09/05/2014

Cố xoa dịu tình hình biển Đông, người Việt đang chơi một trò rủi may vô vọng

 David Brown
Phương Anh dịch
Tàu hải giám VN bị tàu Trung cộng húc hư mạn
Bắc Kinh vừa đưa một dàn khoan nước sâu vào vùng biển của Việt Nam.
Chế độ Cộng sản Việt Nam đã hy vọng rằng cách hành xử tôn kính của họ đối với TQ có thể làm dịu đi tham vọng thôn tính biển Đông của gã láng giềng khổng lồ phương Bắc này. Nhưng với việc đưa dàn khoan nước sâu HD-981 vào thăm dò khai thác dầu khí ở ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, Bắc Kinh đã đập tan hy vọng này và đặt Hà Nội vào một tình thế vô cùng khó xử.

Trong giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã từng là quốc gia đưa ra những lời phê phán mạnh mẽ nhất đối với tuyên bố chủ quyền của TQ đối với hầu hết Biển Đông, khi Hà Nội đang hy vọng sẽ tập hợp được một mặt trận thống nhất từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á với sự hỗ trợ (ít nhất là một cách ngấm ngầm) bởi sức mạnh hải quân Mỹ. Sự miễn cưỡng của cộng đồng của ASEAN trong việc thách thức Trung Quốc đã khiến Mỹ không có được một nền tảng cần có cho một chính sách mạnh mẽ trong khu vực Biển Đông. Washington cũng chưa bao giờ tỏ ra mặn mà với việc cung cấp sự bảo đảm về mặt phòng thủ cho những nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông khác với Trung Quốc, kể cả đối với người đồng minh mà nó đã ký hiệp ước phòng thủ là Manila.
Trong hoàn cảnh như vậy, một thái độ nhún nhường dù ḳhôṇg được người dân ủng hộ, dường như là lựa chọn có thể xoa dịu được Bắc Kinh và tạo ra được sự kiềm chế. Đặc biệt từ khi chính phủ mới của Tập Cận Bình lên nắm quyền, các nhà lãnh đạo VN đã hết sức nỗ lực để cải thiện mối quan hệ với gã hàng xóm thô lỗ của mình.
Vào những năm 2012 và 2013, khi TQ "thực thi chủ quyền" của mình trên các rạn san hô trong vùng biển Philippines, phản ứng của HN là hoàn toàn im lặng. Khi TQ cử một đội tàu nhỏ để cắm cờ TQ trên bãi James ở phía Đông Mã Lai, VN cũng không hề lay chuyển. Khi tàu hải giám của TQ đuổi ngư dân VN ra khỏi ngư trường truyền thống gần quần đảo Hoàng Sa, đường dây nóng giữa Hà Nội và Bắc Kinh chẳng thấy vang lên lời phản đối nào. Khi căng thẳng bùng lên giữa Nhật Bản và TQ về quần đảo Điếu Ngư, Hà Nội vẫn khăng khăng giữ thái độ hoàn toàn im lặng. Khi Manila yêu cầu HN cùng tham gia khởi kiện TQ lên Tòa án Công lý quốc tế, Hà Nội đã hoàn toàn né tránh.
Trong hai năm qua, chỉ có hai sự kiện - cả hai đều diễn ra vào tháng Tám năm 2012 - đã khiến Hà Nội để lộ ra cơn thịnh nộ của mình. Đầu tiên là việc Công ty quốc gia khai thác dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc (Chinese National Offshore Oil, CNOOC) đã gửi lời mời đến các công ty dầu khí nước ngoài để chào giá thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi ở vùng bờ biển miền Trung Việt Nam. Thứ hai là việc thành lập "Thành phố Tam Sa" của Bắc Kinh trên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa làm trung tâm hành chính và quân sự cho sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
(còn tiếp)

3 commentaires:

  1. Đọc mà buồn cho dân đen,nước Việt bị bọn ĐỎ ngoài ,ĐỎ trong nó giày xéo

    RépondreSupprimer
  2. Phận làm CHƯ HẦU đành vậy , biết sao bây chừ ?

    RépondreSupprimer
  3. Đán tan bọn Trung Quốc ác ôn :3

    RépondreSupprimer