19/02/2014

Khi tướng Ngọ chưa chết, sao Đại tá Như Phong đã vội loan tin “từ trần”? Chuyện khó tin!

19-02-2014

NQL: Rất nhất trí với cu Vinh: "trong khi các cơ quan chức năng chưa đưa ra thông báo chính thức, trước cái chết của một người, dù người đó đang liên quan đến Đại án, thì cũng không cần thiết phải phán xét nặng lời hoặc đoán mò." Nhưng như ông bà ta nói một mất mười ngờ, và đây là một cái ngờ đáng lưu ý.

Thật khó có thể tưởng tượng ở chế độ cộng sản Việt Nam, một vị Thượng tướng, Thứ trưởng, Ủy viên trung ương đảng, mà khi chưa chết, đã có báo loan tin ngay là đã chết.
Đó là tình cảnh hết sức thương tâm của tướng Ngọ, tờ báo nhanh nhảu loan tin là báo PetroTimes “của” đại tá công an Nguyễn Như Phong.
Chuyện khó tin đó càng khó tin hơn khi chính TBT-Đại tá Nguyễn Như Phong lại là người, cùng với tờ báo “của mình”, đã tỏ ra tích cực nhất bảo vệ danh dự cho tướng Ngọ, cùng với những biểu hiện tình thân hữu quen biết, có nghĩa một khi nghe tin ông hấp hối, hay qua đời, với tình cảm của mình ắt phải bị sốc, khó tin vào điều đó, phải chờ kiểm chứng, chứ không phải là vội vàng tin ngay và đưa ngay tin như … “reo lên vui mừng”, như “trút được gánh nặng” nào đó. Đến lạ!

Với một con người, việc khẳng định đã chết đã là điều phải thận trọng theo lẽ thường. Đằng này, với một quan chức cấp rất cao, lại đang trong tình cảnh trớ trêu, bị những tai tiếng thị phi rất ô nhục, thì lạ càng phải thận trọng việc đưa tin qua đời. Bởi không khéo, dễ bị cho là tung tin thất thiệt cho chính đương sự và những người, những cơ quan liên quan. 

Để những ai chưa hiểu mấy về chế độ cộng sản VN quanh những cái chết của các yếu nhân như tướng Ngọ, xin lấy dẫn chứng rất mới là cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các báo đã rất thận trọng, tránh vội đưa tin, có báo như Quân đội nhân dân còn phải chờ sau 1 ngày.

Ấy thế mà, hồi 19h58′, tối qua báo PetroTimes đã loan tin tướng Ngọ “đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư quái ác.” Rồi sau đó, không biết vào lúc nào, họ đã sửa lại “đã từ trần vào hồi 21h20 ngày 18/2. (Vào lúc 16h30, tim của tướng Phạm Quý Ngọ đã ngừng đập. Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 hồi sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, đến 21h20thì ngừng hẳn). …”

Hiện tượng “nhanh nhảu” chưa từng có này trong lịch sử báo chí VN cộng sản còn có thể gây những hệ lụy, khi mà “các thế lực thù địch”, kể cả những “thế lực … kình địch” đang soi mói rất ghê, rất dễ đặt điều trước cái chết của tướng Ngọ. Họ có thể đặt dấu hỏi rằng: phải chăng Nguyễn Như Phong, được ai đó trong “nhóm lợi ích” và có liên quan tội trạng vội mật báo “tin mừng” là đã “xử lý” xong tướng Ngọ, giữa lúc lực lượng này đang rất cần giành lại thế thượng phong, từ ngay cả việc tận dụng công vụ tuyên truyền?

Một dấu hỏi khác cũng có thể được đặt ra, là tại sao trong suốt 5 giờ đồng hồ từ khi“tim ngừng đập” cho tới khi “ngừng hẳn“, các bác sĩ đã “hồi sức tích cực”, có lúc“trái tim đã đập trở lại”, có nghĩa là không khí cấp cứu cho sinh mạng của tướng Ngọ là rất khẩn trương, cùng hy vọng cứu được là có, khi đó ai có mặt cũng thấy rõ được, mà lại có kẻ dám tin và đưa tin cho đại tá Như Phong là tướng Ngọ đã chết?

Mời xem lại bài trước Tướng Ngọ từ trần” – vậy là lời khuyên cho Ban Nội chính không kịp thành hiện thực (trong đó sao chép nguyên văn bài của PetroTimes lúc chưa chỉnh sửa) và bài sau khi đã chỉnh sửa: Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần. Ngoài ra, về giờ “từ trần” của tướng Ngọ, báo PetroTimes đã mâu thuẫn với báo Công an nhân dân. Mời xem bản tin ngắn ngủi chưa từng thấy trên báo này: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ từ trần (thậm chí, không biết có phải do không kịp, hay còn phải cân nhắc chọn ảnh nào, mà cho tới 7h30 sáng nay 19/2, bản tin vẫn chưa có ảnh). “Đồng chí Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an do lâm bệnh nặng, đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/2/2014 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108“. Không biết có phải vì những lủng củng này, mà làm báo nước ngoài cũng đưa giờ chết cũng khác,RFA đưa là 19h30′.

Nên cũng phải nói thêm một điều không kém phần quan trọng với người Việt, trong nhiều năm nay coi nặng chuyện tâm linh. Một người chưa chết mà báo là chết, báo chết rồi lại còn đưa giờ giấc sai lạc, rất ảnh hưởng tới gia đình, người thân, luôn coi rất quan trọng giờ chết (họ mới là người có quyền thông báo chính xác giờ chết), liên quan tới nhiều điều, trong đó có quyết định ngày giờ phát tang, nhập quan, di quan, hạ huyệt v.v.. để khỏi ảnh hưởng xấu tới con cháu sau này.


3 commentaires:

  1. Coi vụ này hay hơn bóng đá VN nhiều!

    RépondreSupprimer
  2. Thưa anh Chênh đó là vì người ta ưu ái yêu thuong đồng chí mình nên mới LẬT ĐẬT đưa tin như vậy ,chứ như anh em mình thì chắc còn khuya .tội nghiệp cho ông phải bị UNG ,,,,,,,THƯ mà viên tịt /hảy chờ xem vở kịch tấn trò đời tiếp diển ra sao ,xem các đ c đồng đội có anh nào vì đi công tác mà vắng không ,mất như thế thiêng lắm ,mấy tên còn lại coi chừng phải có người theo hầu ông ấy đấy .NẾU BIẾT MẤT SỚM NHƯ THẾ NẦY THÌ ,,,LÀM GIÀU ĐỂ LÀM CÁI GÌ NHỈ ,

    RépondreSupprimer
  3. Có nhiều cái chết theo nhưng cái chết lớn nhất là niềm tin vào chế độ đã cùng chết

    RépondreSupprimer