13/04/2014

HAI TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VI ĐỨC HỒI VÀ NGUYỄN TIẾN TRUNG ĐÃ ĐƯƠC CỘNG SẢN TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN



 Sáng nay, 12/4/2014, một nhà đấu tranh dân chủ kiên cường là ông Vi Đức Hồi đã rời khỏi trại giam Nam Hà (thuộc tỉnh Hà Nam) và về đến nhà riêng tại Lạng Sơn vào lúc 11 giờ sáng cùng ngày.
Ông Vi Đức Hồi sinh năm 1957, là người dân tộc Tày, từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy đảng ủy huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như: giám đốc trường đảng, trưởng ban tuyên giáo, ủy viên ban thường vụ huyện ủy... Sau khi ly khai khỏi đảng cộng sản để tham gia đấu tranh dân chủ, ông Vi Đức Hồi bị bắt giam vào tháng 10 năm 2010 với cáo buộc 'tuyên truyền chống phá nhà nước' theo điều 88 bộ luật hình sự.
Trong phiên tòa sơ thẩm vào đầu năm 2011, ông Vi Đức Hồi bị kết án 8 năm tù giam và bị truy thu 56 triệu đồng, theo tòa án đây là số tiền mà ông đã 'nhận trái phép' từ giải thưởng Hellman/Hammett 2009 do Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng. Tại phiên phúc thẩm sau đó vào tháng 4/2011, ông bị tuyên án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Tính đến thời điểm ra tù vào ngày 12/4/2014, ông Vi Đức Hồi đã bị giam giữ với thời gian 3 năm 6 tháng. Như vậy, ông ra tù trước thời hạn 1 năm 6 tháng.
Không cải thiện nhân quyền
Trao đổi với Danlambao sau khi về đến nhà được khoảng 2 tiếng, ông Vi Đức Hồi cho biết mặc dù còn hơi mệt nhưng sức khỏe của ông vẫn bình thường.
Theo ông, việc trả tự do dựa trên một quyết định 'đặc xá trong trường hợp đặc biệt' do chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký. Ông khẳng định “Đây là kết quả của sức ép đến từ dư luận trong nước và quốc tế, buộc giới cầm quyền VN phải thả tôi ra trước thời hạn.”
Quyết định đặc xá được ký vào ngày 7/4/2014, nhưng phải đến 5 ngày sau ông Hồi mới được ra tù. Ngoài ra, ông không nhận được bản chính của quyết định mà thay vào đó phía trại giam chỉ giao lại bản xác nhận về nội dung quyết định đặc xá của chủ tịch nước.
"Sáng nay tôi cũng đòi hỏi cần phải đưa quyết định bản chính cho tôi, họ trả lời là theo quy định anh không được cầm bản chính của chủ tịch nước", ông Hồi cho biết.
Được biết, tại trại giam Nam Hà, ông từng bị giam giữ chung cùng hai tù nhân lương tâm là anh Lê Văn Sơn và Nguyễn Văn Oai. Tuy nhiên, từ tháng 8 năm ngoái ông đã bị biệt giam vì tham gia đấu tranh bằng cách tuyệt thực và từ chối lao động để phản đối công an trại giam đánh gãy chân tù nhân Lê Văn Sơn.
Ông bị biệt giam liên tục trong 8 tháng cho đến ngày ra tù, bị cô lập và cách ly hoàn toàn.
Trả lời câu hỏi liệu rằng việc ra tù trước thời hạn có phải là dấu hiệu cho thấy chính phủ Việt Nam đã cải thiện nhân quyền hay không, ông Vi Đức Hồi khẳng định:

"Không có gì cải thiện cả. Đây là sức ép của quốc tế buộc họ phải chấp nhận trả tự do để đối phó và lấy lòng quốc tế. Hay nói cách khác, họ ngụy trang để cho thế giới thấy sự nhân đạo của họ. Bản chất của chế độ này chưa có gì thay đổi".
Ông Vi Đức Hồi được xem là một gương mặt tiên phong của phong trào dân chủ Việt Nam
Tự do vô điều kiện

Trước đó, vào ngày 3/4/2014, phía CA trại giam đã đến gặp và ép buộc ông chấp nhận một số điều kiện để đổi lại việc đặc xá. Tuy nhiên, những điều kiện của phía CA đã nhanh chóng bị ông khước từ.
Ông Vi Đức Hồi kể lại: "Ban đầu họ đặt ra các điều kiện, nhưng tôi không chấp nhận các điều kiện đó. Sau đó, họ bỏ các điều kiện đi, đến sáng mùng 4 họ vào làm việc với tôi thì chỉ thực hiện các thủ tục của trại giam, không có các điều kiện gì nữa."
"Điều kiện họ đưa ra là muốn tôi phải nhận tội và thể hiện điều mà họ gọi là thái độ ăn hối cải và xin khoan hồng. 
Tôi trả lời là tôi không có tội, từ trước phiên tòa tôi đã chống lại bản án và cho đến bây giờ tôi vẫn chống án theo các thủ tục giám đốc thẩm. Vì vậy các điều kiện họ đưa ra tôi không chấp nhận."

Ngoài ra, phía CA cũng đưa ra thêm một điều kiện là ông phải cam kết từ bỏ đấu tranh cho dân chủ để đổi lấy việc đặc xá. Ông Vi Đức Hồi khẳng định ông sẽ chấp nhận ngồi tù cho đến khi mãn hạn, không chấp nhận việc đổi chác trên sự tự do của cá nhân ông.
Sau cùng, nhà cầm quyền CSVN đã buộc phải trả tự do vô điều kiện cho ông Vi Đức Hồi.
Thức tỉnh
Ông Vi Đức Hồi trở thành đảng viên đảng cộng sản năm 1980 khi mới 23 tuổi. Mặc dù từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy đảng cầm quyền, nhưng ông đã sớm chuyển hướng và tham gia ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ tại Việt Nam từ giai đoạn đầu.
Năm 2006, ông ly khai khỏi đảng cộng sản và công khai lên tiếng kêu gọi dân chủ đa nguyên, ủng hộ nhân quyền. Tập hồi ký "Đối Mặt" của ông đã gây được sự hưởng ứng mạnh mẽ của dư luận với những thông điệp mang giá trị nhân văn cao cả.

Năm 2008, nhà cầm quyền tỉnh Lạng Sơn tổ chức một cuộc đấu tố khủng khiếp đối với ông Vi Đức Hồi. Sau đó, ông tiếp tục bị công an sách nhiễu, thậm chí bị đe dọa đến tính mạng.

Năm 2009, tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao giải thưởng Hellman/Hammett cho ông để ghi nhận sự can đảm của ông trong vai trò một người cầm bút, bất chấp những sách nhiễu và đàn áp từ phía chính quyền.

Năm 2010, ông bị bắt giam với cáo buộc 'tuyên truyền chống phá nhà nước' theo điều 88 bộ luật hình sự.

Năm 2011, tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bất chấp những lời cáo buộc vô căn cứ và những bản án nặng nề, ông vẫn tỏ ra bình thản, kiên cường và bất khuất.

Trao đổi với Danlambao, ông Vi Đức Hồi chia sẻ về sự thức tỉnh khiến ông dứt khoát từ bỏ những danh lợi của đảng cộng sản để chuyển hướng tham vào cuộc đấu tranh cam go đòi lại dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam:
"Trước đây, thời thanh niên tôi cũng từng rất tin tưởng vào đường lối của đảng cộng sản. Sau đó tôi cũng được đi học, trải qua thực tế thì tôi thấy những điều tôi học xa rời thực tế. Họ nói một đằng nhưng lại làm một nẻo.

Về đường lối, chủ trương thì họ nói rất là tốt đẹp. Khi ấy, tôi cũng không thắc mắc gì với đường lối, chủ trương cả. Bởi vì, bất cứ một chính đảng nào trên thế giới cũng nói họ luôn vì dân vì nước cả, không có một chính đảng nào mà lại đi tuyên bố mình là phản dân hại nước. Vì vậy, đầu tiên tôi cũng có những mục tiêu, lý tưởng để theo đuổi. Nhưng sau đó nhìn nhận lại thì thấy có nhiều vấn đề không thực tế, thậm chí trái ngược, họ nói một đằng làm một nẻo. 
Tôi thức tỉnh lại, từ đó tôi đấu tranh theo suy nghĩ và lẽ phải của mình. Bên cạnh đó, tôi được tham khảo và tìm hiểu về các nhà đấu tranh dân chủ tiền bối. Tôi thấy họ rất đúng và có mục tiêu lý tưởng để tôi tiếp tục sự nghiệp của họ".
Trở về sau 3 năm 6 tháng tù đày khắc nghiệt, ông khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi lý tưởng và cũng 'không có vấn đề gì phải băn khoăn':

"Tôi đã dấn thân vào con đường hoạt động dân chủ theo mục tiêu, lý tưởng và nguyện vọng tha thiết của tôi. Vì vậy, mọi việc làm của tôi đều hợp lý, hợp với thời cuộc và hợp với xu thế phát triển. Tôi nghĩ mọi việc tôi làm đều đúng cả, không có vấn đề gì phải băn khoăn cả.
Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho công cuộc mở rộng dân chủ và phát triển đất nước. Đó cũng chính là mục tiêu của cuộc đời và tôi sẽ tiếp tục lý tưởng của mình."

Cùng thời gian này, Anh Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động chính trị trẻ cũng vừa được ra tù trước thời hạn vào sáng nay, 12/4/2014, dựa theo quyết định 'đặc xá' của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây là một thông tin hoàn toàn bất ngờ đối với gia đình và bạn bè, thậm chí ngay cả bản thân Trung cũng không biết sẽ được ra tù sớm trước thời hạn.
Gia đình Nguyễn Tiến Trung xác nhận thông tin này và cho biết mọi người trong nhà đều rất mừng sự trở về của Trung. Được biết, sức khỏe Trung vẫn tốt do thường xuyên tập thể dục, lao động trong tù.
Sau khi nhận được quyết định đặc xá sáng ngày 12/4, Nguyễn Tiến Trung được đưa từ trại giam số 4 Phan Đăng Lưu về địa phương để làm thủ tục 'bàn giao' tại trụ sở ủy ban nhân dân phường 4, quận Tân Bình, Sài Gòn.
Khi hoàn tất các thủ tục, Trung tự đón xe về nhà trong sự bất ngờ và vui mừng không nói nên lời của gia đình anh.
Mặc dù được ra tù sớm, nhưng anh vẫn sẽ phải tiếp tục chịu án 3 năm quản chế tại địa phương - tức là không được đi khỏi địa phương đang cư trú trong thời hạn 3 năm.
Nguyễn Tiến Trung bị kết án 7 năm tù giam với cáo buộc 'hoạt động lật đổ chính quyền' theo điều 79 bộ luật hình sự. Tính từ thời điểm bị bắt giam vào tháng 7/2009 đến nay, Trung đã phải ở tù với tổng thời gian là 4 năm 9 tháng.  Như vậy, anh được ra tù sớm trước thời hạn là 2 năm 3 tháng.
Những người bị bắt trong vụ án 'lật đổ' từng gây xôn xao dư luận hồi năm 2009 là các ông Lê Thăng Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung đều đã được trả tự do. Riêng trường hợp anh Trần Huỳnh Duy Thức vẫn tiếp tục vẫn tiếp tục bị giam giữ trong một bản án nghiệt ngã lên đến 16 năm tù giam.

Ngoài ra, một người bị cáo buộc có liên quan đến vụ án Nguyễn Tiến Trung là ông Trần Anh Kim cũng bị tòa án tỉnh Thái Bình kết án 5 năm 6 tháng tù giam. Ông Trần Anh Kim từng là một trung tá quân đội nhân dân, hiện đang bị giam giữ tại trại giam số 6 Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ An.
Đây là một áp lực trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ đối với nhà nước cộng sản Việt Nam như là một điều kiện cần để Việt Nam có thể hội đủ điều kiện gia nhập Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP - Và Trong vài ngày tiếp theo các cựu tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nhóm Việt Khang Trần Vũ Anh Bình, Tạ Phong Tần, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Dân Biểu Lê Văn Tính và Ông Trần Tư cũng lần lượt được trả tự do vô điều kiện như thế này - Bởi nếu không thỏa mãn điều kiện về cải thiện nhân quyền tối thiểu đó, Cộng Sản Việt Nam chắc chắn sẽ trể chuyến tàu
Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP 2014 và sẽ phải suốt đời đi mò cua bắt ốc...

Quỳnh Trâm Việt Nam Tổng Hợp từ Dân Làm Báo
Nguyễn Tiến Trung đã về đến nhà và trong vòng tay bè bạn

5 commentaires:

  1. Người sông Tiền13 avril 2014 à 07:02

    Chúc mừng các ông Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến Trung được thả khỏi nhà tù CSVN. Sắp tới, hy vọng các tù nhân lương tâm khác sẽ được thả mà không có điều kiện tiên quyết nào.

    RépondreSupprimer
  2. VN sẽ ra nhập TPP, và độ mở dân chủ, cùng với cải cách thể chế sẽ dần được thực hiện. Ai sẽ là người thực hiện khát vọng này của nhân dân và thực tiễn chính trị VN? Đó còn là một câu hỏi của lịch sử nước nhà. Nhưng chắc chắn lực lượng bảo thủ sẽ dần lui về quá khứ

    RépondreSupprimer
  3. Tôi không ngờ nhà nước lam dung quyền lực , nhân danh luật pháp để cướp mất tiền giải Hellman/Hammett của dân. Thật đốn mạt.

    RépondreSupprimer
  4. chúc mừng các anh, thật ngưỡng mộ sự kiên cường, bất khuất và niềm tin mãnh liệt chân thành của anh Vi Đức Hồi trước sự xảo quyệt, gian manh của CA, mong anh mạnh khỏe và có nhiều hoạt động mạnh mẽ cho dân, cho nước!

    RépondreSupprimer