khỏi xã hội đều đã sử dụng điều 88!

- Nhiều công dân lớn tuổi đã mang cả cuộc đời làm việc ra cống hiến cho Đảng và Nhà nước này khi ký Kiến nghị về những vấn đề của xã hội còn bị công an đến tận nhà truy hỏi, bắt rút tên khỏi Kiến nghị thì các cháu sinh viên non nớt sau khi bị cả một hệ thống quyền lực đang nắm vận mệnh, tương lai các cháu đến truy hỏi, đe dọa, các cháu phải chối bỏ việc ký tên trong Thư gửi Chủ tịch nước kêu xin cho PU là điều dễ hiểu.

Làm việc đó, cả hệ thống quyền lực, từ bộ Giáo dục Đào tạo, nhà trường đến công an, chính quyền địa phương đã vi phạm trắng trợn Quyền Công dân.

- Trong ngột ngạt nhà giam, trong phũ phàng đe dọa và trong ngọt ngào hứa hẹn, PU phải viết lời nhận tội cũng là điều dễ hiểu.

- Điều này cũng tố cáo về cách điều tra làm án không lương thiện, phản sự thật, phản con người của công an.

...

Sơ lược vài ý như trên, còn có thể cân nhắc thêm bớt, nhưng rõ ràng trước một thực tế nhức mắt làm ai cũng chịu không thấu, theo tôi, rất cần có thư lên tiếng của 144 công dân đã ký tên vào thư gửi Chủ tịch nước kêu xin cho Phương Uyên.

Mong các Anh xem xét.

Kính,

P.Đ.T.

BBC

Cha mẹ Phương Uyên 'khâm phục' con


Gia đình của Phương Uyên không tin vào cáo buộc của cơ quan điều tra
Gia đình của sinh viên Nguyễn Phương Uyên không tin vào cáo buộc của cơ quan điều tra quy kết rằng con gái của họ hoạt động chống phá, lật đổ nhà nước.
Trao đổi với BBC Việt ngữ ngày 04/11/2012, ông Nguyễn Duy Linh, bố đẻ của nữ sinh Phương Uyên nói ông tin rằng có thể đã có âm mưu chống lại con gái của ông, đồng thời cho rằng con gái của ông chỉ thể hiện lòng yêu nước trước nguy cơ Trung Quốc, điều mà ông "khâm phục".
Các bài liên quan
Nghe cha đẻ SV Phương UyênNghe05:09
Phương Uyên bị khởi tố hình sự
Thêm chữ ký kiến nghị về Phương Uyên
Chủ đề liên quan
Chính trị Việt Nam, Nhân quyền
Ông Linh nói:
"Họ cho rằng nằm vô điều luật 88 chống nhà nước xã hội chủ nghĩa, theo tôi nghĩ trong điều đó có gì đâu mà chống nhà nước. Cái đó là biểu lộ tinh thần yêu nước chứ có gì đâu mà chống.
"Tại sao không đưa những câu thơ [Phương Uyên làm] đó lên để người ta hiểu, biết những câu thơ đó nói lên điều gì.
"Đưa các câu thơ đó lên để trong dư luận, xã hội mình phân tích ý kiến đó có phải là chống nhà nước hay không hay là biểu lộ lòng yêu dân tộc, yêu đất nước, thế thôi.
"Giờ nhà nước khép vào tội chống nhà nước thì gia đình vẫn chịu thôi."
Cha đẻ của Phương Uyên, nữ sinh sinh năm 1992, sinh viên trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, cho hay gia đình không tin vào cáo buộc cuộc của nhà chức trách và cơ quan an ninh cho rằng con gái của họ có hành vi chống chính quyền.
Ông Linh nói tiếp:
"Nó là học sinh mà làm gì mà chống cả chính quyền, rồi trong cái đường dây nào đó [thì] không có."
"Dĩ nhiên là không tin điều đó [cáo buộc]. Nó là tuổi trẻ mà làm gì nó làm đến cái đường dây đó."
'Kịch bản dàn dựng?'
Khi được hỏi liệu có một 'kịch bản' nào đó đã được xây dựng nên để quy ghép cô Nguyễn Phương Uyên hay không, cha đẻ của nữ sinh này nói:
"Cái đó thì họ làm họ biết chứ gia đình không hiểu sâu về vấn đề đó. Có thể chính xác là như vậy mà có thể là dựng nên vấn đề đó thì cũng có."
"Họ dựng nên nhằm mục tiêu đàn áp học sinh, sinh viên và không cho học sinh, sinh viên bày tỏ, hay những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hàng Trung Quốc, là (để) ngăn chặn làn sóng đó"
Ông Linh rằng nếu có một 'kịch bản' nào đó, thì mục tiêu của việc này là để 'đàn áp học sinh, sinh viên' và 'ngăn chặn làn sóng' yêu nước, chống Trung Quốc của họ:
"Họ dựng nên nhằm mục tiêu đàn áp học sinh, sinh viên và không cho học sinh, sinh viên bày tỏ, hay những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hàng Trung Quốc, là [để] ngăn chặn làn sóng đó."
Gia đình của Phương Uyên cho biết họ chưa tìm kiếm được luật sư để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cô, nhưng đang trong quá trình tìm kiếm một luật sư để làm "người đứng giữa" có khả năng thăm gặp tiếp cận cô và cung cấp "thông tin" về việc đó cho gia đình.
Khi được hỏi, nếu được gặp lại con gái, ông sẽ nói gì với Phương Linh, ông Nguyễn Duy Linh nói với BBC:
"Sau này mà có gặp cháu, thì... ba mẹ rất cảm phục con có một lòng yêu nước, là ba mẹ rất hãnh diện, vì [con] có một lòng yêu nước vì dân tộc Việt Nam."
Hôm 3/11, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP HCM và Công an tỉnh Long An đã công bố việc khởi tố, bắt tạm giam với thời hạn 4 tháng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên về tội 'rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam, vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.'
Cô bị chính quyền và an ninh cáo buộc tham gia vào một tổ chức có hành vi phát tán tài liệu chống chính quyền và đảng cộng sản, đường dây này còn có ít nhất hai thanh niên khác tham dự.
'Phản đối cách bắt'
 Hôm 14/10, một nhóm nhân sỹ, trí thức và các cá nhân thuộc nhiều giới đã gửi một bức thư kiến nghị gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc xem xét lại vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên và đề nghị trao trả tự do cho nữ sinh này.
Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong những người ký tên vào thư kiến nghị hiện đã thu được ít nhất 144 chữ ký, trong đó có sự tham gia của nhiều tên tuổi trí thức như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Tương Lai, Kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà văn Bùi Ngọc Tấn...
Hôm 01/11, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC ông tham gia ký tên vào bản kiến nghị này là để 'phản đối' cách chính quyền đối xử với người dân, 'với một nữ sinh viên còn ít tuổi như thế':
"Tôi không biết cô Phương Uyên bị bắt ra sao, nhưng tôi phản đối cách thức bắt người như vậy, một chính quyền đàng hoàng không thể có cách bắt người theo kiểu thiếu đàng hoàng, thiếu minh bạch như thế, dù là họ có biện ra bất cứ nguyên nhân, căn cớ nào."
Người đứng đầu Viện nghiên cứu phản biện chính sách IDS, đã tự giải thể, cũng nhận xét ông thấy rằng gần đây có quá nhiều các vụ bắt bớ với quá nhiều cáo buộc của chính quyền về việc những người bị bắt, mà trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, trí thức, văn nghệ sỹ... phạm những tội nghiêm trọng như 'hoạt động chống chính quyền' hay 'tuyên truyền chống nhà nước' mà ông tin là có số lượng và mật độ bất thường.
Hôm Chủ Nhật, 04/11/2012, một luật sư ở trong nước, kiêm giảng viên về luật hình sự không muốn tiết lộ danh tính, nói với BBC:
"Cơ quan điều tra có dấu hiệu vi phạm luật tố tụng hình sự khi không kịp thời, bằng mọi phương tiện hiệu quả nhất, thông báo cho gia đình, cũng như không cho phép các luật sư tham gia ngay từ đầu vào quá trình bắt giữ, điều tra, truy tố," điều mà luật sư này cho rằng vẫn thường xảy ra ở Việt Nam trong nhiều năm nay, nhất là với các vụ án có màu sắc 'vi phạm an ninh quốc gia'.
"Nhiều bị cáo 'phản cung' trước tòa cũng vì điều này bởi vì họ bị cơ quan điều tra gây sức ép và cách ly với các hỗ trợ tư pháp theo luật định mà lẽ ra phải được chính quyền tôn trọng.
"Cơ quan an ninh điều tra cũng chỉ là một bên tham gia trong quá trình tố tụng và họ cũng phải tuân thủ luật định để tránh lạm dụng quyền lực và vi hiến," chuyên gia luật này nói.
Gần đây, nhiều định chế quốc tế và các quốc gia trong đó có Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, cũng như các tổ chức theo dõi nhân quyền đã bày tỏ lo ngại về tình hình vi phạm nhân quyền gia tăng ở Việt Nam với con số các vụ bắt giữ, đàn áp, sách nhiễu đối với người dân, các bloggers và những người bày tỏ bất đồng chính kiến ôn hòa ngày một nhiều.
Trong một vụ gần nhất, hai người sáng tác ca khúc là nhạc sỹ Việt Khang và ông Trần Vũ Anh Bình bị kết án tổng cộng 10 năm tù giam vì tội danh "tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa" khi soạn các ca khúc của họ.


‘Con tôi không móc nối Phương Uyên’

Nguyễn Thiện Thành đã 'trốn thoát khỏi công an' và hiện đang 'tị nạn ở Thái Lan' 
 Cha của Nguyễn Thiện Thành, người bị công an cáo buộc móc nối Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào tổ chức ‘Tuổi trẻ yêu nước’, đã phản bác cáo buộc này.
Cách đây hơn một năm, vào tháng Chín năm 2011, Nguyễn Thiện Thành, 23 tuổi, sinh viên cùng trường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố thành phố Hồ Chí Minh với Nguyễn Phương Uyên, đã bị công an nơi Thành trọ học là phường Đông Hưng Thuận, quận 12, tràn vào bắt đi.
Theo cáo buộc của công an thì Nguyễn Thiện Thành phạm tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự do tham gia vào tổ chức ‘Tuổi trẻ yêu nước’.
Kể từ đó, sinh viên Thành đã hoàn toàn biệt tích và gia đình chưa bao giờ gặp lại anh, theo lời kể của gia đình.
Em trai Nguyễn Thiện Thành là Nguyễn Thiện Khanh, 20 tuổi, người cùng trọ học với Thành và hiện là sinh viên công nghệ thông tin Đại học Sài Gòn, cũng bị bắt đi cùng lúc với anh trai.
Theo lời gia đình thì Nguyễn Thiện Khanh cũng được nhắc tên trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát trong phiên tòa mới đây xử hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, vốn cũng được cho là thành viên của tổ chức ‘Tuổi trẻ yêu nước’.
‘Tị nạn ở Thái Lan’
Từ Long An, ông Nguyễn Văn Thương, cha của các sinh viên Thành và Khanh, nói với BBC rằng ông rất ngạc nhiên khi được tin công an tỉnh Long An cáo buộc con trai ông là người lôi kéo và kết nối Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Trước đó, tại buổi họp báo hôm thứ Bảy ngày 3/11, Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Long An cho biết Kha đã kết bạn với Thành qua facebook. Thành đã ‘hứa hẹn sẽ giúp Kha đi du lịch sang Thái Lan và định cư tại Hoa Kỳ’.
Còn Nguyễn Phương Uyên thì ‘quen biết Nguyễn Thiện Thành qua Internet vào tháng Tư năm 2012’.
Cũng theo cơ quan điều tra thì Thành đã cung cấp tài liệu cho Kha pha chế thuốc nổ và cung cấp nội dung các truyền đơn cho Kha và Uyên phát tán.
Các nhiệm vụ rải truyền đơn, pha chế thuốc nổ do Thành giao đều được Kha và Uyên ghi lại bằng hình ảnh và gửi qua email cho Thành, công an cáo buộc.
Buổi họp báo hôm 3/11 mô tả Thành là người ‘hoạt hoạt động chống phá chính quyền tại Việt Nam bị công an phát hiện, bắt giữ nhưng Thành đã trốn thoát sang Thái Lan’.
Ông Thương xác nhận là con trai ông hiện ‘đang tị nạn ở Thái Lan’.
“Con tôi tị nạn bên đấy điều kiện rất kham khổ cũng chưa có tiền bạc gì thì làm sao có tiền trợ giúp mua vũ khí,” ông nói.

Cũng theo ông Thương thì Nguyễn Thiện Thành ‘không có biết gì về bom đạn’ và hiện còn ‘dự định đi làm để kiếm sống’.
Ông cho biết Thành không liên lạc trực tiếp với gia đình mà thông qua một người quen của ông Đan Mạch.
“Năm tháng sau khi Thành bị bắt, tôi có nghe anh Phụng (người quen ở Đan Mạch) báo lại (Thành ở Thái Lan) chứ chính quyền không có thông báo gì hết.”
Cũng theo ông Thương thì Thành có nhắn lại với ông là ‘gia đình cứ yên tâm’ và Thành ‘đang chờ phỏng vấn để định cư ở nước thứ ba’.
Theo ông thì hồi Thành mới bị bắt đi mất tích mặc dù chính quyền Đông Hưng Thuận nói con ông đã bỏ trốn sau khi được thả về nhưng ông vẫn đinh ninh rằng anh đang bị giam giữ.
Ông nói trong 5 tháng kể từ khi Thành bị bắt đi biệt tích ông ‘rất lo lắng’ nhưng sau khi biết được tin con trai ở Thái Lan ‘ông rất mừng’.
‘Đột nhiên biến mất’
Hồi tháng Chín năm ngoái, cả hai anh em Thành và Khanh đều bị bắt đi cùng lúc.
Sau đó ông Thương có lên hỏi thì buổi tối hôm đó hai con ông đã được công an thả ra và ông có gặp và nói chuyện với các con được một chút trước khi ông về lại Long An.
Nhưng sáng hôm sau người em phát hiện anh trai đột nhiên biến mất mà không để lại tung tích gì.
 “Lúc thả về thì thằng nhỏ rất mệt nên ngủ mê mệt, sáng hôm sau không thấy anh trai thì nghĩ là bị công an mời lên làm việc, nhưng đến trưa chiều vẫn không thấy về,” ông Thương nói với BBC hồi tháng 11 năm ngoái.
“Tôi đến hỏi công an Đông Hưng Thuận thì họ nói là đã thả [Thành] rồi và không chấp nhận là có bắt con tôi,” ông nói.
Ông lên hỏi công an tỉnh Long An và thì được trả lời anh Thành đã bỏ trốn và ép ông phải nhận là ông biết con ông hiện đang trốn.
Anh Nguyễn Thiện Khanh cũng từng cho BBC biết là buổi trưa ngày anh Thành biến mất, công an có đến trường mời anh lên làm việc và báo với anh rằng anh trai anh đã ‘mất tích’.
“Công an canh giữ hai đầu ngõ thì làm sao anh hai em có thể trốn đi được?,” anh Khanh nói.
‘Nhiệt huyết tuổi trẻ’
Ông Thương cho biết công an nói con ông ‘làm trang web nói xấu chính quyền, treo cờ ba que trên trang web và âm mưu đặt bom tại tượng đài Bác Hồ’.
Tuy nhiên, ông nói cả Thành và Khanh đều là những người con rất ngoan, ‘không mích lòng ai trong lối xóm’ và rất vô tư ‘chỉ lo học thôi’. Riêng Khanh do có thành tích học tập tốt nên còn được trường cấp học bổng.
Cũng theo ông thì có lẽ chính quyền thấy Nguyễn Thiện Khanh 'còn nhỏ (lúc bị bắt chỉ mới 19 tuổi) nên thả ra để tiếp tục việc học.
Hiện nay việc học của anh Khanh ‘đã trở lại bình thường’, ông Thương cho biết, mặc dù chính quyền đã từng đe dọa rằng ‘họ muốn bắt lúc nào là bắt’.
Trả lời BBC, Nguyễn Thiện Khanh từng nói hành động của hai anh em xuất phát từ ‘lòng yêu nước’, từ ‘nhiệt huyết của tuổi trẻ’.
Khanh cho biết những bài học về triết học, về lịch sử, về đảng mà anh học trong trường thì anh cũng có tiếp thu.
“Tuy nhiên em băn khoăn, thắc mắc rất nhiều điều, về tình cảnh đất nước, về chủ quyền đất nước, và về lịch sử có nhiều mâu thuẫn,” anh nói.
“Do đó em có tự tìm tòi, nghiên cứu và đọc thêm nhiều trên mạng vì trong trường chỉ dạy một khía cạnh,” anh nói thêm.
Anh kể khi công an vào nhà bắt hai anh em, họ có hỏi là tại sao hai người không bỏ chạy thì anh trả lời rằng việc anh làm là ‘chuyện bình thường, có gì phải chạy?’.

Vĩ thanh sớm vụ án SV Nguyễn Phương Uyên
 Tối nay xem buổi thời sự 20h00 của Đài truyền hình HTV7 hôm nay 4/11/2012, Lãng tử theo dõi bản tin và phóng sự ngắn về vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên SV Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Sau bản tin kết tội sớm của Đài là các phỏng vấn ngắn từ Hiệu trưởng ĐHCNTP đến các SV, GV, cuối cùng là  hai nhân vật chính Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha nghề sửa chữa máy vi tính. Uyên và Kha hai gương mặt nhợt nhạt, tiều tụy, thất thần sau vài chục giờ nếm mùi nhà tạm giam đang nói vào micro, mắt nhìn xuống tờ giấy che khuất, hai em nhận tội vi phạm pháp luật.
 1. Lãng tử chỉ buồn buồn thấy bài bản của HTV7 (Sài Gòn) rất giống đài VTV Hà Nội, nghĩa là họ chả có sáng tạo gì hơn, nên buồn vì xem phần đầu đã biết phần cuối của phóng sự. Chán !
 2. Điều ngạc nhiên thú vị là: sau khi đọc bức thư của nhóm lớp học 10D của Nguyễn Phương Uyên báo trước tình hình bị ép buộc, vận động phải viết cam kết chối từ việc ký tên trong bài “Tâm thư cảm ơn gởi các vị Nhân sĩ…”, có thể đọc thêm ở đây  http://boxitvn.blogspot.com/2012/11/tam-thu-cam-on-goi-cac-vi-nhan-sy-tri.html) , thì khi xem HTV9 thấy sự việc được phản chứng minh đúng như nội dung đã biết.
 3. Không thể tin rằng các em SV chủ trương ký tên Bản kiến nghị gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại ngờ nghệch tới mức tạo ra một danh sách chữ ký toàn bộ “mạo danh”. Bởi lẽ, trình độ SV các em cũng thừa biết nhà chức trách sẽ xác minh sự thật rất nhanh chóng bằng điện thoại, nhân viên an ninh, cảnh sát khu vực và “hệ thống chính trị” dày đặc từ tổ dân phố, khóm phường trở lên, chưa kể “tiểu hệ thống chính trị” của một trường đại học.
Về việc Uyên và Kha bị kết tội tàng trữ tài liệu và phát tán thế nào Lãng tử không biết rõ  nên không bình luận. Chỉ băn khoăn về cái Kiến nghị chủ tịch nước và danh sách ký tên hư thực mà thôi.
 Phần kế tiếp sẽ thế nào thì bạn đọc chắc cũng hình dung ra diễn biến và kết quả.
 Riêng Lãng tử coi như biết kết quả rồi nên tự xem bài viết ngắn này như là “vĩ thanh” của vụ án SV Nguyễn Phương Uyên.
 Long Xuyên 21h00 ngày 4/11/2012
GNLT




22 commentaires:

  1. Dùng luôn luật Mỹ cho ra người rân trủ

    Điều 2385 trong “Mỹ quốc pháp điển” quy định rằng: “Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đoạn tiếng Anh nói về tội lật đổ như sau:

      “Whoever organizes or helps or attempts to organize any society, group, or assembly of persons who teach, advocate, or encourage the overthrow or destruction of any such government by force or violence…”

      Dịch ra là: Bất cứ ai tổ chức hay giúp đỡ hay dự định tổ chức hội, nhóm hay tập hợp người hay những ai tuyên truyền, cổ vũ, khuyến khích lật đổ hay phá hoại chính quyền bằng sức mạnh hay bạo lực … thì mới bị trừng phạt.

      Có chữ “by force or violence” nghĩa là dùng sức mạnh hay bạo lực để lật đổ chính quyền thì mới bị trừng phạt. Báo Quân Đội Nhân Dân cố tình bỏ qua chữ dùng sức mạnh và bạo lực để lật đổ chính quyền.

      Rõ ràng đây là trò lập lờ đánh lận con đen của báo Quân Đội Nhân Dân. Thật xấu hổ và hèn hạ !

      Supprimer
    2. @tinquánu:Đọc cho hết câu rồi suy nghĩ và nhận xét nhé. Đừng hóng hớt theo kiểu " Đau bụng: uồng nhân sâm..." mà vận dụng nhé.Chán quá

      Supprimer
    3. Lang thang vô đây, thấy mà nhịn không được.

      @nick tinquansu cũng chỉ là đồ ăn leo nói theo cô em "bồng heo", rồi tờ đỉnh cao "nhăn răng". Tưởng hí hửng lôi luật Mỹ ra mà hù thiên hạ, ai ngờ chỉ để cho thiên hạ thấy cái thói hèn hạ, chuyên cắt xén, bóp méo lời người ta.

      Nguyên văn luật người ta thế này: "Whoever knowingly or willfully advocates, abets, advises, or teaches the duty, necessity, desirability, or propriety of overthrowing or destroying the government of the United States or the government of any State, Territory, District or Possession thereof, or the government of any political subdivision therein, by force or violence, or by the assassination of any officer of any such government; or
      Whoever, with intent to cause the overthrow or destruction of any such government, prints, publishes, edits, issues, circulates, sells, distributes, or publicly displays any written or printed matter advocating, advising, or teaching the duty, necessity, desirability, or propriety of overthrowing or destroying any government in the United States by force or violence, or attempts to do so; or
      Whoever organizes or helps or attempts to organize any society, group, or assembly of persons who teach, advocate, or encourage the overthrow or destruction of any such government by force or violence; or becomes or is a member of, or affiliates with, any such society, group, or assembly of persons, knowing the purposes thereof—
      Shall be fined under this title or imprisoned not more than twenty years, or both, and shall be ineligible for employment by the United States or any department or agency thereof, for the five years next following his conviction."


      Không biết quý vị này có đọc và hiểu mấy chữ in đậm không nữa?

      Supprimer
    4. Điều 2385 chỉ ra "...những hành động ấy phải được thực hiện bằng vũ lực, bạo động hay ám sát nhân viên chính phủ..." thì mới đủ cơ sở pháp lý để kết tội.

      http://uscode.house.gov/download/pls/18C115.txt

      TITLE 18 - CRIMES AND CRIMINAL PROCEDURE
      PART I - CRIMES
      CHAPTER 115 - TREASON, SEDITION, AND SUBVERSIVE ACTIVITIES

      -HEAD-
      Sec. 2385. Advocating overthrow of Government

      -STATUTE-
      Whoever knowingly or willfully advocates, abets, advises, or teaches the duty, necessity, desirability, or propriety of overthrowing or destroying the government of the United States or the government of any State, Territory, District or Possession thereof, or the government of any political subdivision therein, by force or violence, or by the assassination of any officer of any such government; or
      Whoever, with intent to cause the overthrow or destruction of any such government, prints, publishes, edits, issues, circulates,sells, distributes, or publicly displays any written or printed matter advocating, advising, or teaching the duty, necessity,desirability, or propriety of overthrowing or destroying any government in the United States by force or violence, or attempts to do so; or
      Whoever organizes or helps or attempts to organize any society,group, or assembly of persons who teach, advocate, or encourage the overthrow or destruction of any such government by force or violence; or becomes or is a member of, or affiliates with, any such society, group, or assembly of persons, knowing the purposes thereof - Shall be fined under this title or imprisoned not more than twenty years, or both, and shall be ineligible for employment by the United States or any department or agency thereof, for the five years next following his conviction.If two or more persons conspire to commit any offense named in this section, each shall be fined under this title or imprisoned not more than twenty years, or both, and shall be ineligible for employment by the United States or any department or agency thereof, for the five years next following his conviction. As used in this section, the terms "organizes" and "organize", with respect to any society, group, or assembly of persons, include the recruiting of new members, the forming of new units, and the regrouping or expansion of existing clubs, classes, and other units of such society, group, or assembly of persons.

      -SOURCE-
      (June 25, 1948, ch. 645, 62 Stat. 808; July 24, 1956, ch. 678, Sec.2, 70 Stat. 623; Pub. L. 87-486, June 19, 1962, 76 Stat. 103; Pub. L. 103-322, title XXXIII, Sec. 330016(1)(N), Sept. 13, 1994, 108 Stat. 2148.)

      Supprimer
  2. Thôi đi mấy ông, bà. Mấy ông, bà cứ nói tới nói lui cuối cùng cũng vì mục đích bao che, bênh vực cho lũ phản động đó thôi. Mọi chuyện đã có kết luận của cơ quan công an rồi. Mấy ông, bà không thể đổi trắng thay đen được đâu. Cho dù mấy ông, bà có là trí thức nổi tiếng cũng không thể ngồi chồm hổm lên trên luật pháp được đâu. Đừng tự làm hại uy tín của mình chứ.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Dĩ diên rồi cu,công an nhà choa mà bắt tội rồi thì có chạy đằng trời. Hành pháp cũng của đảng, tư pháp cũng của đảng thì PU chết chắc. Ngụy tạo chứng cứ để ghép tội là nghề của mấy chàng an ninh tay sai Trung cọng thì PU có cơ hội sống sao? Mình nghĩ nên bỏ tù hoặc giết chết hết đi những ai có ý chống Trung quốc. Môt khi diệt hết họ rồi thì tuyên bố sát nhập vào với thằng hàng xóm mất dạy luôn một thể

      Supprimer
    2. Ai ngồi xổm lên luật pháp thì 90 triệu người VN đều biết ông Vũ ạ.

      Supprimer
    3. Kết luận của CA giống như 2 cái bao cao su trong vụ Cù Huy Hà Vũ không cu ?

      Supprimer
  3. bộ luật hstt /điều 88 là 1 đặc quyền của chính phủ hiện nay /ai chống tàu ,chống tham nhủng là dính vào điều 88 /cả nước ai củng có thể phạm vào điều 88 ngoại trừ 14 vị do trung nam hải biên chế theo mẩu quốc không dính đến dân VN nên được miển chấp hành vì là người nước lạ /TÔI VẨN TIN EM P.UYÊN làm đúng đánh đổ bọn xâm lược cướp nước là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân VN/không ai có thể ĐỊNH HƯỚNG cho người dân phải chịu nhục trước bọn xâm lược/bán nước và tham nhủng là hình với bóng chống bọn bán nước phải diệt bọn tham nhủng

    RépondreSupprimer
  4. Làm theo kiểu CA VN , thì có đến Bụt , bảo tốt là Bụt Tốt , bảo có tội là Bụt có Tội . Thế mới tài , thế giới còn phải kinh ?

    RépondreSupprimer
  5. Nếu người ta có tội thì cứ làm công khai đàng hoàng đi. Mắc gì phải bất minh như vậy? Không biết là ai đã ngồi xổm trên pháp luật đây?

    RépondreSupprimer
  6. TIN VUI ..TIN VUI /tivi HTV9 vừa thông báo 1 vụ lấn chiếm vỉa hè và không có lối đi của 1 công dân ở bình thạnh ông Trần .T.Lực đả được ĐÍCH THÂN ông bí thơ thành quỷ le thanh hải giải quyết thành công sau 18 năm đi khiếu kiện (HAY QUÁ chỉ có 18 năm thôi 1 vụ kiện về lối đi) ông bí thơ ơi ông lấy tiền thuế của dân nuôi thanh tra nhà đất ,tài nguyên môi trường,các phòng ban quận huyện đi nhậu hay sao mà nhửng 18 năm đến ông giải quyết mới xong /xin thay mặt người dân thành phố cảm ơn ông và mọi liên hệ nếu có xin liên hệ tại Bình hưng Hòa/ôi cám cám ơn đảng và nhà nước anh minh và ông tổng PHÊ VÀ TỰ PHÊ có tác dụng mau thật

    RépondreSupprimer
  7. Ai đổi trắng thay đen,ai ngồi chồm hổm trên pháp luật vậy ta. Ông vũ này học tới lớp mấy rồi mà ngu si đần độn vậy

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Nó giống bố nó, ngày xưa chăn bò, giờ mua bằng !

      Supprimer
  8. dù gì đi nữa tôi vẫn tin em là một thanh niên yêu nước đáng trân trọng.Cố gắng lên PHƯƠNG-UYÊN.Mọi người luôn luôn ủng hộ em.

    RépondreSupprimer
  9. Tôi đồng ý với anh Vũ ( mặc dù sau comment của anh bị ném đá)- Bởi không ai tự dựng đi bắt người vô cớ cả. Thậm chí hiện nay những trạng mạng có tên người, có địa chỉ hẵn hoi cứ bù lu bù loa nhà nước mình thế này thế kia - như trang này chẳng hạn - Nhà nước còn không đếm xỉa tới nữa là ... Huống gì cô Phương Uyên đang học lại bị bắt.Mấy ông phải tỉnh táo và suy nghĩ bằng cái đầu của mình trước khi phán xét nhé.
    Câm mồm là vừa.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đúng vậy, nếu không chống TQ thì đâu bị bắt !

      Supprimer
  10. Theo báo Công An Tp.HCM thì "Kha đã thử nghiệm gây nổ ba lần tại nhà cha mẹ mình ở xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa."

    Xem mô tả chi tiết tại báo Công An Tp.HCM:

    http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&id=482971

    Như vậy, theo như báo Công An mô tả, Kha đã thử thuốc nổ tại gia đình mình ? Có ai điên khùng đến như thế không ? Sao liều mạng thế (vạ lây luôn cả bố mẹ) ? Hơn nữa, khi Kha thử thuốc nổ thì trong quá trình phát nổ lại không phát ra tiếng động lớn cho nên không ai hay biết cả sao (đặc biệt là thử đến 3 lần) ?

    Có vị nào giải thích giùm tôi với. Đau đầu quá !!!

    RépondreSupprimer
  11. Mời Bác Ngọc Chênh cùng các Blogger vào xem bài viết này đi ạ: http://tinquansu.wordpress.com/2012/11/11/phan-dong-gia-danh-thi-kinh/

    RépondreSupprimer
  12. I am really grateful to the holder of this web site who
    has shared this enormous piece of writing at at
    this place.
    My web page > rc-soft.com

    RépondreSupprimer