Trang

03/08/2012

NHƯNG CHỐNG TRUNG QUỐC BẰNG CÁCH NÀO ?


                                                                                                  NGÔ NHÂN DỤNG

Câu tựa đề trên đây là ý kiến của một vị độc giả sau khi đọc bài trước trên mục này: “Ai cũng biết Việt Nam đang bị Trung Quốc làm nhục, nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?”
Ðó cũng là ý kiến của Thái Úy Trần Nhật Hiệu, vào thế kỷ 13.
Năm 1257 Hốt Tất Liệt, sau khi xóa tan nước Ðại Lý, sai quân tấn công nước ta vì vua nhà Trần không chịu qua Vân Nam khấu đầu quy phục. Ðạo quân Mông Cổ phá đổ hàng phòng thủ đầu tiên do Trần Quốc Tuấn chỉ huy; rồi đánh bại đạo quân chính do Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo; tiến tới chiếm thành Thăng Long, “cướp phá, giết tất cả nam phụ lão ấu ở trong thành,” như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược. Triều đình chạy về Hưng Yên, Thái Tông hỏi ý kiến mọi người. Thái Úy Trần Nhật Hiệu cầm sào viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống (xin vào nước Tống). Lúc đó Tống còn là tên gọi cả nước Trung Hoa; mặc dù vua quan nhà Tống chỉ còn làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Ðông, hai năm sau mới bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu thì vua nhà Trần đã xin hàng. Nhưng Thái sư Trần Thủ Ðộ có ý kiến khác: “Ðầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo.” Cuối cùng nước Việt Nam không bị nhục.

Vị độc giả trên còn lý luận: “Chưa thấy ai nói đến phương thức chống Trung Quốc bành trướng một cách có hiệu quả. Chỉ có những cuộc biểu tình ồn ào, không kết quả.”
Năm 1285 chắc cũng có người nghĩ như vậy. Trước mối đe dọa quân Nguyên sang tấn công lần thứ ba, Thái thượng hoàng Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các vị già cả trong nước vào họp ở điện Diên Hồng để tham khảo. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Các phụ lão đều nói ‘Ðánh,’ vạn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.”
Ðiện Diên Hồng có lẽ không đủ rộng để chứa đến một vạn người. Nhưng dù chỉ có hàng ngàn thì không khí cuộc họp chắc cũng đủ “ồn ào,” náo nhiệt, “muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng,” không khác gì trong các cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc gần đây. Những “phụ lão” thời nhà Trần chắc cũng chỉ trên dưới 50 tuổi, còn quá trẻ so với những “cụ” Nguyễn Quang A đi biểu tình ở Hà Nội, hay Hòa Thượng Thích Chí Thắng mới xuống đường ở Huế. Các phụ lão thời đó chắc chỉ vào tuổi cho các cô Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy gọi là chú thôi! Nhưng cuộc “biểu tình” trong điện Diên Hồng đã có kết quả. Cuộc họp mặt hào hùng đó cho thấy một cách “chống Trung Quốc bành trướng.” Phương thức duy nhất có kiệu quả là: Toàn dân một lòng bảo vệ danh dự quốc gia. Nhờ thế, sau cùng nước Việt Nam không bị quân Mông Cổ chiếm mất. Nếu vua và dân nhà Trần đều run sợ mà chịu nhục thì có thể từ đó nước ta đã biến thành một tỉnh hay một quận của nước Trung Hoa cho tới bây giờ, không khác gì tỉnh Vân Nam.
Vị độc giả trên đây còn lo sợ: “Dùng quân sự không thể thắng Trung Quốc, Hải quân ta quá yếu... Trung Quốc đã chế được tàu vũ trụ, Việt Nam ta (chỉ) tổ chức được (thi) Hoa Hậu Thế Giới. Cán cân đã ngã ngũ. Xin đừng bàn vấn đề này như truyện kiếm hiệp Kim Dung, chỉ nhục thêm.”
Không ai muốn “nhục thêm,” nhưng phải hỏi: Nếu có hai còn đường phải chọn, một bên là im lặng hèn nhát, bên kia là chống cự đến cùng, thì con đường nào nhục nhã hơn? Không người Việt Nam nào muốn gây chiến tranh với Trung Quốc. Nhưng bị lấn ép mãi mà không dám đối đầu thì chắn chắn nhục nhã. Mà trong tình thế hiện nay, Trung Quốc không dám đánh Việt Nam, vì những quyền lợi thiết yếu của họ.

Vào đời nhà Trần, cán cân lực lượng giữa nước ta và nhà Nguyên cũng chênh lệch không khác gì với Trung Cộng bây giờ. Có thể nhà Trần còn yếu hơn nhiều vì cả trăm năm người Việt không biết đến chiến tranh. Quân Mông Cổ thì vừa mới chinh phục tất cả nước Trung Hoa sau khi làm cỏ suốt vùng Trung Á, sang đến Nga và Ðông Âu; đạo quân bách chiến tới đâu tàn sát đó rồi đặt người mới cai trị. Dân số Việt Nam lúc đó được mấy triệu và quân đội nhà Trần có được bao nhiêu người? Vua nhà Nguyên sai một đạo quân trăm ngàn lính thiện chiến sang đánh, cuối cùng chỉ còn 20 ngàn tơi tả chạy về. Nhờ đâu nhà Trần giữ vững được bờ cõi nước ta? Vì toàn dân trên dưới một lòng: Thà làm quỷ nước Nam! Chúng ta cũng đừng quên rằng các vị vua nhà Trần đều là dòng dõi người Việt gốc Hoa, qua nhiều đời họ đã hóa thành dân tộc Ðại Việt; nhưng khi cần chống ngoại xâm thì họ vẫn được toàn dân ủng hộ.
Vị thế của Trung Quốc bây giờ chắc chắn không mạnh bằng thời nhà Nguyên. Vào thế kỷ thứ 13, Trung Quốc chiếm địa vị bá chủ trong vùng Á Ðông, về chính trị, kinh tế, và quân sự. Chưa có những nước Nhật Bản, Nam Hàn giầu mạnh, chưa có khối Ðông Nam Á cùng lo lắng trước đế quốc Trung Hoa mới. Chưa có nước Nga đè nặng phía Bắc. Cũng chưa hạm đội thứ bẩy của Mỹ và một ông tổng thống khẳng định vì quyền lợi nước Mỹ sẽ duy trì sự có mặt ở Á Châu Thái Bình Dương.
Nhà Nguyên cũng không cần tiền đầu tư ngoại quốc đổ vào, không lệ thuộc các tài nguyên, nhiên liệu từ các nước Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ để phục hồi kinh tế, không lo việc dân chúng đòi tự do dân chủ, không sợ bị cả thế giới ngưng giao thương nếu có hành động hiếu chiến, xâm lăng.
Trung Cộng bây giờ mang đầy những mối lo tâm phúc đó! Hải Quân Trung Cộng không dám đánh chiếm đảo Ðiếu Ngư đang bị Nhật chiếm đóng; vì Bắc Kinh không muốn dân Nhật Bản nổi giận yêu cầu chính phủ tái võ trang, lập lại quân đội. Tầu thuyền Trung Cộng phải rút khỏi vùng biển tranh chấp với Philippines vì nếu có chiến tranh thì các nước trong vùng sẽ phải cùng nhau xin liên kết với Mỹ chặt chẽ hơn. Bắc Kinh cần giữ hòa bình trong vùng biển Ðông nước ta vì nếu con đường giao thông qua đó bất an thì cả nền kinh tế Trung Quốc sẽ lo không có đủ nguyên liệu và nhiên liệu để chạy bình thường. Chính Bắc Kinh sẽ lo tránh đụng độ nhiều hơn nước ta, vì nếu thêm một trăm ngàn dân thất nghiệp thì chế độ cộng sản sẽ sụp đổ!
Nhà Nguyên có thể đem quân đánh Việt Nam vì vào thế kỷ 13 nước ta hoàn toàn cô lập. Cũng giống như năm 1979 Trung Cộng đã “dạy một bài học” cho Lê Duẩn về tội phản phúc vì Cộng Sản Việt Nam đang bị cả thế giới tẩy chay. Tình trạng thế giới ngày nay hoàn toàn khác. Không nước nào lo bị cô lập nữa, mà Trung Quốc cũng không còn địa vị độc quyền bá chủ nữa. Nước Mỹ, Châu Âu cũng như Ấn Ðộ, Nhật Bản, và các nước Ðông Nam Á sẽ phản ứng mãnh liệt nếu Trung Cộng gây chiến với Việt Nam. Họ sẽ ngăn cản đến cùng, vì quyền lợi của chính họ chứ chẳng cần họ phải thương yêu gì nước mình! Ý nghĩ cho rằng Trung Cộng muốn làm gì thì làm, các nước nhỏ chung quanh phải sợ sệt như giun như dế mới thật là hoang tưởng. Ðó mới là sống trong “truyện kiếm hiệp Kim Dung!”
Nhưng vị độc giả có lòng còn lo ngại, viết rằng nếu “Dùng chánh trị (chống lại Trung Cộng thì sẽ) lệ thuộc Mỹ hoặc phương Tây.”
Ðó cũng là một điều hoang tưởng. Thế giới bây giờ không ai còn phải lo bị lệ thuộc như vậy, dù lệ thuộc Mỹ hay lệ thuộc Tàu, nếu tự mình biết khôn ngoan và quyết tâm bảo vệ nền độc lập. Năm 1940, các nước Anh, nước Pháp đã nhờ quân Mỹ sang đánh quân Ðức Quốc Xã, sau đó các nước này bị lệ thuộc nước Mỹ hay không? Nếu không có Mỹ bảo vệ thì Nam Hàn và Ðài Loan đã biến mất từ lâu rồi, nhưng bây giờ ai dám nói rằng các nước này lệ thuộc Mỹ? Nếu thân với Mỹ mà dân nước họ giầu có, được sống trong dân chủ tự do được thì tại sao họ không kết thân? Trên thế giới bây giờ không một nước nào lo phải lệ thuộc nước khác, vì tất cả các nước đều tùy thuộc vào nhau trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Có ai bắt Singapore phải mở cửa cho tầu chiến Mỹ vào bến tu bổ, có ai bắt họ phải ký hiệp ước tự do thương mại với Mỹ hay không? Chẳng qua là vì Singapore thấy các hành động đó có lợi cho dân họ!
Vị độc giả nêu những ý kiến trên đây có thể vì tấm lòng lo cho đất nước thật. Nhưng các ý kiến đó cũng là luận điệu để bào chữa cho thái độ khiếp nhược, sợ hãi một cách vô lý trước các hành động gây hấn và lấn áp của Cộng Sản Trung Quốc. Ðó cũng là luận điệu mà Bắc Kinh muốn người mình truyền cho nhau nghe. Ðể cho cả nước Việt Nam chết nhát! Người Việt Nam không hèn nhát như vậy, ngay từ thời Hai Bà Trưng, bà Triệu.


Không thể chấp nhận những luận điệu hèn nhát, chưa chi đã lo nước Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Cộng. Những kẻ đưa ra các luận điệu đó chỉ làm trò “rung cây nhát khỉ” để phục vụ Bắc Kinh và biện minh cho những thái độ khiếp nhược của họ. Nếu mỗi lần Trung Cộng tấn công tầu đánh cá Việt Nam, bắt cóc các ngư dân nước mình, thì một chính quyền Việt Nam biết trọng danh dự đã hành động trả đũa liền. Có thể quyết định tống xuất một ngàn công nhân Trung Quốc làm việc không giấy phép ở trong nước ta ngay sau khi “tầu lạ” đánh dân mình. Ðang có hàng chục ngàn di dân lậu trong đám các công nhân Trung Quốc, một đêm là có thể tìm ra một ngàn người dễ dàng. Trục xuất di dân lậu là một việc làm hợp pháp, hợp đạo lý, quốc tế phải công nhận là đúng lẽ phải. Liệu Trung Cộng có dám vì thế mà đem quân sang đánh nước ta hay không? Thế giới có ngồi im cho họ hành động ngang ngược như vậy hay không? Dân Việt Nam đã hèn nhát từ bao giờ vậy?
Năm 1974 ông Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh Hải Quân Việt Nam chống cự đến cùng khi quân Trung Cộng tiến đánh Hoàng Sa. Lúc đó ông tổng thống Việt Nam Cộng Hòa chắc phải biết rằng những người lính sắp ra trận sẽ phải chịu hy sinh. Dù biết như vậy, ở địa vị người lãnh đạo một quốc gia, ai cũng phải ra lệnh tử chiến. Họ không thể chỉ nghĩ đến kế an toàn cho mỗi người lính. Vì phải bảo toàn danh dự quốc gia, vì còn phải nghĩ đến tổ tiên và con cháu.
Những người lính Việt Nam bảo vệ thành phố Lạng Sơn năm 1979 có biết rằng họ sắp bỏ mình trước biển người quân Trung Cộng hay không? Tại sao họ vẫn cầm súng chống cự tới cùng? Thiếu Tá Ngụy Văn Thà khi cùng các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam chống cự tới cùng đến lúc chỉ còn lưỡi lê trên đầu súng, họ có biết là họ sắp hy sinh hay không? Tại sao họ vẫn bám lấy mảnh đất Hoàng Sa cho đến chết? Tất cả những người lính Việt Nam, dù ở miền Nam hay miền Bắc, đều biết họ sẽ chết, nhưng chết cho tổ quốc Việt Nam. Vì bổn phận với tiền nhân bao đời trước. Vì biết còn bao nhiêu thế hệ con cháu đời sau. Người Việt Nam xưa nay không khiếp nhược.
                                        Ngô Nhân Dụng


Người Việt Online

29 commentaires:

  1. Huỳnh Văn Úc3 août 2012 à 20:50

    ĐỒNG CHÍ

    "Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ
    Giết giặc Việt để tế cờ Nam Sa"
    Trên sân khấu vẫn cờ và hoa
    Vẫn thắm thiết ôm hôn đồng chí.
    Đồng chí chèn nhau trên từng hải lý
    Đường lưỡi bò áp đặt Biển Đông,
    Đồng chí lừa nhau môi hở lạnh răng
    Mười sáu chữ vàng, anh em bốn tốt,
    Đồng chí đe nhau dọa giết
    Vi Nam Sa chi chiến tế kỳ,
    Là đồng chí hay là gì
    Đâu có dễ lừa nhau mãi được!
    Đồng chí hay là quân xâm lược
    Chỉ có nhân dân mới chỉ mặt đặt tên.

    RépondreSupprimer
  2. Lần này đánh nhau với TQ, xin mời con cái các vị quan chức xuất binh trước, đi cuối cùng là con cái nông dân và công nhân!

    RépondreSupprimer
  3. Tôi đã nói rồi, bán hết mẹ nó mấy khẩu Cac-bin đi, dồn tiền mua mẹ nó 5-6 quả bom nguyên tử hay chục cái đầu đạn hạt nhân. Chơi tới cùng, chết cùng chết- Thế là xong.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Hạp ý !!! Hạp ý !!! Còn bao nhiêu chơi bấy nhiêu....

      Supprimer
  4. Bai viet qua hay va sau sac.Rat cu the,rat thuc te,rat bien chung va logic.Cam on Ngo Nhan Dung rat nhieu.

    RépondreSupprimer
  5. Chim Lạc Hồng3 août 2012 à 23:35

    Đã có phương thức, chiến lược, sách lược hiện tại và lâu dài để ngăn quân bành trướng bá quyền Bắc Kinh đó là "Bất chiến tự nhiên thành", hay quyết chiến bằng sức mạnh đoàn kết của toàn dân thì sẽ thắng lợi. Nhưng tất cả đều do chính người Việt Nam mình không muốn thực hiện, và không quyết tâm, quyết chí nên sẽ còn chịu nhục dài dài.
    Tại sao?
    Tại vì hễ bất cứ ai có tấm lòng với đất nước và quyết tâm vạch ra con đường ngăn chặn bá quyền Bắc Kinh, đang thực hiện ý đồ bành trướng xâm lược chủ quyền đất liền cũng như biển đảo của Việt Nam thì sẽ bị bắt bỏ tù ngay, bởi cái bộ luật 88, luật hình sự.
    Những người đang bi bắt và đang ở trong tù kia họ đã vượt lên trên được nỗi sợ hãi, hết hèn. Nhưng chúng ta, những người vẫn mỗi ngày nói, viết, hay đang chạy trốn hiên thực thì vẫn còn hèn, trong đó có cả tui.
    Chính cái hèn của người Việt Nam hiện tại đang giúp cho Bắc Kinh chiếm dần dần hết chủ quyền biển, đảo, cũng như đất liền của Việt Nam. Mà cái hèn đó có cái nguyên nhân cốt lõi của nó bắt đầu từ lúc những "Nhà cách mạng dân tộc" thực hiện công cuộc xây dựng thiên đàng XHCN.
    Vì xây dựng thiên đàng XHCN nên áp đặt guồng may cai trị bằng chính sách hai tay. Một tay là bàn tay sắt, một tay thì bóp cái cuống dạ dày của người dân, để người dân bắt buộc phải hèn, và ngày nay hình thức đó được "đổi mới" bằng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    Chúng ta chắc có rất nhiều người nhìn ra được con đường duy nhất để chặn Bá quyền bành trướng Bắc Kinh. Nhưng trong chúng ta vẫn chưa vượt qua được cái hèn nên không dám nói ra.
    Cầm quyền Trung Quốc chỉ đánh ta, lấn chiếm xâm lược ta chi khi Bắc Kinh biết được chúng ta vẫn còn hèn. Khi chúng ta đứng thẳng thì chúng sẽ không còn dám hung hăng xâm lấn ta, vì nếu khai chiến và bị sức mạnh của toàn dân Việt Nam chống lại thì cầm quyền Bắc Kinh sẽ là người chết trước.
    Nếu người dân Việt Nam tiếp tục cúi đầu chịu nhục, cúi đầu để người ta "lo" thì một ngày không xa Trung Quốc sẽ chiếm luôn phần Trường Sa còn lại.
    Còn nếu như cứ tiếp tục cai trị người dân như đã cai trị ở những năm nữa thế kỷ trước cho đến nay thì sẽ hiệu triệu được ai xả thân cho sự nghiệp đảng, sự nghiệp cách mạng XHCN? Mất nước là cái chắc!
    Cuối cùng chỉ có mỗi một cái này là muôn năm thôi: Nhân Quyền, Dân Chủ và Tự Do là muôn năm. Vì nó là lời hiệu triệu của thời đại. Lời hiệu triệu để đoàn kết toàn dân và toàn quân. Lời hiệu triệu để ngăn chặn bá quyền-bành trướng-xâm lược Bắc Kinh.
    Miến Điện đang thực hiên tinh thần hiệu triệu này. Một khi thành công sẽ là rào cản hữu hiệu cái mộng bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

    RépondreSupprimer
  6. Nguyễn An Liên4 août 2012 à 00:29

    Nhưng từ năm 75 đến nay, đảng và nhà nước ta đã dạy dỗ cho dân chúng sự hèn hạ, sợ sệt, nhục nhã như vậy !

    RépondreSupprimer
  7. chủ nhật lại đi biểu tình4 août 2012 à 04:12

    Nhà nước Việt Nam muốn chống tàu cộng thì chỉ có một cách,Tự Do,dân chủ cho dân tộc Việt Nam,thì tàu cộng tức khắc phải phải nghĩ lại....

    RépondreSupprimer
  8. DO LA SU THAT .CHI CO NHUNG KE BAN NUOC MOI SO SU THAT !

    RépondreSupprimer
  9. trong ngàn cái nhục không nhục gì bằng hèn nhát.tư cho ta là người lãnh dạo mà ;thấy trung quốc cướp phá biển đông mà không giám mở miệng ra .khắp đất nước đâu cũng có tàu ô mà câm như thóc.về sau tiếng dơ khôn rữa ,tiến xấu lưu truyền.gia thanh các ngươi còn mang mãi kẻ trục lợi trên dân tộc các ngươi

    RépondreSupprimer
  10. Chặt chẽ, chí lý!
    Bài viết có sức thuyết phục đến lay động lòng người.
    Mọi người ơi, đừng sống nhục nữa, đừng kiếp nhược đến mức hèn mọn nữa.
    Ai là người bán nước, ôm gót, liếm trôn giặc Tàu hãy đọc bài này mà suy nghĩ trước khi không còn kịp nữa.

    RépondreSupprimer
  11. Bài viết hay quá, nhưng cho phép tôi được đính chính một chỗ : năm 1285 là lần thứ hai quân Nguyên - MÔng xâm chiếm nước ta, chứ không phải là lần ba như tác giả đã viết trong bài. Lần 3 là vào năm 1288

    RépondreSupprimer
  12. Một bài viết rất tuyệt vời!
    Tuy nhiên làm thế nào để trên dưới một lòng bây giờ, khi mà Đảng, chính quyền còn dồn ép dân như kẻ địch???
    Biểu tình cũng là dịp để cả Đảng, nhà nước và ND thể hiện thái độ đối với vận mệnh dân tộc.
    Thực tế vừa qua đã cho thấy, muốn trên dưới một lòng, nhà nước với nhân dân cùng chung sức chung lòng thì phải thay đổi cục diện, hiện trạng thượng tầng hiện nay cho phù hợp với ý nguyện của nhân dân.
    Lại một câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để thay đổi hiện trạng thượng tầng này?
    Câu trả lời vẫn là sức mạnh đoàn kết, giác ngộ, vạn người như một của nhân dân...
    Và nếu cứ hỏi tiếp thế nào, tại sao thì rốt cục câu trả lời cuối cùng sẽ là hành động của anh, hành động của tôi, của chúng ta là gì? Vì chúng ta chính là nhân dân!

    RépondreSupprimer
  13. Đào Tiến Thi4 août 2012 à 08:53

    Người VN xưa không khiếp nhược nhưng nay thì có. Có nhiều. Bao nhiêu thì chưa tính được nhưng theo tôi số người khiếp nhược nhiều hơn số người dám chống TQ. Hầu hết những người sống quanh tôi, gồm anh em, họ hàng, đồng nghiệp, bạn bè... họ đều chung một giọng là "TQ mạnh lắm, chống sao được". Hỏi: "Xưa TQ cũng mạnh, tương quan chênh lệch hơn bây giờ nhiều, sao tổ tiên ta chống được? Không những chống được mà còn làm nó bao phen kinh hồn bạt vía nữa?". Họ bảo: "Xưa khác, bây giờ khác". Hỏi khác thế nào thì họ bỏ đi không tranh luận nữa. Thực ra thì họ quan tâm những cái khác nhiều hơn. Chuyện chống xâm lược với họ như chuyện tầm phào, dở hơi, thậm chí "phản động".
    Những người mang tư tưởng khiếp nhược cao hơn hơn cả là các sỹ quan quân đội, các cựu chiến binh, các đại gia, các công chức nhà nước, các trí thức có chức vị và học hàm học vị cao.
    Tôi chỉ thấy những người dám chống xâm lược TQ trong những cuộc xuống đường. Số này được bao nhiêu? Vài trăm (trong 7 triệu dân của HN).
    Buồn cho một dân tộc anh hùng đến ngày mạt vận.
    Nhưng vận nào? Trời nào định? Chẳng qua do con người cả.

    RépondreSupprimer
  14. Thật sâu sắc và đanh thép, đó là cảm xúc của tôi khi đọc bài này. Nhưng câu hỏi CHỐNG TRUNG QUỐC BẰNG CÁCH NÀO ? vẫn còn nguyên, bởi vì tình hình trong nước bây giờ đã khác, TQ đã len lỏi đến từng ngóc ngách của nền kinh tế VN, chưa kể những lãnh đạo cấp cao đã bị mua chuộc hoặc bị trói chặt ( Bô xit, cho thuê rừng, xây dựng công nghiệp...)lợi nhuận của nền kinh tế chủ yếu vào túi những nhóm lợi ích. Đất nước không còn nhìn về một hướng, vì thế Bằng Cách Nào đê chống Trung Quốc?

    RépondreSupprimer
  15. Ai cũng biết là thân với Mỹ mà giầu, mạnh như Nhật Bản, Nam Hàn ,Singapour thì rất nên thân. Ai cũng biết "thân" với Trung Cộng là luôn bị chèn ép, thiệt thòi, lấn lướt trên mọi lĩnh vực (chẳng nên thân với loại hàng xóm như thế)
    -Oái oăm thay! Chỉ những người nắm vận mệnh Quốc Gia là không (thèm) biết!

    RépondreSupprimer
  16. rút cuộc : chống bằng cách nào?
    nói bậy chút chơi :
    trung cộng không dám oánh Phi hay Nhật,Đài vì sợ chú Sam chống lưng.
    nhưng oánh Việt thì xảy ra chuyện gì?tui nghĩ là chẳng xảy ra chuyện gì hết.những thằng cường quốc đang chuẩn bị món buffet Việt.
    cứ nhìn Cam bốt thì rõ,quăng ra ít tỷ $ là nó bán đứng ngay thằng có ơn cứu tử...và xin lỗi,AI cũng vậy thôi.
    cái gì không mua được bằng $,thì mua bằng $$$$$$$$$ !(Rockefeller )
    trung cộng xua thuyền xuống biển đông : "xâm lược" hay "mở mang bờ cõi" cũng chỉ là "2" cách nói có cùng "1" bản chất.

    bớt chử ngã đi,và đọc thơ Bình Chí Vui để biết cách chống :
    <<>>

    dân chơi cầu ba cẳng.

    RépondreSupprimer
  17. Đào Tiến Thi4 août 2012 à 10:52

    Bài ca sát Thát
    Vũ Hoàng Chương -1962
    (trích báo xuân Ất Dậu Sài Gòn Nhỏ)
    Đoàn người ấy mọc lên trong sa mạc,
    Cả một rừng gươm trên lưng ngựa trường thành
    Đoàn quân ấy từ phương Đông xuất phát,
    Lũ con hoang bất trị của trời xanh
    Chỉ nhắp có hơi men sung sát,
    Chỉ say sưa bằng những miếng giao tranh,
    Nhằm hướng Phi châu
    Ngựa vọt tới đâu là đời sống tan tành,
    Biển ngập máu còn mang tên Hồng Hải
    Cờ phất Âu châu,
    Ngựa giẫm tới đâu là xương phơi thịt vãi
    Biển đeo tang còn Hắc Hải ghi danh.
    Như ngọn cuồng lưu, như cơn bão cát
    Từ Mông Cổ, Tân Cương đến Ba Tư Bạch Đát,
    Trở về Hoa Hạ, Yên kinh
    Lũ Thiên triều từng Bắc chiến, Tây chinh
    Lẽ nào để một phương không xéo nát!
    Trời Nam riêng cõi thanh bình
    Lẽ nào để chiếc ngai vàng Thát Đát
    Ba chân trời đại lục đứng chêng vênh!
    Hay đâu: Bắc phương vừa quẫy đuôi kình
    Rồng thiên sớm đã cựa mình Nam phương
    Trần triều hai Thánh đế
    Hương Đạo một Đại vương
    Hội mở Diên Hồng, đất nước vang rền khí thế,
    Hịch truyền Vạn Kiếp, trời mây sáng rực văn chương.
    Ý gửi tự muôn dân, lệnh trao từ chín bệ
    Thì nắm đầu giặc như chơi, cướp giáo giặc cũng dễ.
    Đây cửa sông Hàm Tử, bến đò Chương Dương!
    “Nuốt sao Ngưu” chẳng phải việc hoang đường
    Nam phương cường, Bắc phương cường!
    Máu đào loang sóng Phú Lương mấy lần.
    Sét nổ trăm hai ngọn ải Tần,
    Giang Hoài biên tỉnh lại ra quân
    Năm mươi vạn tinh binh ruổi ngựa
    Tràn xuống Thăng Long như một khu rừng bốc lửa.
    Những “Cây sắt” con nòi Thiết Mộc Chân!
    Giống Hồng Lạc giữa hai đường sanh tử
    Trông lên sợi tóc buộc ngàn cân
    Chợt đâu đó xé rèm mây quá khứ,
    Xa thăm thẳm mấy ngàn năm Việt sử
    Rọi về tia mắt tiền nhân:
    Thiêu tàn khoảnh khắc bao do dự
    Cả thép vô danh cũng rực ánh gươm thần.
    Sát cánh vua cùng dân
    Chung lòng với tướng quân
    “Phá cường địch” cờ ai sáu chữ
    Báo hoàng ân là báo quốc ân
    Trăm họ chẳng ai còn lưỡng lự
    Sông núi nào riêng một họ Trần.
    Bình Than lạ nổi phong vân
    Một gươm Tiết chế hai lần trao tay.
    Lời Đại Vương truyền nín cỏ cây
    Ba quân hào khí ngất tầng mây
    Vụt nghe tướng lệnh, vươn mình thét:
    - Sông Bạch Đằng tôi có mặt đây!
    Hán Hồ cũng đến chôn thây
    Trước sau một khúc sông này mà thôi.
    Triều non bạc lên ngôi, giờ lịch sử
    Và xuống ngôi, theo lệnh Đại Vương truyền.
    Nước rút đi, như ngàn vạn mũi tên
    Lấy Đông Hải làm bia nhằm bắn tới
    Một ám hiệu kình nghê vừa mắc lưới,
    Thuyền Vương Sư liền quật khởi tranh phong
    Tay chèo nổi ngược cơn dông
    Tiêng hò “Sát Thát” vang sông ngập bờ.
    Duyên giang một giải,
    Lau cũng phất cờ
    Mùa xuân gần cuối
    Vẫn sóng bay hoa
    Ngang trời động sấm tháng ba,
    Dọc sông chớp giật, sáng loà gươm đao.
    Cũng nơi đây Bạch Đằng Giang một khúc,
    Ngô Vương từng chém Hoằng Thao
    Gió mây thôi thúc
    Quằn quại ba đào
    Chợt tưởng niệm máu càng sôi sục,
    Tinh thần quyết thắng bốc lên cao.
    Thế phản công làm giặc dữ nôn nao
    Chúng hoảng hốt vội thu quân về thượng lưu sông Bạch,
    Nhưng số phận Hung Nô, người phương Nam đã vạch,
    Hỡi ơi, bằng giáo sắt cắm ngang sông
    Đáy trường giang là cả một bàn chông
    Nằm đợi sẵn khi thuỷ triều xuống thấp
    Đoàn thuyền giặc lui qua bị xô nghiêng, lật sấp
    Bị xé ra từng mảng vở tan thây.
    Giữa lúc rồng thiêng mở vuốt tung mây
    Quân tiếp ứng của Vương sư ào xuất trận
    Và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
    Hiện ra như một vị thần linh
    Chớp mắt trên sông bặt sóng kình
    Thế là đã nơi này bỏ xác
    Lũ con hoang của trời sa mạc
    Khắp Á, Âu từng vạn lý trường chinh
    Bọn chúng ngờ đâu một sớm cõi Lý Minh
    Thân bách chiến bỗng quay về hột cát
    Trôi theo sóng cả tiếng tăm nòi Thát Đát
    Cả giấc mơ xâm lược chúa Hồ Nguyên.
    Ấy ai qua chốn Giang biên
    Khói đầy khoang giấc sầu miên lạnh lùng
    Tiếng kình vang đợt sóng rung
    Có nghe chăng có thẹn thùng người xưa?
    Riêng ai nước cũ mây mờ
    “Thái Bình Diên Yến” câu thơ lệ nhoà
    Tháng giêng kỷ niệm Đống Đa
    Sông Đằng kỷ niệm tháng ba mấy lần?
    Đầu mùa xuân, cuối mùa xuân
    Cánh tay đế Nguyễn, vương Trần nào ai?

    RépondreSupprimer
  18. Lỗi hệ thống mà .
    Xin lỗi , cho tớ ăn thêm vài tỷ đã .
    Mua nhà ở nước ngoài là xong .

    RépondreSupprimer
  19. GIẢI MÃ KHẨU HÌNH IM LẶNG CỦA 14 VỊ QUAN CHỨC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM THÌ ĐƯỢC KẾT QUẢ ĐÁNG MỪNG NHƯ THẾ NÀY:
    "SỐNG CHẾT MẶC BỌN BÂY,PHEN NÀY CHÚNG TAO NHẬP TỐNG!"

    RépondreSupprimer
  20. Những người không cùng hội cùng thuyền thì cầu mong cho thuyền khác mau chìm, chứ cần gì phải cứu giúp nó.

    RépondreSupprimer
  21. Vào lúc 12 giờ 31 phút trưa ngày Thứ Hai 06-08-12
    Curiosity Rover sẽ đáp xuống bề mặt Hỏa Tinh.
    "Ban Tuyên Giáo" NASA đang chiếu TV trực tuyến ở đây:
    http://www.nasa.gov/multimedia/nasatv/media_flash.html
    Kính mời bà con theo dói.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Bây giờ là 12h50.Mọi người tại JPL bắt tay nhau, ôm nhau vui mừng sau khi Curiosity Rover "hạ cánh an toàn". Trước đó cô phóng viên tặng chìef engineer Rob Manning một chai đậu phọng. Các cậu vừa lam việc vừa nhai đậu.God bless "nhân dân Mỹ tiến bộ"

      Cơ quan không gian Âu châu ESA cũng tiếp vận tín hiệu qua Mars Express vì trái đất đã lặn xuống chân trời.

      Supprimer
    2. Link này hay hơn
      http://www.nasa.gov/multimedia/nasatv/index.html?param=media

      Supprimer
  22. bài viết quá hay và đúng đắn

    RépondreSupprimer
  23. Thôi đừng than vãn nữa. Hãy tự kiểm điểm xem bản thân mình đã làm đủ bổn phận của người công dân tốt đối với tổ quốc chưa. Hay cũng chỉ biết an phận, ích kỷ, hèn nhát chấp nhận sống với lũ lưu manh. Tại sao bao nhiêu thằng có ăn có học mà đành chịu thất thủ trước một băng đảng dốt nát tham ô. Như thế thì các bác nên thức thời đi học tiếng tầu đi là vừa. Còn lẩm bẩm than thở chẳng đước cái tích sự gì đâu. Nếu căm phẫm quá thì ta tự thiêu phản kháng, bằng không thì cắn răng mà chết đi cho đỡ nhục trước tiền nhân. Thật là phũ phàng nhưng đây là sự thật mà không ai trong chúng ta có quyền né tránh trước những hiểm họa đang xảy ra trên quê hương.

    RépondreSupprimer
  24. xem cả đống comment không thấy ai co cái nhìn bình tĩnh sâu sắc hết,toàn la cho đã miệng,đâu ai biết rằng những thành phần phản động lúc nào cũng theo dõi tình hình đất nước để ma gây chia re hòng lật đổ chính quyền,tuy chính quyền hiện nay có nhiều vấn đề rất không đúng va làm mất lòng dân,va bộ phan cán bộ tha hóa tham nhũng cũng không ít nhưng chắc chắn Dảng và nhà nước ta không hèn đâu các vị a`,đã hèn chịu nhục thì bỏ tiền nâng cao lực lượng hải quan va không quan làm gì.
    tui thường hay nhìn 1 vấn đề 2 phái lắm,cái gi cũng nên nhìn 2 phía mới thấy được vấn đề,đừng nghe từ 1 phía đã kết luận.
    Tham nhũng thời nào không có,chuyện ỷ quyền áp bức dân chúng thời nào không có,đừng lấy vài cái thiểu số mà áp đặt tất cả la thế .
    Tôi tự hào vì đang sống ở việt nam,tuy không giàu có băng ai nhưng có thể cảm nhận được sự an toàn.
    hỏi thế giới xem ho cảm thấy nước nào la an toàn nhất(1 trong số đó chắc chắn có Việt Nam của chúng ta đó) .

    RépondreSupprimer
  25. Các chú đánh đi cháu cũng đánh. Năm nay cháu 15 tuổi ở Cà Mau, chúng cháu có một hội chống TQ.

    RépondreSupprimer