14/09/2019

Việt Nam hết cơ hội “đu dây”?


Thiện Tùng

13/09/2019



Rõ như ban ngày: Trung Quốc muốn hợp pháp hóa sở hữu vùng biển bên trong lưỡi bò để hưởng chế độ chồng lấn và muốn độc quyền  “khai thác chung” dầu khí với các nước ven biển, nhất là Việt Nam.  



Một số thành viên ASEAN nói :“COC” phải là một thỏa thuận ràng buộc pháp lý và phải đề cập một cách toàn diện và hiệu quả hơn “DOC” – DOC vốn chỉ là một tuyên bố Chính trị”. Vì sợ pháp lý ràng buộc, TQ cù cưa cù nhằn không chịu thông qua COC. Theo  nhiều nguồn tin đáng tin cậy cho biết: “Để ép các nước ASEAN chấp thuận dự thảo “COC” của TQ đưa ra với 3 điều kiện vô lý:


1/  ASEAN không được đưa nội dung Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) vào COC.



2/  Không được tập trận chung với bất kỳ nước nào bên ngoài ASEAN, nếu không được sự đồng ý của tất cả các nước ASEAN và Trung Quốc; 



3/ Không được tiến hành các hoạt động kinh tế với bất kỳ nước nào bên ngoài ASEAN mà không được sự đồng ý của tất cả các nước ASEAN và Trung Quốc.



Vậy là TQ thảo ra dự thảo COC chưa được ASEAN thông qua mà họ ngang  nhiên áp dụng điều 2 và 3 do họ đưa ra:



1/ Trong thời gian 5 ngày từ 2/9/2019, Hoa kỳ và 10 nước ASEAN tập dượt Hải quân (tập trận Hải quân), bắt đầu từ căn cứ Hải quân Sattahip ở Vịnh Thái Lan qua mũi Cà Mau (VN) và kết thúc ở Singapore. Khi đã có 10 nước ASEAN đồng ý và tham gia tập trận với Mỹ, quê quá, Trung Quốc cho tàu lặn lỏn đột nhập và trừng lên giữa đội hình người ta đang diễn tập.

 
Tàu  lặn TQ phá cuộc diễn tập


           

2/ Trung Quốc đã và đang gây sức ép đối với các nước ven biển ĐNA, nhất là Việt Nam, Malaysia, Philippine, không được hợp tác khai thác dầu khí với bất cứ nước nào ngoài Trung Quốc, với lý do: Hải phận hay vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ)  của các nước đều chồng lấn với đường lưỡi bò của họ.

Malaysia

Lãnh đạo Malaysia  có “máu mặt”, TQ nói và làm gì mặc xác, việc của mình thì mình cứ tiến hành: Hải quân Malaysia tiến hành tập trận phô trương các hỏa tiễn, tiếp tục khai thác dầu khí. Thấy rung cây nhát khỉ mà khỉ không sợ, TQ tháo lui.

Philippine

 
Tập Cận Bính và Tổng thống Duterte



Lãnh đạo Philippine hơi “lỏng cậy đuôi”. Trong chuyến công vụ sang TQ hôm đầu tháng 9/2019, Tổng thống Phi Rodrigo Duterte gặp Tập Cận Bình, khi bàn về hợp tác khai thác dầu khí, ông Tập đặt nói: “Bắc Kinh hứa hẹn sẽ chia cho Manila phần nhiều trong một dự án khai thác năng lượng chung ở Biển Đông, với điều kiện Philippine đặt sang một bên nội dung phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) 2016”.

Tin tức do phủ tổng thống Philippine  chính thức công bố hôm thứ Tư 11/9/2019:   “Tổng thống Phi chấp nhận ghi vào bản ghi nhớ hợp tác “khai thác chung” Dự án được nhắc tới là một liên doanh khai thác khí đốt tại Bãi Cỏ Rong, tên quốc tế là Reed Bank, cách bờ Philippines 140km, nằm hoàn toàn trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines, ăn chia theo tỷ lệ Phi 60%, TQ 40%. Còn việc phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) năm 2016 ông Duterte phớt lờ - Quốc hội Phi thì quyết giữ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế PCA năm 2016”.

 Việt Nam

Lãnh đạo VN thì “xìu xìu, ểnh ểnh”. VN có bờ biển dài 3260 km, ven hải phận và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), có cả thảy đến 67 lô dầu khí. Động lòng tham, bất kể đồng ý thức hệ, giới cầm quyền TQ xem VN là đối trọng chèn ép. Ngoài tự vạch đường lưỡi bò lấn sâu vào hải phận và vùng đặc quyền kinh tế VN, họ còn đặt điều kiện chỉ phải hợp tác khai thác dầu khí vùng “chồng lấn” với đường lưỡi bò của họ, nếu hợp tác với bất cứ nước nào khác thì họ sẽ đánh chiếm quần đảo Trường Sa. 
Bãi Tư Chính – nguồn: Maritime Awareness Project – Đồ họa: N.KH. (Màu tím theo lằn đỏ là đặc quyền kinh tế VN)


Từ 2016 đến nay, VN chỉ hợp đồng khai thác đầu khí với 3 đối tác: Hảng dầu Repsol (Tây Ban Nha) khai thác ở lô Cá Rồng Đỏ, Tập đoàn khai thác dầu khí Exxon Mobil (Mỹ) khai thác ở lô Cá Voi Xanh, và tập đoàn Rosneft (Nga) khai thác ở lô 06.1 và 06.01 ở Nam Côn Sơn  thuộc bãi Tư Chính.

 Với hảng dầu khí Repsol : Từ tháng 7/2017 Trung Quốc mở màn chiến dịch gây hấn tại mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ do VN hợp tác công ty Repsol (Tây Ban Nha) . “Đảng anh” làm găng quá, “Đảng em” hết hồn hết vía, vội tuyên bố  cắt hợp đồng với Repsol. Việt Nam đơn phương cắt hợp đồng dĩ nhiên phải bồi thường  cho Repsol. 

Nhà báo Chu Vĩnh Hải, một hội viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, viết trên trang web Tiếng Dân, rằng một nguồn tin cực kỳ khả tín và có trách nhiệm ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nói với ông: Vào sáng ngày 06-9-2019, PVN và hãng dầu khí Repsol đã đi đến thỏa thuận cuối cùng là, Repsol sẽ dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.

Cũng theo nguồn tin trên: PVN và Repsol sẽ không đưa nhau ra tòa trọng tài quốc tế mà sẽ tự thỏa thuận đền bù cho Repsol. Thỏa thuận đền bù dân sự này cao hơn tổng mức đầu tư mà Repsol đã đầu tư vào Cá Rồng Đỏ là 300 triệu USD nhưng không vượt quá 1 tỉ USD.

Với tập đoàn Exxon Mobil Mỹ:

  
Vòng tròn trắng là lô khí đốt Cá Voi Xanh – VN và Exxon Mobil hợp tác khai thác


 Trung Quốc quấy nhiễu, Mỹ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ? – Đó  câu hỏi gây chấn động dư luận:



-  Hôm nay 10/09/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc lần thứ 3 quay lại  bãi Tư Chính của Việt Nam,  trên mạng Xã hội rộ lên thông tin tập đoàn ExxonMobil của Mỹ rút lui khỏi mỏ khí đốt Cá Voi Xanh (Blue Whale) nằm gần Quảng Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 55 hải lý.


-  Giáo sư Thayer nhận xét, gây áp lực lên công ty Repsol là chuyện nhỏ đối với Bắc Kinh, nhưng nếu đụng đến một công ty Mỹ thì sẽ gặp rắc rối lớn. « Có lẽ Trung Quốc gây áp lực lên Việt Nam để Hà Nội đòi ngưng dự án Cá Voi Xanh,



-  Nhà báo Huy Đức hôm qua 09/09/2019 viết trên Facebook : « ExxonMobil (US) bỏ cuộc ! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc...”.


- Một nguồn tin khác nói rằng ExxonMobil hôm 28/8 đã thông báo cho phía Việt Nam ý định bán lại toàn bộ cổ phần ở mỏ Cá Voi Xanh.


- Trên Twitter, chuyên gia Greg Poling, giám đốc AMTI thuộc Viện CSIS (Mỹ) nhận xét : « Nếu là sự thật, thì đó là một đòn rất nặng cho Việt Nam và cho tự do hàng hải trên Biển Đông. Đây cũng là thời điểm hoàn hảo cho các nhà quan sát về Trung Quốc thấy việc ‘giết gà để dọa khỉ’, trong đó Rosneft là gà, Exxon là khỉ”.


-  Gần đây, rộ lên tin đồn nhà điều hành ExxonMobil có ý định rút khỏi mỏ Cá Voi Xanh thông qua việc bán lại cổ phần cho Rosneft(Nga) hoặc nhường lại quyền điều hành cho PVN (ưu tiên quyền chủ nhà). Tin này xuất phát từ một vài cá nhân từ vài tuần nay và bắt đầu lan ra cộng đồng, gây hoang mang trong dư luận. Hôm qua, tôi có liên hệ với đại diện nhà thầu Saipem thì họ ngạc nhiên và khẳng định, các hạng mục thiết kế vẫn diễn ra bình thường. Về phía ExxonMobil, tôi có gửi thư điện tử hỏi thông tin liên quan nhưng chưa thấy trả lời.  Một số ý kiến khác cho rằng dự án ExxonMobil vẫn tiến triển như bình thường.

-  Người chuyên theo dõi, nghiên cứu về dầu khí có tên Lê Minh viết: nguồn tin cấp cao từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xác nhận với ông rằng có việc Exxon Mobil đang gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để rút ngắn quy trình phê duyệt, nhằm giúp dự án kịp tiến độ.

Ông Minh phân tích, Có ba vấn đề mà Exxon Mobil đang gây sức ép lên chính phủ Việt Nam: (1) Exxon Mobil muốn chính phủ Việt Nam nới thời hạn hợp đồng thêm 2 năm, thay vì từ 2009-2029 thành 2009-2031 để bù thời gian chậm trễ về thủ tục trong qúa trình triển khai. (2) Exxon Mobil muốn chính phủ Việt Nam xúc tiến Bảo lãnh chính phủ (GGU), đồng thời phê chuẩn các hợp đồng bán khí (GSAs) giữa nhà điều hành ExxoMobil với ba nhà đầu tư nhà máy điện, gồm PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Semcorp Singapore. (3) ExxonMobil muốn chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy nhanh việc phê duyệt giá bán điện cho những nhà máy thuộc ExxonMobil.



Tin trên thực hư ra sao ? Chính quyền Việt Nam chưa hề lên tiếng, cũng như những thông tin về bãi Tư Chính cho đến nay hầu như chỉ được đưa ra từ các chuyên gia nước ngoài chuyên theo dõi về Biển Đông.



Theo tôi (người viết): Nhận xét của Giáo sư Thayer thuyết phục hơn cả, vì TQ chẳng dại gì gây sức ép với Mobil làm phật lòng Mỹ, ép thằng em VN cắt hợp đồng với Mobil thì vẹn đôi đàng?. Cũng theo tôi, việc cù cưa nầy do tín toán thiệt hơn từ 2 phía: Nếu Mobil đơn hương tuyên bố rút  sẽ không được VN bồi thường (trắng tay). Còn lãnh đạo Việt Nam đang tấn thối lưỡng nan, chưa tuyên bố ngưng hợp đồng với Mobil theo sức ép của TQ là vì, nếu VN đơn phương cắt hợp đồng, phải bồi thường cho đối tác (Mobil) không phải dưới 1 tỷ USD như đối với Repsol mà phải 4 tỷ USD trở lên đối với Mobil.



Với tập đoàn Rosneft Nga



Được biết: Rosneft là tập đoàn dầu khí lớn nhứt ở Nga, TQ có 9% cổ phần ở tập đàn nầy. Rosneft  hợp tác và đang khai thác dầu khí với VN ở 2 lô 06.1 và 06.01 ở Nam Côn Sơn  thuộc dự án dầu khí Sao Vàng – Đại Nguyệt ở bãi Tư Chính.

Nơi đây nhà thầu Việt Nam PVN và nhà thầu Nga Rosneft có thuê 2 tập đoàn hùng mạnh Indemitsu và Sumitomo của Nhật Bản khoan thăm dò từ tháng 5-2019.  



Trước sức ép của TQ, số phận Rosneft sẽ ra sao?- Đó là câu hỏi khó ai có thể trả lời mà chỉ đoán chừng trên cơ sở quan hệ Nga-Trung trong hiện tại.



Theo thiển nghĩ của tôi, Nga vốn như là con Cọp ở rừng Châu Âu, còn TQ là con Cọp ở rừng Châu Á. Ai cũng ghét, xa lánh với 2 “Cọp” nầy trừ VN, Bắc Triều Tiên, Cuba, Venezuela. Nga và TQ tuy đồng sàng nhưng dị mộng – 2 hổ dữ không thể ở chung một chuồng. Sở dĩ họ gắn kết với nhau là vì: Năm 2014, Nga bành trướng sang Ukraine, ngoài chiếm cảng Crimea còn kích động một số tỉnh phía Đông chống lại Chính quyền Ukraine. Hành động nầy của Nga bị toàn thế giới lên án ngoại trừ TQ. Đổi lại, năm 2016, khi Tòa Trọng tài Quốc tế phủ định lưỡi bò tự vạch của TQ ở biển ĐNA (Đông VN), ai cũng hoan hô, chỉ có Nga ủng hộ TQ. Tổng thống Putin nói nguyên văn: Chúng tôi thống nhất và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này, không công nhận quyết định mà tòa đưa ra…”

 
Tổng thống Putin với Tổng Chủ Tập Cận Bình




Vậy thì số phận của tập đoàn Rosneft của Nga, đối tác còn lại cuối cùng của VN sẽ ra sao. Theo tôi đoán có 2 khả năng: Một là Putin vì Tập lịnh cho Rosneft rút. Hai là Tập vì Putin cho Roneft ở lại VN và có thể mở rộng thêm là mua lại Exxon Mobil Mỹ đang tìm đường tháo lui như đã nói trên. Hơn lúc nào hết, TQ rất cần có Nga “đồng minh” để đối phó với phương tây, nhứt là Mỹ, để độc chiếm biển ĐNA.



Trong khi thế giới gần như đồng loạt ủng hộ VN, lên án TQ xâm phạm biển đảo VN thì, ngoài người phát ngôn bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối TQ theo chiếu lệ.  Cả triều đình VN im hơi lặng tiếng, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Úc tại Hà Nội, Thủ tướng  Nguyễn Xuân Phúc bắn bỗng về hướng phóngviên:

 “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, nhất trí cùng hợp tác, bảo đảm duy trì hoà bình, ổn định an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình" .



TQ đã nói “không được hợp tác khai thác dầu khí với bất cứ nước nào ngoại trừ TQ”Trong thực tế, VN hợp tác khai thác dầu khí với các nước đều bị TQ quấy phá và hăm dọaVậy ông Phúc nói “nhất trí cùng hợp tác” để duy trì hòa bình, ổn định… chỉ có thể là với TQ?.



Phát ngôn viên Morgan Ortagus nói việc Việt Nam đưa tàu chiến tới  “việc  Bắc kinh  leo thang nhằm hăm dọa các bên khác có tuyên bố quyền khai thác các nguồn tài nguyên ở biển Đông? -Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGESI mage caption.




Người viết xin lưu ý: Người ta gọi “hợp tác khai thác” là hùn cổ phần khai thác chia lãi theo vốn cổ phần. Còn ở biển ĐNA, TQ  gọi “Khai thác chung” tức là tài nguyên có phần họ trong đó do lưỡi bò “chồng lấn”. Với người khác khi cạn nguồn họ rút đi; còn với TQ  khi cạn nguồn vẫn trụ lại vì sở hữu của họ còn ở đây vì ranh giới “chồng lấn”?. TQ có “thói quen”, làm ăn với ai, họ cố giành thầu và cho vay vốn ngân hàng. Thầu TQ ngoài yếu tay nghề, chất  lượng kém, còn thường chậm tiến độ, công trình bị đội vốn do tiền mất giá và lãi suất ngân hàng. Nếu không suy tính thấu đáo, chộp rộp sẽ trở thành con nợ của TQ. Đã là con nợ thì họ gọi phải dạ, bảo phải vâng?.



Lời kết



1/  Với cái đà nầy, theo tôi, rồi đây lãnh đạo VN sẽ sớm chấp nhận khai thác dầu khí chung với TQ ở hải phận và vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Nếu VN chấp nhận khai thác dầu khí chung với độc nhứt TQ thì hy vọng “thoát Trung” trở thành ảo vọng.

Và nếu VN chấp nhận khai thác dầu khí chung với TQ thì việc Tổng Chủ Trọng đi Mỹ có thể không xảy ra, hay nếu có xảy ra cũng không mang lại lợi ích gì cho đất nước.


2/  Hành tinh ta đang sống, cùng thời điểm xuất hiện 5 vị cầm đầu 5 nước lớn và vừa. Năm người mười ý: Nguyễn Phú Trọng, Tập Cận Bình, Putin thì độc tài, bảo thủ, thâm hiểm, tham vọng bá quyền…; Trump và Duterte thì dường như bị động kinh, khi vầy khi khác, nói và hành động theo cảm hứng chủ quan…Chính 5 vị nầy làm cho tình hình thế giới và khu vực luôn bất an. Dầu tài ba đến đâu, cũng không ai có thể đoán định được thời cuộc sẽ diễn biến thế nào – luôn bất an là điều chắc chắn nếu các vị còn tiếp tục cầm quyền. -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire