15/01/2018

Biểu tình lớn phản đối chính quyền ở tỉnh Cát Lâm Trung Quốc


Ngày 08 và 09/1, hơn chục ngàn người dân ở trấn Phủ Tùng, huyện Phủ Tùng, thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) đã xuống đường để phản đối chính quyền cưỡng chế giải tỏa Trường Trung học Số 1 Phủ Tùng. Dân chúng đã phản đối, bãi thị, bãi công trên toàn thị trấn, xe buýt và xe taxi ngừng chạy khiến mọi hoạt động bị tê liệt. Chính quyền đã huy động hàng ngàn cảnh sát để ngăn chặn và phong tỏa thông tin.

 Ngày 08 và 09/1, hơn chục ngàn người dân ở trấn Phủ Tùng, huyện Phủ Tùng, thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm đã xuống đường để phản đối chính quyền cưỡng chế giải tỏa Trường Trung học Số 1 Phủ Tùng (Ảnh người dân cung cấp)




Theo người dân địa phương cho biết, các cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 01/01, nhưng sự kiện nhanh chóng leo thang vào ngày 08/1 với hàng ngàn người diễu hành qua các đường phố, cho đến ngày 09/01 tình hình tiếp tục phát triển mạnh hơn với hơn chục ngàn người xuống đường la hét “giữ lại Trường Trung học Số 1”; mọi người diễu hành thị uy trên khắp các đường lớn khu trung tâm thị trấn.

Một người dân cho biết: “Có lẽ tất cả cảnh sát thành phố Bạch Sơn và vùng lân cận đều đến, từng giao lộ tại Phủ Tùng đều có cảnh sát giao thông, cảnh sát đặc vụ, vì mọi người trong huyện đều đi biểu tình nên tất cả các hàng quán đều đóng cửa, tất cả các phương tiện giao thông công cộng ngừng chạy làm mọi hoạt động bị tê liệt, nhưng chia sẻ thông tin qua weibo bị chặn, chỉ có thể được thực hiện được bằng weixin.”

  Ngày 08 và 09/1, hơn chục ngàn người dân ở trấn Phủ Tùng, huyện Phủ Tùng, thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm đã xuống đường để phản đối chính quyền cưỡng chế giải tỏa Trường Trung học Số 1 Phủ Tùng (Ảnh người dân cung cấp)
 Ngày 08 và 09/1, hơn chục ngàn người dân ở trấn Phủ Tùng, huyện Phủ Tùng, thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm đã xuống đường để phản đối chính quyền cưỡng chế giải tỏa Trường Trung học Số 1 Phủ Tùng (Ảnh người dân cung cấp)



Một người dân khác nói rằng, “Nhiều người dân ở những thị trấn xung quanh cũng muốn tham gia diễu hành, nhưng đi được nửa đường thị bị lực lượng cảnh sát chặn lại. Ngày 09/01 người ta chỉ cho người từ Phủ Tùng đi ra mà không ai được phép vào, không để cho mọi người xung quanh đến Phủ Tùng kiến nghị.”

Một người đàn ông họ Trương chia sẻ, vào ngày 09/01 có một người phụ nữ bị cảnh sát bắt đi, mọi người đến đồn cảnh sát thị trấn đòi thả người, sau đó người phụ nữ này cũng đã được thả. Khi cảnh sát chuẩn bị bắt giữ người, đã có những va chạm nhất định với người biểu tình, nhưng vì số người biểu tình đông quá nên cảnh sát không dám hành động bừa bãi.

Ngày 08 và 09/1, hơn chục ngàn người dân ở trấn Phủ Tùng, huyện Phủ Tùng, thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm đã xuống đường để phản đối chính quyền cưỡng chế giải tỏa Trường Trung học Số 1 Phủ Tùng (Ảnh người dân cung cấp)



Một người đàn ông khác họ Liu cho biết, vào tối ngày 08/01 nhiều gia đình bị cảnh sát gửi tờ cảnh cáo không được tham gia các cuộc biểu tình, nhà ông cũng có hai nhân viên cảnh sát đến yêu cầu không tham gia biểu tình. Nhiều người cũng bị cảnh báo trên trang xã hội Wechat.

Mặc dù bị chính quyền đàn áp mạnh, nhưng qua ngày 09/01 các cuộc biểu tình lên đến cao trào.

Không phải ngẫu nhiên mà việc di dời trường học lần này đã khiến công chúng tức giận. Ông Liu cho biết, tâm trạng bức xúc của người dân đã dồn nén từ lâu, vài năm trước tập đoàn Vạn Đạt mở dự án tại thôn Tiểu Sơn, cách trấn Phủ tùng 30km, xây dựng biệt thự, sân golf, khu nghỉ dưỡng, v.v, đã hủy hoại khu rừng nguyên sinh tại địa phương. Nhưng khu vực hoành tráng do Vạn Đạt xây dựng sau đó chỉ như thành phố ma, không có ai ở.

Ngày 08 và 09/1, hơn chục ngàn người dân ở trấn Phủ Tùng, huyện Phủ Tùng, thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm đã xuống đường để phản đối chính quyền cưỡng chế giải tỏa Trường Trung học Số 1 Phủ Tùng (Ảnh người dân cung cấp)


Năm 2013, chính quyền huyện Phủ Tùng âm thầm chuyển địa điểm đến thôn Tiểu Sơn thuộc địa bàn trấn Tùng Giang Hà, sau đó vài năm nhiều cơ quan trực thuộc khác cũng di chuyển khỏi trấn Phủ Tùng.

Ông Liu cho biết: “Hành động này khiến người dân không được hưởng lợi lộc gì, trong khi rừng cây thì bị phá, mọi người làm thủ tục giấy tờ đặc biệt bất tiện, trong khi tuyến xe buýt đến đó chưa mở khiến việc đi lại làm thủ tục rất khó khăn…”

Còn ông Trương nói: “Bây giờ chính quyền muốn giải tỏa nhà trường, trường này có hơn 3000 học sinh, liên quan đến 3.000 gia đình, bởi vì mọi người đã có nhà ở thị trấn Phủ Tùng, làm gì có nhiều tiền để mua thêm nhà ở thôn Tiểu Sơn”.

Trong khi biểu tình, ông Huyện phó đã đồng ý bằng miệng rằng sẽ không di dời nữa, nhưng dường như mọi người dân không tin lời quan chức nên yêu cầu phải có giao kèo rõ ràng hơn, nếu không sẽ không nhượng bộ.


Tuyết Mai



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire