28/02/2013

LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO

Sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, chúng tôi những công dân Việt Nam tự do cùng ký tên dưới đây để tuyên bố:

1.Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

NHÀ VĂN VÕ THỊ HẢO LÊN TIẾNG VỤ NGUYỄN ĐẮC KIÊN BỊ SA THẢI

Nhà văn Võ Thị Hảo nói về việc Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải vì viết bài phê phán TBT Đảng 
RFI: Chính quyền Việt Nam đã có phản ứng cực kỳ nhanh: Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, thuộc báo Gia đình và Xã hội đã bị sa thải, chỉ một ngày sau khi ông có bài viết trên internet chỉ trích mạnh mẽ tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. 
Hôm nay, 26/02/2013, trên trang mạng của báo Gia đình & Xã hội có một thông báo ngắn về việc sa thải phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, với lý do « vi phạm Quy chế hoạt động của báo và Hợp đồng lao động ». Tối hôm qua, ông Nguyễn Đắc Kiên đã có bài viết trên mạng thu hút sự chú ý của công luận, nhan đề : « Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng ». [....] 

Sự việc ông Nguyễn Đắc Kiên bị báo Gia đình & Xã hội, thuộc Bộ Y tế Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội, buộc thôi việc chỉ mới diễn ra ít giờ, nhưng đã có rất nhiều ý kiến bày tỏ thái độ trên các trang mạng xã hội. 

ÉP ĐẢNG TỰ KHỎA THÂN

Đồng Phụng Việt

Ép Đảng tự khỏa thân

27-02-2013
H1Cách nay vài tuần, sau khi đọc “Hiến pháp, những ‘trò khỉ’ và chuyện góp ý hay không” (1), một người bạn vong niên của mình dự đoán: Nếu số người ủng hộ “Kiến nghị 72” vượt qua mức 50.000, Đảng sẽ “tự khỏa thân”.
Mình thưa, mình cũng tin Đảng sẽ “tự khỏa thân” nhưng với những gì mình đã biết về Đảng, mình tin chỉ cần 20.000 cá nhân tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” là đủ để Đảng tự nhảy lên sàn, biểu diễn “thoát y vũ” rồi.
Hóa ra cả mình lẫn bạn mình đều sai!
Tuần này, khi số người tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” chỉ mới tròm trèm 6.000, thời gian thu thập ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp vẫn còn tới một tháng nhưng cả bác Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư, lẫn bác Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội đã toan “lột” nốt cái “quần đùi”.

ÔNG NGUYỄN ĐÌNH LỘC CÓ RÚT CHỮ KÝ KHỎI BẢN KIẾN NGHỊ 72?

Nguyễn Trọng Tạo
Hôm 23/2 tại Vinh, ông Nguyễn Sinh Hùng có nói với chúng tôi trong bàn tiệc đầu tư (có Vương Đình Huệ, Phan Đình Trạc, Hồ Phi Phớc…) rằng: Ông Nguyễn Đình Lộc nói sẽ rút chữ ký khỏi bản “Kiến nghị 72” về sửa đổi Hiến pháp; nhưng mới nói chứ chưa có văn bản. Trưa hôm đó, tôi gọi điện cho ông Nguyễn Đình Lộc hỏi xem thông tin ông Nguyễn Sinh Hùng đưa ra có đúng không, thì được ông Lộc cười nói: Làm gì có chuyện đó; mình có rút gì đâu! 

ĐÃ CÓ 6.065 NGƯỜI KÝ TÊN VÀO KIẾN NGHỊ 72

Đã có 6.065 người ký tên. Đặc biệt danh sách này toàn bộ là 406 chữ ký từ Hà Tĩnh, nơi mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa công phu lặn lội vào để “quán triệt” lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992.(Basam)

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 19)

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.
Bauxite Việt Nam

TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 18
ĐỢT 19
  1. Trần Thị Hà, học sinh, Hà Tĩnh
  2. Trần Thị Kim Hoàn, học sinh, Hà Tĩnh
  3. Nguyễn Thị Hương Giang, học sinh, Hà Tĩnh
  4. Lê Thị Dung, học sinh, Hà Tĩnh
  5. Dương Thị Bích, học sinh, Hà Tĩnh
  6. Nguyễn Thị Trà My, học sinh, Hà Tĩnh
  7. Nguyễn Thị Thu Dâng, học sinh, Hà Tĩnh
  8. Dương Đình Hoàn, cán thép, Hà Tĩnh
  9. Bùi Văn Hậu, công dân, Hà Tĩnh
  10. Bùi Văn Lự, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  11. Nguyễn Văn Hùng, công nhân, Hà Tĩnh
  12. Bùi Văn Thành, công nhân, Hà Tĩnh
  13. Nguyễn Văn Anh, học sinh, Hà Tĩnh
  14. Lê Văn Dung, học sinh, Hà Tĩnh
  15. Lê Duy Linh, sinh viên, Hà Tĩnh
  16. Dương Văn Vinh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  17. Lê Thị Ánh, sinh viên, Hà Tĩnh
  18. Lê Thị Hà, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  19. Bùi Thị Nguyệt, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  20. Lê Thị Nghĩa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  21. Lê Thị Xuân, nông nghiệp, Hà Tĩnh

SỬA HIẾN PHÁP ĐỂ NHÀ NƯỚC TRỞ VỀ VỚI DÂN, KHÔNG PHẢI GIA CỐ HIẾN PHÁP ĐỂ NHÀ NƯỚC CỐ THỦ TRƯỚC DÂN

Phạm Đình Trọng
27-02-2013
1.  Hiến pháp là nền tảng pháp lí để tổ chức lên Nhà nước được Nhân dân trao cho quyền lực quản lí xã hội, phục vụ người Dân. Được Dân trao quyền lực để phục vụ Dân nhưng kẻ nắm quyền thường lạm quyền, dùng quyền lực của Dân để áp bức Dân, vì thế Hiến pháp còn xác định những điều cơ bản trong mối quan hệ giữa Nhà nước và người Dân, xác định quyền của người Dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền Công dân của người Dân.

Từ nhận thức như vậy để có vài đối chiếu với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Lời nói đầu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có 447 từ thì có đến 394 từ tán dương chủ nghĩa Mác Lê nin và kể lể công lao trời biển của đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam! Dành tới gần chín mươi phần trăm ngôn từ lời nói đầu của Hiến pháp để ngâm ngợi, suy tôn đảng cầm quyền thì đó là Đảng pháp chứ đâu còn là Hiến pháp!

27/02/2013

VÌ TA CẦN THẤY ÁNH MẶT TRỜI

 Thơ của Nguyễn Đắc Kiên
147Đây là một bài thơ của ông Nguyễn Đắc Kiên, trong tập thơ Những số không vòng trắng được đăng trên blog Thích học toán của Ngô Bảo Châu, tại blog này đã đăng lời chia sẻ của Nguyễn Đắc Kiên trên facebook do bác NQH sưu tầm được:” Gửi tất cả các bạn. Đầu tiên cho tôi xin lỗi vì đã không thể trả lời mọi comment và tin nhắn của các bạn. Tôi cố gắng để add tất cả mọi người, hy vọng là có đủ thời gian. Dù có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ mong các bạn hiểu cho một điều, tôi không muốn là anh hùng, không muốn là thần tượng. Nước ta đã có nhiều anh hùng, nhiều thánh thần quá rồi. Tôi sợ. Tôi chỉ nghĩ rằng, khi đất nước ta có tự do, dân chủ, các bạn sẽ thấy rằng, các bài viết của tôi là rất bình thường, nó thật sự bình thường, không có gì to tát cả. Tôi cũng xin các bạn đừng nặng lời phê phán Báo Gia đình & Xã hội nơi tôi đã làm việc, tôi hiểu và tôn trọng quyết định của lãnh đạo báo. Nếu ở cương vị của họ, có thể tôi cũng phải làm thế. Tôi hiểu là mọi thứ còn chưa bắt đầu. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta.

SA THẢI NHÀ BÁO NGUYỄN ĐẮC KIÊN CÓ VI PHẠM LUẬT LAO ĐỘNG?

Đang đi chơi xa, mạng méo cứ bị méo mó nên mấy lần định viết về chuyện nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc có vi phạm luật lao động hay không nhưng chưa viết được. May quá nay vào mạng đã thấy hai bạn Quách Hoàng Lân và Hà Hiển đã có bài phân tích rất hay về việc nầy. Hoan hô hai tác giả.

Về chuyện anh Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc

Quách Hoàng Lân
nguyendackien-danlambao-3Sau khi cất tiếng nói phản biện lại bài nói chuyện của TBT Nguyễn Phú Trọng,  nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho thôi việc với lý do mà tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội đưa ra như sau: Vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động.
Tôi không có trong tay bản quy chế hoạt động của báo, cũng như hợp đồng lao động của báo với anh Kiên. Chỉ có một thông tin chính do chính anh Kiên nói với BBC là anh bị thôi việc vì những phản biện của anh đối với những phát biểu của ông Trọng.

LÀ THỰC THI QUYỀN HIẾN ĐỊNH ÔNG TRỌNG Ạ !

Hoàng Xuân Phú
 Chương trình thời sự buổi 19h ngày 25/02/2013 của VTV1 đã tường thuật buổi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng B­­­­í thư Đảng Cộng sản Việt Nam – với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tại đó, ông Trọng đã nói rằng:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”

26/02/2013

CHƯA ĐẦY 24h ĐÃ ĐUỔI VIỆC NHÀ BÁO NGUYỄN ĐẮC KIÊN


Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội
17h59-26.2.2013
GiadinhNet - Báo Gia đình & Xã hội xin thông báo, do anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên) vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên. 
Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các phát ngôn, hành vi của mình. Các đơn vị, cá nhân lưu ý khi liên hệ công việc, đề nghị liên hệ thẳng với Tòa soạn, không qua anh Nguyễn Đắc Kiên. 
GĐ&XH 




Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị kỷ luật đuổi việc chỉ chưa đầy 24 h sau khi viết bài này.

Theo Tễu blog
----------------------------------------------------------------------------
Thơ Nguyễn Đắc Kiên: Bởi vì tôi khao khát tự do 
----------------------------------------------------------------------------

BIẾT CHƯA, ĐÁM KHÔNG LÚ?

Chúng mầy đòi đa đảng
là suy thoái đạo đức
Đòi tam quyền phân lập
là suy thoái đạo đức
Chúng mầy đòi bỏ điều bốn
là suy thoái đạo đức

Chúng mầy đòi quân đội chỉ bảo vệ tổ quốc
là suy thoái đạo đức
Chúng mầy ưa kiến nghị
là suy thoái đạo đức
chúng mầy hay biểu tình
chống quân xâm lược
là suy thoái đạo đức

VUA CỞI TRUỒNG, MUỐN VĂNG TỤC VÀ ÉO VÔ CHẤP

Chỉ đạo lấy ý kiến cho dự thảo Hiến pháp tại Vĩnh Phúc, TBT Nguyễn Phú Trọng nói:“… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì? …”  - Video phát biểu của cụ Tổng (phút 7’20″): Thời sự 19h – 25/02/2013 (VTV)
  Nghe xong những lời vàng ngọc nầy, nhà văn Nguyễn Quang Lập nhã nhặn nói:Tự nhiên thấy nhạt miệng, muốn văng tục quá.

NGHE CỤ TỔNG NÓI, NHỚ THƠ NGUYỄN DUY

Nguyễn Quang Lập

imagesChỉ đạo lấy ý kiến cho dự thảo Hiến pháp tại Vĩnh Phúc, TBT Nguyễn Phú Trọng nói:“… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì? …” ( Theo NLG)

25/02/2013

THỜI GIAN KHÔNG CHỜ ĐỢI AI

Thư ngỏ của TS Tô Văn Trường gửi PTT Hoàng Trung Hải về Dự án Bô-xít

Dear Anh Hoàng Trung Hải
25-02-2013
Dự án bô xit đúng là chủ trương lớn của Đảng gây ra nhiều tranh cãi. Chỉ riêng cá nhân tôi tính đến nay đã có 11 bài viết dưới các góc nhìn khác nhau về dự án này. Bài viết mới nhất  CON “CHUỘT BẠCH”  KHỐN CÙNG được đăng tải rộng rãi trên các trang mạng xã hội đã nói hết những gì cần nói.
Có thể khẳng định dự án bô xít là một dự án gây chia rẽ sâu sắc nhất trong lòng người dân Việt Nam, là phép thử thực sự cho tiến trình dân chủ của đất nước. Nhiều chuyên gia, nhân sỹ, trí thức và đông đảo nhân dân ở trong và ngoài nước đã đồng loạt kiến nghị Đảng và Nhà nước dũng cảm dừng dự án khai thác bô xít Tây Nguyên dựa trên nhiều phân tích sâu sắc ở các góc độ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường rất khách quan và thuyết phục. Kiến nghị đó được sự đồng thuận và nhất trí rất cao của nhân dân. Kết quả thăm dò của Diễn đàn kinh tế Việt Nam VNR500 và báo Dân Trí có đến 96% người dân đồng ý dừng dự án bô xít Tây Nguyên. Đấy là con số sống động phản ánh ý dân, lòng dân không thể bỏ qua trong một xã hội dân sự, nhà nước pháp quyền.

LÊ HIẾU ĐẰNG: ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI THOÁT KHỎI TRUNG CỘNG

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Việt Nam đừng bỏ lỡ cơ hội thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc 

Thụy Mi


Như chúng ta đã biết, ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã xua hơn 30 vạn quân trang bị hùng hậu tràn vào xâm chiếm 5 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam. Tuy bị bất ngờ và lực lượng yếu hơn, nhưng phía Việt Nam đã chống trả mãnh liệt, khiến quân Trung Quốc phải rút về nước ngày 18/03/1979.

Thế nhưng nếu Trung Quốc hàng năm rầm rộ tổ chức kỷ niệm cái gọi là « cuộc chiến phản kích tự vệ quân xâm lược Việt Nam ở Quảng Tây », thì phía chính quyền Việt Nam lại hoàn toàn im lặng trong suốt hơn ba chục năm qua. Thậm chí các hoạt động tưởng niệm của một số nhân sĩ và công dân ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mới đây còn bị ngăn trở.

RFI Việt ngữ đã trao đổi về vấn đề này với Luật gia Lê Hiếu Đằng Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


5365 NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬ ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 17)

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.
TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 16
Đợt 17:
  1. Văn Tạo, GS, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Hà Nội
  2. Trịnh Thanh Tùng, hoạ sĩ, TP HCM
  3. Đinh Quang Tuy, lao động phổ thông,NamĐịnh
  4. Hoàng Văn Chiến, nghề tự do, Hà Nội
  5. Trần Văn Luyện, sĩ quan dự bị, Thái Bình
  6. Lê Thị Thanh, lao động phổ thông, Hà Nội
  7. Hoàng Thị Thoa, giáo viên, Hà Nội
  8. Nguyễn Văn Phú, công nhân, Thanh Hóa
  9. Trần Vũ Thanh Trúc, sinh viên, Thanh Hóa
  10. Phạm Văn Thảo, lao động phổ thông,NamĐịnh
  11. Hồ Thị Hường, lao động phổ thông, Nghệ An
  12. Vũ Hiến, lao động phổ thông, HàNam
  13. Phạm Vũ Hào, lao động phổ thông, HàNam
  14. Hoàng Văn Đường, nghề tự do,NamĐịnh
  15. Phạm Văn Thoán, nghề tự do,NamĐịnh
  16. Hoàng Văn Lang, nghề tự do,NamĐịnh

SOMETIME, I CRY FOR MY POOR PEOPLE.


Oanh Yến Thị Phạm
 
Sometimes, I cry.
Hiding the tears in my heart.
And deep in my soul,
a child is crying, too.
For the human rights of his poor people.
They look like the famine's victims,
not dead of hunger or thirst as 1945,
but the universal rights
out of their hands.

24/02/2013

900 DƯ LUẬN VIÊN ĐANG LÀM GÌ?



Không ai rõ tên tuổi của đội quân 900 dư luận viên này. Một đội quân ẩn mình trong bóng tối, trên mạng để lập những tài khoản ẩn danh. Đấu tranh với bọn phản động. Những dư luận viên này chiến đấu như đội thuyền không số ngày xưa, như những chiến sĩ tình báo vô danh trên mặt trần truyền thông. Họ thầm lặng và không cần đến tên tuổi.

GS PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP NGÀY 12-03-1992

Posted by basamnews on 24/02/2013

GÓP Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP

Phát biểu của ông Phan Đình Diệu tại Hội nghị ủy ban Trung ương Mặt trận Tồ quốc Việt nam ngày 12 tháng 3 năm 1992.

Kính thưa Đoàn chủ tịch,
Kính thưa tất cả các vị đại biều,
Tôi xin phép có một số ý kiến tham gia cuộc thảo luận kỳ này – tức là về dự thảo Hiến pháp.
Ý KIẾN THỨ NHẤT: Chúng ta đang sống trong một tình hình mà đất nước và thế giới có rất nhiều vấn đề cần được nhận thức và lý giải một cách tỉnh táo. Về những khó khăn của đất nước, tôi xin không phải nói lại. Nhưng vấn đề cốt lõi là hiện nay đất nước đòi hỏi gì? Theo tôi nghĩ, cái lớn nhất mà đất nước đòi hỏi là phải phát huy được tất cả mọi năng lực của tất cả các thành viên cùa dân tộc trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, tự cường để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và tiến kịp với thế giới. Phải trên cơ sở phát huy thật sự mọi năng lực của dân tộc thì mới có thể tận dụng được những thành tựu của thế giới hiện đại, tận dụng được những khả năng hợp tác với bên ngoài, và do đó, mới có th sử dụng được mọi thuận lợi để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, có cuộc sống no ấm hạnh phúc trong cộng đồng thế giới đang bước sang một giai đoạn văn minh mới. Tôi nói điều đó bởi vì hiện nay, trong điều kiện mở cửa, nhiều khi ta hy vọng quá nhiều vào những quan hệ với nước ngoài, đầu tư của nước ngoài, v.v…

