Trang

03/09/2012

HỌC GÌ TỪ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ?

 GIÁP VĂN DƯƠNG
Bài học lớn nhất mà chúng ta học được từ Nguyễn Trường Tộ chính là sự thất bại của ông trong việc kiến nghị những giải pháp canh tân đất nước với tư cách một trí thức. Từ đó thấy rằng, chỉ khi nào người trí thức tự giác tránh con đường cụt mang tên “Trí thức cận thần” để đi trên con đường mới – con đường trí thức độc lập, trí thức dấn thân – thì đất nước mới có thể tránh được nguy cơ trở thành “đất nước cận thần” và giữ được nền độc lập đúng nghĩa.
Mỗi khi nói về sự canh tân của nước Nhật, ta không khỏi nghĩ đến Fukuzawa Yukichi.
Mỗi khi nghĩ đến Fukuzawa Yukichi, ta không khỏi nghĩ đến Nguyễn Trường Tộ.
Cả Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ đều là những nhà tư tưởng về cải cách, sống cùng giai đoạn lịch sử. Nhưng một người thành công, một người thất bại.
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Fukuzawa Yukichi thành công, còn Nguyễn Trường Tộ thì thất bại?
Một phần của câu trả lời đến từ sự khác nhau trong cách tiếp cận của hai người.



Trí thức độc lậpSau khi tiếp thu nền văn minh phương Tây, và nhận thấy cần phải tiến hành cải cách để canh tân đất nước nhằm giữ nền độc lập, vươn lên sánh vai cùng các cường quốc phương Tây, Fukuzawa Yukichi tiến hành chương trình hành động của mình.
Các việc làm của Fukuzawa Yukichi tương đối phong phú, nhưng có thể khái quát ngắn gọn như sau: mở trường dạy học, dịch sách, viết sách, làm báo để truyền bá văn minh phương Tây cho trí thức và dân chúng Nhật Bản.
Ông tìm cách khai sáng cho dân chúng và trí thức Nhật Bản, lúc đó còn chìm đắm trong lối học từ chương ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa, thông qua việc cổ vũ lối thực học của phương Tây; xây dựng hình mẫu trí thức độc lập và chủ trương “độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân”.
Bản thân ông cũng hành động như một hình mẫu của trí thức độc lập, không phục thuộc vào giới cầm quyền. Ông kêu gọi trí thức Nhật Bản lúc bấy giờ hãy “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, tự tin vào sức mạnh và vị thế độc lập của mình. Từ đó dấn đến niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của tri thức và nền văn minh mới mẻ có tác dụng giải phóng tư duy và bồi đắp sự độc lập của cá nhân.
Khi trường Đại học Keio do ông sáng lập có nguy cơ phải đóng cửa vì nội chiến, chỉ còn 18 học sinh, nhưng ông vẫn tin tưởng: “Chừng nào ngôi trường này còn đứng vững, Nhật Bản vẫn sẽ là quốc gia văn minh trên thế giới”.
Fukuzawa Yukichi sống và làm việc như một trí thức độc lập điển hình.

“Trí thức cận thần”
Khác với Fukuzawa Yukichi, Nguyễn Trường Tộ, sau khi tiếp thu văn minh phương Tây, không truyền bá để khai sáng cho đại chúng mà dành phần lớn tâm sức cho việc viết tấu trình gửi nhà Vua.
Tất cả các bản tấu trình và điều trần của ông đều không được đưa ra sử dụng, dù hơn ai hết, ông biết được giá trị thật của chúng: “Tế cấp luận thâu tóm trí khôn của thiên hạ 500 năm nay… Bài Tế cấp luận của tôi nếu đem ra thực hành hàng trăm năm cũng chưa hết”.
Bằng cách đó, ông đã phụ thuộc tuyệt đối vào nhà cầm quyền, đánh mất vị thế độc lập của người trí thức. Nói cách khác, ông hành xử như một “trí thức cận thần”: Viết tấu trình và chờ đợi sự sáng suốt của nhà Vua.
Như thế, ông đã tự tước đi cơ hội của chính mình, và rộng ra là của cả dân tộc, vì trong suốt lịch sử, số lượng các minh quân vô cùng ít.
Những kiến nghị cải cách của ông, dù đúng đắn và có tầm vóc thời đại, nhưng rốt cuộc lại trở nên vô dụng. Do hành xử như một “trí thức cận thần”, không có được sự độc lập cho bản thân mình, dẫn đến không có đóng góp gì đáng kể vào sự hình thành giới trí thức đúng nghĩa, nên sau khi ông mất đi, không có người tiếp nối. Tư tưởng canh tân đổi mới của ông vì thế bị chìm vào quên lãng.

Bài học cho hậu thế
Sự thất bại của Nguyễn Trường Tộ chính là bài học lớn nhất dành cho hậu thế. Tiếc rằng, bài học này, dù phải trả học phí rất đắt bởi không chỉ Nguyễn Trường Tộ mà còn cả dân tộc, không được sử dụng.
Những người có trách nhiệm thậm chí còn cổ vũ và yêu cầu trí thức phải đi theo lối con đường “trí thức cận thần” của Nguyễn Trường Tộ khi cho rằng: Trí thức muốn kiến nghị hay phản biện xã hội, cần gửi cho các cơ quan hữu trách trước khi phổ biến ra ngoài xã hội.
Lịch sử đã chứng minh: Đi theo còn đường đó là đi vào ngõ cụt. Làm theo cách đó là kéo lùi bước đi của dân tộc.
Trước tình cảnh đó, không còn cách nào khác, người trí thức phải tự giác tránh con đường cụt đó, con đường “trí thức cận thần”, để đi con đường mới: con đường trí thức độc lập, trí thức dấn thân. Chỉ khi đó, đất nước mới tránh được nguy cơ trở thành “đất nước cận thần”, và giữ được nền độc lập đúng nghĩa.
Blog Trần Nhương

14 commentaires:

  1. Bài viết quá hay. Khổ nỗi, trong cơ chế này, đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để nên mọi hoạt động phải nằm dưới sự lãnh đạo của đảng, nhất là những hoạt động liên quan đến chính trị.
    Hô hào TRÍ THỨC ĐỘC LẬP chẳng khác nào phủ nhận sự lãnh đạo của đảng. Nâng quan điểm một chút thì đó là sự chống đối đảng, nhà nước và chế độ

    RépondreSupprimer
  2. Không ai dám nói đến các từ "độc lập, tự do" mà chưa " xin ý kiến chỉ đạo của đảng" chứ đừng nói phải hành động ĐỘC LẬP!
    Bắt bỏ tù đó! Nếu khôg có " chỉ đại" và "cho phép" của đảng thì đừng mong!
    "Cho gâu gâu mới được quyền gâu gâu!"
    "Muốn ẳn một tiếng cũng phải xin phép đảng!" Rõ chưa!?

    RépondreSupprimer
  3. Bây giờ nhiều trí thức mở mồm như Nguyễn Trường Tộ còn không dám chứ nói gì độc lập. Buồn lắm thay!

    RépondreSupprimer
  4. Cái sợ đã in vào máu trí thức VN hiện nay mất rồi. Cách duy nhất để có Trí thức độc lập, là phải có dũng khí tức không sợ hãi...

    RépondreSupprimer
  5. Người Hà Tĩnh3 septembre 2012 à 12:10

    Bài Viết rất hay. Nhưng biết rồi thêm buồn mà thôi. Bởi xã hội Đảng toàn trị VN hiện nay còn thua cả thời Phong kiến của Nhật Bản

    RépondreSupprimer
  6. Thật ra,nếu tác giả xét kỹ tình hình chính trị-xã hội VN.thời đó
    thì ông ta sẽ nhận định chính xác hơn trong việc so sánh hai vị trí thức có viễn kiến đi trước thời đại.
    Nước VN.lúc bấy giờ có chính sách phân biệt đốì xử với người TCG.
    thì ông NTT.làm sao dám độc lập hành động theo ý mình được.Theo
    đạo TC.đã là tội nặng rồi,ngay cả "trí thức cận thần" cũng chưa
    với tới,nói chi làm như Fukuzawa Fukichi.

    RépondreSupprimer
  7. Hoan hô VN chuẩn bị trở thành nước nghèo nhất trong các nước Đông Nam Á, lãnh đạo nhà ta tài thiệt!

    RépondreSupprimer
  8. Một công dân có trách nhiệm với đất nước không thể chỉ gạt nước mắt khóc thương nước mình mà phải bằng hành động. Có rất nhiều cách thể hiện lòng yêu nước và thực hiện nghĩa vụ xây dựng bảo vệ đất nước.

    Chúng ta không thể bằng lòng với cuộc sống hiện tại khi nước mình còn nghèo nàn, lạc hậu, bị cộng đồng quốc tế xếp hạng dưới trung bình về đổi mới, sáng tạo, chưa kể còn bị đánh giá là thiếu nhiều tiêu chí văn minh khác. Chúng ta càng không thể nhìn các quốc gia khác xâm lăng đất nước mình bằng máy móc, thiết bị, bằng công nghệ tiên tiến và thậm chí bằng văn hóa, bằng đe dọa vũ lực. Phải hành động để thực sự tự chủ, tự lực, tự cường.

    Còn bất cứ sự lệ thuộc nào là còn chưa thể khẳng định với hai chữ độc lập.(lÊ cHÂN nHÂN)
    http://dantri.com.vn/c702/s702-635655/nghi-ve-doc-lap-va-trach-nhiem-cong-dan.htm

    RépondreSupprimer
  9. Vua Gia Long được sự giúp đở của người Pháp để tranh giành ngôi cai trị từ nhà Tây Sơn. Được giang sơn rồi thì Gia Long và các vua triều Nguyễn sau đó thì nghi ngờ người Pháp bằng thái độ hẹp hòi vì sợ văn hóa Pháp Tây phương (dân chủ Tây phương manh nha từ cách mạng Pháp và Mỹ, phế vua lập tổng thống, tam quyền phân lập, bãi bỏ chế độ phong kiến) và đạo Công giáo ảnh hưởng tới tư tưởng "Quan Phu phụ", "Vua là phụ mẫu thiên hạ", sợ mất ngôi v.v... nên có tư tưởng bài văn hóa Pháp, bắt đạo sát hại đồng bào Công giáo cùng dòng giống máu mủ với mình mà cao điểm việc tàn sát người Công giáo dưới triều Minh Mạng, Tự Đức. Hơn nữa trong khi các nước Tây phương người ta cho học sinh học khoa học, hóa lý, toán số, vật lý, thiên văn thì các vua triều Nguyễn muốn kéo dài quyền thống trị của mình thì không cải cách giáo dục vì sợ dân nhiễm văn hóa Tây phương "nổi loạn chống Vua quan, đòi công bằng dân chủ theo tinh thần Cách Mạng Pháp hay Mỹ", mà trái lại vua quan nhà Nguyễn chỉ cho người dân học Nho làm quan tiến chức, đi học để ra làm quan chứ không phải xây dựng nước. Thế cho nên nói triều Nguyễn kéo dài đất nước trong sự lạc hậu, cổ lỗ, thối nát quả là không phải không có lý lắm ru.

    Xu hướng chung của nhân loại là ngã về về nền chính trị Tây phương (Pháp, Mỹ là ví dụ): tam quyền phân lập, đa đảng đa nguyên.

    Mặc dù thực dân Pháp không tốt lành gì, nhưng công bằng mà nói qua sự đô hộ của họ thì dân Việt nam mới học được cái hay của khoa học văn hóa Tây phương: người Việt biết chữ quốc ngữ La Tinh hóa, không thì bây giờ học sinh Việt còn ê a chữ Hán hay Nôm lộm thộm bất tiện, học sinh Việt được học hành các môn khoa học (toán học, vật lý, hóa học, sinh vật, địa lý v.v...) thay vì đắm mình trong hủ Nho lạc hậu, học thuộc lòng ê a thi phú, người dân Việt nam mới biết dùbg bóng đèn điện, xây cầu sắt lưu thông xi măng hóa chất, tiếp cận Tây y chữa bệnh ngoài Đông y, người Việt biết dùng xăng dầu máy móc cơ giới của Tây dương, bút máy, điện lực, xe điện v.v...

    Do đó, dân tộc Việt nam bất hạnh khi bị cai trị bởi những ông hoàng bà chúa nhà Nguyễn cổ lổ phong kiến, tham quyền cố vị. Chín họ kéo đất nước thục lùi lạc hậu hàng trăm năm từ thế kỷ 18, 19, 20.

    Nhưng dân tộc Việt nam lại còn bất hạnh hơn trong thời kỳ hiện đại khi bị cai trị bởi đảng CSVN độc tài, duy ý chí chẳng thua gì các vua quan nhà Nguyễn kể từ triều đại VNDCCH và hiện tại là CHXHCN VN!

    RépondreSupprimer
  10. Dân Đen Da Vàng3 septembre 2012 à 21:13

    Bài Viết đã mở được cái cánh cửa để cho cả dân tộc nhìn thấy ánh sáng buổi bình minh. Nhưng sẽ có được bao nhiêu người bước qua cái cánh cửa đó!
    Thật ra thì ở Việt Nam mình có bao nhiêu người thật sự là Trí Thức độc lập?
    Đọc lại lịch sử thời cận và hiện đại ta thấy đã xuất hiện những người Trí Thức Độc Lập, nhưng buồn thay là đã bị đàn áp đến thân tàn ma dại, nhưng những con người đó vẫn còn giữ được phẩm giá của một người Trí thức độc lập, trong đó có nhà thơ Hữu Loan.
    Thật ra thì ngày nay muốn có được tầng lớp Trí thức độc lập thì cần phải có sự đoàn kết trong hành động của những người trí thức. Biệt giam được hết cả dân tộc không? vì ngày nay ta đang bị chung thân trong một ngôi tù lớn, mà cái tội bị chung thân là do chính mình nhốt mình, nhốt trong ánh hào quang của ảo mộng. Có những người muốn mở toan cánh cửa nhà tù, nhưng đơn độc quá không đủ sức để mở cánh cửa trại tù đang nhốt chính mình và cả dân tộc.
    Tần Thủy Hoàng thì đốt sách chôn nho. Mao Trạch Đông thì "cách mạng văn hóa". Còn ở ta thì sao?
    Chống giặc dốt để làm gì khi ta kiểm soát tư tưởng, rào cản tri thức?
    Cái này chỉ khác Mao ở phương cách hành động, nhưng giống nhau vì cùng một mục đích: Đó là định hướng tri thức để quản lý tư tưởng.
    Xin phép Bác Chếnh cho cháu nói ra đây một lời thật lòng trong nhận xét của cháu.

    RépondreSupprimer
  11. Bài này tuy cũ mà hay quá, anh Chênh có thể cho đăng lại bài nay không?

    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9640&rb=0401

    RépondreSupprimer
  12. Bây giờ là ổn định để phất triển. Từng đấy năm chiến tranh, cô lập về ngoại giao chưa đủ với đất nước nhỏ bé này ư?

    RépondreSupprimer