16/10/2014

Nga chỉ đang “ngoại tình” với Trung Quốc


Nhưng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã thay đổi tất cả và ông Putin giờ đang mạo hiểm với một trò mà ông không quen chơi: ngoại tình, Fyodor Lukyanov, Chủ tịch Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng, một cơ quan cố vấn cho chính phủ Nga, bình luận.

“Mới nhìn thì việc Nga chuyển hướng sang Trung Quốc chỉ là một trong vài sự lựa chọn, nhưng sự việc sẽ hoàn toàn khác nếu bạn phải lệ thuộc vào Trung Quốc vì những lý do chính trị”, ông Lukyanov nói. “Có một rủi ro cho Nga là nước này có thể rơi vào thế ‘nằm dưới’ tầm ảnh hưởng của Trung Quốc”.



Trong mối quan hệ với Nga, Trung Quốc vừa đạt được một mục tiêu chiến lược: nguồn cung khí từ Nga. Tổng thống Putin đã chấm dứt hơn 1 thập kỷ đàm phán bằng một thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD, kéo dài 30 năm, tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Trung Quốc hồi tháng 5. Ông Putin gọi hợp đồng giữa Tập đoàn nhà nước OAO Gazprom và đối tác Trung Quốc của nó là “quan trọng”.

Một dấu hiệu của sự “quan trọng” mà ông Putin đang dùng nó để “ve vãn” Trung Quốc, nước lên án các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, là việc bổ nhiệm một trong những trợ thủ được ông tin tưởng nhất, tỷ phú Gennady Timchenko, vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Nga - Trung.

“Thái độ hướng Trung đã trở nên ‘chân tình’ hơn” kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Boris Titov, người tiền nhiệm của ông Timchenko ở Hội đồng Kinh doanh Nga - Trung, nói.

Việc mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc, vượt qua Đức trở thành đối tác lớn nhất của Nga trong năm 2011, là sống còn cho Nga ngay cả trước khi cuộc chiến ly khai ở Ukraine nổ ra, nhưng nó đã trở thành một vấn đề cấp thiết sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu đóng cửa các thị trường nợ của họ đối với Nga, ông Titov nhận xét.

Trước khi có các biện pháp trừng phạt, Nga vẫn thắt chặt kiểm soát các hoạt động đầu tư từ Trung Quốc, với những dự án lớn nhất được giám sát bởi những người có quyền tiếp cận trực tiếp với Tổng thống Putin, như ông Timchenko.

Năm ngoái, Trung Quốc đã mua lại 12,5% cổ phần của OAO Uralkali, nhà sản xuất hợp chất ka-li lớn nhất nước Nga và Công ty Dầu lửa quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã đồng ý thanh toán lại cho OAO Rosneft khoảng 70 tỷ USD như một phần trong hợp đồng cung cấp 25 năm, trị giá 270 tỷ USD. Tiếp theo đó, Rosneft ký một hợp đồng trị giá 85 tỷ USD, kéo dài 10 năm với Công ty Hóa dầu Trung Quốc và CNPC mua lại 20% một dự án khí Bắc Cực từ OAO Novatek.

Tất cả các hợp đồng trên đều có liên quan đến các thành viên thận cận của Tổng thống Putin: Chủ tịch Sergey Chemezov của Uralkali, người được ông Putin biết đến ít nhất từ thập kỷ 1980, khi cùng sống trong một khu liên hợp ở Dresden, Đức, thời Tổng thống tương lai còn là một đặc vụ KGB; ông Timchenko, cổ đông lớn của Novatek và ông Igor Sechin, Giám đốc điều hành Rosneft, người đã làm việc cho Tổng thống 20 năm nay.

Đầu năm nay, khi các công ty trở nên rất cần tiền, Nga đã bắt đầu bãi bỏ một số hạn chế để mời gọi các nhà đầu tư tiềm năng đến từ Trung Quốc, mặc dù tiếp tục bảo vệ các dự án nhất định, bao gồm vàng, platinum, kim cương và công nghệ cao, hai quan chức cao cấp của chính phủ cho biết hồi tháng 5.

“Một số rào cản tương đối quan trọng đã được dỡ bỏ sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu”, ông Titov nói.

Mặc dù vậy mối quan hệ Nga - Trung còn lâu mới trở nên mặn mà do những khác biệt về văn hóa.

Người Nga đã quen với phong cách của các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu, với việc các luật sư là người soạn thảo ra các hợp đồng, trong khi người Trung Quốc không có thói quen tin tưởng nhiều vào những cam kết được viết ra, ông Titov nhận xét.

Năm 1979, năm đầu tiên cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, sản lượng của Trung Quốc chỉ bằng 40% của Liên Xô thời đó, theo một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Cải cách châu Âu. Nhưng đến năm 2010, GDP của Trung Quốc đã cao gấp 4 lần GDP của Nga.

Cách biệt này mang lại cho ông Tập Cận Bình một “cửa trên” trong quan hệ với ông Putin, người hiện hầu như không có sự lựa chọn, theo Ja Ian Chong, một giáo sư chính trị của Đại học Quốc gia Singapore.

“Nga chỉ quan trọng với châu Á bởi hai lý do: nguồn cung năng lượng và nhà cung cấp vũ khí”, Ian Storey, một chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói. “Và mặc dù mối quan hệ Nga - Trung có đang được tăng cường, nó cũng chỉ là một đám cưới vụ lợi hơn là một hôn nhân dựa trên tình yêu, với sự nghi ngờ đến từ cả hai”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến công du đến Moscow của ông Tập năm 2013.
Facebook Phương Dung Lê

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire