Sau mấy rặng xoan thưa lá, dòng sông Nhị thấp thoáng như một dải lụa đào. Bên kia sông gió thổi cát ở bãi tung lên trông tựa một đám sương vàng lan ra che mờ mấy cái làng con ở chân trời. Xa nữa là dãy núi Tam Đảo màu lam nhạt, đứng sừng sững to tát nguy nga, ngọn núi mù mù lẫn trong ngàn mây xám. Loan đưa mắt nhìn một cánh buồm in trên nền núi xanh, nghĩ đến những cuộc phiêu lưu hồ hải ở nơi nước lạ, non xa. Loan ao ước được ở một chiếc thuyền kia tháng ngày lênh đênh trên mặt nước, mặc cho nó đưa đến đâu thì đến, để xa hẳn cái xã hội khắt khe nàng đương sống -Trốn! Nghĩ đến rằng ở trong cái thuyền nhỏ ấy chắc lại thấy đủ các thứ khó chịu của xã hội kia, Loan mỉm cười thất vọng. Cái thuyền ấy biết đâu lại không phải là cái nhà tù trôi nổi... - Trốn không được thì chỉ có một cách là can đảm nhận lấy cái đời hiện tại của mình, nhìn sự thực bằng đôi mắt ráo lệ không phiền muộn, không oán hờn, mạnh mẽ mà sống. " Bây giờ ngồi viết về Nhất Linh và những hoạt động văn học cũng như hoạt động chính trị của ông, tôi biết đã có biết bao nhiêu tác giả đã viết. Tôi biết, nếu viết về ông, có thể viết cả hàng chục ngàn trang sách, cũng không thể kể hết về cuộc đời ông, con người ông. Tôi chỉ là kẻ hậu sinh, khi ông mất, tôi mới 16 tuổi, nhưng tôi đã biết buồn đau, thương xót cho thần tượng của mình. Một thần tượng văn học, một thần tượng cách mạng, chính trị. Cho đến bây giờ, văn chương Nhất Linh, cuộc đời hoạt động của Nhất Linh vẫn sáng ngời ngời trong tôi, vĩnh viễn, như thuở tôi còn là cậu thiếu niên 16 tuổi. Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam. Ông sinh ngày 25 tháng 7 năm 1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nguyên quán làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông nội Nhất Linh là Nguyễn Tường Tiếp, làm tri huyện Cẩm Giàng, gọi là Huyện Giám, rồi về hưu tại đây. Cụ có người con trai duy nhất là Nguyễn Tường Nhu làm Thông Phán, gọi là Thông Nhu, hay Phán Nhu. Ông Nhu mất năm 1918 khi mới 37 tuổi. Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sâm, có được 7 người con: Nguyễn Tường Thụy, tổng giám đốc bưu điện. Nguyễn Tường Cẩm, kỹ sư canh nông, giám đốc báo Ngày Nay. Nguyễn Tường Tam, tức nhà văn Nhất Linh. Nguyễn Tường Long, tức nhà văn Hoàng Đạo. Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tường Lân (Vinh), tức nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tường Bách, bác sĩ. Gia đình Nhất Linh sống ở Cẩm Giàng, một huyện nhỏ. Cha ông mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Từ bé, anh em Nhất Linh đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh hưởng đến văn học của Nhất Linh và Thạch Lam sau này. Thuở nhỏ, Nhất Linh theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại trường Bưởi ở Hà Nội. Năm 16 tuổi Nhất Linh làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài Bình Luận Văn Chương về Truyện Kiều trên Nam Phong Tạp Chí. Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao Tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên ông làm thư ký ở sở tài chính Hà Nội. Ông làm quen với Tú Mỡ và viết cho tờ Nam Phong. Thời gian đó, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Nguyên. Năm 1924, ông tiếp tục học ngành Y và Mỹ Thuật, nhưng chỉ một năm rồi bỏ. Năm 1926, Nhất Linh vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người này bị bắt, Nhất Linh phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học. Năm 1927 Nhất Linh sang Pháp du học. Ở Pháp ông nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) và trở về nước trong năm đó. Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai. Ông chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào "Âu hóa" và đề cao chủ nghĩa cá nhân. Nhất Linh làm giám đốc kiêm quản lý tờ báo Phong Hóa. Kể từ ngày 22 tháng 9 năm 1932, báo Phong Hóa ra tám trang lớn, chú trọng về văn chương và trào phúng, tạo ra ba nhân vật điển hình: Xã Xệ, Lý Toét và Bang Bạnh. Năm 1936. tờ Phong Hóa bị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm biếm Hoàng Trọng Phu. Tờ Ngày Nay, trước ra kèm với Phong Hóa, tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa. Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nhất Linh cùng nhóm Tự Lực Văn Đoàn phát động phong trào Ánh Sáng, một tổ chức từ thiện với mục đích cải tạo nếp sống ở thôn quê, trong đó có việc làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo. Ngày Nay cũng là tờ báo hậu thuẫn mạnh mẽ cho tân nhạc trong những năm đầu hình thành. Tại Quảng Châu và Liễu Châu ông gặp Nguyễn Hải Thần và Hồ Chí Minh mới ở tù ra. Nguyễn Tường Tam cũng bị giam bốn tháng ở Liễu Châu, được Nguyễn Hải Thần bảo lãnh mới được Trương Phát Khuê thả ra. Nguyễn Tường Tam hoạt động trongViệt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, rồi về Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc dân đảng, tá túc với Vũ Hồng Khanh. Tháng 3 năm 1944, tại Liễu Châu, Nguyễn Tường Tam được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội, tức Việt Cách. Sự tranh chấp, bắt bớ và thủ tiêu giữa hai đảng Việt Minh của Hồ Chí Minh và Việt Quốc càng ngày càng gia tăng. Giữa năm 1945, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Giang, nhưng rồi lại quay lại Côn Minh và đi Trùng Khánh.Theo lệnh của Nhất Linh từ Trung Quốc gửi về, báo Ngày Nay, với Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Tường Bách, lại tục bản, khổ nhỏ, ngày 5 tháng 3 năm 1945 và trở thành cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh, ông sáp nhập Đại Việt Dân Chính đảng với Việt Nam Quốc Dân Đảng là Đại Việt Quốc Dân Đảng, tên gọi mới trong nước, còn tên gọi ở hải ngoại, nhất là tại Trung Hoa là Việt Nam Quốc Dân Đảng, tránh dùng danh xưng Đại Việt vì lý do tế nhị trong giao tế với bạn đồng minh Trung Hoa. Nguyễn Tường Tam làm Tổng Bí Thư của tổ chức mới này. Cuối năm 1945, tổ chức này ra công khai với danh xưng Mặt Trận Quốc Dân Đảng, gọi chung là Việt Nam Quốc Dân Đảng, hay Việt Quốc. Đầu năm 1946, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, tổ chức hoạt động đối lập chính quyền Việt Minh, xuất bản báo Việt Nam. Tháng 3 năm 1946, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại Giao trong Chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến. Ông cũng tham gia Quốc hội khóa I đặc cách không qua bầu cử. Nguyễn Tường Tam đã làm Trưởng đoàn Việt Nam dự Hội nghị trù bị Đà Lạt đàm phán với Pháp. Ông được cử đứng đầu Phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Fontainebleau nhưng không đi mà bỏ trốn sang Trung Quốc tháng 5 năm 1946 và ở lại Hồng Kông cho tới 1951, sau sự kiện cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội bị Lực lượng Việt Minh tấn công và giết nhiều đảng viên hai đảng này, và bắt nhiều người khác. Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Đêm 7 tháng 7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, ông để lại lời di chúc lịch sử nổi tiếng là:
· Gánh hàng hoa (cùng Khái Hưng, 1934)
· Đời mưa gió (cùng Khái Hưng, 1934)
· Nắng thu (1934)
· Đoạn tuyệt (1934-1935)
· Lạnh lùng (1935-1936)
· Đôi bạn (1936-1937)
· Bướm trắng (1938-1939)
· Xóm cầu mới (1949-1957). Trường thiên, viết dở dang.
· Giòng sông Thanh Thủy (1960-1961). Trường thiên, tác phẩm cuối cùng, gồm ba tập:
· Ba người bộ hành
· Chi bộ hai người
· Vọng quốc
· Nho phong (1924)
· Người quay tơ (1926)
· Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1932 - 1933)
· Đi Tây (1935)
· Hai buổi chiều vàng (1934-1937)
· Thương chồng (1961)
· Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961)
· Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản 1974
"Ủy viên chính phủ", trung tá Lê Nguyên Phụ, Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt (người ký trát đòi Nhất Linh ra tòa) nói: "Bọn Quốc Dân Đảng để tang Nguyễn Tường Tam". Thực ra theo Trương Bảo Sơn, hôm đó gần ba chục chính trị phạm có mặt tại phiên tòa đều đeo băng tang, chỉ trừ Phan Quang Đán. Kết thúc phiên tòa, mỗi bị cáo bị kết án 5 năm tù đày ra Côn Đảo. Thi hài Nhất Linh được an táng tại nghĩa trang Giác Minh, sau được hỏa thiêu di cốt, gửi bình tro tại chùa Kim Cương đường Trần Quang Diệu, quận 3, Sài Gòn.Trong những năm sau này, gia đình Nhất Linh đã đưa di cốt của Nhất Linh về chôn tại tại làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. * Từ ngày Nhất Linh tự huỷ mình đến nay đúng 46 năm. Một cái chết hào hùng để phản đối một chế độ độc tài gia đình trị. Cái chết đó là ngọn lửa khơi mào cho cuộc cách mạng 1-11-1963 của toàn dân đứng lên lật đổ bạo quyền. Ai có tận mặt chứng kiến những ngày đó mới cảm thấy thế lực của toàn dân mạnh đến đâu, sự bùng nổ của lòng căm thù dâng lên trong những cuộc biểu tình, xuống đường của toàn dân miền Nam chán ghét chế độ gia đình nhà Ngô đã đến tận cùng. Một chế độ tàn bạo cáo chung, nhưng rồi với những con bài chính trị, những người lãnh đạo cuộc cách mạng không làm đúng được sứ mạng của mình, cùng với sự tháo chạy của đồng minh, đã đưa đất nước vào tay cộng sản ngày 30-4-1975.Nhưng dù sao, ngọn lửa tinh thần của cái chết của Nhất Linh vẫn sừng sững trong tôi. Con người ấy, tâm hồn ấy, chí khí ấy, là một Nhân Cách Lớn, mà theo tôi, Nhân Cách Lớn ấy không bao giờ suy suy suyển - một thần tượng sừng sững trong tâm hồn mình. Gần đây, có một số tác giả đã viết xuyên tạc về cái chết của Nhất Linh, khiến cho cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản và những người cầm bút, những con người có chút lương tâm vô cùng phẩn nộ. Ý đồ của họ là muốn đạp đổ thần thượng Nhất Linh trong lòng mọi người, đưa ra những bằng chứng suy diễn viễn vông đề kết luận rằng, cái chết của Nhất Linh là do ông bị bệnh tâm thần, đau buồn vì thất bại trong hoạt động chính trị, nên ông mới tìm lấy cái chết, một cái chết định trước. Đó là những điều mà theo tôi là đã xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn. Để cho khách quan, tôi xin trích lại một đoạn của tác giả Vũ Cầm, đăng trên talawas, để phê phán hành động bôi nhọ bẩn thỉu này: Xin nói thẳng ra nhận xét chung đầu tiên: đây là một bài làm ra vẻ nghiên cứu, nhưng mục đích chính là để bôi đen chân dung một bậc hào kiệt của Việt Nam, chỉ vì người ấy dùng cái chết của mình chống đối chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Và chống đối có kết quả: chỉ mấy tháng sau khi Nhất Linh tự tử, chế độ Diệm đã nhào đổ. Đối với chế độ của ông Ngô Đình Diệm thì nhận định của tôi vẫn không thay đổi, nghĩa là vẫn thấy nó tệ hại, không đoàn kết được (thực chất thì không bao giờ muốn đoàn kết) với các phần tử quốc gia uy tín khác chính kiến. Nhưng ai đã đọc Nhất Linh, từ Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, Đôi Bạn, Nắng Thu, Đi Tây, Hai Buổi Chiều Vàng, Bướm Trắng ... rồi Xóm Cầu Mới, Giòng Sông Thanh Thủycủa thập niên 1950, 60, có nhận ra điều mà ông Lục nói không? Với tư cách một độc giả bình thường, tôi phải khẳng định ngay rằng ông Lục đã nói ra những điều bịa đặt...Ông Lục đúng là đã "chẩn bệnh kiểu văn học," trích đây một câu, kia một câu rồi ra... bệnh án. Theo lối này, nhiều lắm chỉ nên đặt ra như một giả thuyết khi trà dư tửu hậu, chứ viết ra những khẳng định về một nhân vật rất lớn của đất nước, giữa một giai đoạn lịch sử gay cấn như mùa hè năm 1963, thì tôi thấy thiếu đứng đắn.Trên đây chỉ là nói qua cái ý đồ chính của ông Lục, khi đọc bài ông sẽ thấy rất nhiều chi tiết bộc lộ sự không đứng đắn khác của ông. Nói chung, mục đích của ông là cố ý "hạ" Nhất Linh, tạt một thùng hắc ín vào chân dung của nhà văn, nhưng đây đó vẫn điểm xuyết vài ngụy trang khen ngợi. Đó là một cái mánh để tỏ ra mình "vô tư", nhưng nếu đọc kỹ sẽ thấy tác giả rất thống nhất trong chủ ý của mình, "gài mìn bẫy" rất tinh vi khắp nơi. Nguyễn Văn Lục mưu đồ cho Nhất Linh vào nhà thương điên. Nhưng sức lực và tư cách ông Lục bao nhiêu mà làm nổi việc ấy? Người điên, họa chăng là chính Nguyễn Văn Lục!”
*
|
Trang
▼
CÒN CỘNG SẢN THÌ ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN NHẤT LINH
RépondreSupprimerNgười đi đâu mãi chửa về?
RépondreSupprimerNhớ chàng mà suối Đam Mê gợi buồn!
Tôi cũng đánh giá cao tài năng và nhân cách
RépondreSupprimercủa nhà văn Nhất Linh.Thời đó,ông đã thành
công vượt bậc về học vấn,báo chí và ngay cả
chính trị.Thế nhưng,chính vì thành công nói
trên mà sau này khi thất bại và trãi qua các
biến cố không thuận lợi cho ông đã khiến ông
có những biểu hiện về tâm thần.Ở đây,cần phải
điều chỉnh nhận thức của người VN.ta khi ngộ
nhận tâm thần là điên.
Theo thiển ý tôi,vấn đề là Vũ Cầm có lý lẽ thuyết phục hay không,còn tác giả TYH.cho là đúng là quyền của ông.
Thực ra,"Nguyễn Văn Lục mưu đồ cho Nhât Linh
vào nhà thương điên" là một nhận định không
chính xác gì lắm của Vũ Cầm,nếu không muốn nói
là hồ đồ,có tính "sát phạt" ngôn từ,chứ không
đúng với y học.Theo như tôi biết,ông Lục chỉ
đề cập những khía cạnh tâm lý của nhà văn NL.
như một người bị trầm cảm (depression).Trầm
cảm không phải là điên như Vũ Cầm đồng hóa.
Trầm cảm là một loại tâm thần nhẹ,gây ra do
căng thẳng tinh thần hay sự bất đắc chí trong cuộc đời mà nhiều người thường mắc phải nhưng
không hề chú ý đến như người Âu Mỹ ! Do đó mà
hễ nói đến tâm thần là nghĩ ngay đến điên thì
thiếu chính xác !
Đây là một ngộ nhận rất đáng tiếc.
Cái ni tui hỏi thiệt, ai biết chỉ giùm: LÀNG CẨM PHÔ, HUYỆN ĐIỆN BÀN chừ nằm chổ mô trên cái đất QN ? Không có tên xã thì tui chịu chết.
RépondreSupprimerMấy đoạn bác Chênh highlight tui thấy giông giống thời...ông Diệm !!! Chuyện cũ sao thấy quen quen.
Làng Cẩm Phô, Điện Bàn hồi nớ, chừ là Cẩm Phô, Hội An đó ! Hồi nớ Hội An thuộc huyện Điện Bàn.
SupprimerRứa là trên Minh Hương, dưới Cẩm Hà, bên cạnh An Hội rồi! Rứa mà hồi nhỏ tới chừ tui cứ tưởng Hội An thuộc quận Hiếu Nhơn. Cám ơn bác.
SupprimerRứa là trên Minh Hương, dưới Cẩm Hà, bên cạnh An Hội rồi! Rứa mà hồi nhỏ tới chừ tui cứ tưởng Hội An thuộc quận Hiếu Nhơn. Cám ơn bác.
Supprimer"... Có điều bực nhất là họ lấy tư cách gì mà lại đem xét xử những người quốc gia đối lập rồi gán cho họ tội phản quốc".
RépondreSupprimerÔ lãnh đạo nhóm làm đảo chính ( 1960 )chính phủ hợp hiến, dân bầu trong thể chế đa đảng VNCH I.
Ô đã được xem trước cáo trạng và cần đối chất với các lời khai của cảu các đồng chí cùng đảng của ô trước tòa về vai trò chủ mưu đảo chánh...ô đã trốn tránh trước lịch sử vì ô.đã tuyên bố không tham gia chính trị sau hàng loat hoạt động thất bại trước CSVN vào 1951...
Các đồng chí của ông chỉ bị án 5 năm tù cho hoạt động đảo chính chính phủ hợp pháp là điều đáng ngạc nhiên và đáng ngẩm nghĩ về chính phủ mà ô muốn lật đổ...
Ô bỏ chạy và rời bỏ hàng ngũ do chính ông tạo ra trước CSVN ( yếu hèn lần 1) và cũng chính ô kiên quyết tái xuất giang hồ ngầm lảnh đạo đảo chính khi bại lộ từ lời khai của các đồng chí của mình lại không dám đối chất đấu tranh chính trị công khai trước tòa ( yếu hèn lần 2).
Cái chết của ô vẫn còn tác dụng phân rả nhóm người Việt theo phong trào QGVN và vẫn còn có lợi cho những kẻ chống lại phong trào đó.
Từ xưa đến nay, tôi mới thấy một bài viết tung hô ông Nhất Linh hết lời như thế này. Không hiểu trình độ cảm thụ văn chương và nhận thức chính trị của tác giả cao đến mức nào nữa..., mà đọc xong những dòng trên, tôi ... buồn ói quá!
RépondreSupprimerLịch sử sẽ lập lại ?
RépondreSupprimernhững chữ higlight màu vàng không phải do tui làm mà do tác giả bài viết, tôi giữ y nguyên. Nhân vật Nhất Linh là người tôi kính trọng và ngưỡng mộ ăn sâu vào tiềm thức, vì sao thì các bạn cùng thế hệ 5x như tui chắc hiểu. Thời đó lên cấp hai, bắt đầu học văn học là thấm vào lòng Tự Lực Văn Đoàn với Nhất Linh, Khái HƯng, tHạch Lam, Thế Lữ, Hoàng Đạo...thần tượng của chúng tôi thời đó không phải là các ngôi sao điện ảnh,ca nhạc mà là các nhà văn, nhà thơ... lớn lên tí nữa là các triết gia và các nhà chính trị.
RépondreSupprimerTôi đăng lại bài nầy vì tình cờ bắt gặp trên mạng và thấy tác giả có những cảm xúc như tui về một nhân vật mà mình mến mộ từ tấm bé.
Cám ơn tất cả các bạn đã quan tâm.
Thực lòng tui không muốn dùng những hiểu biết bây giờ để nhìn nhận về nhân vật tuyệt vời nầy trong ký ức hồn nhiên của tui, Tui muốn giữ nguyên những cảm xúc tốt đẹp đó của tuổi thơ. Ai nặng lời về thần tượng nầy của tui, tui buồn lắm.
"Cái quan nhận định". Tui đồng ý với bác, cái thời mà cáo-phó còn sai ngày thì làm sao mà đánh giá lịch sử được? Tui mê văn thi sỹ tiền chiến nhưng không buồn kiểu như bác.
SupprimerChú nói rất đúng,yêu những bài học ở trường rồi thần tượng nhóm TLVĐ luôn
SupprimerTôi không hiểu tại sao đảng Cộng sản lại sợ và căm thù Quốc Dân Đảng đến vậy ? Và tại sao một đảng lớn như vậy lại biến mất trên vũ đài chính trị ?
RépondreSupprimerNhất Linh là nhà văn lớn ai cũng biết ! Nhưng nếu Nhất Linh thông cảm và không chống lại TT Diệm thì không đến nỗi buồn bã như thế. Lỗi Ông Diệm một phần nhưng không thể nói Nhất Linh hoàn toàn vô tội trong chuyện này. (Đánh giá cái gì cũng nên khách quan)
RépondreSupprimerNói hay viết về Nhất Linh, từ trước 1975 đến nay khá nhiều. Khi viết về Nhất Linh , ai cũng cho là mình khách quan - Nhưng thật ra, khi đề cập đến một con người như Nhất Linh - một nhà văn,một nhà chính trị - thì khó mà khách quan được. Tôi cũng sinh ra trong những năm 50, cũng học và cũng đọc Nhất Linh nhiều , cũng mê Nhất Linh như tác giả, và đôi khi còn tự hào vì Nhất Linh gốc Quảng Nam - nhưng viết như tác giả thì hơi quá, vì nếu Nhất Linh thật sự dấn thân vì Tổ quốc thì ông không về Đà lạt ở ẩn và không có cái kết cho cuộc đời như vậy.
RépondreSupprimerNhân vô thập toàn, NL là nhân tài văn học, môt nhà yêu nước nhưng không phải là nhà chính trị giỏi. Ta biết rằng Quốc dân đảng và các đảng phái khác kể cả cựu hoàng Bảo Đại cùng Cộng sản chung sức để ra đời một nhà nước Việt Nam năm 1945, và một khối đoàn kết dân tộc gọi là Việt Minh. Khi Pháp quay lại, phe Cộng sản chiếm ưu thế nhờ chủ trương chiến tranh với thực lực do Trung cộng và Nga sô chu cấp (không có đảng nào có viện trợ từ nước ngoài, trừ HCM). Lãnh đạo QDĐ và quốc gia dần bị CS loại khỏi quyền lực, cao trào là vào 1954 sau chiến thắng Điện Biên (Khái Hưng bị giết vào thời điểm này). Khách quan nhìn lại, về nhân lực, vật lực toàn dân Việt Nam cùng Việt Minh làm nên chiến thắng Điện Biên. Riêng vũ khí và lãnh đạo là công riêng của cộng sản. Trở lại vấn đề Nhất Linh, ông ta đã sai lầm chính trị vào cuối đời: 1/Kẻ truy sát ông và đ/c QDĐ không phải là ông Diệm, 2/ CS đã loại ông từ năm 1946, sau khi làm trưởng đoàn tại Dalat để trù bị, nhưng Hội nghị chính thức ông ra rìa. 3/ Ông tuyên bố gác kiếm, CS và quốc gia để ông được yên. Nhưng khi được hòa bình, ổn định tương đối (1955-1963)ông lại muốn có phần, trong khi không làm gì có lợi cho ai suốt từ 1946, mặc dù trước đó cả CS và Quốc gia đều vị nể cho ông làm Bộ trưởng Ngoại giao. Đành rằng đó chỉ là kế sách tạm thời của CS nhưng ông đã không làm gì được. 4/Tuy vậy, nhân cách ông lớn, khi thấy sai lầm và có tội, ông đã tự xử. để xứng đáng với tầm của những người đã xử ông.
RépondreSupprimer