29/07/2014

BẢN ĐỒ VIỆT NAM KHẮC TRÊN ĐÁ TẢNG

Phạm Văn Hạng

Đà Nẵng đã bị Trung Quốc xâm lược, chiếm Hoàng Sa từ năm 1974 Trường Sa và những đảo xa,  đảo gần rải ra đó đây trong hải phận Việt Nam chính là thân xác, linh hồn Việt, bao năm lắng nghe sự gào thét của gió bão của sóng gầm là tiếng vang vọng truyền kiếp gởi đến nhân loại dù cô lập xa xôi nhưng vẫn mang linh thiêng nòi giống Lạc Hồng ngàn ngàn năm trong cùng bờ cõi Việt Tộc.

Trung Quốc không chỉ thèm thuồng ước vọng nuốt gọn những di chỉ địa giới Việt Nam mà còn lăm le vói vòi bạch tuộc vung vãi qua ngôn từ mang nhiều sắc thái, biến hóa lằn ranh, bằng lưỡi con bò, bò bơi trên biển. Màu đen tuyền đặc quánh của bạch tuộc nhả ra màu quỹ ám, huyễn hoặc sẽ bị hóa chất thời gian qua lương tri đã thấy.
 Đà Nẵng qua từng cử động thử thách hung tàn, thử thách giao tế, thử thách thời vận…


Là một vùng đất có cửa biển từng đón những chiến hạm phương tây gây hấn và cũng từng được chào mời từ lòng quý trọng nhân văn qua trăm năm…Có những bia đá phủ rong rêu bên cửa biển của những nấm mồ hoang phế. Đà Nẵng đang bước vào thế kỷ mới cầu mong dựng xây mang đôi mắt hình trái tim của cây cầu Rồng đêm đêm rực rỡ đón khách nhàn du, đang mời gọi tâm thức vươn ra biển lớn đến với năm châu bằng cách nhìn tình người rộng mở.

Cây muốn sinh chồi, nảy lộc, dâng hoa trái tặng nhân sinh, tỏa khí thở hòa chung mạch đập buồng phổi xanh qua cây cỏ sông biển…Những gió lạ, gió chướng, gió bành trướng quần thảo sóng to, thuyền vỡ, người yếu bị máu đổ thịt bung như từ thuở hồng hoang dã thú đang tái hiện gây xốn xang không chỉ Đất Quảng sông Hàn mà đang trải dài khắp Đông Á .

Là người không dám cầm vũ khí sắc bén bởi đã từng nhìn thấy thịt nát xương tan qua cuộc chiến, mỗi người tự vấn khăn tang trong từng tâm hồn để ước vọng hòa bình. Không dám tự mình đốt lên ngọn đuốc. Không dám cổ súy hàng hàng lớp lớp để biểu trưng ngọn lửa lòng rực cháy yêu quê… Lực bất tòng tâm… nên tâm can lại gào thét, lại dằn xé đêm ngày của thân phận làm người lao lực sáng tạo. Nên cầu mong người Đà Nẵng, những người thợ thủ công chạm khắc trên đá, những ông bà chủ các cơ sở sản xuất mỹ nghệ Non nước Ngũ hành Sơn cùng chung sức để tạc trên những tảng đá những bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ đã tìm thấy trong các bảo tàng, trong các nhà sưu tập đó đây về những di bút ban đầu của người phương tây qua những kỹ thuật mộc bản, của các triều đại kế tiếp đến hôm nay.

Đồ bản đất nước Việt Nam trãi qua bao thế kỷ đã được sưu lục sẽ thể hiện trên những đá tảng mang về từ ven suối, ven núi, ven biển, chung quanh vịnh Sơn Trà, đèo Hải Vân…để những người thợ chạm khắc và sắp đặt dọc dài theo bờ biển, theo những bãi tắm … để phơi gan cùng tuế nguyệt, công bố với thời gian .

Việc làm này không phải tốn phí ngân khoản lớn bởi vật lực của đất trời, của ngàn ngàn người thợ thủ công lành nghề chạm khắc để được hiến dâng dựng nên lịch sử bản đồ Việt Nam và những lời hịch đầy tâm trí của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…
PVH

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire