08/01/2013

TÀU CỘNG VỪA CƯỚP BÓC VỪA CHỬI MẮNG KHINH MIỆT VIỆT NAM

Đọc bài báo dưới đây của bọn Trung cộng mà uất ức đến nghẹn lòng. Chúng nó được cướp, được ăn rồi còn được thỏa sức mắng nhiếc khinh miệt chúng ta. Trong khi các loại tàu cướp của chúng đang hoành hành trên biển Đông, báo chí của chúng chửi bới hăm dọa chúng ta thì tàu chiến của chúng lại được trải thảm đỏ rước vào tận cảng Sài Gòn. Nhân dân Việt Nam muôn đời sẽ không bao giờ quên được tội ác của những kẻ mở đường cho giặc Tàu cộng vào xâm chiếm biển Đông như thế này.

Ba tàu chiến Trung cộng cập cảng Sài Gòn
Còn báo chí Trung cộng viết bài như sau:


BÁO CHÍ VIỆT NAM NÓI MỘT LƯỢNG LỚN TÀU CÁ TRUNG QUỐC XÔNG VÀO NAM HẢI [i]

QUÂN VIỆT NAM KHÔNG HỀ DÁM RA TAY

12.12.2012
Người dịch:  XYZ
Trong bối cảnh rắc rối xảy ra liên tiếp ở Nam Hải, tâm lý cảnh giác của Việt Nam đối với những hành động của Trung Quốc ở Nam Hải luôn căng thẳng. Theo tin từ báo chí Việt Nam, thiếu tướng Lê Văn Cương[ii] , nguyên Viện trưởng “Viện nghiên cứu chiến lược” Bộ Công an Việt Nam ngày hôm trước đã rêu rao rằng, để kiểm soát Nam Hải, Trung Quốc nay mai sẽ dựa vào lực lượng tàu cá nhiều hơn để hành động ở Nam Hải, điều này sẽ “gây trở ngại thêm cho chủ quyền lãnh hải của Việt Nam”.
Theo “Vietnamnet” ngày 10.12, Lê Văn Cương khi trả lời phỏng vấn gần đây đã nói, ông ta không cảm thấy ngạc nhiên trước việc tàu cá Trung Quốc cắt đứt cáp tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, cùng việc cho phép các cơ quan biên phòng công an khám xét tàu nước ngoài đi vào vùng biển Nam Hải bất hợp pháp mà tỉnh Hải Nam Trung Quốc vừa ban bố mới đây.      
Ông ta cho rằng, để có thể vừa “làm chủ” được Nam Hải, lại vừa không làm rách mất chiếc “mặt nạ hòa bình”, Trung Quốc sẽ dựa vào lực lượng tàu cá nhiều hơn để hành động ở Nam Hải, nay mai sẽ huy động hàng vạn tàu cá đến Nam Hải, đặc biệt là vùng thềm lục địa Nam Hải cùng “vùng đặc quyền kinh tế” của các nước khác.  
Đây là một cách làm mà Trung Quốc dựa vào lực lượng tự thân để “uy hiếp” người khác. Trung Quốc có thể dựa vào đó để vẫn “độc quyền” các vùng đặc quyền kinh tế mà không cần sử dụng vũ lực, đồng thời đoạt được “tài nguyên của các nước khác trong đó có Việt Nam”.   
 “Trong mấy năm tới đây, Trung Quốc còn sẽ phát triển theo hướng này”. Lê Văn Cương nói. 
1
Hàng vạn tàu cá Quảng Đông ra biển đánh cá
2
Tàu cá 725 băng băng tiến vào Nam Hải đánh cá
Bài báo nói, tàu cá Trung Quốc thường xuyên tiến vào Nam Hải với quy mô lớn, còn những chiếc tàu cá bé nhỏ của Việt Nam thì không thể đối chọi được, ngay cả trên “vùng biển Việt Nam” cũng không ngoại lệ. 
Lê Văn Cương còn cho biết, gần đây có chuyên gia Nhật Bản nói với ông ta, ngay đến một nước lớn như Nhật Bản mà cũng còn phải lo về tàu cá Trung Quốc. Nhật Bản không dám huy động tàu quân sự, bởi vì lo ngại điều đó sẽ khiến cho Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản sử dụng tàu quân sự để tấn công tàu cá dân dụng.
Về điều này, Việt Nam cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Lực lượng cảnh sát biển hiện nay của Việt Nam vẫn còn rất yếu, lực lượng kiểm soát nghề cá còn chưa được thành lập. 
Ở Việt Nam, kiểu buộc tội vô căn cứ và thái độ cứng rắn đối với những hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của mình giống như Lê Văn Cương không hề hiếm gặp. Một vài thành phố tại Việt Nam mấy hôm trước còn xảy ra hoạt động biểu tình chống Trung Quốc, phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đã có với Nam Hải.  
Trong thực tế, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa[iii] cùng vùng biển phụ cận, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhiều lần phản hồi lại trước cái gọi là sự phản đối của Việt Nam.
3
Tàu cá Trung Quốc sẵn sàng xuất phát
4
Tàu cá Trung Quốc tiến vào Nam Hải với sự hộ tống của tàu cảnh sát biển
Ngày 6.12, trước việc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam mới đây cáo buộc tàu cá Trung Quốc cắt đứt cáp tàu thăm dò của mình, Hồng Lỗi nói, cách nói của Việt Nam không đúng với sự thật, vùng biển mà Việt Nam nói là nằm ở vùng biển chồng lấn do hai nước chủ trương, nằm giữa đảo Hải Nam Trung Quốc với phần đất liền Việt Nam ở phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, còn tàu cá Trung Quốc thì đang tiến hành hoạt động sản xuất đánh bắt ngư nghiệp bình thường trong vùng biển này, đồng thời đã bị tàu phía Việt Nam đuổi đi vô cớ.
Trong phản hồi về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam, Hồng Lỗi nêu rõ, bất cứ hành động nào làm loang rộng và phức tạp thêm sự tranh chấp Nam Hải cũng đều không nên khuyến khích và hỗ trợ. Phía Trung Quốc yêu cầu phía Việt Nam áp dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ một cách thiết thực sự an toàn và quyền lợi hợp  pháp của các công dân và cơ quan Trung Quốc ở Trung Quốc.
Tàu cá Trung Quốc đến quần đảo Nam Sa:  Thu hoạch cá lớn ở đất cực nam Trung Quốc thật tuyệt vời
Vào 17 giờ ngày 11.5,  chúng tôi bắt đầu lên tàu. Chuyến đi Nam Hải lần thứ 3 của chúng tôi bắt đầu.  Trong chuyến đi đến quần đảo Nam Sa lần này, chúng tôi phải mất 3 ngày 3 đêm mới tới.  
Chúng tôi ngồi trên chiếc tàu vỏ sắt loại 150 tấn, tàu 150 tấn trên đất liền được xem là một vật khổng lồ, nhưng khi ở trên biển lại chẳng khác gì một chiếc lá liễu. Và rồi, cuộc sống rung lắc đã bắt đầu. 17 ngày sau khi trở lại bờ, tôi ngủ trên giường vẫn còn cứ cảm thấy lắc lư. 
Trong khoảng thời gian 3 ngày, tàu chúng tôi đi ra hướng bãi Vạn An, cách xa bờ biển Việt Nam khoảng 70 hải lý, ở đó là bãi cá tây nam ở cực nam của Trung Quốc. Vào ngày thứ hai đi ra Tam Á, các container vận chuyển hàng hóa trên biển nhiều dần lên, lớn nhất ước tính khoảng 10 tấn. Theo hướng đông-tây ở 11 vĩ độ bắc hẳn là đường thủy quốc tế, các tàu du lịch, tàu khí tự nhiên, tàu chở khách lớn, tàu container thường xuất hiện ở  hai bên tàu chúng tôi.
Vào buổi tối ngày thứ ba, chúng tôi đã đến phạm vi khoảng 8 độ vĩ độ Bắc và 108 độ kinh độ Tây. Lưới cá đầu tiên của chúng tôi bắt đầu thả lưới tại đây. Thật thú vị là,  ánh đèn của tàu đánh bắt đã hút cá heo đển. Cá heo là loài cá không được ngư dân chào đón nhất, bởi chúng đến để ăn cá, cho nên cá heo mà kéo tới thì có nghĩa là thu hoạch cá sẽ không lớn.  
Vào khoảng 3 giờ đêm, nhiếp ảnh gia dưới nước Ngô Lập Tân của chúng tôi đánh thức tôi dậy khi đang say sưa, khẽ bảo tôi chạy ra đuôi tàu để xem. Tôi liền dậy chạy tới nhìn, có đến mười mấy con cá heo đang bắt cá trên mặt biển dưới ánh sáng đèn. Cá heo bơi đến hầu như không có tiếng động. Tôi và Ngô Lập Tân, còn có cả mấy trợ thủ lặn, ngồi ở phía đuôi tàu nhìn những con vật dễ thương nô đùa trước mặt mình. Tất cả chúng tôi đều im lặng, chỉ sợ các thuyền viên bị đánh thức, chỉ sợ họ thả lưới đánh bắt những con vật đáng yêu ấy mất. Thực ra cá heo là loài động vật rất thông minh, sau đó tôi còn một lần nữa được nhìn thấy chú cá heo bị mắc lưới đã nhảy qua mép lưới để trở lại biển khi các thuyền viên cất lưới.  
5

6
Cá chuồn bên tàu chúng tôi trên đường hành trình
Không phải tàu cá nào cũng thả lưới. Ở độ sâu khoảng 150 m dưới biển, ngư dân thả câu để câu cá, và thường là câu được cá lớn, lớn nhất có trọng lượng tới hơn 200 kg, loại này rất thường gặp. Chú cá đầu tiên của chúng tôi là do cậu con trai của trưởng tàu câu được, đó là một con cá ngừ răng chó nặng 85 kg. Đêm đó, chúng tôi ngồi trên tàu chốc chốc lại nghe vọng lại những tiếng reo mừng  hết cỡ, bởi liên tục có những chú cá lớn được câu lên, lần nào mọi người cũng hoan hô.
Khi đến Vĩnh Thự Tiêu[iv], trưởng tàu Lương cứ nhất định tặng cho các binh lính sĩ quan đóng quân trên đảo những con cá ngừ, mực ống … mà tàu chúng tôi đánh được, tặng tất cả những con to nhất ngon nhất. Trưởng tàu nói: “Ngư dân chúng tôi đánh bắt cá ở Nam Hải, quân đội là sự bảo đảm an toàn lớn nhất cho ngư dân chúng tôi.  Mỗi khi nhìn thấy quân hạm của chúng ta, chúng tôi đều rất vững lòng. Cho nên, lần nào đánh cá ở đây cũng đều tặng cá cho binh lính sĩ quan trên đảo”. 
Các binh lính sĩ quan đóng quân trên Vĩnh Thự Tiêu lần nào cũng tặng lại một vài món quà cho ngư dân đã cho cá, lần này là đồ hộp các màu, cánh gà rán đóng hộp, cá rán đóng hộp, còn có cả rau xanh đóng hộp các màu. 
 Nước ở Nam Hải có thể nhìn sâu tới trên 30m, cá, tàu chìm thỉnh thoảng lại xuất hiện trước mắt chúng tôi. Độ sâu lặn của chúng tôi phần lớn là không chế ở khoảng 30m, có cảm giác mình chẳng khác gì một chú cá bơi trong cung điện thủy tinh vậy. Nước ở Nam Hải lóng lánh, trong suốt giống như thủy tinh. 
 Ở Nam Hải của chúng ta, thực tế binh lính sĩ quan đại lục chúng ta chỉ đóng quân trên có 7 rạn san hô, lần lượt là Vĩnh Thự Tiêu, Hoa Dương Tiêu[v], Xích Qua Tiêu[vi], Đông Môn Tiêu[vii], Nam Huân Tiêu[viii], Mỹ Tế Tiêu[ix], Chư Bích Tiêu[x], cộng thêm đảo Thái Bình[xi] do Đài Loan đóng quân tổng cộng là 8.   
Cuộc hành trình 17 ngày đã cho chúng tôi biết được rằng, trong thời gian hơn nửa tháng, Việt Nam đã nổ súng vào tàu cá, ngư dân của chúng ta ở Việt Nam, tàu chiến Philippines đã nổ súng vào tàu cá, ngư dân của chúng ta, tàu chiến Indonesia đã bắt giữ tàu cá, ngư dân của chúng ta. Tàu ngư chính của chúng ta đã tới vùng biển xảy ra sự việc để đón đầu ngăn chặn những hành vi này, buộc họ phải phóng thích những tàu thuyền và ngư dân đã bị bắt giữ.  
Nam Hải đã là lãnh thổ của chúng ta, thì chúng ta khỏi cần phải sợ ai!
7
Đêm đến cá heo bắt cá dưới ánh đèn của chúng tôi
8
Có cá heo trong lưới nên bị ít đi rất nhiều, chiếc lưới to này một lần đánh được nhiều nhất là 30 000kg cá
9
Cá bị mắc lưới
10
Phân loại bảo quản cá đã đánh bắt
11
Các thuyền viên phân công rõ ràng, ai làm việc nấy
12
Tàu cá Trung Quốc đến quần đảo Nam Sa
13
14
Cá lớn chúng tôi câu được
15
Cá lớn mà những người dạy lặn của tôi là A Phi và A Phong câu được, họ vui mừng quá đỗi
16
Cá mặt trăng, cá đầu chùy…câu được
17
18
Cá mặt trăng, cá đầu chùy…câu được
19
20
Vĩnh Thự Tiêu có bưu điện cực nam của Trung Quốc
21
 Vĩnh Thự Tiêu có một vườn rau, còn có cả một cánh đồng Hà Nam, tôi may mắn được chụp ảnh người Hà Nam này
22
Xích Qua Tiêu, Anh Hùng Tiêu[xii] của chúng ta
23
Xích Qua Tiêu, Anh Hùng Tiêu của chúng ta
24
Tôi cùng người bạn lặn tới chiếc tàu chìm
25
Tôi cùng người bạn lặn tới chiếc tàu chìm
26
Đứng chụp ảnh trước chiếc bánh đà khổng lồ của một tàu mắc cạn
27
28
Chim đẻ trứng sinh con ở phía dưới boong bánh đà mắc cạn
29
Ở Tây Sa[xiii], Trung Sa, Nam Sa của Trung Quốc thường xuyên nhìn thấy tàu cá Việt Nam đánh bắt mực ống như thế này, khi chúng tôi quay về thấy có một tàu cá Việt Nam ở cách xa một khoảng chưa bằng cảng Đàm Môn
30
31
32
33
Tàu chiến của mấy tiểu quốc xung quanh Nam Hải ngăn chặn sự tác nghiệp của ngư dân nước ta, lại còn bắt giữ tàu cá, ngư dân của chúng ta. Xông lên trước lúc này lại là tàu ngư chính của chúng ta
Nguồn: junshi.xilu.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013

15 commentaires:

  1. " Lấy thịt đè người " + 16 chữ vàng, 4 tốt nhu nhược = Nam tiến !

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. S.O.S. Vừa rồi, ở Đà Nẵng bọn Trung Quốc căng băng rôn, rải truyền đơn ở đường Nguyễn Văn Thoại và Hồ Xuân Hương để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung quốc. Không biểt có phải chúng nó chui từ khu đất thuê 50 năm ven biển Bắc Mỹ An ra không mà chúng nó làm nhanh gọn lắm.

      Supprimer
  2. CHIẾN LƯỢC GẶM DẦN CỦA MAO VỚI CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM NHU NHƯỢC !

    RépondreSupprimer
  3. BBC: 3 TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC CẬP CẢNG SÀI GÒN, BÁO CHÍ VN IM LẶNG
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130108_chinese_ships_saigon.shtml

    RépondreSupprimer
  4. Bây giờ mới là lúc ngàn cân treo sợi tóc đây .TQ lấy bài "gậy ông đập lưng ông rồi ,Trước đây ông Bá Thanh đạ từng lùa 400 ngư thuyền Đà nẵng ra đuổi tàu cá TQ

    RépondreSupprimer
  5. Nhìn mặt 2 thằng ôm con cá đúng là Hán gian!

    RépondreSupprimer
  6. Gửi ông đăng thanh ,ông bán cháo lòng vịnh cùng 49 vị công an vừa được bổng lộc triều đình phong tướng ,người dân ba tàu chúng tôi rất "tố chè " các ông vì đả bảo vệ pà kon dân chệt chúng tôi có dư cá để pán cho thế giới /năm sau sẻ phong các vị lên 1 cấp nửa vì có nhiều cá chúng tôi nộp tiền thuế cho chính phủ tàu phù chúng tôi nhiều hơn
    lúc đó bổng lộc các vị sẻ dồi dào hơn ,hảy phụng sự cho mẩu quốc "đại háng" chúng tôi sẻ không quên các ông ,ráng làm cho tốt hơn nửa,kêu gọi ngư dân VN tránh xa tàu chúng tôi ra ,sẻ rất hậu tạ /quê hương mẩu quốc gửi lời chúc mừng đến các vị và gia đình .nhưng củng phải cẩn thận giử lấy cái sọ khỉ coi chừng bị ...pể lầu đó ,ể VN có nhiều cá đao lắm ,chúc năm mói pình yên cho đến sang năm .

    RépondreSupprimer
  7. Ba tàu Trung Cộng cập cảng SG! Nếu là một hoạt động bình thường như bao cuộc viếng thăm của tàu chiến các nước khác thì tại sao báo chí của chính quyền lại ngậm miệng??? Phải chăng có "uẩn khúc" gì ở đây??? Chính quyền chính trực thì tại sao lại sợ dân phản ứng???
    Càng ngày càng bực mình với cái chính quyền này!!!!

    RépondreSupprimer
  8. Nó muốn khích tướng xem VN làm gì, VN nhục quá đi thôi.

    RépondreSupprimer
  9. Đã nói rõ rồi mà các bác cứ la ó. Đã bán đất, biển cho Trung quốc từ hội nghị Thành đô năm 1990 rồi mà. Anh Linh, anh Mười đã ký giờ là lúc họ TQ thực hiện văn bản đó đấy. Chính xác là năm 2020 VN chính thức được quy chế như Tây tạng, Nội Mong.

    RépondreSupprimer
  10. tàu cặp cảng thì k ệ nó đưa tin làm gì?hả mấy ông

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Chả nhẽ đợi đến lúc nó cặp vào Ba Đình mới đưa tin ?

      Supprimer
    2. Không, Ba Đình bây giờ thuộc sự điều khiển của Tàu công rồi !

      Supprimer
  11. Chỉ kêu lên được 1 tiếng: CON...CÁI TỰ DO!

    RépondreSupprimer
  12. Một số báo Việt Nam khi tường thuật lễ tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh năm 1988 tại Trường Sa tiếp tục tránh nêu tên Trung Quốc.

    Ít nhất có hai báo mạng lớn là VnExpress và báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã có tường thuật về 'Lễ tưởng niệm 64 anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu gìn giữ chủ quyền quần đảo Trường Sa năm 1988'.

    Tuy nhiên không thấy các báo này nói các chiến sỹ Việt Nam đã hy sinh khi chiến đấu với ai.

    Xem chi tiết bản tin tại BBC:

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130112_viet_media_china.shtml

    RépondreSupprimer