HƯƠNG KHÓI LẠC LOÀI


 Vugia K7
Tôi viết tiếp về những bó nhang
không phải cháy vội vàng bên rừng dương lén lút,
Tôi viết về những làn khói hương heo hút
rụt rè bay từ nỗi ngậm ngùi đến cuối niềm uất ức…
Làn khói quyện như dáng người nông dân ôm ngực
giữa ruộng đồng tủi cực chết vùi thây,
run rẩy đường cày …

LỐI RA CÓ LỢI NHẤT CHO ĐẤT NƯỚC CHO DÂN TỘC

Tô Văn Trường
3Chot_8db8bTài nguyên được xem là vốn quý của quốc gia nhưng không phải là vô hạn. Trong điều kiện của nước ta, việc khai thác nguồn khoáng sản bô xít dồi dào còn tiềm ẩn để phát triển kinh tế có thể xem như là một cố gắng của Đảng và Chính phủ nhằm tăng thu ngân sách, đầu tư cho Xã hội với nhiều vấn đề nổi cộm về Giáo dục, Y tế, An sinh còn thiếu vốn liếng trầm trọng hiện nay.

TRÊN 5000 NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 16)

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.

 TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 14

 Đợt 15: 
  1. Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá, cán bộ tiền khởi nghĩa, 66 tuổi Đảng, Hà Nội
  2. Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng
  3. Nguyễn Lê Thu An, nhà báo, cựu tù Côn Đảo, TP HCM
  4. Lê Lý An, thạc sĩ, Pháp
  5. Cao Thế Phong, kỹ sư, Hà Nội
  6. Lê Quý Lộc, công dân ViệtNam, TP HCM
  7. Nguyễn Thị Hải Yến, TS, CHLB Đức
  8. Lữ Tấn Hoà, TP HCM
  9. Lê Quang Ánh, TS, Hoa Kỳ
  10. Nguyễn Thanh Tùng, GS TS,  Hoa Kỳ
  11. Trần TrọngDương,Canada

SUY NGẪM DƯỚI CHÂN TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN

Tương Lai
 Vẫn bức tượng uy nghi và trầm mặc gần bến Bạch Đằng quận I ấy mà sao hôm nay lại có sức lay động lòng người đến vậy. Chọn nơi đây, dưới chân tượng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một lựa chọn tối ưu để dâng hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược cách nay 34 năm. Ngày ấy, 17.2.1979 hơn sáu chục vạn quân xâm lược đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Và rồi, đúng ngày này, các tờ báo chính thống, những tờ báo in đậm các Huân chương cao sang trên “măng sét” để tự phong là tiếng nói của dân đều câm lặng không một lời nói đến những người đã ngả xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, trừ tờ Thanh Niên có bài của Thiếu tướng Lê Văn Cương, một tiếng nói hiếm hoi cất lên trong cái biển im lặng đáng sợ của một chủ trương nhất quán, được chỉ đạo sít sao, tuyệt vời bạo liệt và triệt để.
Theo một cách nhìn và cách nghĩ “tích cực” thì đây là một dịp cũng thật là tuyệt vời để nâng cao nhận thức cho toàn dân nhằm “quán triệt” một chủ trương, đường lối đã định hình từ
2

23/02/2013

Anh còn lú hay anh đã khôn?


Vòng hoa tưởng niệm liệt sỹ chống TQ ngày 17.02 của các nhân sỹ ở HN bị ngăn cản...

Gò Cỏ May
Trong lúc đảng và nhà nước ta kiên định thực hiện “cam kết không nhắc lại qúa khứ nữa” với bạn vàng phương Bắc. Thì người anh em cùng ý thức hệ vẫn tưng bừng kỷ niệm cái ngày mà theo họ, đó là ”cuộc chiến đấu phản kích tự vệ, bảo vệ biên giới”.
Song song với các chương trình “ăn mừng chiến thắng” ở khắp nơi trong cả nước, tại các nghiã trang, các nghi thức tưởng nhớ các liệt sỹ cũng được ông “bạn vàng” dâng hương hoa tri ân một cách trang trọng.
Ta hãy xem bài báo sau đây khắc rõ thực hư!

CƯỜNG QUỐC THI CA

NGUYỄN  TẤN  CỨ
Có ai đó đã nói về Đất Nước tôi như thế
Có nghĩa là rất văn chương thơ phú đầy mình
Có nghĩa là mở mắt ra đã thấy thơ chình ình trước cổng
Và khép mắt lai trong mơ thơ vẫn đứng ngó trước đầu giường

HỆ LỤY CỦA MỘT DỰ ÁN THIẾU TẦM NHÌN VÀ KHÔNG TỈNH TÁO

Bauxite Việt Nam

Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo

22-02-2013
Ngày 18/2/2013, trang Bauxite Việt Nam đăng tải bài “Có chút hy vọng mong manh nào cho alumina Tân Rai” của nhà báo Lê Trung Thành – tác giả của phóng sự 6 kỳ mang tựa đề “Chuyện chưa biết nhiều về Dự án bauxite Tây Nguyên” đăng trên BVN trong tháng 11/2011.

Bài báo phân tích chân xác sự suy thoái của ngành công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy. Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm. So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc vàMalaysia, một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD.

22/02/2013

CHỈNH ĐỐN ĐẢNG PHẢI BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG VIỆC NHỎ


Đào Duy Nghĩa
Lịch sử dân tộc đã gắn liền với lịch sử của đảng từ những năm 30 của thế kỷ 20, bởi vậy đến nay mọi công trạng được dồn hết về phía đảng. Điều ấy thôi thì cũng thỏa đáng vì trải qua mấy cuộc kháng chiến đảng đã giành được nhiều thắng lợi về cho đất nước và nhân dân, hàng triệu người Việt Nam đã ngoan ngoãn – kiên cường ( ngoan cường ) chiến đấu và hi sinh dưới lá cờ của đảng. Nhưng sự việc này kéo dài có hệ quả bất ổn là ở rất nhiều người, nhất là giới lãnh đạo đảng đã mất dần khái niệm quốc gia – dân tộc. Họ chỉ biết đảng và luôn cho rằng đảng đại biểu cho mọi lợi ích của dân tộc, chỉ có đảng mới quyết định được số phận của dân tộc Việt. Họ đã đồng nhất đảng với quốc gia, đảng đứng trên mọi thể chế xã hội, đảng luôn luôn đúng và sáng suốt, quyền lợi của đảng là trước hết và trên hết, hơn 80 triệu con người của  54 dân tộc quần cư trên mảnh đất chữ S phải sắp hàng sau lưng mấy triệu đảng viên…. 

20/02/2013

Sửa Hiến pháp chứ không phải xây Hầm trú ẩn

Huy Đức
20-02-2013
Nếu tôi là trưởng ban sửa đổi Hiếp pháp 1992 tôi sẽ đề nghị ngưng lại cho đến khi trong Đảng thực sự biết rõ mình muốn duy trì mô hình đảng chủ lập hiến như hiện nay hay muốn thiết lập ở Việt Nam một nền cộng hòa thật sự.
Các nhà nước quân chủ phải lập hiến khi nhà vua bị các tôn giáo, lãnh chúa… buộc phải chia sẻ quyền lực. Các nhà nước đảng chủ phải lập hiến vì muốn tạo ra cái vỏ bọc cộng hòa cho sự toàn trị của mình. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam muốn tiếp tục chế độ chính trị như hiện nay thì cách khôn ngoan nhất là cứ giữ Hiếp pháp 1992 vì nó vẫn đang làm tốt vai trò “phông màn” cho Đảng.

19/02/2013

CẢN TRỞ CÁC HOẠT ĐỘNG TƯỞNG NIỆM CUỘC CHIẾN VIỆT-TRUNG


Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung




Hai đoàn học giả, trí thức, và các blogger nổi tiếng ở hai miền Nam-Bắc ngày 17/2 đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc cách đây 34 năm đã bị lực lượng công quyền cản trở vì băng rôn có ghi dòng chữ tưởng niệm các liệt sĩ “chống Trung Quốc xâm lược”. 

Một người tham gia đoàn tưởng niệm tại Hà Nội, blogger Lã Dũng, thuật lại với VOA Việt ngữ:

18/02/2013

ĐỐI THỦ ĐÁNG NỂ NHƯNG DỂ BỊ LỪA.

Oanh Yến Thị Phạm
Bầu không khí chính trị ở Việt Nam suốt 2012, như một nồi nước, sôi sùng sục kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 16/01/2012 thay mặt BCHTW Đảng ký ban hành nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng, khóa XI: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, thường được gọi tắt là Nghị quyết TW4. Hàng loạt văn bản hướng dẫn đã được triển khai sau bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết TW4 về Xây dựng Đảng 27/02/2012:
Hướng dẫn số 95-HD/BDVTW 13/03/2012 của Ban Dân vận trung ương.
Hướng dẫn số 42-HD/BTGTW 13/03/2012 của Ban Tuyên giáo trung ương
Hướng dẫn số 11-HD/BTCTW 14/03/2012 của Ban Tổ chức trung ương.
Báo chí lề phải tốn không biết bao giấy mực cho Nghị quyết TW4.
Báo chí lề trái chiếm không biết bao Mega bytes trên không gian mạng.

Chúng tôi tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Trung Cộng

Hoàng Hưng
Gặp nhau tay bắt mặt mừng
Gặp nhau tay bắt mặt mừng
Tối qua, được cú phôn của Lưu Trọng Văn: “Ngày mai 8 giờ tại tượng Trần Hưng Đạo…”. Cảm ơn anh đã nhắc. Không phải ai cũng nhớ ngày này 34 năm trước (17/2/1979) triều đình Trung Cộng đã xua nửa triệu quân bất thần xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Không nhớ ngày ấy, tôi cũng đáng trách y như nhiều người chúng ta đã bị những chuyện vụn vặt hàng ngày che lấp mối nguy vẫn đe dọa độc lập, chủ quyền của đất nước trong suốt ngàn năm. Vô cùngcảm ơn các vị nhân sĩ, trí thức luôn ý thức nhắc nhở toàn dân về mối nguy đó, cũng như về lòng tri ân các liệt sĩ, lòng yêu thương những đồng bào đã ngã xuống trong các cuộc chiến mà bọn Trung Cộng tham tàn gây ra chống lại nhân dân ta. Chỉ vì sự quên lãng này mà những người lãnh đạo quốc gia đã đưa cả dân tộc dấn sâu từng bước vào cái thòng lọng “16 chữ vàng” đang ngày càng siết chặt cổ họng mình. Chỉ vì sự quên lãng này mà bao nhiêu người dân chỉ vì món lợi nhỏ mọn trước mắt đã vô tình tiếp tay cho bọn bành trướng áp đảo nền kinh tế non yếu, thôn tính cả đời sống văn hóa của nước nhà.

THÔNG BÁO CỦA NHÓM "KIẾN NGHỊ 72"


    Ngày 18 tháng 2 năm 2013

THÔNG BÁO

của Nhóm soạn thảo và ký đầu tiên Kiến nghị 72

      về công văn trả lời của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992


Ngày 4-2-2013, một đoàn 15 người, đại diện cho 72 người đã ký ngày 19-1-2013 bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 (xin được gọi tắt là Kiến nghị 72) và cho hơn 2000 người đến thời điểm đó đã ký ủng hộ Kiến nghị 72, do Tiến Sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn, đã gặp đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dưới đây  gọi tắt là Ủy ban) và trao bản Kiến nghị 72 cùng với một Dự thảo Hiến pháp mới (dưới đây gọi tắt là Dự thảo Hiến pháp 2013). Đoàn đã được Ủy Ban tiếp đón trọng thị và tiếp nhận Kiến nghị có 72 chữ ký cùng với Dự thảo Hiến pháp 2013. Một số phóng viên báo đến dự và sau đó một số báo trong đó có báo in đã đưa tin về cuộc gặp này.

17/02/2013

BIÊN GIỚI....

NGUYỄN  TẤN  CỨ

Ngã xuống như một giấc mơ buồn
Ai đã bắn anh trong ngày hôm qua
Ngã dập xuông như một bụi chuối
Ai đã chặt em trong những ngày nầy
khi xưa

CHỖ ĐỨNG CỦA NHÂN DÂN TRONG HIẾN PHÁP

Hoàng Xuân Phú
Hội chợ Leipzig trở thành hội chợ hàng mẫu đầu tiên trên Thế giới vào năm 1895. Đối với Cộng hòa Dân chủ Đức(CHDC Đức, tức Đông Đức xã hội chủ nghĩa, 1949 – 1990), Hội chợ Leipzig là một trong những nơi giao tiếp quốc tế quan trọng nhất. Chính quyền Đông Đức coi hội chợ này là nơi trưng bày thành quả kinh tế và chính trị của CHDC Đức. Nhân dân Đông Đức tận dụng hội chợ này để tiếp xúc với kỹ thuật và văn hóa của các nước tư bản phát triển. Hàng năm, khoảng 600.000 người đổ về hai kỳ hội chợ, được tổ chức vào tháng ba và tháng chín. Trong hơn mười năm sống ở Leipzig, tôi đã từng hòa mình vào dòng người ấy, thăm khoảng 20 kỳ hội chợ, mỗi kỳ dành ra khoảng 3 ngày, và đã học được bao điều mới lạ, trong đó có nhiều kiến thức về công nghệ.

NGƯỜI HÈN


Phạm Chuyên *

.
Đất nước ngàn năm
Hiếm kẻ bán nước
Có nhiều nhặn gì đâu,
Một Trần Ích Tắc
Một Lê Chiêu Thống
Một Hoàng Văn Hoan.

LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17 tháng 2


Ngày 17-2-1979 là ngày quân xâm lược Trung Quốc theo lệnh của Đặng Tiểu Bình, trắng trợn trở mặt, phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979. Chúng đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng phụ trợ khác ước tính hơn nửa triệu quân với hơn 500 xe tăng, hơn 2000  khẩu pháo, tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, sát hại dân lành, đốt phá nhà cửa, cầu, đường, cướp bóc tài sản. Quân và dân ta đã ngoan cường chiến đấu,  chống trả quyết liệt, đánh những đòn quyết định buộc chúng phải tuyên bố rút quân, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược nhục nhã, hàng chục ngàn chiến sĩ ta đã dũng cảm hy sinh.

16/02/2013

CẢM NGHĨ và NỖI LO

                                       
                                                                            Nguyễn Huy Canh

Nhân đọc bài “Thử tìm cơ chế đặc thù cho ban nội chính...” trên trang n/v Phạm Viết Đào của ông mang bút danh Trường Sơn nào đó, những suy nghĩ miên man về thực trạng của đất nước, về cấu trúc và bản chất của thế chế chính trị nước  nhà, và những quyết tâm đầy sắt đá của đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu của đảng làm chủ thuyết, cứ chảy dài ra trong nỗi lo âu...

BÁO THANH NIÊN PV ĐẠI BIỂU DƯƠNG TRUNG QUỐC VỀ "TỨ ĐẠI NGU"





Báo Thanh Niên coi chừng! Vì nhanh nhẩu phỏng vấn ông Dương Trung Quốc về "tứ đại ngu" mà BBC đã bị ông nghị  "..." Hoàng Hữu Phước lôi tám đời ra chửi cho té tát. Nay Thanh Niên lại dám cả gan đi vào vết mòn của BBC, không khéo đến ba đời TBT của Thanh Niên cũng sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt bằng... mồm của ông ấy (HNC)

Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về bài viết "Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ":

ĐÃ CÓ 4.091 NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992


DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT13). Đã có 4.091 người ký tên! Có thêm 1.453 người ký trong danh sách 13, riêng mấy ngày nghỉ Tết, trong đó có 97 bà con nông dân ở Văn Giang (Hưng Yên),  286 ở Nghệ An gồm rất nhiều học sinh phổ thông và nông dân. Cư dân Thủ đô vẫn đông đảo nhất:706.
Về mục “Trưng cầu dân mạng” (đầu cột bên tay phải), hiện đã có hơn 10.000 ý kiến, trong đó gần 93% đồng ý “Bỏ điều 4 Hiến pháp. Không chấp nhận ĐSCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Ngoài ra, trên trang web của nhà báo Trương Duy Nhất cũng có mục thăm dò ý kiến về 2 bản Dự thảo Hiến pháp. Cho tới sáng nay đã có hơn 630 ý kiến. Bản Dự thảo Hiến pháp 2013 do các chuyên gia soạn thảo, đi kèm bản “Kiến nghị 72″ của các nhân sĩ trí thức, tuy được coi như tài liệu tham khảo, nhưng đã có tới 91% ý kiến ủng hộ. Bản “Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 của quốc hội” có được 3% ý kiến ủng hộ. (Ba Sàm)

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 13)

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com , ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.
Bauxite Việt Nam

15/02/2013

Đạ̣i biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói về việc bị Nghị Phước công kích


110722125416_duongtrungquoc304

Trong một hành động chưa có tiền lệ, Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước viết bài công kích gay gắt sử gia Dương Trung Quốc trên blog của mình.
Bài viết với lời lẽ nặng nề, gọi ông Quốc là “ăn nói hồ đồ, xằng bậy”, “hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng”…
BBC đã hỏi chuyện đại biểu Dương Trung Quốc về bài viết này.

Chủ tịch Trương Tấn Sang khẳng định hệ thống chính trị của chúng ta ” Không dám nói lên sự thật”

Trần Mạnh Hảo
images448974_Chu-tich-2Sự thật sẽ giải thoát anh em
(Lời Kinh Thánh)
Trên báo Sài Gòn giải phóng online ngày 13-02-2013, trong bài : “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Vũ khí của chúng ta là dám nói lên sự thật” có đoạn viết như sau:
“Khi nghe bà Phan Thị Tươi giới thiệu chồng mình – ông Hoàng Thái Lai, đã nghỉ hưu nhiều năm nay, hiện là Bí thư Chi bộ khu phố 2, phường Thảo Điền (quận 2), Chủ tịch nước hỏi: “Đồng chí có gửi gắm gì không?”. “Tôi mong mỗi cán bộ lãnh đạo hãy làm đúng những gì đã nói”. “Đúng, làm đúng những gì đã nói đang là thách thức rất lớn đối với chúng ta hiện nay” – Chủ tịch nước chia sẻ.