13/07/2020

Tiểu bang và vùng miền


Trần Trường Sa


Mấy năm gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên tổ chức theo thể chế liên bang. Tôi nhận thấy nhiều ý kiến đề xuất mang phần cảm tính khi quan sát một số nước theo thể chế liên bang trên thế giới. Tôi cho rằng không nên rập khuôn theo bất cứ một nước nào, dù quốc gia ấy có thành công đến đâu với mô hình liên bang của họ. Về vấn đề này cần làm rỏ một số luận điểm như sau :


·  Liên bang là tập hợp nhiều nước thành một Quốc gia độc lập. Như vậy, mỗi tiểu bang tuy không có tính độc lập trên trường quốc tế nhưng cũng có tính độc lập trong liên bang nó tham gia.

·  Một Liên bang được hình thành do sự kết hợp từ nhiều tiểu bang. Quá trình này diển ra trong quá trình lập quốc, chứ không phải từ một nước chia ra thành nhiều tiểu bang do sự sắp xếp của các thế lực chính trị tại một thời điểm nào đó. Có thể có một số liên bang hình thành do sự sắp xếp này, nhưng khi đó danh xưng tiểu bang chỉ là lạm nhận. Trong trường hợp này, tiểu bang chỉ là một đơn vị hành chính địa phương, nên gọi tên là “Vùng” hay “Miền”  thì hợp lý hơn.

·  Mỗi tiểu bang có quyền có hiến pháp và luật lệ riêng, miễn sao không đi ngược lại với hiến pháp, luật lệ liên bang.

Với ý nghĩa của từ Tiểu bang như thế, đòi hỏi mỗi tiểu bang có một đặc tính riêng nào đó về dân tộc hoặc lịch sử chứ không phải là sự phân chia diện tích, dân số theo địa lý. Theo đặc tính lịch sử thì nước ta có thể gồm 5 tiểu bang : 

1/ Giao châu: Phần lảnh thổ nước Việt cổ còn lại sau khi bị nhà Hán xâm lược, hiện nay là vùng Việt Bắc và Đông bắc bộ đến Hà Tĩnh, xưa kia khi bị Tàu xâm lược là 3 quận Giao chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

2/ Tây Bắc: Phần lãnh thổ Đại Lý sáp nhập vào nước ta, hiện nay là vùng Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc và vùng Thượng Lào.

3/ Trung phần: Các tĩnh ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận, là phần lảnh thổ trước đây do người Chiêm thành cai quản sáp nhập vào nước ta qua các triều đại bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

4/ Tây nguyên: Là vùng lảnh thổ trước đây do các dân tộc thiểu số sống du cư chưa hình thành nhà nước cho đến lúc sáp nhập vào nước ta. Hiện nay là 5 tỉnh Tây nguyên.

5/ Nam Kỳ: Phần lảnh thổ Thủy Chân Lạp do các Chúa Nguyễn khai phá, nay là các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ bao gồm Phú Quốc và một số đảo trên vịnh Thái Lan.

Thời Pháp thuộc, nước ta chia thành 3 miền: Nam kỳ (thuộc địa: như một phần của nước Pháp); Bắc kỳ và Trung kỳ (bảo hộ: cai quản giúp). Sự phân chia này gần giống với cách phân chia của Triều Nguyễn có điều chỉnh một ít về địa giới : Gia Định thành; Bắc Thành và Kinh Thành. Thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa cũng chia làm hai miền Nam phần và Trung Nguyên Trung phần. Chưa bao giờ khái niệm tiểu bang được đặt ra.

Nếu cần chia đất nước ra làm 3 hay nhiều vùng dân cư để quản lý hiệu quả hơn thì chỉ nên gọi là Vùng hay Miền chứ không nên gọi là tiểu bang. Như vậy, không cần thiết phải theo thể chế Liên bang.

Việc Trung Quốc không theo thể chế liên bang là một trường hợp đặc biệt nhất trên toàn thế giới. Đó là do bản chất Đại Hán của Tàu. Để dể hiểu, tôi xin kể tóm lược câu chuyện lịch sử Trung Hoa như sau:

Đời nhà Hạ, nhà Thương số nước ở Trung Nguyên lên đến cả vạn. Các nước nhỏ cứ thanh toán lẩn nhau đến đời nhà Chu cũng còn vài trăm nước. Đến đới Đông Chu, tám nước ở trung tâm: Sở, Ngụy, Yên, Hàn, Triệu, Tề, Tấn, Tần tranh giành ảnh hưởng quyền lực. Hoàng đế nhà Chu không còn quyền lực chi phối trên thực tế. Khi Tần Thủy Hoàng nhất thống quyền lực, thay thế nhà Chu cai quản Trung Nguyên  cũng cho con cháu các nước quản lý nước củ của mình. Chỉ có điều phải thần phục nhà Tần, quân Tần trấn đóng toàn cỏi. Như vậy, có thể nói nước Tàu đời Hạ, Thương, Chu, Tần là một nước theo thể chế liên bang.

Khi nhà Tần suy tàn, Lưu Bang diệt Hạng Võ độc chiếm Trung Nguyên lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Hán Cao tổ. Lịch Sinh hiến kế cho Hán Cao tổ cứ theo lệ củ khắc ấn phong cho con cháu các nước để an định thiên hạ. Lưu Bang đồng ý cho làm. Hôm sau, khi Lưu Bang đang ăn, Trương Lương vào gặp. Lưu Bang đem chuyện Lịch Sinh tâu trình hôm qua nói cho Trương Lương nghe. Trương Lương can ngăn :

·  Bao nhiêu tướng lảnh, rới bỏ quê hương đi theo bệ hạ chinh chiến, vào sanh ra tử là mong được chút lợi lộc khi đại nghiệp đã thành. Nay bệ hạ đem giang sơn chia cho con cháu bọn thua trận, ắt tướng lảnh sẽ sinh lòng bất mản. Chi bằng bệ hạ chia thiên hạ thành nhiều phủ huyện rồi giao cho các tướng cai quản thì họ mới hết lòng vì bệ hạ được.

Lưu Bang nhả miếng cơm đang ăn trong miệng ra mà mắng:

·  Suýt tí nữa mà Lịch Tự Cơ làm hỏng mất cơ nghiệp của ta.

Nói rồi cho hủy lệnh, không khắc ấn phong cho các nước nữa. Từ đấy thể chế liên bang của Tàu biến mất. Sau này khi Nước Tàu bành trướng, diện tích tăng lên mười lần cũng theo nề nếp ấy.

Tuy nhiên, trải qua hai ngàn năm, hiện nay các dân tộc tại Trung Hoa vẫn có tiếng nói riêng, chử viết riêng. Quảng Đông vốn cùng dòng dỏi Bách Việt với ta, nay vẫn có tiếng Quảng Đông với chử viết riêng như chử Nôm của ta hồi xưa. Mản châu có tiếng nói và chử viết của người Mản Thanh….

Như vậy bản chất Đại Hán đã ngăn cản không cho nước Tàu thành một Liên bang như nước Đức, nước Nga…ngày nay. Đó là một hành vi trái quy luật. Nếu nước Tàu tan vỡ thì sẽ thành nhiều nước như Liên Xô khi tan vỡ chứ khó thành liên bang được.

Nước Việt ta, một tiếng nói, một chữ viết thống nhất trên 90% dân số. Người dân dù Nam kỳ hay Tây Nguyên … cũng đều cùng nguồn cội Hùng Vương từ Miền Bắc lan tỏa mà thành. Không nên phân chia thành tiểu bang. Nếu vì mục đích quản lý và phát triển đất nước được thuận lợi thì chia ra nhiều vùng miền chứ không nên theo thể chế liên bang.

10/07/2020

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire