06/09/2015

Đài RFA 'hủy hợp đồng' với ông Lê Diễn Đức


Nhà báo Lê Diễn Đức nói ông 'vẫn bình tâm' sau khi bị hủy hợp đồng
Đài Á châu Tự do (RFA) vừa 'hủy hợp đồng' với một nhà báo, blogger người Việt ở hải ngoại, sau một số bình luận của ông về điều được cho là 'thất bại' của Việt Nam Cộng hòa và Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, theo nhà báo, blogger này.

Chính quyền độc tài cộng sản vừa cách chức và rút thẻ hành nghề nhà báo của ông Đỗ Hùng, Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên điện tử, chỉ vì một vài câu viết của ông trên Facebook cá nhân, nhân ngày Quốc khánh 2/9.
RFA vừa "ngưng hợp đồng" với ông Lê Diễn Đức cũng vì những bình luận của ông trên Facebook cá nhân về Việt Nam Cộng Hòa và Việt Tân với lý do bị "áp lực dư luận".
Đúng thế, một số người làm truyền thông hải ngoại đấu tranh "được trả lương" nhờ dư luận nên họ có lý do để sợ dư luận.
Hai sự kiện nói trên đáng suy ngẫm để đánh giá sự khác nhau giữa "cộng sản độc tài" và "chống cộng cực đoan".
Nó cũng cho phép khẳng định "chống cộng" chưa chắc đã là "đấu tranh vì tự do dân chủ".



Trả lời BBC ngày 5/9, ông Lê Diễn Đức nói đài RFA đã có quyết định trên do "bị áp lực dư luận rất nặng nề".
 
"Họ thông báo ngưng hợp đồng với tôi hôm nay và gỡ mục báo xuống", ông nói thêm.

"Tôi vẫn bình tâm và tiếc là RFA đã làm như thế".

Họ thông báo ngưng hợp đồng với tôi hôm nay và gỡ mục báo xuống. Tôi vẫn bình tâm và tiếc là RFA đã làm như thếNhà báo, blogger Lê Diễn Đức

Hôm 30/8, ông Đức đã có bình luận trên Facebook với nội dung chỉ trích thất bại của quân đội Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam và của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam - do Phó đề đốc Chuẩn tướng Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hoàng Cơ Minh lãnh đạo vào những năm 80 của thế kỷ trước.

Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam được ông Hoàng Cơ Minh thành lập vào ngày 30/4 năm 1980 tại Nam California, Hoa Kỳ, đúng 5 năm sau khi ông di tản khỏi Việt Nam ngày Sài Gòn sụp đổ.

Đến năm 1981, tổ chức này đóng căn cứ gần biên giới Thái Lan - Lào, nơi ông Minh tổ chức đại hội lập ra Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng ( Việt Tân) một năm sau đó.

Lực lượng của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam được nói là vào khoảng 200 người, trong đó bao gồm một số sỹ quan của quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Phó Đề đốc quân lực VNCH, ông Hoàng Cơ Minh, người được đề cập trong một bình luận gây tranh cãi của blogger Lê Diễn Đức trên FB cá nhân.
 
Trong giai đoạn từ 1982-1987, tổ chức của ông nhiều lần tiến hành các đợt hành quân nhằm xâm nhập vào Việt Nam để xây dựng căn cứ nhưng đều thất bại trước sự chống trả của quân đội Việt Nam, Lào, Campuchia.

Các đợt tiến quân bất thành cũng khiến lực lượng của tổ chức này bị tổn thất nặng nề, với nhiều thành viên bị chết trận hoặc bắt sống.

Trong cuộc hành quân cuối cùng vào tháng Tám năm 1987, ông Hoàng Cơ Minh bị thương và sau đó tự sát.

Bình luận gây tranh cãi

Bình luận trên trang Facebook cá nhân ngày 30/8 của nhà báo Lê Diễn Đức viết:
Nên tôn trọng những người đã nằm xuống và nên xem họ như nếu không thành công cũng thành danh
Luật sư Vũ Đức Khanh
"Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái Lan dựng "chiến khu" với mục đích Đông Tiến, phục quốc chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ anh hùng cái nỗi gì."

"Đây đích thực là một cuộc làm chiến khu giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém!"

"Niềm tin vào những anh hùng vị quốc vong thân ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng."

Bình luận này sau đó đã bắt gặp sự phản đối từ một số nhà báo, blogger nổi tiếng trong và ngoài nước.

"Khi Lê Lợi mới khởi nghĩa đánh quân Minh, nếu lúc đó có anh Lê Diễn Đức, anh sẽ nói, quân Hồ Quý Ly có hàng vạn người trang bị chính quy mà còn bị chúng nó (quân Minh) đánh cho tan tác, thì một dúm nông dân thiếu đói của các ông làm nên trò trống gì?", blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết từ trong nước.

Một vài bình luận trên trang Facebook cá nhân của ông Lê Diễn Đức.


Một ý kiến khác của luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada thì cho rằng "lịch sử rồi sẽ soi rọi và làm sáng tỏ những khúc quanh này nhưng bây giờ tôi chỉ mong các bạn nên có cái nhìn bao quát và đa chiều, nên tôn trọng những người đã nằm xuống và nên xem họ như nếu không thành công cũng thành danh".

Phản hồi lại các ý kiến này, ông Lê Diễn Đức viết trong các bình luận ngày 31/8 trên trang Facebook cá nhân của ông:

"Một status đưa ra nhận định về một sự thật, nhưng cái viên thuốc đắng ấy không thể chữa hết bệnh cho những người thiếu can đảm và cực đoan."

"Tôi không hề có ý khinh rẻ Việt Nam Cộng hòa, mà chỉ sử dụng một số từ mang tính hài hước, giễu cợt như "vũ khí xềnh xàng", "chạy chí chết" (mà thực tế là như thế), nhằm so sánh cái "chiến khu" vớ vẩn của Mặt trận Hoàng Cơ Minh. Một số bạn đã không hiểu hết ý của tôi," trang FB cá nhân của ông Đức viết.

BBC chưa có điều kiện liên lạc với cơ quan truyền thông mà ông Lê Diễn Đức đề cập ở trên để kiểm chứng thêm về các chi tiết.

Nguồn: Theo BBC
 


Quảng Cáo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire