19/08/2019

Nặng tình Đồng chí nhẹ nghĩa Đồng bào


Thiện Tùng

15/08/2019



Dầu có điêu cỡ nào, Đảng CSVN cũng không che giấu được mình đang thủ vai cha mẹ của dân. Và có diễn trò thế nào, Đảng CSVN cũng không che đậy được mối quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em” với Đảng CSTQ - nặng tình đồng chí nhẹ nghĩa đồng bào.

Thật là trớ trêu, trong khi dân chúng muốn “thoát Trung” thì Đảng CSVN lại muốn “nhập Trung”. Trong quan hệ giữa 2 đảng, bao giờ Đảng CSTQ cũng thủ vai đàn anh, đã là em thì phải xếp vào hàng thuộc hạ. Quan hệ giữa 2 đảng khắn khích như môi với răng – môi hở răng lạnh. Đảng CSVN thủ vai môi, Đảng CSTQ thủ vai răng, nếu môi để hở làm cho răng bị lạnh thì răng sẽ cắn dập môi. Qua thực tế cho thấy: Anh lanh lợi, điêu ngoa, đa mưu túc kế, còn thằng Em thì khù khờ, ngây thơ, Anh nói sao Em nghe vậy, gọi dạ bảo vâng.

 Bởi vậy, vì quá lậm ý thức hệ Mác-Lê-Mao, Đảng CSVN luôn bị Đảng CSTQ dụ vào bẩy hết lần nầy đến lần khác. Bài viết nầy, tôi chỉ nói hai lần Đảng CSVN sa vào bẩy Đảng CSTQ không cục cựa được.


 I.- SA BẨY BIỂN ĐẢO


Theo sử liệu, từ thời Pháp thuộc lần thứ nhứt, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường xa đã thuộc về Việt Nam. Hiệp định Genève 1954, Việt Nam tạm thời chia làm 2 miền Nam-Bắc, lấy sông Bến Hải (vị tuyến 17) làm ranh giới tạm thời, 2 năm sau (1956) hiệp thương giữa 2 miền thống nhứt đất nước VN. Khi hiệp định Genève không thể thực hiện, Việt nam nghiễm nhiên trở thành hai nước (như Đức và Triều Tiên). Ở miền Bắc với danh xưng “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (VNDCCH) do Hồ Chí Minh lãnh đạo, ở miền Nam với danh xưng “Việt Nam Cộng hòa”(VNCH) do Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nằm ở Nam vị tuyến 17, do VNCH quản lý. 

 Dùng cái bẩy cùng ý thức hệ Cộng sản với nhau, năm 1958, Trung Quốc nói đường nói mật để VNDCCH thừa nhận “Bản tuyên bố về vùng Lãnh hải của TQ” do họ tự nặn ra. Thủ tướng VNDCCH Phạm văn Đồng lậm ý thức hệ CS, cạn suy, lý giải  đại ý rằng: “Cứ tạm giao Hoàng Sa, Trường Sa để cho đồng chí Trung Quốc quản lý vẫn tốt hơn vạn lần để cho tay sai Mỹ quản lý, sau nầy bạn sẽ trả lại cho mình thôi”. Thế là ông Đồng ra Công hàm (Công thư) thừa nhận “Bản tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc”, sa vào bẩy TQ từ đó.


“Có tích mới dịch ra tuồng” – Tạo ra “tích”Bản tuyên bố chủ quyền lãnh hải sự thừa nhận nó của thủ tướng Phạm văn Đồng, dịch ra “tuồng” là trên cơ sở “tích” TQ nặn ra đường lưỡi bò trên biển ĐNA nằm trong 9 lằn vạch. Từ sự thỏa thuận ngầm nầy, gây rắc rối trên biển ĐNA cho đến ngày nay. Dưới đây là toàn văn Tuyên bố của Trung Quốc, Công hàm của Thủ tướng Phạm văn Đồng và bản đồ đường lưỡi bò: 


1/  Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa

  Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh hải 



(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) 

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố: 



(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. 



 (2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.



(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này.  Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. 



(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.



Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc 

(Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)



 Chú thíchQuần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng  Sa = Paracel Islands. Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands2/



2 /Công hàm của Thủ tướng nước VNDCCH Phạm văn Đồng



  3/ Bản đồ lưỡi bò nằm trong đường 9 vạch

 
Bản đồ do Trung Quốc tự nặn ra lãnh hải của mình – lưỡi bò 9 vạch




Như đã nói trên, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN nằm ở Nam vị tuyền 17, do VNCH quản lý, ông Đồng, thủ tướng VNDCCH (ở Bắc vị tuyến 17) không có quyền ký giao biển đảo cho TQ, làm như thế là lạm quyền, chẳng những đối với VNCH mà còn đối với nhiều nước có hải phận, có quyền lưu thông trên biển ĐNA nầy. Muốn cãi với TQ, lãnh đạo VN ngày nay phải thừa nhận VNCH là một thực thể để từ đó vô hiệu hóa Công hàm (Công thư) của Phạm văn Đồng.

 Biển Đông Nam Á (ĐNA) tiếp giáp với nhiều nước, nó nằm ở phía Đông Việt Nam, phía Tây Philipppine, phía Nam Trung Quốc, phía Bắc Malaysia, Indonesia, Brunei – gọi Biển Đông là nhìn từ góc độ Việt Nam?.

Dầu chỉ là một chéo của Thái Bình Dương, nhưng biển ĐNA là đường lưu thông thủy huyết mạch của nhiều nước trên thế giới. Trung Quốc tự vạch ra đường  “lưỡi bò” rồi áp đặt chủ quyền phi pháp, đã và đang làm mưa làm gió ở biển ĐNA là xâm phạm lợi quyền của nhiều nước. Vì vậy, việc bảo vệ biển ĐNÁ là nhiệm vụ của nhiều nước có liên quan chớ không riêng VN ?.

 Nhưng đối với VN, Biển ĐNA vô cùng thiết yếu, ngoài ra vào đường không, đường thủy, còn  là nơi mưu sinh cho gần phân nửa dân số sống nghề đánh bắt hải sản, và ở đó còn có những quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…do tổ tiên để lại. Nếu TQ áp đặt được quyền lãnh hải của mình ở biển ĐNA theo đường lưỡi bò do họ tự vạch thì VN là nước bị hại nhiều nhứt, đang bị “Trung Quốc dồn vào chân tường không thể lùi được nữa!” (lời của  Phó Đô đốc Hải quân Phạm Hoài Nam nói trong cuộc họp Bộ Quốc phòng VN hôm 6/8/2019).

 Nói xa xưa một chút, theo truyền thuyết, thủy tổ ta ngày xưa, có lẽ do hoàn cảnh địa dư, ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ sinh ra 100 người con, phân chia thành 2 nhóm: ông Quân dẫn 50 đứa ra ven viển sống về nghề đánh bắt hải sản, bà Cơ dẫn 50 đứa lên núi rừng sống về nghề trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ nguồn lợi từ núi rừng biển cả nuôi sống, họ sinh con đẻ cháu đến nay hơn 90 triệu người. Nếu TQ áp đặt thành công đường lưỡi bò và cấm mọi thứ như bản tuyên bố của họ trên biển ĐNA, gánh ông Quân sẽ bị thất nghiệp, nhân dân VN mất nửa kế sinh nhai, phải quay về đất liền đùm túm với nhau sống đời cơ cự?.



II.- SA BẨY THÀNH ĐÔ


1/ xâm lược cứng

Xí phần được biển đảo chưa đủ, Trung Quốc còn tranh thủ “xâm lược cứng đất liền của Việt Nam: Khi mua chuộc được, TQ viện trợ  mọi mặt cho Khmer đỏ, xúi bọn nầy tấn công trên toàn tuyến biên giới Tây-Nam Việt Nam suốt 3 năm trời (1976-1978).

Đầu năm 1979, trong khi quân đội VN phản công và truy kích bọn Khmer đỏ sang đất Campuchia cũng là lúc TQ xua 60 ngàn quân tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc VN để chia lưới lửa với đàn em. Việt Nam lâm vào cảnh “lưỡng đầu thọ địch”. Không còn cách nào khác, VN phải đánh, đánh để tồn tại, một mặt truy đuổi Khmer đỏ sang bên kia biên giới Thái Lan để ngừa hậu họa, mặt khác phải tử chiến với 60 ngàn quân TQ xâm lược ở biện giới phía Bắc. Khi thấy nuốt không trôi, TQ phải tháo quân về phần đất mình.

Hai cuộc chiến biên giới phía Tây-Nam và biên giới phía Bắc VN, thực sự mà nói: “Nai vạt móng, Chó cũng le lưỡi”. Chưa nói bị thương, phía Việt Nam chết không dưới 50 ngàn người. Việt Nam và Trung Quốc không còn là bạn mà trở thành kẻ thù  của nhau. Thới TBT Lê Duẩn, Việt Nam đưa vào Hiến Pháp 1982: “Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp”.




Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tại hội nghị Thành Đô


Tưởng đây là dịp để Việt Nam “thoát Trung. Nào ngờ
Tưởng đây là dịp để Việt Nam “thoát Trung. Nào ngờ, khi các Đảng CS Đông Âu lần lượt sụp đổ, Đảng CSVN mất chỗ dựa, cảm thấy lạnh lưng, tìm cách “nhập Trung” với quan điểm “thà mất nước còn hơn mất Đảng”.



 2/ Trung Quốc xâm lược “mềm” đối với khu vực Asean và với VN


 a)Với khu vực Asean: Trung Quốc áp dụng sách lược “chia để trị” và thương lượng “song phương”:  Nhờ lén ăn cắp bản quyền cho sản xuất công nghệ và gian lận thương mại trong giao thương, kinh tế TQ phát triển nhanh, vượt lên hàng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Nhờ có vốn, TQ tăng cường quân đội và phương tiện chiến tranh để trước mắt lấn xuống phương Nam (10 nước Asean). Dù đã cố sức, sức mạnh quân sự của TQ hiện tại chỉ có thể bẻ gãy “từng chiếc đủa” chớ không thể bẻ gãy “cả bó đủa 10 chiếc”. Vì vậy, trong hiện tại, TQ chỉ chấp nhận thương lượng “song phương”. Ai cũng nhận thấy, khi nói đến thương lượng “đa phương” hay lực lượng bên ngoài can dự, TQ như đĩa gặp phải vôi?. Tiếc rằng các nước Asean chưa thật sự đoàn kết nên TQ  mới dám “làm mưa làm gió”  ở biển ĐNA như hiện nay.


 b) Với VN: Thấy xâm lược “cứng” đối với VN không thành và không hợp thời còn bị thế giới lên án, Đảng CSTQ chuyển sang xâm lược “mềm”. Họ cử nhà ngoại giao sỏi tiếng Việt Trương Đức Duy  sang VN rỉ tai đường mật  để nối lại bang giao giữa 2 nước. Hai bên thỏa thuận ngầm với nhau thế nào đó, Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn văn Linh âm thầm dẫn bầu đoàn gồm các vị Đỗ Mười, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng / Lê Đức Anh, bộ trưởng Quốc phòng / Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng Ngoại giao, Phạm văn Đồng, cố vấn Đoàn sang Thành Đô (Tứ Xuyên) mật nghị với phái đoàn Trung Quốc. Hai bên giao ước, thề non hẹn biển với nhau những gì, cả hai bên đều giữ kín như bưng, đố trời mà biết.  Điều ai cũng nhận thấy, từ sau mật nghị Thành Đô, Việt Nam phụ/lệ thuộc vào TQ ngày càng sâu nặng cả về chính trị và kinh tế. Lãnh đạo hai Đảng khi gặp nhau Anh thẳng lưng, ngẫn mặt, Em khòm lưng, cúi đầu, lâm dăm 3 chữ “vì đại cục” cứt gì đó làm sao biết được ! .
Tổng Bí thư Đảng CSVN Nông Đức Mạnh khấu đầu trước Đại Hán rất khó coi - Ảnh Facebook




 Làm cho VN suy yếu để thôn tính là chiến lược dài hạn của TQ. Gì nữa thì tôi không biết, chỉ thấy sau mật nghị Thành Đô, TQ tiểu xảo và đại xảo với VN một cách điêu luyện, chẳng khác cầu thủ túc cầu Ronaldo lượn người dẫn bóng trên sân cỏ. Tiểu/đại xảo ôi thôi muôn trùng, ở đây người viết  chỉ kê ra một số đại xảo mà Đảng CSTQ lừa được Đảng CSVN vào bẫy:

Vì “đại cục” - Dầu TQ có xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải của VN, nhưng lãnh đạo VN chẳng những không hề mà còn không cho bất cứ ai được đụng chạm dù lời nói đối với TQ / Không được nhắc lại chuyện cũ như biển đảo, chiến tranh biên giới phía Bắc / Không cho tổ chức tưởng niệm những liệt sĩ đã ngã xuống ở Hoàng Sa năm 1974, ở biên giới phía Bắc 1979, ở Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988…. Từ đó, điều trớ trêu diễn ra: “Lãnh đạo VN xem  lãnh đạoTQ là bạn, còn dân VN xem lãnh đạo TQ là thù”. Dân không chấp nhận những điều cấm kỵ vô lý nầy, gần như thường xuyên đấu tranh không bạo động chống TQ bằng mọi hình thức, còn  Đảng CSVN thì cho công an và côn đồ hành hạ dân mình bằng nhiều kiểu cách để giữ “đại cục” và vừa lòng bạn “vàng”. Rốt cuộc, quan hệ giữa Đảng và Dân VN không còn như “cá với nước” trước đây mà trở thành như “nước với lửa” ngày nay.

- Lũng đoạn chính trị  - Áp dụng chính sách thực dân kiểu mới “dùng Người Việt cai trị người Việt” theo cách “chọn ngựa, cỡi ngựa giữ ngựa”. Họ đặc biệt  quan tâm  đến dàn lãnh đạo cấp cao, nhứt là Tổng Bí thư Đảng CSVN. Mỗi khi Đảng CSVN sắp đại hội, họ đều cử quan chức cấp cao sang góp ý về “cơ cấu nhân sự”…- chọn ngựa. Đến nay chưa ai nhận mình làm thái thú (ngựa) cho Tàu, nhưng qua cử chỉ, hành động của họ người ta có quyền nghi ngờ?. “Có lửa mới có khói”, không phải vô cớ mà thiếu tướng, giám đốc Học viện Công an Trương Giang Long đứng trên bục giảng nói: “…TQ đã cài cấm gián điệp không phải hàng trăm mà trăm nầy cộng với trăm kia, không phải chỉ ở cấp thấp mà có cả ở cấp cao”. Ông Long nói thế là “chạm nọc” nên cấp trên của ông cho ông nghỉ trước tuổi theo quy định.

 -  Đầu độc về kinh tế  - Với danh nghĩa đồng chí, bè bạn láng giềng, TQ rót mật vào tai lãnh đạo VN: TQ sẵn sàng cung cấp hàng hóa với giá rẻ cho nhân dân VN tiêu dùng và xuất khẩu kiếm lời; Sẵn sàng cho VN vay tiền và cung cấp thầu khoán cho VN xây dựng đất nước “đàng hoàn hơn to đẹp hơn”, nếu đời cha không trả nợ được thì con cháu đời sau trả chớ có gì lo (?)…  

 - “Ba không” - Đã không ngăn chận được sự hà hiếp thường xuyên của TQ mà lãnh đạo VN cứ giữ lập trường “3 không”: không liên minh / Không cho  đặt căn cứ quân sự / Không liên kết với nước nầy chống nước khác. Chính vì “3 không” ngu đần ấy khiến cho TQ khoái chí, được đàng chân lân đàng đầu. Nếu là người khôn, tuyên bố: “VN chỉ áp dụng 3 không trong điều kiện không bị ai xâm hại” – có nghĩa là: “Nếu khi bị xâm hại, VN sẽ chuyển “3 không” thành “3 có” thì sẽ hạn chế đến mức thấp nhứt sự ngạo mạn của TQ ?.

- Hợp tác “song phương” - Đã là nước yếu hơn, VN chấp nhận thương lượng “song phương” với TQ chẳng khác thọc đầu vào kẹt đá. Trung Quốc có “thói quen” tìm mọi cách lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của các nước yếu hơn mình, rồi nói rằng đây là vùng tranh chấp chỉ có thể giải quyết bằng biện pháp thương lượng “song phương”. Khi ngồi vào bàn thương nghị song phương, họ “lấy thịt đè người”, bám lấy nguyên tắc ”thương lượng phải nhân nhượng”. Cãi qua cãi lại một hồi, rốt cuộc họ cũng được một phần béo bở. Các nước nhỏ yếu hơn Việt Nam mà họ “cứng cựa”, mỗi khi TQ dở trò ăn cướp, họ gọi cộng đồng quốc tế cứu giúp hoặc kiện TQ ra tòa án Quốc tế. Còn Việt Nam thì, cứ vương vấn “ý  thức hệ CS”, “4 tốt”, “16 chữ vàng”, “vì đại cục” quái quỷ gì đó, luôn sẵn sàng thương lượng “song phương” với TQ để rốt cuộc chỉ có thua và thua. Bằng chứng là, qua những lần thương nghị song phương với TQ, VN đều bị thiệt: trên đất liền mất hơn nửa thác Bản Giốc, mất một vùng đất rộng lớn khu vực Ải Nam Quan / ngoài biển đảo mất 12 ngàn km2 hải phận Vịnh Bắc Việt, mất đảo Hoàng Sa, mất nhiều đảo ngầm ở Trường Sa.



Sau khi lấn chiếm được một phần khá lớn biển đảo, ngoài gây khó ngư dân VN hành nghề đánh bắt hải sản, TQ còn dựa cái  “lưỡi bò” ma quái,  thường xuyên xâm lấn, uy hiếp, cấm cản không cho VN hợp đồng với các nước thăm dò, khai thác tài nguyên  trong vùng hải phận của mình. Bằng mọi cách, họ cố gây sức ép để buộc VN hủy bò những hợp đồng khai thác dầu khí với các nước, chấp nhận cùng họ hợp tác thăm dò khai thác dầu khí trên hải phận VN để cùng ăn chia với nhau. Ngại lắm, tài nguyên đất nước là “của chùa”, vì tình đồng chí thâm giao, biết đâu rồi đây Đảng đệ chấp nhận hợp tác với Đảng huynh khai thác dầu khí ở thềm lục địa VN thì sao?!.

..v.v…

 

 Đấu tranh giữ nước phải gắn liền với làm chủ đất nước?. Đảng CSVN đang là chủ đất nước và đã nói “chuyện nước non có Đảng và Nhà nước lo”. Nếu chúng ta xen vào khi chưa có lịnh của Đảng, ắt sẽ bị no đòn như những lần trước. Vậy thì chúng ta hãy để cho Đảng và Nhà nước lo. Nếu Đảng và Nhà nước lo không xong, để mất thêm Bãi Tư Chính  nữa chẳng hạn, đến lúc đó, chúng ta  mới có lý do để “kỷ luật” Đảng và Nhà nước trước khi tìm cách đòi lại những gì đã mất?. -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire