22/07/2018

cơ hội để ăn nói ngớ ngẩn


Từ Thức

Như một phản ứng Pavlov, các đồng chí lãnh đạo, khi mở miệng, không bao giờ bỏ qua một cơ hội để ăn nói ngớ ngẩn. Tại hầu hết các quốc gia tiến bộ, giáo dục hoàn toàn miễn phí, từ mẫu giáo tới đại học (kể cả ở miền Nam VN trước 75), vì giáo dục là bổn phận của nhà nước, là tương lai của dân tộc.
So với lợi tức trung bình trên đầu người ( PIB ), VN là nơi học phí cắt cổ nhất thế giới, từ học phí chính thức đến chuyện đi học thêm, phí tổn dưới gầm bàn , không nơi nào có.




PIB của người Việt thuộc loại thấp nhất thế giới , với 6900 dollars/năm ( so với , chẳng hạn Macao, 114.000, Singapour 90.000 , Hongkong 61.000, Mã Lai 27.000 ).
Lấy thí dụ nước Pháp : giáo dục hoàn toàn miễn phí tới Đại học, trừ khi muốn học trường tư. Vào đại học, phải đóng niên liễm ( cử nhân 184 euros/năm, master gần 400 euros ), nhưng sinh viên thuộc gia đình có lợi tức thấp đều có học bổng, có thể trên 3000 euros một năm ( euro=1,20 dollar ) và không đóng niên liễm.
Ngoài ra, còn đủ loại trợ cấp khác, tùy trường hợp, thí dụ trợ cấp 6661 euros/năm cho sinh viên gặp khó khăn tài chánh, trợ cấp nhà ở vv…Sinh viên chỉ việc so sánh hoàn cảnh của mình với các tiêu chuẩn của bộ Giáo dục để biết có quyền lãnh bao nhiên tiền trợ cấp mỗi năm
https://www.service-public.fr/particuliers/vosdroits/F32456
Ngay cả ở Hoa Kỳ, quê hương của tư bản, nơi đại học là một ''business'' tư nhân, 72% sinh viên được cấp học bổng.

Các quốc gia xứng đáng là một quốc gia bỏ ra những ngân khoản khổng lồ cho giáo dục, vì họ hiểu rằng đầu tư vào giáo dục là một cách đầu tư thông minh nhất, có ý nghĩa nhất.
Mỗi năm, ở Pháp, nhà nước trả phí tổn 6300 euros cho việc giáo dục mỗi học sinh mẫu giáo, 10.000 mỗi học sinh trung học, 13.000 mỗi sinh viên đại học.
Trung bình, tại Âu Châu, đào tạo một sinh viên tới khi ra trường tốn 52.000 euros cho ngân sách nhà nước ( tới 92.000 tại Thụy Điển, Hoà Lan )

Cố nhiên không thể so sánh một nước nghèo với một nước giầu, một nước có chủ nghĩa ngu dân với một nước có tư cách, coi giáo dục là ưu tiên hàng đầu.
Một câu hỏi : giả thử ngân sách giáo dục VN tăng gấp đôi, học phí tăng gấp đôi, hậu quả sẽ ra sao ? Lương giáo chức có tăng gấp hai, trường học chuồng bò có sạch sẽ hơn, chất lượng giáo dục có được cải thiện, chương trình nhồi sọ có giảm bớt ?. Hay dinh cơ của các quan sẽ lớn gấp đôi, nhà cửa mua ở ngoại quốc sẽ sang trọng hơn ( đồng tiền đi liền với chất lượng nhà cửa, dinh cơ ), và chuyện mua bán, gian lận trên đầu học sinh sẽ tiến thêm một bước nữa ?

Chuyện khẩn cấp phải làm, nhưng chắc sẽ không ai nghĩ tới, là nâng cao chất lượng của '' đầy tớ dân '' so với trọng trách của họ.
Lãnh trách nhiệm giáo dục một dân tộc gần 100 triệu nhân mạng mà thi tài ăn nói ngớ ngẩn với cán bộ xã, với dư luận viên, quả thực là trình độ hơi thấp so với thế giới.


( tuthuc-paris-blog.com )

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire