03/11/2015

Tập Cận Bình sang Việt Nam trước thềm đại hội Đảng và thái độ của chúng ta

Nguyễn Thị Từ Huy
Các bạn trẻ Hà Nội chuẩn bị "đón tiếp" Tập Cận Bình
Thưa quý độc giả,

Báo chí chính thống Việt Nam cho biết ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và đồng thời là Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sẽ tới thăm Việt Nam vào hai ngày 5 và 6 tháng 11, sẽ gặp các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam và sẽ phát biểu trước Quốc hội.

Tại sao ông Tập Cận Bình được phép phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ? Điều này có bình thường trong các hoạt động bang giao chính trị nói chung ? Điều này có phải là dấu hiệu cho thấy sự can thiệp quá sâu của Trung Quốc vào nội bộ Việt Nam ?
Khối dân oan cũng tích cực chuẩn bị "đón tiếp" Tập

Đặt câu hỏi là phản ứng bình thường của những đầu óc có tư duy bình thường. Đặt câu hỏi cũng là phản ứng bình thường khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Trong bối cảnh Trung Quốc leo thang căng thẳng trên biển Đông, khiến các nước trong khu vực và cả Hoa Kỳ phải có những phản ứng mạnh mẽ, việc người dân Việt Nam chúng ta cảnh giác trước mọi động thái của lãnh đạo Trung Quốc cũng là bình thường.

Hơn nữa, Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra trong vài tháng tới, như thường lệ Đại hội sẽ quyết định bộ máy lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Tập Cận Bình xuất hiện để làm gì ?

Trong tinh thần cảnh giác mà chúng ta cần phải có, và cần phải đề cao hơn lúc nào hết, tôi xin nhắc lại đây bình luận của một nhà nghiên cứu Pháp về vấn đề nhân sự tại Việt Nam :

« Những lãnh đạo Việt Nam đều biết là những chức vụ chóp bu (Bí thư ĐCSVN, Thủ tướng, Chủ tịch nước và bộ trưởng bộ Quốc phòng) đều phải có sự ưng thuận ngầm của ĐCSTQ. Cái lobbying ấy cũng tốn rất nhiều tiền cho Tàu. Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh phải bỏ ra 15 tỷ đô la dưới nhiều hình thức : đầu tư, những chương trình hợp tác, viện trợ Việt Nam tham dự những hoạt động của Asean, và nhất là tiền hỗ trợ thẳng vào túi các lãnh đạo. » (Trích Benoit de Tréglodé, « Việt Nam, Đảng, quân đội và nhân dân: Duy trì sự chi phối chính trị trong giờ mở cửa », tạp chí Hérodote, số chuyên đề về Việt Nam, tháng 6 năm 2015).

Nếu quả thực nhận định này là chính xác, tình thế của chúng ta thực đáng lo ngại vô cùng, bởi vì nếu như thế thì có nghĩa Việt Nam đã bị lệ thuộc vào Trung Quốc ở hình thái nguy hiểm nhất. Và Tập Cận Bình sang Việt Nam thời điểm này là có những chủ đích cụ thể.

Trong bối cảnh đáng lo ngại này, tôi xin chuyển tới quý độc giả bản « TUYÊN BỐ VỀ CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA ÔNG TẬP CẬN BÌNH ».

Mỗi chữ ký của chúng ta thể hiện trách nhiệm của chúng ta trước vận mệnh đất nước.

Mỗi chữ ký của chúng ta là một thông điệp gửi tới lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc.

Tập Cận Bình và chính phủ của ông ta cần biết rằng, giả sử ông ta có thể chi phối một bộ phận lãnh đạo Việt Nam đương nhiệm, thì ông ta sẽ không bao giờ chi phối được dân tộc Việt Nam. Ông ta cần biết rằng dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay luôn bảo vệ danh dự dân tộc và độc lập dân tộc.

Paris, 1/11/2015

Nguyễn Thị Từ Huy


TUYÊN BỐ VỀ CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA ÔNG TẬP CẬN BÌNH
Chúng tôi, các tổ chức Xã hội Dân sự Việt Nam và những người ký tên dưới đây, trước chuyến thăm Việt Nam, ngay trước thềm Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam, của ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Hoa như sau:

1/ Chúng tôi luôn xem trọng tình hữu nghị láng giềng, giữa nhân dân Trung Hoa và nhân dân Việt Nam.

2/ Đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu chấm dứt ngay những hành động đe dọa tính mạng, tài sản và quyền tự do đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cụ thể là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3/ Chúng tôi khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam mà nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã dùng vũ lực cưỡng chiếm năm 1974. Nhân dân Việt Nam chúng tôi không bao giờ quên mục tiêu giành lại từng tấc đất của Tổ quốc! Đây là quyết tâm và nguyện vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam chúng tôi trong lịch sử ngàn năm chống xâm lược.

4/ Chúng tôi cực lực phản đối việc Nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo và bãi đá thuộc chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và đang bồi đắp chúng thành những cứ điểm quân sự, ngăn chặn tự do hàng hải trên Biển Đông.

5/ Chúng tôi quan niệm rằng không có tình hữu nghị bền vững với bất cứ quốc gia nào nếu như Việt Nam luôn ở thế yếu hèn, không xứng tầm với đối tác. Mọi âm mưu kìm hãm sự phát triển của đất nước chúng tôi để buộc đất nước này mãi mãi ở thế chư hầu là bất xứng với trí tuệ loài người, sẽ bị lịch sử nguyền rủa, và chắc chắn sẽ thảm bại!

6/ Cuối cùng, cũng như chính phủ tay sai Nhật được thành lập năm 1940 tại Nam Kinh (Nanjing) dưới ách đô hộ của Đế quốc Nhật đã bị nhân dân Trung Hoa lên án, chúng tôi chắc chắn rằng một số người Việt Nam cam tâm làm tay sai cho bọn bành trướng bá quyền, giống như những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc… trong lịch sử, sớm muộn sẽ bị nhân dân Việt Nam vạch mặt. Tình hữu nghị thật sự giữa nhân dân Trung Hoa và Việt Nam không thể dựa trên những phần tử phản bội dân tộc mà nhân dân và đất nước chúng tôi chắc chắn sẽ loại bỏ.

Hà Nội, 1-11-2015

Nhận chữ ký đến 21 giờ ngày 7/11 (giờ Việt Nam) tại địa chỉ: tuyenbotapcanbinh@gmail.com hoặc http://tinyurl.com/tuyenbotapcanbinh

(Xin ghi rõ: họ tên, nghề nghiệp/chức danh (nếu có), tỉnh/thành phố, quốc gia)

DANH SÁCH KÝ TÊN

ĐỢT 1:

TỔ CHỨC

1. Diễn đàn xã hội dân sự, đại diện: TS Nguyễn Quang A

2. Bauxite Việt Nam, đại diện: GS Phạm Xuân Yêm

3. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc

4. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, đại diện: Huỳnh Kim Báu

5. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đại diện: TS Phạm Chí Dũng

6. Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ, đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa

7. Hội Anh Em Dân Chủ, đại diện: Phạm Văn Trội

8. Trung tâm Nhân quyền Việt Nam, đại diện: Luật sư Nguyễn Văn Đài

CÁ NHÂN

1. Nguyễn Trung Chính, blogger, Pháp

2. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội

3. Lê Xuân Khoa, giáo sư Đại học, nguyên Chủ tịch Trung tâm Tác vụ Đông Nam Á, Hoa Kỳ

4. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM

5. Hoàng Hưng, làm thơ, viết báo, dịch sách, TPHCM

6. Hoàng Dũng, PGS, TS Ngữ học, TPHCM

7. Trần Đức Tiến, Hà Nội

8. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang

9. Phạm Gia Minh, Hà Nội

10. Phạm Tư Thanh Thiện, Paris

11. Nguyễn Ngọc Giao, Paris

12. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, Hà Nội

13. Vũ Linh, cựu nhà giáo, Hà Nội

14. Ma Văn Sinh, Cao Bằng

15. Nguyễn Hoàng Nhựt, Tiền Giang

16. Đinh Đức Long, TS, bác sĩ, Sài Gòn

17. Nguyễn Bá Tuyển, Vinh

18. Anton Trần Quốc Lộc, đã về hưu, Sài Gòn

19. Trịnh Văn Toàn, Sài Gòn

20. Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt

21. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội

22. Nguyễn Xuân Thọ, kỹ sư truyền thông, CHLB Đức

23. Nguyễn Khắc Hiệu, Nam Định

24. Cindy Nguyen (Hoa Nguyen), Hoa Kỳ

25. Nguyễn Huệ Chi, GS Văn học, Hà Nội

26. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

27. Hồ Thị Hồng Nhung, TS, bác sĩ, làm việc tại Viện Pasteur TP HCM

28. Hung Dang, Sài Gòn

29. Nguyễn Phương Thùy, Phần Lan

30. Chu Minh Tuấn, Hà Nội

31. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh

32. Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn

33. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM

34. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM

35. Nguyễn Thị Từ Huy, nghiên cứu sinh triết học chính trị, Pháp

36. Mai Van Binh, TP HCM

37. Thụy Khuê, nhà nghiên cứu khoa học xã hội, Pháp

38. Lê Doan Thảo, cán bộ hưu trí, Hà Nội

39. Trần Minh Thảo, viết văn, Lâm Đồng

40. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt

41. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt

42. Nguyễn Tường Thụy, viết báo tự do, Hà Nội

43. Trần Tiến Đức, nhà báo tự do, Hà Nội

44. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội

45. Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường), Vũng Tàu

46. Trần Xuân Quang, Nghệ An

47. Ngô-Anh Tuấn, Hà Lan

48. Nguyễn Thiện Nhân, Bình Dương

49. Nguyễn Văn Thanh, Sài Gòn

50. Nguyễn Hữu Vĩnh Lý, Hà Nội

51. Đặng Bích Phượng, đã nghỉ hưu, Hà Nội

52. Đào Xuân Kiên, Hải Dương

53. Nguyễn Quốc Đạt, Hà Nội

54. Phạm Bá Hải, Sài Gòn

55. Tôn Thất Tấn, Hà Nội

56. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Nhật Bản

57. Đinh Thị Loan, Hải Phòng

58. Đỗ Đăng Giu, Pháp

59. Nguyễn Thị Kim Quý, Quảng Ninh

60. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, TP HCM

61. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội

62. Cao Lập, hưu trí, Hoa Kỳ

63. Hà Thủy Nguyên, nhà văn, Hà Nội

64. Tô Lê Sơn, kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

65. Vũ Trọng Khải, PGS TS Kinh tế, TPHCM

66. Hồ Phú Bông, nhà văn, Hoa Kỳ

67. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB Đức

68. Võ Thị Hảo, nhà văn, CHLB Đức

69. Lê Thân, cựu tù Côn đảo, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

70. Hồ Hiếu, cựu tù Côn đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM

71. Lương Văn Liệt, nguyên cán bộ Thuế vụ, TP HCM

72. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM

73. Văn Giá, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội

74. Dương Tường, nhà thơ, Hà Nội

75. Phạm Toàn (Châu Diên), nhà giáo dục, Hà Nội

76. Hà Dương Tuấn, Pháp

77. Phùng Liên Đoàn, Ph.D. PE, Chủ tịch Sáng Hội Khuyến học Việt Mỹ, Chủ tịch Sáng hội Khuyến khích Tự lập, Hoa Kỳ

78. Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ

79. Ngô Kim Hoa, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

80. Lại Thị Ánh Hồng, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

81. Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, President, Voice of Vietnamese Americans, Hoa Kỳ

82. Lê Ngọc Thanh, linh mục, Sài Gòn

83. Đỗ Hồng Thành, Hưng Yên

84. Lê Quốc Thăng, linh mục, Sài Gòn

85. Dang Ngoc Chinh, Na Uy

86. Phạm Viết Đào, nhà văn, Hà Nội

87. Bùi Thanh Hiếu, nhà văn, CHLB Đức

88. Le Phuong Thao, về hưu, Hoa Kỳ

89. Nguyễn-Khoa Thái Anh, Hoa Kỳ

90. Hoàng Ngọc Biên, nhà thơ-họa sĩ, Hoa Kỳ

91. Phan Hoàng Oanh, giảng viên Đại học, TS, TPHCM

92. André Menras, Hồ Cương Quyết, cựu giáo chức, Pháp

93. Lê Thăng Long, doanh nhân, Sài Gòn – TP HCM

94. Phạm Minh Hoàng, cựu giảng viên Đại học, Sài Gòn

95. Đặng văn Âu, bút hiệu Bằng Phong, cựu Sĩ quan Không quân Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ

96. Nguyễn Xuân Liên, Quảng Bình

97. Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu, TP HCM

98. Bui Tran Dang Khoa, luật sư, Sài Gòn

99. Nguyễn Thái Sơn, GS, Cố vấn Hàn Lâm Viện Địa Chính trị Paris (AGP), Pháp

100. Trương Minh Hiếu, bác sĩ chuyên khoa 1, Kiên Giang

101. Vũ Thị Thùy Dương, Hà Nội

102. Nguyễn Trọng Hoàng, Pháp

103. Nguyễn Quốc An, TP HCM

104. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính (đã nghỉ hưu), Hà Nội

105. Trần Minh, Employee of OCTA, Hoa Kỳ

106. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Đà Nẵng

107. Nguyễn Quốc Phong, Việt Nam

108. Nguyễn Quang Vinh, Hà Nội

109. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Pháp

110. Trần Thị Như Thủy, nghiên cứu viên khoa học, Canada

111. Doan Cao, Hà Nội

112. William Truong, Hoa Kỳ

113. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội

114. Trần Đức Quế, cán bộ hưu trí Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội

115. Trần Công Thắng, bác sĩ, cùng gia đình, Na Uy

116. Nguyễn Quốc Cường, nhà báo, Hoa Kỳ

117. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ

118. Hoàng Vũ Trang Thuy, Sài Gòn

119. Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội

120. Nguyễn Thị Hải Yến, TS chuyên ngành Sinh thái môi trường, CHLB Đức

121. Vicky Tuyền Nguyễn, Hoa Kỳ

122. Huu Hoang, Sài Gòn

123. Lê Quốc Việt, Thạc sĩ Quản trị Giáo dục, Giám đốc kiêm Hiệu trưởng, TP HCM

124. Phat Nguyen, Canada

125. Hoàng Tất Thắng, Hà Nội

126. Nguyen Thanh Trang, nguyên Phụ tá Viện trưởng Đại học Huế trước 1975, Hoa Kỳ

127. Lê Hồng Hà, công nhân, Hoa Kỳ

128. Nguyễn Khắc Hiệu, nghề nghiệp tự do, Nam Định

129. Huỳnh Công Thuận, blogger, cựu quân nhân

130. Châu Liêm, Sài Gòn

131. Dương Nguyên Khánh, Sài Gòn

132. Bùi Kim Oanh, giáo viên, Sài Gòn

133. Kiều Việt Hùng, kiến trúc sư, Ninh Bình

134. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp

135. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp

136. Đoàn Thanh Liêm, luật sư, Hoa Kỳ

137. Đặng Tiến, nhà nghiên cứu văn học, Pháp

138. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển TP HCM



nguyenthituhuy's blog

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire