20/04/2016

Phân tích Chiến lược Trung Quốc về Hợp tác Lancang-Mekong


Thực thi phát triển bền vững hay chiếm lĩnh ảnh hưởng chính trị và kinh tế lưu vực

Phạm Phan Long

Hội nghị thượng đỉnh Lancang-Mekong Sanya, Hainan, Trung Quốc
 
 
Sự hình thành tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong

Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đã đưa ra sáng kiến đề nghị Thủ tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường đứng ra lập một tổ chức hợp tác phát triển bền vững cho tòan lưu vực Lancang-Mekong. Thủ tướng (TT) Trung Quốc đã đồng ý và tuyên bố dự kiến thành lập tổ chức mang tên Lancang-Mekong Cooperation (LMC) tại Hội nghị ASEAN thứ 17, Nay Pyi Taw, Miến Điện vào ngày 13, tháng 11, 2014.

Hội nghị cấp bộ trưởng các nước đã họp tại Vân Nam vào ngày 12, tháng 11, 2015 do Ngoại trưởng Trung Quốc (TQ) Vương Nghị và Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đồng chủ tọa; ở đó, sáu nước: TQ, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cam Bốt (CB) và Việt Nam (VN) đã phác họa xong khái niệm đại cương cho tổ chức LMC.

Ngày 23, tháng 3, 2016, dưới quyền đồng chủ tọa của TT TQ Lý Quốc Cường và TT Thái Lan Prayut Chanocha, một buổi họp thượng đỉnh đã diễn ra tại Sanya, Hải Nam, ở đó lãnh đạo các nước LMC đã ký vào một tuyên ngôn chung mang tên Sanya Declaration of the First Lancang-Mekong Cooperation (LMC) Leaders' Meeting.

Tổ chức LMC đã lập ra danh sách “thu họach sớm” (early harvest) gồm 78 dự án hạ tầng cơ sở. TQ đã cam kết cho các thành viên LMC vay 1,5 tỉ USD với lãi nhẹ và 10 tỉ USD với lãi thị trường. VN cũng có 3 dự án được cho vào danh sách sớm này và Ngoại trưởng VN Phạm Bình Minh hứa VN sẽ đóng góp tài chánh điều hành tổ chức LMC.  

Cơ sở hợp tác của Lancang-Mekong Cooperation

Văn kiện quan trọng ký kết trong hội nghị thượng đỉnh này, và nay đã là cơ sở hợp tác của tổ chức LMC, là:

“Sanya Declaration of the First Lan Cang-Mekong Cooperation Leaders’ Meeting.”

“Tuyên ngôn Sanya của Kỳ họp Đầu tiên các Lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong.”

Bản Tuyên ngôn Sanya (TN Sanya) này chỉ có thể truy cập từ trang mạng bộ ngọai giao TQ bằng tiếng Anh. Xã hội dân sự và công chúng không biết nội dung bản Tuyên ngôn này; như thế lãnh đạo TQ và 5 nước LMC đã ký kết một thỏa thuận quốc tế một cách phi dân chủ vì công chúng không có cơ hội tìm hiểu, thảo luận và góp ý kiến gì với lãnh đạo.

Trong bài khảo luận này, người viết đã tham khảo với các thân hữu và cố vấn của Viet Ecology Foundation cùng phân tích những điều khoản chiến lược trong bản TN Sanya và trình bày về những điểm chính sau đây:

Nguyên tắc hoạt động chính của tổ chức LMC

Theo TN Sanya nguyên tắc họat động cho LMC như sau:

LMC will be based on the principles of consensus, equality, mutual consultation and coordination, voluntarism, common contribution and shared benefits, and respect for the United Nations Charter and international laws;

LMC sẽ dựa trên nhưng nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, tham vấn và điều hợp, tự nguyện, đóng góp và chia sẻ lợi ích chung, và tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) và luật lệ Quốc tế;

Nhận xét

Những nguyên tắc hợp tác ghi trên đều có gía trị tốt đẹp nhưng TN Sanya không có cơ chế nào bảo đảm sẽ có thể có họat động bình đẳng như giữa Lào hay CB với TQ khi Lào nhận 300 triệu USD viện trợ, 7 tỉ USD tài trợ và CB nhận 2.8 tỉ USD viện trợ và và 9.17 tỉ USD tài trợ của TQ.

Hợp tác dựa vào nguyên tắc tự nguyện nghĩa là không ai bị ràng buộc vào một nghĩa vụ nào cả. Khả năng tự nguyện hợp tác giữa VN và TQ hay CB và VN rất xa vời thực tế vì họ đã có những xung đột quá khứ nặng nề còn quá gần nên chưa đủ thời gian để lắng dịu.

Tôn trọng Hiến chương LHQ và luật lệ quốc tế mà không viết rõ luật quốc tế nào thì thật là mơ hồ; nhất là chỉ có VN là đã thông qua Công ước 1997 của LHQ tại New York về nguồn nước, trong khi TQ và 4 nước kia vẫn đứng ngòai không bị sự ràng buộc nào vào bộ luật này như VN.

Tuy vậy, việc VN thông qua Công ước LHQ 1997 vào năm 2014 đã khiến nó có đủ số 35 chữ ký (để có hiệu lực) là một buớc đi chiến lược đúng đắn của VN rất đáng trân trọng.  

Điểm 10: Lancang-Mekong Cooperation Center (Trung tâm Hợp tác Lancang-Mekong)

Enhance cooperation among LMC countries in sustainable water resources management and utilization through activities such as the establishment of a center in China for Lancang-Mekong water resources cooperation to serve as a platform for LMC countries to strengthen comprehensive cooperation in technical exchanges, capacity building, drought and flood management, data and information sharing, conducting joint research and analysis related to Lancang-Mekong river resources;

Tăng cường hợp tác giữa các nước LMC trong việc quản lý và sử dụng bền vững các tài nguyên nước qua những hoạt động như thành lập tại TQ một trung tâm hợp tác tài nguyên nước của Lancang-Mekong làm diễn đàn để thắt chặt sự hợp tác tòan diện về trao đổi kỹ thuật, huấn luyện cán bộ, quản lý hạn lụt, chia sẻ thông tin và dữ liệu, nghiên cứu phân tích chung về tài nguyên sông Lancang-Mekong;

Nhận xét

Rất khó có bình đẳng và tránh áp lực khi TQ chọn đặt bản doanh chung cho LCM trên lãnh thổ TQ để cùng quản lý và sử dụng các tài nguyên nước do TQ tài trợ phần lớn chi phí. Nếu TQ kiểm soát được các dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, phân tích và nhất là làm chủ nguồn tài chính, TQ sẽ nắm việc đúc kết và nắm cả quyền quyết định sau cùng về các dự án của tổ chức.

Trung tâm LMC này là bàn cờ chiến lược của LMC và mạng lưới giăng ra bẫy các nước nhỏ vốn thiếu thận trọng và kém chiến lược lao thân vào.

Xét từ kinh nghiệm quá khứ, TQ đã hứa là các đập Vân Nam sẽ không gây tác động trầm trọng nào xuống hạ lưu; ngược lại TQ sẽ giúp gỉam lụt và cứu hạn hạ lưu. Nhưng từ năm 1995, khi đập Mãn Loan họat động, TQ chưa hề giúp hạ lưu như thế một lần nào. Không những thế, khi Vùng Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Basin - LMB) lâm vào lụt hạn, TQ đã ngừng cung cấp thông tin cho hạ lưu về hoạt động của các đập Vân Nam của TQ.

Mực Nước Thấp trong Mùa Khô tại Chiang Saen (Nguồn: MRC)  

Gần đây, TQ đã có thể vô ý hay cố ý xả ít hẳn nước xuống hạ lưu suốt hai tháng rưỡi đầu mùa khô vừa qua làm hạn hán trong tòan lưu vực Mekong càng thêm khốc liệt; phải chăng TQ đã ngầm cảnh cáo các nước hạ lưu là chuỗi đập Vân Nam trong tay TQ là vũ khí chiến lược sát hại môi sinh. Với các đập đó, TQ có khả năng giúp đỡ hạ lưu khi TQ muốn và có thể tấn công hạ lưu khi TQ cần. Sau khi có công hàm yêu cầu của TT VN trước thềm hội nghị thương đỉnh Sanya vừa, TQ lần đầu tiên, đã tỏ thiện chí tăng lưu lượng nước Cảnh Hồng xuống hạ lưu từ 20 tháng 3, 2016 đến 10 tháng tư, 2016. Nhưng thực tế lưu lượng ấy ghi nhận tại trạm quan trắc Chiang Saen của Mekong River Commission (MRC) vẫn thấp hơn so với cùng thời kỳ vào năm ngoái.

Báo cáo khoa học của MRC cho thấy các đập Vân Nam trữ lại trên 30 tỉ mét khối nước lưu vực Lancang hàng năm, hãm lại 77% phù sa trên thượng nguồn, Như vậy, TQ đã thay đổi nghiêm trọng hệ sinh thái hạ du, hủy họai mất 50% thủy sản Tonle Sap và châu thổ Mekong. Đó là những tác động xuyên biên giới vĩnh viễn và nghiêm trọng mà nay không thể đảo ngược lại được.

Bây giờ, trước lời hứa qua LMC, TQ sẽ nâng cao cộng tác giữa các nước, chia sẻ thông tin và dữ kiện, đối phó lũ lụt hạn hán và cùng thực hiện nghiên cứu tài nguyên nước Lancang-Mekong, các nước lưu vực phải vô cùng dè dăt. TQ chưa bao giờ có kinh nghiệm phát triển bền vững nào trên lãnh thổ họ; TQ không phải là một đồng minh có lịch sử bang giao tốt. Tóm lại, TQ không phải là đối tác có thể tin cậy được dựa vào một Tuyên Ngôn xây trên sự tự nguyện.

Điểm 14: Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) (Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu)

Support efficient operation of AIIB as members of AIIB and seek support from AIIB in addressing the financing gap in infrastructure development;

Hỗ trợ hiệu quả họat động của AIIB với tư cách thành viên của AIIB và xin AIIB hỗ trợ đối phó tình trạng thiếu hụt ngân sách cho việc phát triển cơ sở hạ tầng;

Nhận xét

Chỉ một điều khỏan này thôi, TQ đã không che dấu mục đích chính của họ dựng ra LMC là thâu tóm các dự án Mekong cho anh khổng lồ AIIB đầu tư vào. AIIB sẽ chiếm đoạt thị trường tòan lưu vưc. Tập họp các nước Mekong vào dưới trướng để TQ biến họ thành đàn cừu cho AIIB chăm sóc thoát ra khỏi ảnh hưởng và sự theo dõi của Âu Mỹ.

LMC là bình phong mỏng manh cho đại cường TQ thực hiện mưu đồ bá chủ kinh tế, tranh phần với các định chế tài chánh truyền thống quốc tế như Wolrd Bank, Asian Development Bank, Greater Mekong Sub-region, Japan International Cooperation Agency và European Bank for Reconstruction and Develpment. TQ rất dễ thành công với chiến lược này để tách khối Mekong theo phe họ. Các điều kiện căn bản phải tuân theo như nghiên cứu tác động chiến lược môi trường, tham vấn với xã hội dân sự, trong sáng (transparency), chống tham nhũng (anti corrupt), chịu trách nhiệm (accountability) và cạnh tranh (đấu thầu) của các định chế quốc tế là những rào cản nhậy cảm khó vượt qua cho các nhóm lợi ích và “bất tiện” cho các chế độ lãnh đạo thiếu dân chủ.  

Nhìn rộng hơn, LMC là đối sách chính trị của TQ với Lower Mekong Intiative (Sáng kiến Hạ lưu Mekong) của Hoa Kỳ, và AIIB là đối sách của TQ với World Bank. LMC là phần cốt lõi trong đại kế hoạch Vành đai Kinh tế và Con ĐườngTơ lụa Thế kỷ 21, gọi tắt là “Một Vành Đai, Một Con Đường” (The Silk Economic Belt and The 21st-century Maritime Silk Road, or One Belt, One Road), một kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Kế hoạch này có hai nguồn tài trợ: 100 tỉ USD từ AIIB và 40 tỉ USD từ Silk Road Fund (SRF).

Hệ thống cơ sở hạ tầng do LMC dự trù là phần đầu rất quan trọng của kế hoạch Đông Nam Á – Nam Á, hay Nam-Nam (South-South) của The Silk Economic Belt. Hiện nay dự án tuyến đường sắt sang phía Tây qua Miến Điện đã bị hủy bỏ, xuống phía Nam đến TP HCM chưa thuận tiện với VN, nên TQ chỉ có thể dồn nỗ lực vào tuyến đường sắt xuống Thái Lan cho nên TQ đã ưu tiên trọng đãi Thái Lan là vì thế.

Mekong đã rơi vào giũa cuộc chiến địa chính trị và kinh tế đầy thách đố giữa các đại cường. Phần lớn lợi lộc lãnh đạo và các nhóm lợi ích LMC sẽ chia nhau hưởng, tất cả thiệt hại, tranh chấp và rủi ro đều do dân cư lưu vực LMC phải hứng chịu.

Điểm 15: Sustainable development, green and clean energy (Phát triển bền vững, năng lượng xanh và sạch)

Encourage sustainable and green development, enhance environmental protection and natural resources management; develop and utilize sustainably and efficiently clean energy sources, develop regional power market, and enhance exchange and transfer of clean energy technologies;

Khuyến khích phát triển xanh và bền vững, tăng cường bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng sạch một cách hiệu quả và bền vững, phát triển thị trường năng luợng cấp vùng, và gia tăng trao đổi và chuyển giao kỹ thuật năng lượng sạch;

Phân tích

Trên đây là những nhãn hiệu hợp thời và hiện đại LMC trưng ra để AIIB chào hàng. TQ đã đứng sau tài trợ và xây dựng Don Sahong núp bóng Mega First của Mã Lai nhưng TQ đã lộ diện hòan tòan. Các nghiên cứu tác động của Don Sahong (trừ do Lào chủ xướng) đều kết luận Don Sahong không hội đủ mà sẽ vi phạm các điều kiện kể trên. TQ còn đứng sau ba dự án khác LMB của Lào và 19 dự án phụ lưu khác không đạt mục đích trên.

Thái Lan cũng như thế, đầu tư vào mua điện của đập Cảnh Hồng của TQ; và đầu tư xây đập mua điện Xayaburi của Lào gây thiệt hại cho VN và CB vì không thể bảo vệ môi sinh khi khai thác triệt để thủy điện như thế được.

Trên thực tế, kỹ thuật điện năng từ mặt trời, gió và thủy triều mới có thể coi là xanh và sạch, thủy điện không sạch và hòan tòan không xanh, khi phải phá rừng nguyên sinh, ngăn chặn di ngư, gây tuyệt chủng các giống lòai hiếm quý, xáo trộn thủy văn và đảo lộn sinh thái cả lưu vực. 6

 

Tổng kết


Dự trữ ngoại hối của các nước Lancang-Mekong Xếp hạng

(2015)

Quốc gia

Dự trữ ngoại hối

Millions USD

1

China

3.200.000

13

Thailand

175.073

41

Vietnam

39.600

79

Cambodia

7.091

134

Laos

976

 

 Nguồn: Viet Ecology Foundation

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire