07/04/2020

Việt Nam giấu đầu lòi đuôi: “cách ly toàn xã hội” vì có nguy cơ cao và con số ca nhiễm rất ít


     Nguyên Tống

    
     5 ngày “cách ly toàn xã hội” đã trôi qua mà chưa có ca nhiễm cộng đồng nào “hiện hình”. Điều đó nói lên cái gì? Nguy cơ không có mà cứ làm quá lên hay các con số công bố không đúng?

     Mình là người cân bằng giữa Duy vật và Duy tâm, nên cho rằng mọi sự việc trên đời này đều có một mối quan hệ logic và nhân quả với nhau. Vì vậy, mình luôn đặt các sự việc vào trong các logic-nhân quả để nhận định. Với dịch bệnh cũng thế. Câu hỏi ở đầu bài là một cách đăt vấn đề theo logic như vậy: vì có nguy cơ cao nên mới phải cách ly? Vậy con số ca nhiễm không đúng hay sao? 


     Đầu tiên, lấy ví dụ, Mỹ đã thống kê được 460,000 dân gốc Tàu nhập cảnh kể từ đầu dịch. Và cho tới giờ, họ có hơn 300,000 người nhiễm. Việt Nam, theo thống kê có 3,5 triệu khách du lịch trong 3 tháng đầu năm, trong đó 80% là Tàu và Hàn. Bỏ rẻ là có 2 triệu khách Tàu đi, chưa cần tính bọn nhập “tiểu ngạch”. Vậy mà chỉ có 16 người nhiễm có nguồn gốc Tàu? Logic ở đâu?

     Một là con số công bố người nhiễm ở VN hoàn toàn không đúng thực tế. Hai là điều kiện khí hậu, xã hội của Mỹ (nhiệt độ, tàu điện ngầm, dân không chịu đeo khẩu trang…) cực kỳ thuận lợi cho lây lan, còn của VN thì không hề. Vậy thì chúng ta nên mừng hay nên lo? Nếu theo logic 1 thì quá lo. Còn nếu theo logic 2 thì lại phát sinh ra câu hỏi: Vậy sao lại phải cho 10tr học sinh nghỉ học khi nó chẳng lây lan gì ở VN cả? Lại quay về logic 1 hay Chính phủ đã áp dụng biện pháp thái quá?

     Tiếp theo, tính từ đầu dịch, VN đã cách ly khoảng 80,000 người, trong đó có khoảng 8,000 người là nghi nhiễm, tức là nguy cơ đã cực kỳ cao. Ấy vậy mà chỉ có chỉ khoảng 80 trong 241 ca nhiễm là do lây lan cộng đồng. Một tỷ lệ cực cực kỳ nhỏ so với nguồn nhiễm và so với dân số. Nếu đúng như vậy và kết hợp với con số ở ví dụ 1 cũng đúng thì liệu có cần cách ly tập trung nữa không? Hay nên để dân tự cách ly đã là an toàn rồi?

     Lại nữa, ổ dịch Bạch Mai là nguy cơ cực kỳ cao? Nhưng đã test 5,000 người nguy cơ cao nhất (bác sỹ, bệnh nhân, dân xung quanh bệnh viện) mà số người bị nhiễm chỉ đếm trên đầu ngón tay thì có phải nguy cơ cao không? Anh bệnh nhân Thụy điển đi khắp nơi suốt 2 tháng ở VN, tiếp xúc với bao nhiêu F1, nhưng tất cả, bao gồm gần trăm bác sỹ đều đã âm tính. Anh 21 tiếp xúc cả trăm người mà cũng không ai bị lây? Nguy cơ có cao không?

     Tóm lại, từ đầu dịch tới giờ, các con số công bố đều cho thấy các ca nhiễm chủ yếu là do "nhập khẩu", nguy cơ lây nhiễm cộng đồng ở VN là cực kỳ thấp. Không làm gì (như để 2tr khách Tàu lang thang suốt) mà cũng chẳng ai bị lây cả. Bạch Mai toang cũng chả sao cả, vài người thân của F0 bị thôi. Anh Thụy điển, anh Tàu 01, anh T21 và hàng loạt anh khác, vô tư nguy hiểm thế mà cũng chả lây cho ai. Và cũng chả ai chết cả.

     Vậy tại sao giờ lại phải “cách ly toàn xã hội”? Và 5 ngày “cách ly” đã trôi qua, nếu tính từ khi Bạch Mai toang thì đã 12 ngày rồi, chưa ca nhiễm cộng đồng nào “hiện hình”. Điều đó, cùng với toàn bộ logic ở trên nói lên cái gì? NGUY CƠ KHÔNG CÓ HAY CÁC CON SỐ ĐÃ CÔNG BỐ LÀ KHÔNG ĐÚNG?

     Chỉ có thể là 1 trong 2: Hoặc là các con số công bố là “láo toét”: số nhiễm, số "hiện hình" và nguy cơ thực tế cao hơn rất rất nhiều. Hoặc là các biện pháp mà Chính phủ đã và đang làm, từ nghỉ học, cách ly tập trung đến cách ly toàn xã hội là thái quá, gây thiệt hại nặng nề cho cả dân lẫn nền kinh tế (nếu con số là đúng).

     Dù câu trả lời là 1 hay 2 thì cũng đều là Trách nhiệm của Chính phủ và Thiệt hại rơi vào hết Người dân. Nhưng đáng ngạc nhiên là có NHIỀU NGƯỜI DÂN lại không nhìn thấy điều đó mà chỉ thấy không công bố ai chết là may rồi, hết dịch rồi, chiến thắng rồi. Xuống đường ăn mừng, cảm ơn đảng và chính phủ thôi. Chán...

    


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire