10/10/2013

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị kinh bỉ.

Khánh Hưng
Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.
1
Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu “Việt kiều” 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người “gốc Việt” nên không có… giá cao!
Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít “Yes, sir” và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!
Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!
Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?
Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bữa “nhậu,” ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ “hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình” giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng “sir,” tức là “ngài.” Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!
Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và… không nói gì cả!
Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:
Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!
Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga… anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là “anh em xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam mấy năm trước đây!
Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là “người Việt Nam”, thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô… bán hoa mà cũng… đối với người Việt Nam như vậy!
Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội “theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc” thì mệt lắm!
Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?
Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là “trí thức”, thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ “da trắng” và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người “da trắng.” Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện “đẳng cấp” của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!
Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại “đẳng cấp” man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường “quốc tế” như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!
Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!
Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ “tha hương” – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!
Khánh Hưng/ blog Bà Đầm Xòe

16 commentaires:

  1. Kinh nghiệm cá nhân.

    Tôi, một người Việt Nam bị lưu vong " tôi ghét từ Việt Kiều" hơn 35 năm. Cần kiệm và được đi khá nhiều nơi trên thế giới . Mặc dù khả năng ngoại ngữ của tôi rất hạn chế nhưng tôi chưa bao giờ có cảm giác bất an, lạ lẩm và lạc lỏng ngay trên quê hương của chính mình.
    Về đến phi trường, nhìn thái độ các nhân viên hải quan, nhìn qua quan khách nước ngoài, tự nhiên thấy nhục và giận.

    RépondreSupprimer
  2. Người Việt ở Mỹ có khi bị khinh rẻ nhất vì dân Mỹ không muốn nhìn thấy bóng ma thất trận hiện về cho những dân tị nạn ngố mà nhặng xị

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Nguoi Viet o My bi khi re nhat vi chi co Viet Nam la quoc gia duy nhat ma gioi lanh dao khi den My di toi dau cung phai chui "hau mon" (cua sau) vi bi chinh nhung nguoi da tung la cong dan cua VN phan doi!!!

      Supprimer
  3. Bài viết rất thật và đúng với thực trạng người VN hiện nay. Buồn nhất là người Việt bị kỳ thị trên chính quê hương của mình!

    RépondreSupprimer
  4. Tôi là một người Việt tị nạn 28 năm ở nước Mỹ.Bài viết trên hoàn toàn đúng theo kinh nghiệm của tôi.Xin cám ơn tác giả.

    RépondreSupprimer
  5. Chỉ có ở địa ngục mới chứa cư dân của xứ "thiên đường".Hèn chi cộng đồng "vịt" ở Mẽo chiếm số lượng đông nhất.

    RépondreSupprimer
  6. Sao ma dung qua, nhung su that dau long qua!

    RépondreSupprimer
  7. Khong biet cac co chu ngay xua (truoc 1975 ca hai mien )khi di nuoc ngoai co cam giac nhuc nha thap hen nhu bay gio khong?

    RépondreSupprimer
  8. Đọc xong bài này , thật tình mình không biết nên khóc hay nên cười .

    Khóc cho con người Việt trên đất Việt . Khóc cho người Việt khi ra ngoại Quốc . Khóc vì hổ thẹn , vì tự ái dân tộc.

    Còn cười cho cái ông tác giả này . Ông đến Mỹ được mấy chục năm , ông nói rành tiếng Mỹ . Nhưng ông chưa chắc hiểu được hết Văn hoá Mỹ . Nếu dùng từ khinh Bỉ cho đúng nghĩa , thì ông không thể nhìn thấy cái tâm của người khinh Bỉ trong con người Mỹ lâu đời .

    Thưa ông , người Mỹ vẫn bị người Mỹ khinh Bỉ chứ không cần phải là người Việt .

    Có những khu dân cư gốc Mỹ trắng , lần hồi toàn đầu đen xen vào mua nhà , và Mỹ trắng tìm cách dọn đi vì chịu không nỗi ...!!! Hì hì đây gọi là gì ? Kỳ thị ? Khinh Bỉ ?

    Sự Tài năng và giàu có của người Việt so với dân Mỹ chính gốc lâu đời , chỉ là viên gạch trong một ngôi nhà . Nói như vậy , để ông tác giả thấy rằng ba đời sau của con cháu chưa chắc cuộc sống đã ổn định , nếu ông có được cái nhìn xa .

    Nên nói đọc bài này không biết phải khóc hay cười , cũng chính là khóc cười cho chính bản thân mình , cho con cháu mình . Đành phải ráng lên để dẫn dắt cho hậu thế là chính , đừng vội tự hào là điều không tốt , phê phán như pháo nổ không hay .

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Ở các nước Âu Mỹ, xã hội cư xử nhau theo tình và cả theo luật . Người địa phương có thể xa lạ hay khinh ghét người di dân mới tới cư trú, nhưng họ không được nói ra chuyện đó vì phạm luật chứ đùng nói là xung đột dể bị bỏ tù như chơi. Nói rằng "Sự Tài năng và giàu có của người Việt so với dân Mỹ chính gốc lâu đời , chỉ là viên gạch trong một ngôi nhà " là nói trật lất. Vi thực tế xã hội Âu Mỹ đâu chỉ có người da trắng địa phương và người Việt không đâu. Đó là những xã hội đa chủng, với hàng trăm sắc dân trên thế giới sống chung đề huề với nhau theo những luật lệ minh bạch và công bằng. Cho nên nếu bạn có tài năng vươt trội thì bạn sẽ vươn lên hơn người là điều chắc chắn Nhìn lên có thể người Việt có thể chưa sánh được với giới thượng lưu danh tiếng, giàu có từ nhiều đời trước. Nhưng thực tế, có không ít dân da trăng địa phương và rất đông các cư dân khác ao ước cũng được chức vụ, đia vị hay gia tài như người Việt lưu vong lắm chứ.

      Supprimer
  9. "nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!" (trich)

    Cái nầy gọi là "trưởng giả học làm sang", vươn lên từ giai cấp "bần cố" năm xưa (trước 75), nên có những ý tưởng "đẳng cấp khinh dị". :-(
    Híc.

    RépondreSupprimer
  10. Bọn Liên Xô (và Nga bây giờ) thực chất cũng khinh VN!

    RépondreSupprimer
  11. ƠN ĐẢNG ƠN CHÍNH PHỦ

    RépondreSupprimer
  12. Tôi có 2 chuyện xãy ra với bản thân tôi về vấn đề quốc tịch Việt Nam:

    Lần thứ 1: Chuyện xãy ra tại Hong Kong, khi tôi đứng trước khách sạn để điện thoại cho đối tác đến để hẹn đi ăn chiều (Dỉ nhiên là nói bằng tiếng Anh), sau khi nói xong có hai tay Ấn Độ đến cò mồi và hỏi tối nay có cần em út ghé phòng hay không. Tôi chưa kịp trã lời thì hắn hỏi tiếp tôi ở đâu tới. Tôi trã lời là Việt Nam. Mới nghe 2 từ này là hai tay Ấn Độ lẩm bẩm chửi cái gì đó mà mình không biết, sau đó bỏ đi và bắt mối khác. Thật tình vừa vui vừa bực, vui vì kg phải bị làm phiền, bực là nó nghĩ người Viet Nam mình chắc chán lắm nên không thèm tiếp thị hay nó gặp sư phụ nên cũng không thèm tiếp luôn

    Lần thứ 2: Chuyện xãy ra ở Dubai. Buổi sáng tôi đi siêu thị Dubai Mall. Tôi ghé vào 1 cửa hàng đồng hồ để mua tặng vợ, sau khi chọn được 1 mẫu ưng ý tôi bèn hỏi người bán hàng về giá cả và chế độ bảo hành. Sẳn dịp nhân viên bán hàng hỏi tôi ở đâu thì tôi trã lời là Việt Nam, ngay lập tức tôi thấy anh ta bắt đầu có vẽ ngại ngại và không muốn nói chuyện với tôi nữa nên tôi bỏ đi chổ khác. Do không kiếm được nơi khác có cái đồng hồ tôi chọn nên buổi chiều tôi trở lại cửa hàng cũ để mua cho xong. Chiều hôm đó tôi trở lại cửa hàng đó và gặp 1 nhân viên khác, tôi cũng hỏi y như buổi sáng và người nhân viên này hỏi tôi ở đâu. Rút kinh nghiệm buổi sáng, tôi trã lời tôi là người Mỹ, một nụ cười nở trên môi và anh ta còn nói rằng vì tôi là người Mỹ nên giảm giá cho tôi 10%. Quá bất ngờ và cũng hơi ngạc nhiên cho việc này. Cùng 1 hình hài, chỉ khác quốc tịch thôi thì thái độ đã khác rồi. Sau đó anh ta check xem tôi ở bang nào, dỉ nhiên là tôi lấy địa chỉ công ty tôi ở Mỹ để báo. Khi trã tiền, anh ta lại thấy tôi sử dụng thẻ tín dụng của Citibank nên có thể anh không còn nghi ngờ gì nữa và rất vui vẽ nói chuyện.

    RépondreSupprimer
  13. Nhưng khối kẻ đâu có biết nhục như vậy, vẫn thao thao tự hào về quá khứ và tưởng dưới đấy giếng mình là ếch to nhất

    RépondreSupprimer