25/09/2019

Bộ trưởng Kim Tiến có dính vô vụ “tiền lại quả” này không?


Bộ trưởng Y tế Nguyễn thị Kim Tiến
Hảng Bio-Rad ở Mỹ đã đút lót cho các viên chức trong Bộ Y Tế CSVN $2.2 triệu mỹ kim tiền "lại quả". Hiện nay, hảng này đã bị chính quyền Hoa Kỳ truy tố, bị phạt gần $55 triệu mỹ kim, và phải chấm dứt làm ăn với Việt Nam, Nga và Thái, vì đã chấp nhận "hối lộ" để kinh doanh. 

Theo bản báo cáo chi tiết của toà án, chi nhánh đại diện của Bio-Rad ở Pháp đã qua mặt hảng chính ở Mỹ để "đút lót" các viên chức chính quyền Nga, Thái và Việt Nam trong suốt những năm 2005 - 2010. Nhờ đút lót, Bio-Rad đã kiếm lời đuợc $35.1 triệu mỹ kim. Các viên chức chính quyền trong Bộ Y Tế Nga đã đòi hối lộ từ 15% đến 30% tiền kinh doanh.Tổng số tiền, Bio-Rad hối lộ cho Nga trong suốt năm năm là $4.6 triệu mỹ kim.
Tại Việt Nam từ 2005 - 2009, qua văn phòng tại Việt Nam, trực thuộc công ty Bio-Rad ở Singapore, đại diện văn phòng đã trả tiền mặt, hối lộ cho các viên chức lãnh đạo CSVN tại các bệnh viện và các phòng thí nghiệm, đánh đổi lại, họ đồng ý cho Bio-Rad bán thiết bị y tế cho họ. Đại diện của hảng ở Việt Nam cho biết là phải hối lộ thì mới làm ăn được ở Việt Nam, nếu không thì sẽ mất đi hết 80% thị trường.
Để tránh bị phát giác, đại diện ở Việt Nam đề nghị là hảng sẽ bán hàng giá rẻ qua trung gian, sau đó trung gian này bán lại cho các bệnh viện và phòng thí nghiệm với giá chính thức, tiền chênh lệnh sẽ coi là tiền "hối lộ" để qua mặt chính quyền. Tổng số tiền bán được ở Việt Nam trong các năm này là $23.7 triệu. Như vậy tiền lại quả $2.2 triệu là gần 10% trên tổng số kinh doanh của Bio-Rad ở Việt Nam, hay còn có thể cao hơn số tiền đó nhiều.
Các thiết bị y tế tối tân vô cùng cần thiết ở Việt Nam như máy soi quang tuyến (X-ray), CT scanners, máy phóng xạ, các thiết bị làm sạch, dụng cụ điều trị khẩn cấp v.v...là những mặt hàng mua bán nóng. Các hảng cung cấp chính vẫn là từ Mỹ, Nhật, Đức và một số quốc gia mới khác như Taiwan, Đại Hàn, Ý, Pháp. Với gần 1000 bệnh viện khắp nước chưa tính các cơ sở y tế khác là những mục tiêu màu mỡ cho kinh doanh. Riêng thị trường dụng cụ y tế, chỉ trong năm 2013, đã ước tính từ $200 đến $250 triệu mỹ kim.
Trong khi đó, ngân sách của Bộ Y Tế, từng dự chi là $3.9 tỷ mỹ kim, đầu tư vào các lãnh vực y tế và xây dựng bệnh viện trong năm 2013. Với nhu cầu đó, Việt Nam từng nhận rất nhiều tiền viện trợ và các khoản vay lãi nhẹ từ ngân hàng thế giới và các quốc gia tây phương, ưu tiên cho lãnh vực xây dựng y tế quốc gia, nhất là mua sắm các dụng cụ và thiết bị y tế. Vì vậy, thị trường về lãnh vực y tế, dụng cụ y khoa, bệnh viện ở Việt Nam là một thị trường vô cùng béo bở để tham nhũng đục khoét và hoành hành.
Làm ăn ở Việt Nam, cũng giống như "đi với ma, mặc áo giấy". Không hối lộ, lại quả thì khó lòng cạnh tranh. Mà hối lộ, nếu là công ty ở Mỹ thì sẽ bị trừng phạt rất nặng nề, có thể bị ở tù và khánh tận. Hiện nay, tên tuổi các viên chức trong Bộ Y Tế, Bệnh Viện và các Phòng Thí Nghiệm, dính vào đường dây hối lộ này, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã biết và chuyển cho nhà cầm quyền Hà Nội. Vấn đề còn lại là không rỏ Hà Nội sẽ phải giải quyết thế nào? Có sợ bị "bứt dây động rừng" hay "ném chuột vỡ bình" không? Và bà Kim Tiến có dính vô vụ “tiền lại quả” này không?

Đỗ T. Công
http://www.sec.gov/…/Pre…/Detail/PressRelease/1370543347364…

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire