Trang

01/10/2011

CÂU ĐỐ KHÓ THỨ 2


                          Giang Nam Lãng Tử
Tuần trước kỹ sư Vi Toàn Nghĩa đã gửi câu đố khó giải thứ 1 đến bạn đọc. Như đã hẹn, hôm nay Giang Nam lãng tử soạn ra câu đố khó giải thứ 2. Mời bạn thử giải đố.
Người Trung Hoa có hai ngày Quốc khánh trong tháng 10 dương lịch.
 Ngày 1/10 (bắt đầu từ năm 1949) là quốc khánh nước Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc (bạn là người Việt thì đọc ngược lại). Dân Trung Quốc đại lục tổ chức kỷ niệm quốc khánh vào ngày này..
 Ngày 10/10 (bắt đầu từ năm 1911) là quốc khánh nước Trung Hoa dân quốc, gọi là Tết song thập. Người dân Đài Loan chính thức tổ chức kỷ niệm. Có một số người dân ở TQ lục địa vẫn âm thầm duy trì kỷ niệm ngày quốc khánh 10/10.
 Giả sử bạn là một nhà sử học chân chính, không thiên vị bên nào, xin hãy cho biết Nhà nuớc nào là chính quyền (nhà nước kia sẽ là ngụy quyền) ? Bạn nên nói vắn tắt lý lẽ lựa chọn của mình:

  1. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (do Cộng sản Đảng lập nước và lãnh đạo)
  2. Trung Hoa dân quốc (do Quốc dân Đảng lập nước, hiện tại đa đảng lãnh đạo)
Giang Nam lãng tử

Để có cơ sở giải đố, bạn có thể đọc thêm tư liệu dưới đây (nếu chưa nắm vững)
Tôn Trung Sơn và nước Trung Hoa dân quốc
Cách mạng Tân Hợi thành công (10/10/1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc (trên 2000 năm tính từ nhà Hán đến nhà Thanh), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.
Lãnh tụ là bác sĩ Tôn Dật Tiên, người có vai trò quan trọng trong Cách mạng Tân Hợi
Phẫn uất vì thất bại nhục nhã sau các cuộc Chiến tranh Nha phiến (1840 – 1842 và 1857 – 1860), Chiến tranh Thanh – Nhật (1894 – 1895), và nhất là việc liên quân tám nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900), nhân dân Trung Quốc kha khát muốn cải cách thể chế chính trị hoặc phế bỏ nhà Thanh.
Theo suy nghĩ của những người đương thời thì nhà Thanh là một chính quyền do ngoại tộc (Mãn Châu) làm chủ, vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.
Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn) (inh ngày 12 tháng 11 năm1866, quê quán ở tỉnh Quảng Đông, là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Tôn Dật Tiên hiểu rõ ý nguyện của dân, năm 1894, ông sáng lập Hưng Trung hội tại Hônôlulu (Hawaii) với cương lĩnh “Đánh đuổi giặc Thát , khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần”.
Theo sử liệu, Cách mạng Tân Hợi thành công là kết quả của cuộc vận động cách mạng lâu dài và các cuộc nổi dậy trước đó, mà công đầu là Đồng Minh hội do bác sĩ Tôn Dật Tiên làm Tổng lý.
Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của hội, ông đã công bố chủ nghĩa Tam dân: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm tổng thống lâm thời.
Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa. Viên Thế Khải đã nhận lời thực hiện.
Viên Thế Khải bằng lòng, mật sai Đoàn Kỳ Thụy hiệp với 40 tướng lãnh khác uy hiếp Hoàng đế nhà Thanh thoái vị. Ngày 12 tháng 2 năm 1912 (năm đầu Dân quốc), Hoàng đế Tuyên Thống (tức Ái-tân-giác-la Phổ-Nghi) phải xuống chiếu thoái vị, hoàng tộc còn được hưởng một số điều kiện ưu đãi của Chính phủ Dân quốc. Viên Thế Khải phản bội cam kết, đàn áp lực lượng dân chủ cộng hòa, chuẩn bị tự xưng Hoàng đế.
Ông đã nêu ra chủ thuyết “Tam dân” (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Ông được dân chúng Trung Quốc gọi là “Quốc phụ” (người cha của đất nước).
Chủ thuyết “Tam dân” của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam, đặc biệt là Quốc Dân Đảng Việt Nam và tầng lớp trí thức yêu nước Việt Nam trong những năm 1920-1930. Ngay cả sau đó, Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Bác Sĩ Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Thuyết tam dân cũng được chủ tịch Hồ Chí Minh đưa vào bản tuyên ngôn độc lập mà Cụ đã đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, và lấy ba từ “độc lập, tự do, hạnh phúc” làm quốc hiệu nước Việt Nam nnâ chủ cộng hòa.
Tôn Dật Tiên qua đời do bệnh ngày 12 tháng 3 năm 1925.
Ông được thờ trong đạo Cao Đài ở Việt Nam như là một trong Tam Thánh sáng lập. Ngày nay khách du lịch có dịp tham quan thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh, khi vừa tiến gần chính điện sẽ thấy bức tranh Tam Thánh được treo ngay chỗ trang trọng nhất  (03 vị thánh Cao Đài: Tôn Dật Tiên, Victor HugoNguyễn Bỉnh Khiêm)
Tên ông cũng được đặt cho một con đường ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Mao Trạch Đông và nước Trung Hoa mới- sơ lược
Là con út trong một gia đình trung nông, Mao Trạch Đông sinh ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.
Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), Mao còn là một học sinh 18 tuổi, triều nhà Thanh bị lật đổ, Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa; người lãnh đạo Cách mạng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Khi Mao đang phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Sau đó Mao trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là bố vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế, lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc TúHồ Thích và Tiền Huyền Đồng giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị , nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này)
Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luận và Tân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (HồNam).
Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Mao tham gia Đại hội 1 thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội 3 (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng chỉ gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội I Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị lãnh tụ Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội II Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.
Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Mao Trạch Đông bèn lui về quê cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.
Mao thoát được khủng bố trắng vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn (nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây). Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện “Cải cách ruộng đât”. Tại đây, từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.
Khu Xô-viết là nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.
Với quyết tâm tiêu diệt những người cộng sản, tháng 10 năm 1934 Tưởng Giới Thạch  chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới. Trên đường trường chinh, Mao Trạch Đông bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (19371945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.
Ngay sau khi Chiến tranh Trung- Nhật kết thúc, Nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào ngày 1/ 10/ 1949.
Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã chuẩn bị cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.
Sau khi đánh bại chính phủ Trung Hoa dân quốc, Mao cho thiết quân luật ở Trung Quốc. Vấp phải sự phản đối của một số tướng lĩnh then chốt trong guồng máy cộng sản, Mao cho ám sát hoặc đưa đi an trí một số người như: Đặng Tiểu BìnhChu Đức,…
Từ năm 1949 đến 1976, Mao phải chịu trách nhiệm chính về phong trào “Đại nhẩy vọt” vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX – Đây là kế hoạch với ý đồ nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, nhưng cuối cùng bị thất bại và phải hủy bỏ. Kế hoạch tiếp theo Mao ủng hộ là cuộc “Đại Cách mạng văn hóa vô sản” (1966- 1976).
Khi phát động “Đại nhẩy vọt”, Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn “Đại Cách mạng văn hóa” diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi. Mao Trạch Đông (26.12.1893 – 9.9.1976) là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (thành lập1921) đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc cho đến nay.
Ông Mao đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay gọi là “Tư tưởng Mao Trạch Đông”. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức “công xã nhân dân”. Chính sách Đại Nhảy Vọt trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa.
Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19.
Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, Mao Trạch Đông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).
(theo Wikipedia)
Muốn tìm hiểu thêm về “công” và “tội” của Mao Trạch Đông, mời bạn đọc cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” trong Blog này, chuyên mục “Thông tin và bình luận xã hội”,  hoặc bấm vào đây:


Chú thích:
Tên nước “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” bị dư thừa hai chữ “nhân dân” hoặc “cộng hòa”. Bởi hai tiếng “cộng hoà” tự nó đã bao hàm “nhân dân” trong đó rồi. Cộng sản TQ rất ưa dùng hai chữ “nhân dân”, coi đó như tấm lá chắn, bình phong che chở cho thói độc tài quan liêu phong kiến của họ.

3 commentaires:

  1. Che do nguy quyen chinh la Cong Hoa Nhan Dan Trung Cong

    RépondreSupprimer
  2. He he bác đố kiểu ni cũng giống như đố uống bia Heineken với bia Sài Gòn đỏ bia nào sang hơn he he he.

    RépondreSupprimer
  3. Cả hai đều là ngụy quyền!
    Lợi dụng VNCH còn non yếu, Đài Loan chiếm Ba Bình ở Trường Sa, Bắc Kinh chiếm Phú Lâm ở Hoàng Sa năm 1956. Phải chia TQ ra làm 9 mảnh và cho nó 9 chính quyền khác nhau!
    Đông Thám

    RépondreSupprimer