15/07/2013

HÔM NAY TAO ĐI HỌC!

Huỳnh Ngọc Chênh
Bộ Giáo Dục vừa qua đã ra một thông tư rất ưu việt XHCN là quan tâm đến các đối tượng tưởng như không còn đi học được nữa đó là:
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
Ba đối tượng đó được bổ sung vào diện ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy,  nghĩa là được cộng thêm điểm khi đi thi vào đại học hoặc cao đẳng.
Dư luận đã cười ồ lên và cho rằng đó là một thông tư khùng điên nhất trong những thông tư, nghị định, đề xuất rất khùng điên ra đời trong thời gian hai năm trở lại đây của bộ máy quan chức đỉnh cao.
Tôi lại thấy cái thông tư ấy nói lên tính ưu việt của chế độ XHCN của chúng ta, là không bỏ sót bất cứ đối tượng nào trong vấn đề khuyến khích họ thi cử để kiếm bằng cấp.

Không kể đến những bà mẹ anh hùng trong tương lai (có khi rất gần không biết chừng, vì có thể xảy ra chiến tranh với thằng giặc Tàu Cộng vào bất cứ lúc nào) thì cả ba đối tượng kể trên nếu ngày nay còn sống thì ít nhất cũng phải trên 80. Biết đâu trong số những cụ ông, cụ bà ấy lại không có người hứng bất tử tuyên bố với con cái cháu chít rằng: hôm nay tao đi học! Lúc đó thì thông tư nào ra cho kịp để đưa cụ ấy vào diện ưu tiên. Do vậy cái cục chi đó của bộ Học ra trước cái thông tư ấy là biết tính xa, cái đầu của cục đó phải hơn mọi cái đầu khác cả mấy cục. Đó là kết quả tốt đẹp của nền giáo dục ưu việt của chế độ ta mà trong đó tôi rất tự hào vì có phần tham gia đóng góp của mình.
Tôi nói như vậy vì tôi nhớ có lần đọc báo thấy có cụ già gì đó ở nước ngoài đã 90 tuổi rồi mà vẫn còn đi thi đại học. Và thời tôi học đại học tôi đã từng học cùng trường với ít nhất là hai cụ già. Một cụ là thi sĩ Trần Đới tuổi chừng 55 nhưng nhìn già gần bằng 80. Một cụ là trung tướng Nguyễn Đức Thắng, một trong 4 tướng nổi tiếng một thời dưới trướng ông Thiệu,  tuổi cũng trên 55 thì phải
Dưới chế độ cộng hòa, mọi công dân đều bình đẳng trước việc học hành. Ai cũng có quyền đi học, ai cũng có quyền tham gia thi cử để lấy bằng cấp, không phân biệt đối xử người đó là ai và cũng không ưu tiên,đặc biệt là ưu tiên cộng điểm cho bất kỳ đối tượng nào. Tôi có những người bạn đang bị tù chính trị nhưng đến ngày thi tú tài vẫn được xe cảnh sát chở đến trường thi.
Hồi trước có tổ chức học bổ túc văn hóa, học từ xa, học tại gia...nhưng khi đi thi thì tất cả như nhau, đều thi theo chương trình duy nhất là chương trình chính quy do nha khảo thí tổ chức. Đó là nói về các kỳ thi quốc gia ở cấp phổ thông như bằng tú tài 1, tú tài 2.
Còn trên đại học thì có một số trường chuyên ngành phải thi tuyển vào như Kiến Trúc, Bách Khoa, Sư Phạm, Y Khoa, Dược Khoa, Nông Lâm Súc... còn các trường thuộc hệ tổng hợp như Văn Khoa, Khoa Học, Luật Khoa...không phải thi vào, mà chỉ ghi danh sau khi đã đỗ Tú Tài 2.
Hồi đó người đỗ Tú 2 rất hiếm vì kỳ thi Tú 1 chỉ đổ chừng 10% là cao lắm rồi. 10% đó lên thi Tú 2 đỗ chừng 20% nữa mà thôi. Do vậy ai đã qua Tú 2 thì xem như là sinh viên rồi.
Tại sao tỉ lệ đậu thấp như vậy? Trước hết do thi cử tổ chức rất nghiêm túc, sau đó là chương trình học cũng rất khó và rất nhiều. Tú 1, tú 2 đều phải thi hết 10 môn, nghĩa là học môn gì thi môn đó. Bây giờ xem lại những cuốn sách giáo khoa thời đó thấy muốn ớn. Môn vật lý đến 2 tập dày đến mấy trăm trang. Môn toán đến 3 tập dày cũng tương đương. Rồi sinh ngữ chính, sinh ngữ phụ, văn, triết, sử địa, công dân…
Ở các trường đại học, từ thi tuyển đến thi chứng chỉ hàng năm hoặc thi tốt nghiệp đều do nhà trường tự tổ chức nhưng cũng rất nghiêm túc. Nói là nhà trường chứ thật ra giao cho một vị giáo sư trưởng khoa nào đó toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, suốt 4 năm học đại học ở Sài Gòn, tôi chưa hề thấy cũng như chưa hề nghe đăng báo hay dư luận gì không tốt về các kỳ thi đó. Các giáo sư đại học đầy nhân cách không hề làm những chuyện sai trái. Ngay thời tôi học phổ thông, chưa bao giờ nghe nói đến chuyện xin điểm. Nó là cái gì đó rất xa lạ, rất ghê tởm, mà thời đó không bất kỳ ai có thể nghĩ đến.
Các trường ghi danh, năm đầu tiên rất đông sinh viên, lên cả ngàn người, nhưng để qua được chứng chỉ năm thứ nhất đó, nhất là trường Khoa Học chỉ còn chừng 10%.
Hồi tôi mới chân ướt chân ráo vào trường Đại học Khoa học đã thấy một lão sinh viên râu tóc bạc phơ, áo quần luộm thuộm, rách bươm vào ngồi cùng giảng đường. Cho đến năm 74, tôi đã tốt nghiệp xong cử nhân và lên học cao học thì vẫn còn thấy lão sinh viên ấy ra vào đại giảng đường dành cho sinh viên năm nhất. Đó là thi sĩ Trần Đới nổi tiếng điên khùng chỉ thua đại thi hào Bùi Giáng chút đỉnh mà thôi. Ông đã qua tuổi đi lính nên tha hồ học. Ông ghi danh vào chứng chỉ dự bị gì đó vào cái thời tôi chưa bước chân vào đại học, rồi thi rớt ông lại ghi danh học tiếp…và ông cứ mãi mãi là sinh viên năm thứ nhất. Nghe nói ông cũng là sinh viên thâm niên ở một vài trường khác như Vạn Hạnh, Văn Khoa… Dường như cuộc sống của ông chỉ gắn liền với các giảng đường đại học để nuôi cảm hứng làm thơ. Không biết ông có khùng thật hay không, nhưng thấy rất hiền lành và không chọc phá người khác như thi sĩ Bùi Giáng bên đại học Vạn Hạnh. Thơ của ông được đánh giá cao, thời đó chúng tôi chuyền nhau đọc rất thích thú, tôi cũng thuộc vài bài nhưng lâu quá quên mất rồi. Nay vào truy vấn Google đại nhân tìm được mấy đoạn sau:
Nơi nào cũng một hương quê
một tâm vũ trụ bốn bề thời không
mười phương chung một tấm long
ba đời một cõi vô cùng trước sau
Từ sau 75 đến nay tôi hoàn toàn biệt tăm về ông. Không biết ông còn lãng đãng trên đời hay cũng đã về bên kia cõi miên trường như Bùi đại thi hào rồi.

Đến năm 73, thì trường tôi xuất hiện một lão sinh viên nữa đó là Trung tướng Nguyễn Đức Thắng. Ông là một trong bốn tướng có tiếng dưới thời đệ nhị cộng hòa. Ông vào ghi danh chứng chỉ dự bị MGP (toán lý) là chứng chỉ khó nhất trong các chứng chỉ dự bị của trường. Quần kaki, áo sơ mi trắng ngắn tay bỏ ra ngoài, đầu hớt cao, dáng người cao lớn vạm vỡ ở lứa tuổi trên 55, ông đến trường lúc bằng xe hơi có tài xế đưa, lúc tự đạp xe đạp hoặc xe gắn máy, chen chúc vào đại giảng đường giành chỗ với các tân sinh viên loai choai khác. Hôm nào đến trễ giành không được chỗ thì lót giấy ngồi bệt xuống tam cấp của giảng đường. Tôi, thời đó, vì truyền thống gia đình nên tự dưng rất thù mấy ông tướng Sài Gòn, tuy vậy cung cách bình đẳng trong học hành của ông tướng nầy làm tôi thấy có cảm tình.
Tuy vậy, ban đầu tôi tưởng ông vào học cho vui theo kiểu Trần Đới nên cũng không quan tâm lắm. Thế nhưng ngay năm đó ông đổ cái vèo chứng chỉ MGP lại đổ thứ hạng cao làm cả trường kể cả các giáo sư bái phục ông sát đất. Những năm tiếp theo ông ghi danh học tiếp các chứng chỉ toán, luôn được các bạn sinh viên cùng chứng chỉ nể vì, do sự học hành nghiêm túc và tài năng của ông.. Rất tiếc, ông chưa kịp lấy xong cử nhân thì năm 75 đã ập đến. Chắc ông đã ra nước ngoài hoặc bị đi cải tạo. Đến bây giờ tôi không còn nghe tin tức ông nữa.
Ngày xưa "tao đi học" là như thế đấy. Có bằng cấp dưới thì tao có quyền đi học tiếp bằng cấp trên. Tao học thì tao phải rán học cho tốt để thi cho đỗ, tao đếch thèm xin điểm thằng nào, tao cũng đếch thèm nhờ vào cái ưu tiên, mà thời đó làm đếch chi có ưu tiên. Tao thi đủ điểm thì mầy cho tao đậu, đừng thấy tao làm thơ hay, làm tướng to, hoặc thấy tao già cả học lâu quá nên thấy tội nghiệp bố thí tao điểm để tao đậu. hề hề.
Kể ra vài chuyện như vậy để hé lộ đôi chút về bức tranh giáo dục thời xưa. Không biết nó tốt xấu như thế nào nhưng chắc chắn nó không tạo ra một đám quan chức theo kiểu ngài Cục gì đó ở bộ Học cũng như ở hầu hết chốn quan trường hiện nay.

23 commentaires:

  1. hay quá, cháu năm nay 27 tuổi rồi, là giáo viên đi hoc thạc sĩ, vô học tới thi là tiền........tiền
    đau lòng quá

    RépondreSupprimer
  2. Cụ Nguyễn Hiến Lê khi còn là nhà giáo dạy học trò rất công tâm. Trò nào học được thì cho lên lớp, trò nào học hành chểnh mảng thì cho ở lại. Dù cụ lúc đó cũng bị áp lực của phụ huynh của trò kém muốn cho con mình lên lớp. Nhưng quan điểm của cụ rất rõ ràng : em nào mà kiến thức vững thì được học tiếp không thì phải ngồi lại để kiến thức vững vàng hơn.
    Thật tội cho giáo viên dưới chế độ XHCN của chúng ta. Tâm có muốn mà đâu có được vì sẽ bị mất dạy ( không cho dạy ). Không biết nên khóc hay nên cười cho chủ nghĩa ưu việt hiện nay

    RépondreSupprimer
  3. Hay. Cái thời xưa nó vậy đó. Còn bây chừ, ôi chao, nghĩ mà rầu thúi ruột, mà tức anh ách hơn bò đá.

    RépondreSupprimer
  4. Theo bài viết trên thì bác Chênh học "giỏi".
    Tôi là bậc đàn em của bác . Trước 1975 là như thế ! Bậc đàn anh ra trường trước , bậc đàn em ra trường sau , không ai bắt buộc cả nhưng chắc chắn một điều là đàn em "tôn trọng đàn anh" , vì một hệ thống giáo dục rất đàng hoàng ( dù là thời chiến ) từ lớp 1 đến lớp 12 ( như bài viết trên đã phản ảnh được một cách khái quát ).
    Ở Đại học thời đó , có trường đã "chơi" hệ "tín chỉ" rồi , gần 38 năm sau 1975 , nhà nước XHCN mới bắt đầu tín chỉ và hô rùm beng lên gọi là "cải cách giáo dục " ! Thôi không viết nữa , chán lắm phải không bác Chênh , chúc bác mạnh khỏe .

    RépondreSupprimer
  5. Bây giờ là dạy cho con người DỐI TRÁ giáo dục mà dối trá thì cả thế hệ tương lai sẽ thiếu nhân cách, đạo đức suy đồi, mà hiện nay ai cũng thấy hậu quả chúng ta đang đón nhận một cách đau đớn ...

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Bác nói sai! xin mạo phạm sửa như sau: bây giờ người ta "dạy rất thực những điều dối trá" và chính những kẻ mũ cao dài áo nhất của chế độ là những kịch sĩ vĩ đại. Chúng ta đón nhận và đau đớn nhưng ..không hề gì miễn chúng vẫn làm lãnh đạo, vẫn tự cho mình là ưu tú tiên phong theo bài dân tộc thượng đẳng của Hittler. VN hiện nay sinh tồn dưới phương cách cai trị hỗ lốn: phát xít+mafia+phong kiến+bái thần giáo+tiền tệ hóa... Và giáo dục XHCN phải tổng hòa các đặc tính đó!

      Supprimer
  6. Tui hơi nhiều tuổi đang đi học lái xe , thấy sắp nhỏ thi trắc nghiệm rớt lụi đụi rứa chứ vài bữa đứa nào cũng đậu thế mới hay ..!!!

    RépondreSupprimer
  7. Cung may man, con lai may nguoi nhu bac Chenh, viet lai nho lai cai thoi hoc hanh thi cu, cach day ...50 nam, de ma co duoc su so sanh, biet the nao la su tien bo, sau ngan ay nam cua nen giao duc nuoc nha, cam on rat nhieu duoc mo mang them ve kien thuc lich su.

    RépondreSupprimer
  8. "Tội nghiệp" ông Chênh, phí một thời vì "truyền thống gia đình"! hehe!

    Thật ra thì cũng không hoàn toàn như ông Chênh nói, có nghĩa là vẫn có một số ưu tiên trong giáo dục. Chẳng hạn các học sinh thuộc các sắc tộc thiểu số được cộng thêm một số điểm khi họ thi vào các Đại Học chuyên ngành, nhất là Trường Quốc Gia Hành Chánh, nơi đào tạo công chức cấp cao cho quốc gia. Những ưu tiên này vừa có mục đích nâng đỡ(chậm phát triển) vừa để dễ dàng cho việc "cai trị", họ là những "cây cầu nối" giữa các tộc thiểu số ở địa phương với chính quyền trung ương. Điển hình là những sắc tộc ở miền cao nguyên Trung Phần, sắc tộc Chàm, Miên hoặc các sắc tộc Nùng, Thái...tuy di cư vào Nam từ những năm 1954, nhưng đến những năm 70(1970) vẫn còn được nâng đỡ.

    Như thế đủ thấy nền GD cuả VNCH, ở một khía cạnh nào đó vừa công bình vừa nhân bản!

    RépondreSupprimer
  9. Bác viết hay quá Bác ơi, cháu đọc xong ngẫm nghĩ lại thấy xã hội bây giờ sao nó bê tha khốn nạn quá..

    RépondreSupprimer
  10. Nghe bác Chênh kể chuyện nhớ Đại Học Khoa Học (ĐHKH) Sài Gòn thời Cộng Hòa quá xá ! Bác kể đúng lắm. Các thầy ĐHKH hồi xưa liêm chính, tài năng và trí thức hơn hẳn đám "tiến sĩ giấy" hay "tiến sĩ hữu nghị" học Liên Xô hay Tàu hay Đông Âu. ĐHKH thời Cộng Hòa từng được tín nhiệm bởi các đại học Mỹ, ngay cả UCLA. Tiếc thay,
    ma vương đã thắng...

    RépondreSupprimer
  11. Ông Bố Hùng Anh16 juillet 2013 à 07:02

    Sao không cộng điểm cho tôi?

    RépondreSupprimer
  12. Cái gọi là định hướng XHCN ,ngay cả người kêu gào thực hiện củng còn không chắc nó ra sao ,thạc sỉ ,phó giáo sư ,phó tiến sỉ toàn là trường đảng ra ,vào trong bộ học thì làm cái giống gì ,/họ có xem trọng giáo dục cái gì đâu "nếu trúng tuyển đại học mà có giấy gọi nhập ngủ thì đi bộ đội trước về học sau "các ông thử suy nghỉ chỉ 1 lần rớt đại học thì có bao nhiêu người ngồi cam sach mà học lại 1 năm nửa ,hiếm lắm ,THẾ MÀ NHỬNG CÁN BỘ BỘ HỌC VÀ CÁN BỘ QUÂN ĐỘI LẠI RA 1 QUYẾT ĐỊNH NHƯ VẬY , sau 18 tháng vào quân đội thử còn bao nhiêu người muốn cầm sách vở mà học trở lại CHẮC Ý CÁC ÔNG MUỐN THẾ NHỈ / HAY TẠI DÂN BẤT TÀI ,CỨ NHƯ CHÚNG ÔNG MUA 1 CÁI LÀ XONG ,NẾU KHÔNG ÔNG TỚ ,BỐ TỚ CHÚ ,BÁC TỚ CỦNG ĐƯA VÀO TRUNG ƯƠNG NGỒI THÔI,HỌC LÀM CÁI ĐẾCH GÌ

    RépondreSupprimer
  13. Tui dám cá là cử nhân , tiến sĩ ngày nay kiến thức không qua nổi tú tài ở miền Nam trước 75!.

    RépondreSupprimer
  14. Đó là sự thật,thi cử thời VNCH rất là nghiêm chỉnh ,lấy được bất cử văn bằng nào cũng phải có thực lực. còn dưới chế độ CHXHCNVN cứ tự trong thâm tâm người học họ tự biết ,xin miễn bàn.

    RépondreSupprimer
  15. Học đi đôi với tiền17 juillet 2013 à 00:26

    Giờ chỉ thế thôi, học thì học, không học thì thôi, không ai bắt các vị đi học cả.

    Xấu thì tất cả xấu chứ mình tôi xấu đâu.

    Cuối cùng thì cũng phải có tiền, làm gì cũng cần tiền, cho nên dạy học cũng là kiếm tiếm tiền nên học sinh đừng có kêu. "Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy" đơn giản vậy thôi mà.

    Như mấy thầy gạ tình, đổi điểm,.. đó là hình ảnh cụ thể của giáo dục chúng ta hiện nay đấy.

