Trang

04/09/2012

KỲ ĐẠO VÔ CÙNG

Nhận được bài viết sau đây của bạn Giao Đinh, tôi rất băn khoăn vì đây là bài  phân tích sấm Khổng Minh là lãnh vực tôi hoàn toàn "kính nhi viễn chi". Tuy nhiên trước sự nhiệt tình của bạn Giao Đinh, tôi xin đăng bài viết nầy như là một tài liệu để suy ngẫm
Kỳ Đạo Vô Cùng
-------------------------
Trong khi đang suy nghĩ về câu sấm Khổng Minh Gia Cát Lượng
Tứ môn sạ tích (Tứ môn sạ khai) Bốn cửa (chợt) mở toang
Đột như kì lai Thình lình mà đến
Thần kê nhất thanh Gà thần một tiếng
Kỳ đạo đại suy Đạo ấy rất suy
--------------
Chiêm đắt thử khoá Bói được quẻ này
Dịch số nãi chung Dịch số bèn hết
Tiền cổ hậu kim Trước cũ sau mới
Kỳ đạo vô cùng Đạo ấy vô cùng

                Được đọc bài TẤT ĐẠT ĐA VÀ NGUYỄN TẤT THÀNH của HUỲNH NGỌC CHÊNH vào ngày 02.09.2012, lòng hân hoan như được cởi mở, nhưng còn phân vân, có đúng hay không và lược tóm theo bài như sau:

            Tất Đạt Đa là ......Thái tử. Chàng đi xuống với dân gian. Thời đó, Ấn Độ dân đông nên đời sống rất cùng cực do vậy chàng thấy nhân dân mình đói nghèo, khổ sở quá, khổ khắp mọi nơi. Từ đó chàng quy nạp lên cả nhân gian nầy là một bể khổ, ở đâu cũng khổ, trong hoàn cảnh nào cũng khổ: Sinh, bệnh, lão, tử đều khổ. Chàng chạnh lòng nghĩ rằng phải tìm ra con đường cứu khổ cho nhân dân của chàng và cho cả nhân loại. Thế là chàng, trong một đêm trăng sáng, dứt vợ đẹp con ngoan để ra đi tìm đường cứu khổ cho nhân loại.          
            Ban đầu chàng có lầm lạc, đi sai đường, nhưng sau đó tỉnh ngộ, sửa sai, đi theo con đường khác và chàng đã thành công, đạt được đại giác ngộ, thấy ra con đường tự giải thoát bản thân và giải thoát cho cả nhân loại.
            Con đường của chàng là mỗi người nên từ bỏ tham sân si, lấy từ bi hỉ xả thương yêu mọi người để mà tiến đến sự tự giải thoát. Chàng trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Con đường của chàng vạch ra đã hơn 2000 năm trôi qua, hiện nay vẫn là lẽ sống của gần cả tỷ người trên hành tinh này.

            Nguyễn Tất Thành sinh sau hơn 2000 năm, có hoàn cảnh bất hạnh hơn.
Con đường học hành ... bị cắt đứt, chàng xuôi vào Nam và lên tàu, vượt biển.....
nhận được sự bảo bọc và dạy dỗ của một nhà cách mạng kiệt xuất thời đó là cụ Phan Châu Trinh. Nhưng theo như lời chàng kể, con đường cứu nước ôn hòa, đấu tranh dân chủ của cụ Phan là con đường lầm lạc, chàng tự đi tìm con đường khác: Đường Kách Mệnh theo phương pháp đấu tranh bạo lực...con đường kích động hận thù và đấu tranh bạo lực tiêu diệu nhau.....Tất yếu phải như vậy, vì con đường của chàng mang từ trời Tây về là con đường lấy sự đấu tranh hận thù giữa các giai cấp làm lẽ sống.           


Tất Đạt Đa bỏ tu khổ hạnh, đạt đạo giải thoát, gọi là Đạo Tất Đạt Đa.
Nguyễn Tất Thành bỏ ôn hòa Phan Chu Trinh theo Đạo Lê-Nintháng tám 1944 đã hứa bỏ đạo trong vòng 50 năm tới mà không thành.
-------------------------
            Trở lại sấm Khổng Minh Gia Cát Lượng, khúc mắc
Tiền cổ hậu kim
Kỳ đạo vô cùng
nhà văn Phạm Viết Đào đã dịch ‘Trước cũ sau mới, Đạo ấy vô cùng’, không đúng lắm, vì Đạo ấy là đạo nào? Phải được biết rồi mới gọi Đạo ấy. Tiền cổ hậu kim chứng tỏ Đạo ấy trước sau là một. Tuy trước là cổ, nhưng sau lại là kim, vì đạo này rất Kỳ Diệu, phải có trước, mới gọi được là Kỳ đạo. Đạo này trước cũ, sau mới kỳ diệu vô cùng. Đạo này không tham sân si, đầy lòng vô ngã vị tha, không hận thù.
            Sấm Khổng Minh Gia Cát Lượng, chủ đích cho Trung Hoa
Tứ môn sạ tích (Tứ môn sạ khai) Bốn cửa (chợt) mở toang
Đột như kì lai Thình lình mà đến
Thần kê nhất thanh Gà thần một tiếng
Kỳ đạo đại suy Đạo ấy rất suy
cũng có Kỳ đạo, nhưng đây lại đại suy.
            Kỳ đạo cho trường hợp Thần kê nhất thanh Gà thần một tiếng  và Tiền cổ hậu kim Trước cũ sau mới, hai trường hợp khác nhau nên cần trực nhận cảm thông mới hiểu biết.
            Dùng trường hợp Tất Đạt ĐaNguyễn Tất Thành Việtnam mới hiểu được Kỳ đạo vô cùng,cho cả hai trường hợp. Kỳ đạo này ở Việtnam cũng như Kỳ đạo tại Trung Hoa cho hai trường hợp. Hiện tình Việtnam đang rất cần Dân chủ cùng Pháp luật, nên cần Kỳ đạo vô cùng.  
Giao Đinh ĐKG, 03.09.2012

  

5 commentaires:

  1. Một bài Viết rất khó hiểu vì tui đây không biết Kỳ Đạo là cái gì. Hiểu được từ Đạo nhưng Kỳ Đạo phải là đạo gì?
    Nhưng suy cho cùng cũng xoáy quanh vấn đề xã hội dân sinh.
    Đạo giáo thì đạo nào cũng dạy cho con người cái chân thiện(trừ những đạo quá cực đoan, vì cực đoan sẽ đánh mất cái tánh thiên), mà chân thiện thì gắn liền với lương tri của một con người. Vậy thì mỗi con người chúng ta có một lương tri tối thiểu không?
    Có, ai ai cũng có, bởi vì lương tri nó được sinh ra từ trong tình thương yêu, một thứ tình cảm tự nhiên của con người
    Một thằng đại ác thì ít nhất trong nó cũng có một lương tri. Cái lương tri đó được sinh ra trong tình yêu thương của mẹ nó từ lúc mới sinh ra nó, hay của những người quan tâm đến nó. Vì nếu không có ai quan tâm đến nó thì nó làm sao sống được? Nó trở thành một thằng đại ác khi nó bị đánh mất lương tri. Mà trong một xã hội muôn màu muôn sắc với biết bao cám dỗ(Tham-Sân-Si), dục vọng dễ làm cho con người ta đánh mất đi lương tri của mình.
    Không thể biến cả xã hội loài người thành Phật, thành Chúa. Nhưng Đạo-Đạo lý(Một triết lý sống của xã hội) sẽ hướng con người ta đến với cái thiện, giữ cho con người ta không đánh mất lương tri.
    Trong điều kiện nào thì xã hội loài người gạt bỏ lương tri để mà sống, để mà tồn tại?
    Trong điều kiện bùng nổ dân số, trong điều kiện thiếu nước, lương thực.
    Xin hỏi rằng nếu như cái xã hội loài người mà rơi vào tình trạng đói lương thực, thiếu nước thì coi chúng ta có ăn thịt lẫn nhau, uống máu lẫn nhau không? Quy luật tồn tại.
    Vì rằng chúng ta vẫn còn thiên nhiên ưu đãi nên vẫn chưa xảy ra, trừ trường hợp do con người gây ra như thời Mao Trạch Đông. Cho nên mới nói cái sự tham sống sợ chết của người Hán rất cao, cho nên vì sao ông cha ta xưa kia đánh bại họ không biết bao nhiêu lần, vậy thì ngày nay ta có phải sợ họ với một cuộc xâm lược mới không? chỉ sợ họ không xâm lược bằng sức mạnh vũ lực mà bằng cách thâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều ngõ thôi. Và từ đó cho ta thấy thêm một điều là người Hán không có một nền tảng tôn giáo mạnh.
    "Nước Đại Đường các ngươi đất rộng người đông, làm toàn chuyện ác. Nếu không có Kinh Phật của Phật Tổ ở Đại Lôi Âm Tự để làm cho mọi người tích thiện thì sẽ bị tiêu vong". Trích từ trong tập chuyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Cho thấy rằng Ông đã nhìn xã hội Trung Hoa quá đúng, thời đó cũng như bây giờ. Thiếu đi một nền tảng tôn giáo lành mạnh thì xã hội sẽ không bao giờ phát triển bền vững. Tôn giáo - Kinh tế - Chính trị phải có sự tồn tại và dung hòa lẫn nhau mới có sự phát triển vững mạnh của xã hội, trong điều kiện thiên nhiên vẫn còn ưu đãi cho trái đất này.
    Như vậy thì làm sao phát triển kinh tế xã hội mà điều hòa được sự bùng phát dân số?
    Để phát triển kinh tế nhưng kìm chế được sự bùng phát dân số là phải dựa vào Luật pháp, mà không phải là luật "Kế Hoạch Hóa Gia Đình" đâu. Luật đó là luật bảo vệ trẻ em, để cho những thế hệ trẻ em sinh ra và lớn lên là những thành phần khoẻ mạnh, năng động của xã hội, cũng thông qua những bộ luật đó để từng hộ gia đình dung hòa điều kiện sinh sản tùy theo điều kiện kinh tế và điều kiện gia đình. Và khi một nền kinh tế phát triển đúng mức, dung hòa được công ăn việc làm của người dân thì cũng là một phương thức dung hòa sự bùng phát dân số.
    Nhìn vào sự bùng phát dân số ở Việt Nam trong vòng mấy thập kỹ trước cho đến nay là biết các ông làm kinh tế và làm luật ở Việt Nam thất bại ra sao rồi. Cho nên khi ông Đinh La Thăng nói sẽ giãi quyết dứt điểm nạn kẹt xe là biết ổng nói hoảng loạn rồi. Một mình bộ của ông làm nỗi sao ông?

    RépondreSupprimer
  2. đói với thể chế bây giờ thì chỉ có ĐẠO NHỒ mà thôi

    RépondreSupprimer
  3. Một bài viết cực hay .
    Rất thật .
    Anh Tất Thành hơi nông nổi nên hiểu sai và gây ra cái chết cho hàng triệu người Việt nam . Nếu anh Thành này mà theo đường lối Cụ Phan thì dân tộc này đã sánh vai cường quốc rồi .
    Lịch sử nó vậy . Số phận của dân tộc Việt nam nó đau thương vậy .

    RépondreSupprimer
  4. Quẻ này Khổng Minh dự đoán thời loạn lạc Tam quốc sẽ kết thúc và sau đó đó là thời kỳ của hòa bình , ổn định ( Kỳ đạo ).
    Nó cũng đang tương ứng với Việt nam bây giờ .
    Thời kỳ rối loạn tại Việt nam sẽ kết thúc khá bất ngờ và một anh hùng sẽ xuất hiện đem đại đạo đến cho Việt nam .
    Cuộc sống là một vận động và thay đổi . Việt nam cũng phải vậy .

    RépondreSupprimer
  5. Thanh,Tru,Hoai,Diet.
    Cung tat bien. Bien tat thong.
    Mong.

    RépondreSupprimer