Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Giấu ai chứ không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh người ta biết hết". (ảnh: Nguyên Trương) |
“Bài học ở Đông Âu, Ai Cập và Bắc Phi đã cho thấy, khi tham nhũng trở
lên tràn lan, lòng dân không yên người ta nổi lên thì coi như chế độ sụp
đổ” – nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trăn trở khi trò chuyện
cùng báo Một Thế Giới.
Cần trị tham nhũng để lấy lại lòng tin
“Vụ mùa xuân Ai Cập: Nguồn gốc là gì?’ – nguyên chủ tịch nước phân
tích. “Khi tham nhũng lên đến trung ương rồi, người dân bất mãn và đây
là dịp để bùng nổ. Khi các cuộc cách mạng mùa xuân ở Ai Cập và Bắc Phi
diễn ra, tôi có nói chuyện với anh Nguyễn Phú Trọng và anh Tư Sang về
vấn đề tham nhũng và lý do vì sao Đông Âu sụp đổ”.
Mùa xuân năm 2011, hàng triệu người dân Ai Cập biểu tình 18 ngày
liên tục tại Quảng trường Tahrir, dẫn đến sự sụp đổ chế độ độc tài của
tổng thống Hosni Mubarak. Sự kiện trên bắt nguồn từ hành động tự thiêu
của một anh chàng bán rau 27 tuổi trên đường phố và bị cảnh sát bắt.
“Ngày xưa tham nhũng chưa nhiều như bây giờ và nó có mức độ. Nhưng
bây giờ tham nhũng tràn lan” – nguyên chủ tịch nước nói. “Giấu ai chứ
không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh
người ta biết hết. Không cải tiến tiền lương, lên diễn đàn từ ông lớn
dến ông nhỏ đều bảo không đủ sống, nhưng vợ con thì đề huề, người ta
nhìn vô không phục”.“Theo tình hình này, ở Bắc Phi, Trung Đông, lãnh đạo các nước tham nhũng, lòng dân không yên thì người ta nổi lên. Tương tự kịch bản thì Việt Nam nếu không quyết liệt chống tham nhũng thì cũng khó tránh khỏi, tôi nói với anh Nguyễn Phú Trọng và anh Tư Sang là các ông đừng chủ quan. Cần phải trị được bài tham nhũng này để lấy lại niềm tin trong nhân dân”.
Nhân vụ án Dương Chí Dũng, theo nguyên chủ tịch nước, để trị triệt
để tham nhũng là hoàn toàn có thể. Vấn đề là có làm quyết liệt hay
không.
“Muốn chống tham nhũng một cách triệt để thì thứ nhất là phải làm từng bước, cứ có vụ nào làm triệt để vụ đó. Thứ hai là những quan chức được cử đứng đầu phải thực sự mạnh mẽ, thực sự liêm khiết, tham nhũng sẽ được giải quyết lần lần”.
Về vấn đề có đại biểu quốc hội nêu ra giữa nghị trường là “tham nhũng chưa bị sát thương”, hay thậm chí có đại biểu còn thừa nhận “chỉ mới chống được tham nhũng đến cấp làng, cấp xã”. Nguyên chủ tịch bày tỏ quan điểm:
“Chống đến cấp thôn, cấp xã vẫn chưa làm được, mới làm sơ sơ trầy da thôi.Khi tôi về xã mới thấy người dân mình khổ, khi có chuyện gì xảy ra không thấy công an, chính quyền bảo vệ”.
Đề cập đến vấn đề luân chuyển cán bộ, nguyên chủ tịch nước cho biết đây là vấn đề cần thiết nhưng chúng ta đừng quá công thức, cứng nhắc.
“Mấy năm gần đây qui hoạch cán bộ trên về cơ sở, ai không qua cấp
huyện thì không lãnh đạo cấp tỉnh, ai không qua cấp tỉnh thì không lãnh
đạo cấp trung ương. Theo tôi, qua cơ sở là môi trường rèn luyện tốt,
nhưng ko nên tuyệt đối quá. Bây giờ gần như là tuyệt đối quá thì gây
khó khăn cho nhiều cán bộ giỏi”.
Đối xử trước sau như một với thế hệ có công
Nguyên chủ tịch nước kể câu chuyện về bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nguyên
Bộ trưởng Y tế chính phủ Cách mạng Lâm thời miền nam Việt Nam, sau là
Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách phía nam.
“Có lần chị Bình (nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình) than với tôi rằng sao Quỳnh Hoa bây giờ khó gặp quá, xin gặp mấy lần mà vẫn không cho gặp. Lúc đó tôi là bí thư thành ủy TPHCM, hai ba lần tôi tìm gặp nhưng cũng bị từ chối. Sau tôi phải nhờ qua ông chồng (GS Huỳnh Văn Nghị - MTG) tôi mới được chị ấy tiếp. Sau tôi tìm hiểu kỹ lý do tại sao chị ấy giận thì có nhiều nguyên do, trong đó có câu chuyện về căn nhà của chị ấy”.
“Chị nói với tôi: Ông coi thời tôi đi theo cách mạng tôi bỏ nhà bỏ cửa hết, nhà này của tôi nhưng do ba tôi đứng tên để có bề gì thì cũng còn mà ở. Đến hồi giải phóng, tôi là bộ trưởng chính phủ lâm thời, đáng lẽ tôi có nhà, có tiêu chuẩn nhưng tôi không nhận, tôi về nhà tôi ở”.
“Vậy mà nhà tôi, cho đến bây giờ tôi vẫn không làm được chủ quyền. Sau khi ba tôi mất người ta nói với tôi là tôi phải có giấy của ông anh bên Mỹ, ông anh ở bên Pháp gửi về chứng nhận ủy quyên cho Quỳnh Hoa.Tôi nói mắc mớ gì tôi làm, nên tôi không làm”.
“Rồi từ đó chị ấy tự ái, trách cứ, không tiếp ai hết.Khi biết rồi thì tôi về tính chuyện làm.Nhưng làm cũng không dễ, do cơ chế.Nhưng tôi vẫn làm quyết liệt cho chị ấy.Chị ấy vui vẻ ngay. Chị ấy nói: Tôi không lấy nhà của nhà nước là may cho nhà nước rồi, chứ nhà của tôi mà cũng không cho tôi làm chủ quyền là sao” - nguyên chủ tịch nước kể.
“Sau này chị Bình nói với tôi, lúc đó tôi còn là chủ tịch nước, là hiện còn nhiều người có công với đất nước, nhưng vẫn chưa được xét công nhận. Vậy là tôi yêu cầu cho rà soát lại hết, sau đó làm qui trình xét trao huân chương, huy chương cho họ, tất cả đều vui vẻ”.
“Do đó, đối xử với thế hệ có công với cách mạng, chúng ta cần phải trước sau như một, cần bản lĩnh để giải quyết các vấn đề, chứ nếu không, mình sẽ bị cho là không thủy chung” – nguyên chủ tịch nước đúc kết.
Ngọc Thịnh (thực hiện)/Một thế giới
“Có lần chị Bình (nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình) than với tôi rằng sao Quỳnh Hoa bây giờ khó gặp quá, xin gặp mấy lần mà vẫn không cho gặp. Lúc đó tôi là bí thư thành ủy TPHCM, hai ba lần tôi tìm gặp nhưng cũng bị từ chối. Sau tôi phải nhờ qua ông chồng (GS Huỳnh Văn Nghị - MTG) tôi mới được chị ấy tiếp. Sau tôi tìm hiểu kỹ lý do tại sao chị ấy giận thì có nhiều nguyên do, trong đó có câu chuyện về căn nhà của chị ấy”.
“Chị nói với tôi: Ông coi thời tôi đi theo cách mạng tôi bỏ nhà bỏ cửa hết, nhà này của tôi nhưng do ba tôi đứng tên để có bề gì thì cũng còn mà ở. Đến hồi giải phóng, tôi là bộ trưởng chính phủ lâm thời, đáng lẽ tôi có nhà, có tiêu chuẩn nhưng tôi không nhận, tôi về nhà tôi ở”.
“Vậy mà nhà tôi, cho đến bây giờ tôi vẫn không làm được chủ quyền. Sau khi ba tôi mất người ta nói với tôi là tôi phải có giấy của ông anh bên Mỹ, ông anh ở bên Pháp gửi về chứng nhận ủy quyên cho Quỳnh Hoa.Tôi nói mắc mớ gì tôi làm, nên tôi không làm”.
“Rồi từ đó chị ấy tự ái, trách cứ, không tiếp ai hết.Khi biết rồi thì tôi về tính chuyện làm.Nhưng làm cũng không dễ, do cơ chế.Nhưng tôi vẫn làm quyết liệt cho chị ấy.Chị ấy vui vẻ ngay. Chị ấy nói: Tôi không lấy nhà của nhà nước là may cho nhà nước rồi, chứ nhà của tôi mà cũng không cho tôi làm chủ quyền là sao” - nguyên chủ tịch nước kể.
“Sau này chị Bình nói với tôi, lúc đó tôi còn là chủ tịch nước, là hiện còn nhiều người có công với đất nước, nhưng vẫn chưa được xét công nhận. Vậy là tôi yêu cầu cho rà soát lại hết, sau đó làm qui trình xét trao huân chương, huy chương cho họ, tất cả đều vui vẻ”.
“Do đó, đối xử với thế hệ có công với cách mạng, chúng ta cần phải trước sau như một, cần bản lĩnh để giải quyết các vấn đề, chứ nếu không, mình sẽ bị cho là không thủy chung” – nguyên chủ tịch nước đúc kết.
Ngọc Thịnh (thực hiện)/Một thế giới
Ông Triết bị cái bịnh hoang tưởng như các đồng chí của ông ! Chống tham nhũng toàn diện là giải thể ĐCSVN ? Vì mấy triệu đảng viên CSVN tất cả đều tham nhũng . Chính bản thân ông Triết cũng vậy , cũng vì tham nhũng mà có con du học ở ngoại quốc ( Nay đã tốt nghiệp và về nước ) . Theo tôi được biết du học ở các đại học ở Mỹ hay Âu Châu tiền học phí phải trên 40 ngàn đô mỗi năm , nếu gia đình không là cán bộ mà chỉ kinh tế bậc trung thì buổi tối hay cuối tuần đi rửa chén bát hay dọn vệ sinh ở các nhà hàng , để kiếm thêm tiền trang trải ăn uống ( Trừ khi có bà con hay bạn bè là Việt kiều ở bên đó cho ở nhờ thì đở hơn ) . Vì tiền nhà , ăn uống , tiền vé xe buýt xe điện v.v...phải trên 40 ngàn đô một năm !!!!!! Tổng cộng 80 ngàn đô một năm , nếu học 3 năm thì tốn 240 ngàn đô ! Nghe số tiền mà muốn chóng mặt !
RépondreSupprimerTriết nên thức 24/24 để bảo vệ hòa bình cho Việt Nam!
RépondreSupprimer