14/05/2013

AI ĐÒI ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG?

Ai mà dám đòi chuyện đó ở Việt Nam chỉ có nước tàn đời. Ngay đến các ông cộng sản gộc như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ...mới phát lên những suy nghĩ về đa nguyên cũng bị cho về vườn và bị cô lập cho đến hết đời.
Trước xa đó là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cũng điêu đứng qua vụ án mà cả thế giới đều biết và đến tận bây giờ sau gần nửa thế kỷ mọi người vẫn không quên. Mà nhóm trí thức, văn nghệ sĩ thời đó chỉ mới hé hé ra đôi điều bất ổn của chế độ độc đảng toàn trị chứ có dám nói thẳng đến chuyện đa nguyên đa đảng nào đâu.

Sau thời Trần Xuân Bách, từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tiếp tục xuất hiện những kẻ sĩ  không những suy nghĩ  mà còn đặt thẳng vấn đề đa nguyên đa đảng ra công luận. Đó là các vị trí thức nhân sĩ: Hà Sĩ Phu, Hoàng Minh Chính, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Đan Quế, Phạm Quế Dương,Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Hồng Sơn... Và các vị ấy đang bị như thế nào thì ai cũng biết.
Đa nguyên đa đảng là cái gì mà ghê gướm thế? Cái gì mà vì nó  biết bao nhiêu tinh hoa của đất nước phải bước vào vòng lao lý?
Mở sách vở lý luận ra xem thì thấy rằng: Đa nguyên là thuộc tính của tự nhiên, do vậy cũng là thuộc tính của muôn loài, trong đó có  loài người.
Đa nguyên trong xã hội loài người thể hiện qua sự đa dạng chủng tộc, đa dạng văn hóa, đa dạng tư tưởng, đa dạng cộng đồng, đa dạng khuynh hướng, đa dạng tổ chức...
Đa nguyên trong làm ăn kinh tế thể hiện qua đa dạng thành phần, đa dạng lực lượng, đa dạng chủ sở hữu...
Đa nguyên trong chính trị thể hiện qua sự đa dạng đường lối, mà mỗi đường lối được đại diện bởi mỗi tổ chức, mỗi đảng phái chính trị. Vì vậy tính đa nguyên trong chính trị thể hiện qua sự đa đảng.
Chống lại tồn tại khách quan của đa nguyên là phản khoa học, phản lại tự nhiên, phản lại sự tiến hóa của nhân loại. Các chế độ độc tài không thể không chấp nhận đa nguyên tất yếu trong các lãnh vực nhưng quyết liệt chống lại đa nguyên trong chính trị, nghĩa là không chấp nhận đa đảng để bảo vệ sự cai trị độc tài của họ vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích cục bộ.
Ở Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, đa nguyên đa đảng là điều úy kị, không được nghĩ đến, không được nói ra và tất nhiên không được phép tuyên truyền cổ xúy. Do vậy trong suốt thời gian dài bất kỳ ai nói đến đa nguyên đa đảng đều bị trấn áp quyết liệt như đã thấy.

Thế nhưng những đàn áp ấy có dập tắt được tư duy tất yếu về đa nguyên đa đảng trong dân chúng hay không? Chắc chắn là không.
Ngày nay không chỉ có vài mươi người đòi hỏi đa nguyên đa đảng để dễ dàng bị trấn áp như trước, mà đã có hàng vạn người công khai và đồng loạt đứng lên đòi hỏi đa nguyên đa đảng.
Hàng vạn người đó là những ai?
Đó là trên 14 ngàn người đã ký tên vào Kiến Nghị 72, gần 10 ngàn người ký tên vào Tuyên Bố Công Dân Tự Do, trên 15 ngàn người ký tên vào tuyên bố của Hội Đồng Giám mục Việt Nam...
Và đặc biệt những công dân dũng cảm đó không còn đứng riêng lẻ trong việc đòi hỏi đa nguyên đa đảng nữa, họ đã đương nhiên đứng vào các tổ chức tự phát đang hình hành:  Nhóm Kiến nghị 72, Nhóm Công Dân Tự Do, Nhóm công dân đứng sau Hội Đồng Giám Mục. Hoặc họ đang là người của những tổ chức đã có sẵn, đó là các tập thể công dân trong 5 tổ chức tôn giáo cùng ra tuyên bố chung về sửa đổi hiến pháp theo tinh thần của Kiến Nghị 72: Công Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành.
Kiến Nghị 72, như là phát pháo mở đầu phong trào đòi hỏi đa nguyên đa đảng có tổ chức thông qua việc góp ý hiến pháp, đã lôi cuốn sự ủng hộ tuyệt đối của các tổ chức tự phát đang hình thành và các tổ chức có sẵn. Qua đó dù không cố tình nhưng Kiến Nghị 72 dần trở thành một phong trào đoàn kết nhân dân và đoàn kết các tổ chức nhân dân nhằm vào một mục tiêu chung là đấu tranh cho sự phục hồi tính đa nguyên tất yếu trong sinh hoạt chính trị.
Điều nầy là một bất ngờ lớn đối với đảng cộng sản độc quyền. Những lãnh đạo cộng sản bảo thủ đã hoảng hốt phản ứng. Ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đó là việc lợi dụng để “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn'.  Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: Những kẻ đòi bỏ điều bốn, tức đòi đa nguyên đa đảng là suy thoái đạo đức và chính trị.
Thử điểm những người bị cho là suy thoái, là vận động nhân dân chống đảng đó là ai. 
Nhìn danh sách gần 15 ngàn người ký tên vào kiến nghị 72 ta thấy ngay trong đó có những người là đảng viên cộng sản, thậm chí là những đảng viên cao cấp từng là cấp trên của các ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng, có những người là những bậc trí thức tài năng từng nhiều năm làm cố vấn hoặc làm chuyên gia cho các đời thủ tướng chính phủ, có những người đang là công chức nhà nước, có những người là các chủ doanh nghiệp thành đạt, là các giáo sư, bác sỹ, kĩ sư, văn nghệ sĩ...có chỗ đứng trong xã hội, có những người là cựu chiến binh đã từng đổ máu cho sự ra đời của chế độ nầy, có những người là chức sắc tôn giáo đạo cao đức trọng, có những người là công nhân, là nông dân, là giới trẻ trong và ngoài nước, là bao nhiêu người dân bình thường khác..
Xu thế hướng đến đa nguyên là xu thế tất yếu. Ngay trong nội bộ đảng cũng đang xuất hiện mầm mống đa nguyên. Điều nầy thể hiện rõ qua hai hội nghị TW 6 và 7, ý kiến "nhất nguyên" từ tổng bí thư, từ bộ chính trị đưa ra về việc kỷ luật  và đề bạt nhân sự đã bị phản bác bởi khuynh hướng ngược lại của số đông trong ban chấp hành, một tiền lệ chưa từng có.

Người ta đang tim hiểu có những ai đứng sau Kiến Nghị 72. Có hẳn một bài báo lề đảng của một cán bộ tuyên huấn đặt vấn đề kẻ giấu mặt phía sau Kiến Nghị 72 là ai?  Phải chăng người ta đang lo sợ, ngoài những đảng viên cấp cao công khai ký tên như đã biết, có thể còn những đảng viên cấp cao khác lặng lẽ đứng sau? Thậm chí họ còn nghi kỵ có những lãnh đạo đương nhiệm đứng sau Kiến Nghị 72.
Những người trong giới lãnh đạo cao cấp, trong suốt thời gian dài, không hề có một lời phản ứng trước sự ra đời của Kiến Nghị 72  đang bị dư luận xầm xì rằng có thể họ là những kẻ đứng sau. Thậm chí có cả những trang web bị nghi là của DLV viết hàng loạt bài nêu đích danh một lãnh đạo cấp cao đương nhiệm là kẻ đứng sau Kiến Nghị 72.
Dư luận ấy đúng sai chưa rõ , nhưng chắc chắn đang có sự tồn tại một lực lượng âm thầm đứng sau ủng hộ Kiến Nghị 72.
Lực lượng đó là ai? Đó là đám đông thầm lặng. Họ không dám công khai ký tên vào Kiến Nghị 72 hoặc vào các tuyên bố khác, nhưng họ nhiệt tình theo dõi diến tiến của tình tình, họ bàn luận sôi nổi trong các bửa tiệc gia đình, trong các buổi liên hoan cơ quan, trong các quán ăn, trong các quán cà phê, trong các buổi đi dã ngoại...Họ là những người trong số hàng trăm ngàn lượt người mỗi ngày vào đọc các trang "báo lề dân" đang cổ xúy cho Kiến Nghị 72 như: Ba Sàm, Quê Choa, Bauxite Việt Nam, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào,  Nguyễn Tường Thụy, Bùi Văn Bồng, JB Nguyễn Hữu Vinh, Đoan Trang, Thùy Linh...Họ có thể là trong số vài chục triệu người đã ký tên "đồng ý" vào bản dự thảo hiến pháp mà chính quyền mang đến tận nhà và yêu cầu họ ký. Họ có thể là đảng viên, là trí thức, là công nhân, là nông dân, là sinh viên... là những người chưa ký vào đâu những đã ký từ trong lòng.
Đám đông ấy đang tạm thời im lặng. Nhưng một khi họ lên tiếng thì đa nguyên đa đảng tất nhiên phải trở lại trong sinh hoạt của xã hội Việt Nam. Vì đó là điều tất yếu mà ngay cả Karl Marx, tổ sư của cộng sản cũng thừa nhận rằng: Tự nhiên cũng như xã hội luôn vận động trong mối quan hệ đa nguyên.

HNC


34 commentaires:

  1. Rất chính xác.Một bài viết hay,sát thực tế.Bác Chênh nên viết nhiều nhiều cho.Rất cảm ơn.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Dư Luận Viên Hà Nội (Tam Đảo)15 mai 2013 à 13:25

      Tản mạn về Trường Sa, Hoàng Sa và dân chủ phẳng: GHẾ QUYỀN LỰC

      Mất hay còn Trường Sa cũng giống như mất hay còn Hoàng Sa mà thôi. Với tôi chẳng được gì hay mất gì cả. Chẳng có gì ảnh hưởng đến tôi. Họ bán, họ cho, họ làm ngơ cho nước ngoài xâm chiếm cũng như nhau mà thôi.

      Nếu giỏi, hãy lên ngồi ghế quyền lực đó mà làm. Tất nhiên ngồi được vào ghế đó là khó, cực khó và thậm chí là vô cùng khó. Có vài cái ghế mà có hàng chục triệu người thèm muốn. Người ta đã giành và ngồi được vào ghế đó chứng tỏ họ giỏi hơn mình (!), vì thế họ được quyền làm các thứ họ muốn. Họ làm hay thì dân được nhờ, họ làm dở thì dân phải chịu. Mình kém hơn, không tranh được ghế đó thì hãy cam chịu đi, lớ ngớ nó đánh cho vỡ đầu đấy.
      Trong chính trị chẳng có gì là bình đẳng hay "dân chủ phẳng" đâu, làm gì có chuyện cá mè một lứa. Ở ta hay ở Tây đều vậy cả thôi. Có thể có "dân chủ phẳng" ở 1 không gian hẹp nào đó, trong 1 tổ chức nhỏ nào đó mà thôi. Đôi khi trong gia đình chỉ có vài người còn chưa có được dân chủ huống hồ cả xã hội hàng chục triệu người. Thử hỏi trong 1 gia đình có 3 thế hệ, sự dân chủ có ở mức độ nào, công việc nào hay là dân chủ trong tất cả mọi điều? Liệu có để đứa cháu cùng ngồi tranh luận mọi việc với cả bố mẹ hay bàn chuyện lớn với cả ông bà không?

      Nếu ai đó thấy khó chịu quá vì thiếu dân chủ (theo cách nghĩ của mình) thì hãy làm cách mạng đi, giành ghế quyền lực đi! Nếu không làm được thì ra đi đi, đi đến chân trời mới dân chủ hơn, dễ chịu hơn mà sống. Xin mời.
      Còn nếu không làm được điều đó nữa thì hãy chấp nhận thân phận đi cho lành. Lo cơm áo gạo tiền hàng ngày cho vợ cho con thôi. Cả mấy chục triệu người họ như vậy thì mình xấu hổ gì. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, hoặc tránh cướp cũng chẳng ai chê.

      Dư luận viên Hà Nội (Tam Đảo)

      Supprimer
  2. Bài viết đồng thời có tính khái quát hóa cao, nhưng đồng thời cũng rất cụ thể để thuyết phục người đọc, rất hay!
    Cảm ơn bác Chênh, bác rất xứng đáng với giải thưởng Netizen vừa rồi, mong được đọc thêm nhiều bài của bác.

    RépondreSupprimer
  3. Bài viết rất hay
    Tôi không ký tên vào những bản kiến nghị ấy, vì lý do rất đời thường, nhưng tôi hoàn toàn ủng hộ
    Tôi mong chờ cái ngày ấy đến, tôi sẽ ra đường cùng đồng bào, sẽ ăn mừng...
    Tôi biết chắc chắn có quá nhiều người quanh tôi cũng ở trường hợp như tôi cũng sẽ ăn mừng
    Tôi chờ cái ngày ấy sẽ đến và tin chắc nó sẽ đến, dù mau hay chậm...

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tôi cũng như bạn, mong được thấy đất nước đổi thay và ngẩn cao đầu. Chúng ta chỉ là một vài trong số hàng triệu người như thế

      Supprimer
  4. Tôi dám đoan chắc 100% nhửng kẻ yêu cầu giử nguyên điều 4 của HP là bọn nào ! chỉ có lủ ngồi mát ăn bát vàng ,lủ làm chính sách tận thu nhà đất ,ăn cướp của đoàn văn Vươn ,của nông dân Văn Giang , bọn cường hào địa chủ đỏ ,miệng thì lu loa chính sách định hướng xhcn nhưng con cháu chúng nó lại toàn học ở tây về ,có thằng nào cho con du học trung hoa ,cuba .kêu gọi toàn dân góp ý sửa đổi hiến pháp ,nhưng khi dân đóng góp thì gọi là thoái hóa biến chất là phản động ,chính lủ chúng nó đang đấu tranh giành giật quyền lực cùng nhau ,cùng tranh đè đầu cởi cổ nhân dân VN ,chúng không màng đến người dân đang thất nghiệp ,hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang đóng cửa vì vốn đả bị nhóm lợi ich tham nhủng của đảng cộng sản nuốt hết vào vinashine ,vinaline ,vào boxit ,làm chảy máu ngoại tệ cho bọn cùng cánh mua vàng và đola nhập lậu bán cho người dân với sự tiếp tay của nhóm lợi ích với giá cắt cổ ,chúng đưa con cháu chúng vào các cơ quan lảnh đạo của đảng ngay khi miệng chưa hết mùi sửa,đứa vào thành đoàn ,đứa vào trung ương đoàn vài năm sau bổng dưng thành chủ tịch phó chủ tịch huyện ,tỉnh ,thế đấy ,nó béo bở ,nó thơm ngon đến như thế thì bố cha thằng nào đòi đa nguyên đa đảng vào tranh công vối chúng ông à ,ông tiêu diệt ngay ,đó là phản động ,là thế lực thù địch là ....xin thưa với các ông 40 năm dân VN thấm thía ghê gớm cái cnxh thối tha mà tất cả loài người tiến bộ đả khai tử ,không ai tin các ông ,đừng kêu gọi lấy lại lòng tin trong nhân dân ,vì dân có bao giờ tin các ông đâu mà lấy lại ,điều mà toàn thể đa số đồng bào VN muốn là cái gì .chúng tôi muốn có công ăn việc làm ,con cái có đủ tiền để ăn học ,chúng tôi muốn bình đẳng thật sự ,tự do thật sự ,muốn sống trong 1 chế độ có pháp luật nhân bản không phải pháp luật chuyên chính vô sản ,cảnh sát ,công an trị ,sẳn sàng bỏ tù nhửng công dân đấu tranh ôn hòa ..bọn xâm lược hàng ngày đang đe doa tính mạng và tài sản của người dân VN và lảnh thổ của đồng bào VN ,các ông đang ở đâu ,hay là xử trí khôn khéo ,như thời bác Đồng hay khôn ngoan như hội nghị thành đô hoặc giả đưa kẻ thù cấm ngay vào tây nguyên ,cho bọn chúng thuê đất hàng 50 ,70 năm với giá rẻ mạt.là đỉnh cao trí tuệ hay sao?các ông đả làm khổ đồng bào tôi ghê gớm lắm rồi ,đả quá đủ ,1 đầy tớ của dân như chủ tịch tô của bắc Giang ,nhìn cơ ngơi mà xem 1 sư đoàn ở còn chưa hết chổ ,thế mà đầy tớ của dân sống trên vùng cao 1 mái nhà rách bươm với bầy con nhỏ và 1 gói mì tôm cho buổi trưa .,chuyên chính để cho dân sống như thế nầy sao ,bọn Thái ,bọn Phi ,bọn Hàn ,bọn Sing nó cười thối mủi ,chúng mầy cứ cnxh và ccvs thì 100nam nửa mới theo chúng ông được ,cứ ný nuộn thả giàn đi ,bọn hậu đậu,ngu dân

    RépondreSupprimer
  5. Hoan hô bài viết tuyệt vời của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Nhưng có lẽ số người đồng tình với các kiến nghị 72, hay tuyên bố của HĐGMVN, và các tổ chức, tôn giáo khác, không chỉ ở những con số như đã nêu trên. Vì hiện nay, rất nhiều người chán ghét chế độ này, nhưng họ không có điều kiện để bày tỏ ý kiến của mình thôi.Nếu mở một cuộc thăm do khách quan, tin rằng có đến 80% dân số nước này đồng ý đa nguyên. Riêng trong hàng ngũ đảng viên, vì họ đang được hưởng đặc quyền đặc lợi, nên họ im lặng. Nhưng một khi họ về hưu rồi, hoặc bị mất chức, thì chính họ là những người chống đảng mạnh nhất.

    RépondreSupprimer
  6. sao Bác Chênh nói chính xác thế????Tôi và rất nhiều người khác mà tôi biết đã không ký vào bản kiến nghị 72 cũng như các bản kiến nghị khác ....chúng tôi vẫn ký "đồng ý" vào bản lấy ý kiến của nhà cầm quyền bởi vì cuộc sống rất phức tạp của XH này nên rất nhiều người sợ bị nhà cầm quyền trả thù nên phải ký "đồng ý" thôi, nhưng thực ra ai cũng chán chế độ này lắm rồi.Họ vẫn tối ngày ra rã tuyên truyền mà có ai nghe đâu.Bây giờ rất rất nhiều người không đọc báo gọi là "lề đãng" nữa, họ lên các trang mạng XH và các Blog gọi là"lề dân"để tìm đọc thông tin kg a.Sau cái vụ bầu bán ở BCT kỳ ĐHTW 7 thì báo "lề dân" lại tăng thêm uy tín gấp bội.Còn chuyện đa nguyên đa đãng tôi dám khẳng định là nếu cho bầu cữ tự do và có quốc tế giám sát thì đảm bảo >90% dân số VN bỏ phiếu đồng ý tại vì đó mới là ý nguyện toàn dân.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Có thể ghi vào bản ý kiến 'chữ' KHÔNG CÓ Ý KIẾN vào bản lấy ý kiến của nhà cầm quyền dc chứ? Chẳng hạn với lý do (trong 101 lý do): Tôi bận lo CƠM ÁO GẠO TIỀN (chuyện kinh tế gia đình, công việc...) ' tôi ko còn tâm trí, thời gian để đọc, để nghiên cứu tính đúng sai, tính chính danh của bản dự thảo HP, tôi mệt mỏi lắm rồi; v.v & v.v .... WE CAN MAKE EXCUSE IN STEAD OF SAYING 'Yes! I ageed'

      Supprimer
  7. # Đa đảng, đa nguyên, đa dạng....đó là nhu cầu tất yếu , là nguyện vọng của hầu hết mọi người. Nói chung đó là tự do ! Kênh truyền hình VTV còn có rất nhiều kênh để người xem tự do chọn lựa kênh mình thích nhất. Nếu ai nói tôi không thích đa nguyên là tự dối lòng mình để lừa người khác vì cái lợi ích riêng họ đang hưởng, mà không muốn duỗi ra ! Xét theo luân lý họ là kẻ xấu, lai buộc người khác phải phục vụ cho cái xấu của mình, đó là một trọng tội. Lịch sử chắc chắn sẽ lên án.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đa nguyên là dân ta lại thua chúng nó thêm một lần nữa. Dân ta lòng yêu nước cao độ, nhưng thiếu tổ chức. Chúng nó gian ác, lưu manh, lại sẵn tiền chùa, tiền của nhân dân trong tay, chúng tổ chức, tái cấu kết với nhau dưới một cái tên khác, Việt Tân, Hoàng Huy Hùng, hay tương tự...vẫn lại là nó, những tên gian ác cùng nòi! Dân ta lại tiếp tục bị chúng nó bóc lột, quay vòng và tiếp tục ăn bánh vẽ!

      Supprimer
    2. Không sai. Hãy kêu gọi Liên HIệp Quốc vào Việt Nam. Đây là một trong những chức năng của Liên Hiệp Quốc. Kêu gọi Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam chưa hẳn là đã loại bỏ hẳn mầm mống của chế độ cộng sản, dù sao cũng đỡ tệ hại nhiều lần hơn nếu chỉ giải quyết giữa nội bộ Việt Nam với nhau.
      Giải quyết nội bộ, dân Việt Nam nhất định sẽ vướng vào tròng của cộng sản thêm trăm năm nữa!

      Supprimer
    3. 23:07 nói kỳ quá!

      Supprimer
  8. HNC nói đúng quá! Tôi cũng thuộc vào đám đông ấy! Chưa được nghỉ hưu như anh đang còn gánh nặng gia đình anh ạ!

    RépondreSupprimer
  9. Rồi sẽ một ngày , có một ngày ... bọn ĐỘC TÀI ...
    Sẽ vô thùng rác giống như cái mác .

    RépondreSupprimer
  10. Bác Chênh thân mến qua bài viết của bác và qua một số bình luận bác và đa số nhân dân VN hiểu rỏ nổi khát khao và đau đáu muốn nó thành hiện thực đến dường nào ! sự ghê tởm sự chán ghét bọn lừa phỉnh chính trị của thế kỉ 21 đến như thế nào ./chỉ sau có 1 tiếng đồng hồ mà đả có bao nhiêu bài post lên ,nó cho thấy người ta trưởng thành lắm rồi không còn xem và nghe nhửng bài báo của bọn bồi bút gia nô tốn tiền thuế của dân ,cả 1 sự hoang phí ghê gớm với hơn 700 tờ báo với hàng ngàn phóng viên ăn bám nói leo làm hàng tỷ tiền của dân cho bọn vô công rổi nghề ,sáng cắp ô đi chiều cắp về .xhcn là thế đấy-củng cám ơn đảng CỦA ÔNG TRỌNG đả sáng suốt không cho bác Chênh đi hội nghị nước ngoài,nếu không anh em biết bầu bạn với ai lúc bác đi tây.chúc bác khỏe và viết khỏe hơn nửa,hảy dùng ngồi bút đâm thủng thuyền của bọn vô lại tham nhủng ,bán nước ,cùng hy vọng 1 ngày ....................

    RépondreSupprimer
  11. Bài viết hay qúa anh HNC. Cảm ơn anh.

    RépondreSupprimer
  12. Anh Chênh,không biết anh có phải là người cách đây khoảng 20 năm trước cầm cuốn băng video quay lại di chúc của Hoàng Cầm,(tác giả bài lá diêu bông),từ tay Cao Lập không ? Sau khi quay xong Cao Lập giữ bản gốc,còn 2 bản sao thì một tôi giữ,một đưa cho một tay nhà báo nào đó đem ra Đà Nẵng,nếu đúng là anh thì thật là hi hữu

    RépondreSupprimer
  13. # ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG - BẦU CỬ DÂN CHỦ và TRUNG THỰC - TỰ DO BÁO CHÍ
    Là 3 mấu chốt quyết định cho một xã hội dân chủ và tự do :
    1/ Đảng cầm quyền buộc phải hết lòng với nước với dân, không để mất niềm tin nơi dân, đồng nghĩa là mất phiếu. Đảng đối lập luôn bảo kê và tìm hiểu dân muốn gì. Phản ảnh đúng những yếu kém của đảng cầm quyền, để dành phiếu.
    2/Bầu cử dân chủ và trung thực để dân chọn đúng người mà họ cần.
    3/Tự do báo chí là nơi dân nói lên ý muốn và kiểm tra các thông tin để minh định quyền làm chủ của dân.
    Chắc chắn sẽ hạn chế bớt tệ :chuyên quyền, quan liêu, hách dịch, tham nhũng, hối lộ, bao che, mua chạy chức. Vì có sự kiểm tra lẫn nhau của các đảng, nên quan chức buộc phải tận tụy và đức độ, nếu không sẽ bị loại thải. (hiệu quả gấp bội lần nghị quyết 4)

    RépondreSupprimer
  14. Tuyết vời lắm, anh Chênh! Có lẽ anh nên in bài báo này ra, phát cho những người không có điều kiện có máy computer, hoặc kỹ năng cài phần mềm vượt tường lửa để xem. Những bài báo như thế này sẽ làm nối những cơn sóng có thể 'tạo nên lịch sử' (đúng là bác "truyên truyền kích động nhân dân nổi dậy đòi dân chủ' rồi còn gì:)). Bọn tôi ở nước ngoài vẫn ngong ngóng xem tin và ủng hộ tinh thần. Một ngày nào đó dân được hưởng nền dân chủ tiến bộ của loài người, chắc chắn hàng triệu người Việt hải ngoại cũng sẽ khóc vì sung sướng cho đồng bào mình. Chúc bác khỏe và bình an.

    RépondreSupprimer
  15. Một bài viết rất đúng tâm trạng của nhiều người. Gần như những ai tôi biết đều chán nản với chế độ này, kể cả người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp .. Ai cũng muốn yên ổn làm ăn nhưng muốn yên mà lòng đau đáu với những gì mà đảng cs đã gây ra cho dân tộc. Không nhiều người tôi biết dám ký vào KN72 nhưng họ cười mỉa mai những gì mà hàng ngày họ nghe rao giảng, căm giận lũ giang tham, lũ nói hay mà không làm được, vơ vét đến tận cùng.. Bác nói đúng, đa nguyên nó là điều tự nhiên của tạo hoá và đảng cs đã chống lại sư tự nhiên đó thì đất nuớc gian nan đó là điều tất yếu. Nực cười cho lũ suy thoái lại đi rao giảng về đạo đức, chắc chỉ có ở thiên đường xhcn

    RépondreSupprimer
  16. -Không hiểu nổi tại sao bác Chênh lại biết tỏng lòng dạ của tôi ! Xin kính cẩn cúi đầu bái phục bác.

    RépondreSupprimer
  17. Một bài viết rất tuyệt, cảm ơn tác giả, chúng tôi luôn ủng hộ bạn

    RépondreSupprimer
  18. Trong diễn văn của tbt Nguyễn Phú Trọng tại đại hội trung ương 7,có lẽ ông đã thấy được (ít nhất, ông phải thấy được điều nay) nhân dân không còn tin đảng nên ông đã nhấn mạnh tăng cường và đổi mới công tác dân vận.Nhưng dân vận là gì?Phải chăng dân vận là vận động dân
    tin đảng và đi theo đảng?Và vận động bằng cách nào? Chỉ cái miệng thôi a? Nếu dân không
    nghe thì sao ( vì nói một đường làm một nẽo)? chẳng nhẽ dùng mãi dùi cui roi điện, khẩu súng nhà tù? Ở thế kỷ 21 ,ở thời đại internet mà cứ dùng mãi biện pháp vũ trang tuyên truyền này,chắc khó thành công. Cho nên muốn tăng cường và đổi mới công tác dân vận có hiệu quả thì:
    - Kiên quyết ,mạnh mẽ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia,gồm đất liền,không phận,hải phận
    như trước đây dân tộc ta đã có.
    - Thực tâm chống tham nhũng để san lấp bơt hố cách biệt giàu nghèo giữa cán bộ đảng viên và nhân dân.
    _Bảo đảm quyền tự do dân chủ,nhân quyền của nhân dân.
    _Đoàn kết dân tộc,mà hiện nay sự chia rẻ rất sâu sắc:đảng viên chơi với đảng viên,người giàu chới người giàu,người nghèo chơi với người nghèo...
    Còn nhiều nhiều việc mà đảng phải làm nữa, nhưng tạm thời trước mắt ,chỉ cần làm được những điều trên thôi thì đảng không phải đụng đến mấy cái thứ mắc dịch như dùi cui ,roi điện, ,còng số 8 ,họng súng ,nhà tù làm chi cho thất đức,và đảng cũng không cần lấy tiền thuế cuả dân trả lương cho đám dư luận viên ít học ,không có văn hóa chửi bậy, văng tục, ,nói càn (gọi là phản phản biện) trên các trang lề dân.Tóm lại,dân vận không còn là nói dối để lừa dân.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Ngày xưa người ta không hiểu hết cộng sản và đất nước còn chiến tranh thì "dân vận" dân họ nghe theo. Bây giờ sự thật bày ra trước mắt thì đâu có dùng cái bình mới đựng rượu cũ được nữa, đổ rượu vào coi chừng tan chảy cái bình đấy

      Supprimer
  19. Bài viết tuyệt đối đúng. Tôi cũng nằm trong số người nằm sau Kiến nghị 72 nhưng chưa dám ý kiến. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực của sự phát triển, Đảng CSVN nói lấy Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng nhưng vận dụng sỏ xiên, Mác nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, thực tiễn thối như cứt lại không chịu sửa; Mác nói tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng những đòi hỏi đổi mới của cuộc sống, phong trào đòi dân chủ dâng cao Đảng CS lại mũ ni che tai, bảo thủ; Mác nói Cơ sở hạ tầng phải phù hợp với Kiến trúc thượng tầng, trong khi đó đã công nhận nền kinh tế thị trường, đa dạng về hình thức sở hữu và có nhiều nền kinh tế nhưng lại đòi Đảng độc tôn lãnh đạo. Tiếng nói trước khi chết của Hồ Chủ Tịch là:..." xây đựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh..." nhưng Đảng CS đã xây dựng một đất nước đầy dãy bọn tội phạm và tham nhũng. Những Đảng viên Cộng sản chân chính hãy nói tiếng nói của mình, nói đúng lòng mình, đừng đạo đức Cộng sản giả nữa để Đảng cộng sản đổi mới, tránh cho dân tộc rơi vào cảnh nồi da xáo thịt. Nếu không tự đổi mới chắc chắn Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tự xụp đổ.

    RépondreSupprimer
  20. Đa nguyên, đa đảng là tất yếu. Nhưng phải là những con người nào là ngọn cờ, lực lượng nào lãnh đạo. Nếu không sẽ có rất nhiều đảng và nội chiến xảy ra thì nguy lắm. Đảng CSVN, Đảng CSVN đối lập, Đảng CSVN thân Nga, Thân Tàu, Trung dung, dảng DCVN, đảng DCND, Đảng Việt Tân, ... đảng của tôn giáo, của hội nhóm kinh tế, văn hóa, xã hội, đảng của các tổ chức hải ngoại về VN .... đa đảng nhé, tha hồ theo nhé, đăng ký lúc nhiều đảng luôn.

    Hai Lúa

    RépondreSupprimer
  21. Quá chính xác, hoan hô bác Chênh.

    RépondreSupprimer
  22. Tôi rất thích bài viết này!
    Bác Huỳnh Ngọc Chênh vừa nhận giải thưởng Netizen tại CH Pháp.
    Hôm rồi Chính quyền VN lại vô tình "phong Thánh" cho bác bằng việc ko cho bác đi Mỹ!
    Cảm ơn bác nhà báo tuyệt vời HNC !

    RépondreSupprimer
  23. không thể thực hiện đa nguyên đa đảng được vì thứ nhất Việt Nam không có tiền đề về đa nguyên đa đảng, thứ hai Đảng cộng sản Việt Nam la sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, thứ ba đa nguyên đa đảng là âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chia rẻ nước ta, muốn biến nước ta quay trở lại thời kỳ nồi da sáo thịt! do đó không thể thực hiện đa nguyên đa đảng!

    RépondreSupprimer
  24. Người 2 chân đi tốt hơn người một chân.

    RépondreSupprimer