    Học đi đôi với tiền, học đi đôi với tình,...
    \


    RépondreSupprimer
  16. Bác Chênh nhớ hơi sai một chút về con số thi đâu rồi.Không phải 10% mà khoảng 25% bác ơi ! Nếu tôi nhớ không lầm thì Kiến Trúc khỏi phải thi vào như Y,Dược,Nha,Kỹ sư(trường kỹ thuật Phú Thọ) hay Sư Phạm bác ạ !
    Ưu điểm tuyệt vời của giáo dục VNCH.mà nay có thắp đuốc đi tìm cũng không thể có là giáo dục độc lập với chính trị,dù là thời chiến.Chính quyền không được tuyên truyền gì trong trường học
    nhưng học sinh có giờ Công dân Giáo dục thì được dạy về tất cả
    các thể chế chính trị trên thế giới.
    Thời nay khác hẳn,đảng CsVN.đoàn ngũ hoá học sinh và giáo chức
    để kiểm soát chặt chẽ,không cho ai nói khác những gì nhà nước
    độc quyền tuyên truyền.Đó là sư nhồi so và tẩy não của CS.
    (Tiếc là dạo này sao ít người góp ý trên blog HNC.thế nhỉ ? Có lẽ họ ngại blog bác bây giờ nằm trong "sổ đen" của CA.nên CAM được lệnh theo dõi thường xuyên chăng ?).
    Chúc bác luôn sức khoẻ.

    RépondreSupprimer
  17. tỷ lệ thi tốt nghiệp tú 1 tùy vào thời điểm. Thời trước tôi thì chỉ 10%, thời tôi dễ hơn nên lên đến 15% và qua thời IBM thì từ 25 đến 30%.
    THời gian gần đây, blog nầy bị đánh phá giữ quá, nhất là phần comment, không biết chúng gài chường trình gì mà mỗi phút nhảy vào hàng trăm comment tục tỉu lặp đi lặp lại. Do vậy phần lớn comment của các bạn bị che hết không duyệt lên được. Mới đây tôi mới nhờ người lọc được comment bậy, nên mới tiếp tục đưa lên. Chứ o phải do mọi người sợ.
    Cám ơn bạn D.Nhật Lệ

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tôi chắc là bọn "mất dạy, phản động" phá trang của Bác. Sao Bác không nhờ chuyên gia BKV (Nguyễn Tử Quảng) hay nhờ bên An ninh mạng của Công an ấy. Mình tốn ít tiền nhưng hiệu quả lắm lắm!!! Ngày xưa có bác gì bên Công an tuyên bố đánh sập được mấy trang mạng ấy. Mình nhờ bác ấy là chắc nhất.
      Kieu Phong

      Supprimer
  18. Mong bác Chênh có một bài viết về nền Y tế của VNCH hoàn toàn miễn phí để so sánh với nền Y tế khốn nạn cuả chế độ hiện giờ.Cám ơn bác nhiều.

    RépondreSupprimer
  19. Già H có nói : “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
    Tất cả mọi người đều nhìn thấy rõ cái việc "trồng người" của ông ta, dân tộc ta sắp trở thành người Tàu.

    RépondreSupprimer
  20. Những ý trong bài về một thời GD miền Nam,PVC cũng đã nhiều lần muốn viết,nhưng không biết phải mở đầu như thế nào."Chấp hành "NGHỊ ĐỊNH 72,Xin phép trước tác giả để được copy về khoa4suphamhue.Để an toàn cho blog,xin phép được viết tắt tên "nhạy cảm" của tác giả và sủa một vài chữ"mạnh" ở đoạn đầu.Mong tác giả hoan hỷ.BUTNHUAPHANVANCHO

    RépondreSupprimer
  21. "Trăm năm 'trồng ' người ! Chế độ ta "trồng " người, nhưng không biết cách "trồng ".
    Các "đỉnh cao trí tuệ " đã được Bác trồng đầu xuống đất, đầu được ăn phân và tưới bón nước thải; và hai chân thì chổng ngược lên trời, nên nay ông nào "tốt nghiệp" cũng như ma đi trên mây, lướt trên gió, không còn hiểu gì về con người !
    Vì thế nay VN ta thua các lân bang cả trăm năm.
    Ấy là công của giáo dục " trồng người "

    RépondreSupprimer