Trang

02/10/2012

TÔI VÀ VIỆT CỘNG (tiếp theo)

...một tuần sau ngày 30.4, tôi về lại Đà Nẵng.
Đà Nẵng đã hưởng hòa bình trước một tháng, gia đình tôi cùng nhiều bà con khác đang chuẩn bị trở lại quê nhà. Tôi ủng hộ quyết định nầy của ba tôi.
Mẹ tôi buôn bán tảo tần dành dụm được vài chục cây vàng mang ra bán dần để đổ tiền vào khẩn hoang ruộng đồng, gần chục mẫu ở quê ngoại Hòa Quý và  5 mẫu ở quê nội Hòa Xuân. Hồi đó phải thuê người rà gỡ bom mìn rất tốn kém.
Các chú, các bác, các cậu tôi đang từ miền Bắc trở về hoặc từ trên núi xuống đang giữ các cương vị kha khá ở Đà Nẵng cũng như ở Hòa Vang, đến gợi ý tôi tham gia vào chính quyền mới như làm công an, cán bộ huyện, ngành du lịch...nhưng tôi đều từ chối. Tôi thích về quê làm nông với ba mẹ và em gái của tôi.
Khi nằm ở Sài Gòn, nhiều đêm nhớ lại những ngày tháng nông tang ở quê nhà mà lòng quặn thắt. Ước nguyện  của tôi là khi hòa bình lập lại nếu đường học dở dang thì sẽ về lại quê nhà vui thú với nghề nông mà trước đây chiến tranh khốc liệt đã làm cho đứt đoạn.

Nhưng làm nông khi tôi còn bé chỉ chạy theo làm những việc phụ thì nó vui vẻ và lãng mạn lắm. Bây giờ trở thành lao động chính thì nghề nông quả là rất nghiệt ngã với tôi. Không còn những đêm hè đầy sao và đom đóm, lũ trẻ chúng tôi chạy quanh sân vừa đạp lúa vừa chơi trò vật lộn, không còn những trưa hè nằm vắt vẻo trên chiếc võng treo dưới bóng râm nghe tiếng ve râm ran sau bửa cơm trưa giữa đồng, không còn chuyện tát nước đêm trăng rồi kéo nhau xuống mương tắm mát cùng ánh trăng....Đúng là hai lần không thể cùng tắm trên một giòng sông như triết gia gì đó của Hy Lạp đã nói.
Dù đã có thuê nhiều người làm, nhưng tôi cũng phải làm quần quật cùng ba mẹ và đứa em gái từ sáng sớm đến chiều tối. Thế nhưng sức trai hai mươi quá thừa năng lượng giúp tôi vượt qua và nhanh chóng thích nghi với công việc nặng nhọc.
6 giờ chiều đã ăn tối, nên tôi có một buồi tối rất dài. Tôi chong đèn dầu nằm đọc sách cả đêm. Những năm ở SG, lo học cấp tập rồi còn lo chuyện tranh đấu nên hầu như không có thì giờ đọc sách cũng như đầu óc  rãnh rỗi để tiếp thu được nội dung của sách. Thời đó hầu như tháng nào gia đình gởi tiền vào tôi đều đi mua sách. Sau đó đi dạy thêm có tiền cũng chỉ mua sách. Mua để đó hoặc liếc qua chứ chưa có thời giờ đọc. Sau ngày 30.4, trước khi về lại Đà Nẵng tôi đã đảo một vòng lề đường SG mua được rất nhiều sách quý với giá rẻ mạt. Sách nầy do đám hôi của lấy từ các gia đình quyền thế bỏ chạy mang ra bán sôn.
Bấy giờ ở quê nhà đêm thanh vắng, tôi lần lượt gặm nhấm một cách thích thú những gì tôi mang từ SG về. Các tác phẩm của Tolstoi, Dostoievski, Victor Hugo, Charles Dicken, Nieztche, Herman Hess...tôi đọc được từ dạo ấy. Mỗi tuần tôi lại tự cho mình được nghỉ một hai ngày. Khi ấy tôi chạy xe xuống Đà Nẵng mượn sách tại thư viện công đoàn nằm ở ngã tư Lê Lợi -Hùng Vương. Tôi làm thẻ thư viện và quen với cô phụ trách ở đó nên mỗi lần tôi mượn được hàng đống sách. Đó là các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp...và các sách về triết học Mác Lenin. Trong bốn tháng làm nông, tôi đã đọc say mê rất nhiều sách cũ và sách mới . Tôi tiếp thu chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử một cách nhanh chóng với niềm đam mê thích thú. Tôi là dân khoa học, hơn nữa năm lớp12, tôi là học sinh rất giỏi môn triết. Hồ Chí Minh và Trường Chinh tôi không thích lắm nhưng tôi rất thích Lê Duẩn. Cuốn "Dưới lá cờ vẻ vang..." của ông giúp tôi khai phá ra bao nhiêu điều về chủ nghĩa xã hội. Vì quá say mê Lê Duẩn nên sau nầy tôi nhanh chóng bị hụt hẫng bởi chính ông ta. Khi đó tôi đã đi dạy học được một năm, một lần tôi vớ cuốn  Stalin Tuyển tập trong thư viện nhà trường, đọc xong tôi ngỡ ngàng. Những gì Lê Duẩn viết đều gần như sao y từ Stalin, chỉ sửa lại đôi chữ cho phù hợp với Việt Nam. Ngay cả cái viết ra tưởng như từ sự xúc động chân thành tận đáy lòng là điếu văn đọc trước linh cửu HCM của Lê Duẩn cũng hao hao giống điếu văn của Staline đọc trước Lê nin. Không lâu sau đó, thần tượng Hồ Chí Minh cũng sụp đổ trong tôi khi tôi phát hiện ra tác giả Trần Dân Tiên ca ngợi bác Hồ hết lời trong tác phẩm "Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của bác Hồ" chính là Hồ Chí Minh. Trái tim hồn nhiên non trẻ của tôi bị một nhát đâm rướm máu.
 Hồi đó tôi không lăn xăn tham gia vào chính quyền không có nghĩa là tôi không yêu chính quyền mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng dần dần những chuyện như vậy, rồi qua sách vở, lẫn những chuyện trong thực tế về sau nầy, tình yêu ấy mòn dần trong tôi...Tôi và lý tưởng cộng sản, ai đã phản bội ai?

Tôi sống đời nhà nông bốn tháng, thu hoạch được một vụ mùa cả lúa lẫn sắn khoai cũng kha khá. Tôi từ một thư sinh trắng trẻo biến thành một anh nông dân thực thụ, thô kệch, ốm o và đen đúa. Mẹ tôi thương tôi quá, bảo: Con xuống Đà Nẵng tìm việc gì đó làm cho nhàn nhã. Làm nông như vậy là đủ rồi, không phải là nghề của con. Ba tôi cũng nói : Chẳng lẽ cho con ăn học nhiều như vậy mà bây giờ lại về làm nông hay sao.
Tôi biết vậy nhưng thật tình tôi không biết cái bằng cử nhân hóa học của tôi sẽ xin vào làm công việc gì vào thời đó ngoài những việc ở các cấp chính quyền, ở công an, thuế vụ, du lịch, quản lý thị trường...tôi vốn không hề thích thú. Cuối cùng tôi thấy nghề dạy học là có thể sử dụng được chuyên môn của mình, hơn nữa lại không dính líu gì nhiều đến chính trị, tôi đi tìm tới ty Giáo Dục QNĐN.
Tôi nộp hồ sơ xin dạy học ngay cho trưởng phòng tổ chức. Anh ta còn khá trẻ, lớn hơn tôi chừng vài tuổi, mặt mày đăm đăm trông rất "cán bộ Việt Cộng". Anh đọc hồ sơ rồi nói:
- Lí lịch sao ghi đơn giản rứa.
Đúng vậy, lí lịch phần bản thân tôi chỉ ghi có mấy chữ:

  • 1952:  Sinh ra đời.
  • Từ 1957 đến 30.4. 1975: Đi học tại Hòa Vang, Đà Nẵng và Sài Gòn. 
  • Không làm gì cho ta và cho địch.
  • Từ tháng 5.75 đến tháng 9. 75:  Về quê làm ruộng.

Cán bộ hỏi:
- Hồi sinh viên không tham gia chi hết hay sao?
- Ừ, không tham chi hết, chỉ biết đi học.
Cán bộ Việt Cộng lại hỏi:
- Ở Đại học Khoa Học có biết Huỳnh Văn Xuân không?
Tôi trả lời ngay:
- Biết chứ. Nhưng không biết mặt chỉ nghe tên. Anh ấy là một trong những lãnh tụ nhóm sinh viên Bừng Sống có tiếng. Khi tôi vào học thì nhóm ấy bị tan rã. Một số bị bắt, một số chạy lên núi. Tôi nghe Huỳnh Văn Xuân chạy lên núi không biết bây giờ ra sao.
Cán bộ hỏi:
- Làm sao biết Huỳnh Văn Xuân?
- Báo chí công khai cũng như báo chí bí mật của sinh viên tranh đấu có nhắc đến anh ấy.
Anh ta cười nói:
- Huỳnh Văn Xuân là tui đây. Có nguyện vọng chi không?
Tôi nói:
- Đi dạy học thôi chứ nguyện vọng chi.
Huỳnh Văn Xuân nói:
- Không muốn ưu tiên chi à? Mà đồng chí còn trai trẻ, tôi cử lên dạy trường miền núi mới mở, có chịu không?
-Ư, thì được chứ sao.
Sau nầy đi làm báo gặp lại Huỳnh Văn Xuân ở Sài Gòn, khi ăn nhậu với nhau tôi chọc quê y:
- Ông tưởng lúc ấy đày tôi lên miền núi tôi buồn lắm sao. Bao năm rồi tôi thầm biết ơn ông mà không có dịp gặp lại để cám ơn. Ông đưa tôi vào đúng một một ổ giáo viên nữ trẻ đẹp, hoặc chưa chồng, hoặc chồng đi học tập. Các cô ấy hầu hết đều ở Đà Nẵng nên đi dạy xa nhà phải ở lại tập thể với tôi. Các cô đều sợ ma, đêm đến tối thui, đi đâu cũng đều bấu lấy tôi. Mà tôi thì còn trai trẻ chưa vợ ...hì hì..
Đúng là những năm đi dạy học tuy có nghèo đói nhưng là những năm hạnh phúc nhất của tôi khi sống dưới chế độ Việt Cộng. Tôi được sống trong môi trường của những thầy cô giáo lưu dung trước 75, là những nhà giáo uy tín, giỏi chuyên môn, lịch lãm văn minh trong sinh hoạt, có tâm với học sinh. Họ là những trí thức tiểu tư sản thực thụ của thành thị miền Nam. Đó là những đồng nghiệp Nguyễn Văn Minh, Trần thị Quế Hương, Lê Mỹ Ý, Tống Viết Thụy, Tôn nữ Phương Tần, Thái Thị Mỹ Lý, Nguyễn Thị Tâm, Hồ Sỹ Thứ, Nguyễn Đình Sắt, Nguyễn Văn Gia, Đoàn Thị Ngọc Lan, Lê Thanh Xuân, Nguyễn Hoàng Thọ, Lê Thị Thanh, Hồ Điền, Phạm Hường, Phan Thanh Kế, Trần Thông, Trần Đại Tăng, Văn Công Liên, Phan Khắc Đồ...có người còn sống, có người đã chết mà hơn ba mươi năm qua tôi vẫn không quên.
Sau nầy tôi chuyển qua làm báo chẳng qua vì muốn tìm đường chuyển gia đình  vào Sài Gòn cho con cái lên đại học đỡ phải xa nhà chứ tôi không yêu thích chi nghề báo mấy.
Tôi vẫn yêu nghề giáo. Nhưng tôi biết bây giờ trở lại trường học, môi trường giáo dục không còn như xưa.
Hai lần không thể tắm cùng trên một giòng sông.

50 commentaires:

  1. Đọc bài tiếp theo của bác HNC.,tôi biết thêm được nhiều thông tin về bác và người khác mà
    tôi từng đến thăm như thầy TĐT.chẳng hạn.
    Thời học trung học,tôi biết LTX.nhưng tôi chưa
    hề gặp lại những lần họp bạn trường cũ SM.
    Thời học đại học thì biết NHT,một chuyên viên
    "đánh trâu" từng làm thơ ì xèo lúc đó nhưng giờ đã hết hứng !
    Công nhận là đa số dân QN.theo VC.vì mối quan hệ họ hàng ruột thịt đã thúc đẩy họ,chứ chẳng
    biết gì nhiều về chế độ CS.miền Bắc.

    RépondreSupprimer
  2. Nguyễn Tam Kỳ2 octobre 2012 à 20:07

    Từ nay em xin gọi anh Huỳnh Ngọc Chênh là Thầy Chênh nhé.
    Em có may mắn được học Toán với thầy Phan Khắc Đồ.
    Thầy Đồ người ốm, cao dong dỏng, dạy rất nghệ sĩ, hình như trong 1 tiết dạy thầy dùng tới 2 cốc cà-phê đặc. Rất nhớ tay thầy vẽ hình trong giờ Hình học không gian, y như nghệ sĩ múa.
    Không biết bây giờ thầy còn mạnh giỏi không. Chắc thầy về hưu lâu rồi.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. thầy Phan Khắc Đồ đang ở Danang, học trò của thầy nay cũng đã lớn tuổi, nhiều người đã thành danh, học trò hầu như ai cũng quý mến thầy, thầy vẫn khỏe, vẫn uống cafe ngày 3 cử, thuốc lá ngày 2 gói
      Tôi là học trò của thầy Phan khắc Đồ những năm 1967, 1968 tại trường Nguyễn Hoàng QuangTri
      tdbtexas@gmail.com

      Supprimer
  3. Thưa anh Chênh ,
    Câu nói "Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông" là cũa triết gia thời cổ Hy lạp Heraclitus (tiếng Hy Lạp: Ἡράκλειτος - Herákleitos, phiên âm tiếng Việt (từ tiếng Pháp): Hêraclit (Héraclite); khoảng 535 TCN – 475 TCN) xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Ionia nhưng ông sống một cuộc đời rất nghèo khổ và cô độc .(theo Wikipedia)

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Bác gải vờ đấy, không nhớ bác Chênh bảo là hồi 12 học giởi triết lắm sao ?

      Supprimer
    2. Tôi viết theo ký ức, nhớ ra cái gì viết đến đó. Tôi nhớ tên ông ấy man mán, viết ra sợ không đúng chính tả nên lướt qua. Dừng lại tra google thì sợ đứt mạch dòng ký ức. Cám ơn bạn Themini và bạn Mạc Nê Mao.

      Supprimer
  4. Tiếc quá ! Phải chi HNC xin vào C/A ngay từ đầu thì giờ này, nếu không là cấp Tướng thì cũng vào cấp Đại Tá; quyền hành, tiền bạc, ghệ gộc ê hề,mặc sức thỏa thuê: ăn cơm chùa, uống rượu Tây, đi máy bay, con du học...
    Cừ nhân trước 75 mới là thực học (sau này hầu hết đều là hàng dổm

    RépondreSupprimer
  5. Bác về quê có 4 tháng mà làm được nhiều việc nhỉ. Bác nói là thuê người ta rà bom mìn, vậy thì người ta là ai vậy? Bác có thể kể thêm về chị tiết thú vị này không? Tôi nhớ là gd nhà tôi cũng về tx Tam kỳ, nhà đầy rác, các anh đủ kích hay CÀ gì đó mang súng đi vòng vòng quanh nhà .Sợ muốn chết. Mấy chị em ở TK đi học, mẹ dắt mấy em nhỏ về quê ngoại làm ruộng. Áo quần phải nhuộm màu nâu hay đen. Nhà thì có mấy người cán bộ đến ở chung. Bàn tủ trong nhà có các cán bộ địa phương đến mua rẻ (ép bán). Rồi đổi tiền, đốt sách vở, mưa lụt, góp gạo nuôi quân,họp hội phụ nữ, nông dân, sinh hoạt thanh niên,đi công tác thủy lợi Phú ninh...nhiều lắm.
    Tôi thích văn Bác.Tôi nghĩ Bác nên viết ra để lại cho con cháu đời sau biết.

    RépondreSupprimer
  6. Thời đó nhà bác Chênh có nhiều sách mà không đem nộp để đốt là bác Chênh đã mang mầm phản động nhé! Hê hê, may cho bác là không nộp nên còn có sách quý cho con cháu nó đọc. Tui cứ tiếc mãi mấy bộ sách cũ!!!

    RépondreSupprimer
  7. MÌnh thì bị tắm hoài hoài mấy chục năm trong một cái chậu!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tôi đọc lời phát biểu "chua chát" trên mà cười ngất.

      Cám ơn bác Vugia nhiều!
      THN

      Supprimer
    2. Da thua bac Vugia . dau co chi mot minh bac dau ! ca nuoc day ! The moi biet cai ong triet gia tren noi trat..khong ai tam...Cam on bac ! bac ;lam toi cuoi ! Nhung cuoi nhung van " nghe qua ngam dang nuot cay the nao "

      Supprimer
  8. Anh Huỳnh Ngọc Chênh là dân Hòa Vang à!Đồng Hương tới em rồi. Gia đình có mười mấy mẫu ruộng còn lại đến bây giờ thì giàu biết mấy,chắc bị vào HTX mất rồi.Đọc đến đoạn giáo viên thu dung dạy trên vùng núi Quảng nam nhớ thầy cô cũ quá!Đúng là giáo viên khi xưa rất có tư cách.Thầy Chênh dạy ở đâu vậy thầy?
    Gia đình ông ngoại em cũng là cơ sở nuôi dấu cán bộ cs ở Đà nẵng đó thầy.Sau 1975 vỡ mộng toàn tập.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tui dạy năm đầu tiên tại trường Ông Ích Khiêm, Hiếu Đức là vùng miền núi phía tây Hòa Vang

      Supprimer
    2. Em cũng là học sinh OIK 1977-1980. Chắc trước đó thầy Chênh đã chuyển đi nên bọn em không có may mắn được làm học trò. Chỉ còn lại các thầy Nguyễn Đình Sắt, Tống Viết Thụy, Hồ Sĩ Thứ, cô Phương Tần,...

      Supprimer
    3. Thua bac ! Me anh Chenh la gia dinh theo Viet Cong vay ma sau 1975 van danh dum duoc nhieu cay vang ! The moi biet My Nguy no kiem kep dan mien nam den co nao !

      Supprimer
  9. "....thần tượng Hồ Chí Minh cũng sụp đổ trong tôi khi tôi phát hiện ra tác giả Trần Dân Tiên ca ngợi bác Hồ hết lời trong tác phẩm "Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của bác Hồ" chính là Hồ Chí Minh. Trái tim hồn nhiên non trẻ của tôi bị một nhát đâm rướm máu..."
    Chuyện lấy bút danh là chuyện bình thường.Nhưng tôi dị ứng với lời dẫn ở đầu cuốn sách đã làm cho người đọc tưởng rắng đây là tác phẩm của Trần Dân Tiên thật...!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Còn cái câu "Lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân" của bác mình dạy cán bộ cũng được bác "thó" từ câu của Tể tướng Phạm Trọng Yêm bên Tàu ấy ạ. Nguyên văn "Tiên thiên hạ chi ưu, nhi ưu. Hậu thiên hạ chi lạc, nhi lạc"
      Sau 30/4, tôi tình cờ đọc câu nầy trong truyện của Kim Dung (bản dịch trước 1975 ở Sài Gòn). Nếu nhớ không lầm là truyện "Anh hùng xạ điêu".

      Supprimer
  10. Đào Tiến Thi3 octobre 2012 à 09:13

    Hoá ra bác Chênh cũng là đồng nghiệp với em. Và thời đi dạy học của em cũng cực kỳ gian khổ (chính xác là đói khổ) nhưng lại không nhiều nỗi đau tinh thần như bây giờ (tuy hồi ấy cũng đầy ưu tư). Đọc hồi ký của anh Chênh không những thấy số phận một cá nhân mà còn thấy số phận của đất nước. Cái đáng trân trọng là phẩm chất trí thức trong anh.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Thế các bạn tưởng giáo viên ở miền Bắc sướng lắm sao? Tôi đã giảng dạy ở đại học từ năm 1965 cho đến ngày về hưu,mà đời sống
      cực khổ đến nỗi phải làm thêm biết bao nghề phụ mà vẫn chỉ đủ sống cầm hơi! chúng tôi thường định nghĩa: thầy giáo là người
      nông dân có nghề phụ dậy học. Dẫu sao cũng cảm ơn những khó khăn, khổ sở , bất công...đã thử thách nhân cách của mỗi người chúng ta. Tôi nhớ cụ Nguyễn Trãi có câu thơ nói tới ý này:"Khi
      bão mới hay là cỏ cứng..."Cảm ơn Bác Chênh về hồi ký rất chân thành và xúc động! Tôi vẫn thương xuyên vào trang blog của bác
      nhưng không dám comment.Cầu chúc bác và gia đình mạnh khỏe bình an!

      Supprimer
  11. Chào anh Chênh,

    Em cũng là dân Hòa VAng. Em rất thích đọc các bài hồi ký này của anh vì nó gợi lại những kỷ niệm cũ sau 1975. Em là học trò của các thầy Nguyễn Đình Sắt, Tống Viết Thụy, Hồ Sĩ Thứ,... Không biết anh có bà con họ hàng với họ Huỳnh Ngọc ở Hòa Khương không nhỉ ? Vợ đầu của ba em (em gọi là mẹ lớn) cũng là con cháu họ Huỳnh Ngọc của Hòa Khương.

    RépondreSupprimer
  12. Xin cám ơn Anh Chênh đã viết phần tiếp theo. Tiếc quá hết mất rồi!

    RépondreSupprimer
  13. Đúng là những dòng hồi ký đáng trân trọng. Mong rằng sẽ có nhiều người nói lên những ký ức thật!

    RépondreSupprimer
  14. Cũng may "thần tượng" Xuân sụp đổ ngay lần gặp gỡ đầu tiên, chứ không sau này mới đổ, e là chua chát còn gấp trăm lần .

    RépondreSupprimer
  15. Nhòa Huỳnh Ngọc Chạy ở Cồn Dầu Đòa Nẽng mợi bị cưỡng chuế, có bòa kon cho với boác Chênh không vậy ?

    RépondreSupprimer
  16. Tôi đã góp ý với Chênh nhiều lần. Nếu là trí thức có lương tri, mình nên góp ý với lãnh đạo trên tinh thần xây dựng. Còn muốn phá, bạn có phá nổi chế độ này không? Hay là vào chốn lao tù? Và lúc ấy, bọn chống cộng cuồng tín có ngồi tù thay bạn không, hay chúng chỉ chờ bạn hô hào để chúng nó chửi bậy một cách ngu dốt và mất dạy, còn khi bạn hoạn nạn, chúng trốn chạy hết? Đừng tỏ ra anh hùng nhé, khi mình chẳng là gì trong cái thế giới này! Hãy tỉnh ngộ, Chênh ạ. Tôi chân thành khuyên bạn.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Con chó "sủa" có mục đích,chứ không phải
      "chó đâu chó sủa lỗ không" đâu nhé !
      Buồn là núp trong bóng tối nên người ta
      dễ làm chuyện tiểu nhân "ném đá giấu tay".
      Tỉnh ngộ để bất chấp quyền lợi đất nước và
      dân tộc ư ? Đúng là phản nước hại dân !

      Supprimer
    2. Bây giờ sao lắm loại người còn đảng còn mình thế không biết?
      Còn em xin ủng hộ bài viết của anh Chênh!

      Supprimer
    3. "hay chúng chỉ chờ bạn hô hào để chúng nó chửi bậy một cách ngu dốt và mất dạy",
      Đọc đoạn văn này không biết người viết có phải là người có học không nhỉ ?

      Supprimer
    4. Thật xứng đáng là ... những công dân Bắc TT.

      Supprimer
    5. @P.T. Tôi chân thành khuyên bạn dành thời giờ để đọc hết 10 chương "Trại Súc Vật" - Animal Farm của George Orwell.

      http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nmn2n2n31n343tq83a3q3m3237nvn

      Khi đọc "Tôi và VC" của Hùynh Ngọc Chênh, tôi thấy ở đó nổi đau của các anh chị của tôi , đó là những người Việt sinh nhằm thế kỷ. Cám ơn anh Chênh.

      Supprimer
    6. Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.

      Supprimer
    7. Thua ong ! Ong lam on tim doc cuon Dem Giua Ban Ngay cua Vu Thu Hien !Trong sach co ke Khi bo ong va ong bi bat , me ong len gap ong Ho Chi Minh va hoi " ...anh Ho chong con em bi bat vi toi gi ? " . Ong Ho tra loi " ..chi ve di de toi hoi may dong chi o duoi..." . Ong Ho noi de ma noi de me Vu Thu hien ra ve , vi gia dinh ong da nuoi va cham soc cho ong Ho trong thoi ky ong hoat dong bi mat o Ha Noi. Nhung bo con ong van nam trong tu nhieu nam . Noi chuyen voi cap lanh dao ? Nguoi Viet co cau " tha noi chuyen voi dau goi con hon..." . Theo toi tha noi chuyen voi ech nhai enh uong hon noi chuyen voi bat cu nguoi cong san nao tren the gioi ! Ho la dinh cao tri tue roi ! Hon nua nguoi cong san luoi ho khong xuong .

      Supprimer
    8. Nghe lời "giáo huấn" của ô Cớm PT mà muốn lộn mửa!!

      Supprimer
  17. Một Đảng Viên3 octobre 2012 à 21:05

    Có lãnh đạo nào nghe dân góp ý, bạn PT thử chỉ ra xem. Bao nhiêu góp ý của trí thức về vụ Bô xit có ai nghe, bây giờ tóa lọa. Nếu các người ấy chịu nghe góp ý của dân thì đất nước nầy không có bi đát như ngày hôm nay.
    Cái gì phải ở tù, có ý kiến phản biện là ở tù hay sao? Cứ ai có ý kiến gì khác là các người bỏ tù người ta sao? Sao dễ bỏ tù người dân như vậy? luật pháp do các người đặt ra rồi các người ngồi ị lên luật pháp à? Đừng có giở giọng hâm dọa ấy ra với bác Chênh. Tôi là một người thường xuyên vào blog của bác Chênh, tôi chưa bao giờ comment, nhưng tất cả những gì bác ấy viết tôi đều thấy đúng và đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Băt bác ấy là các người muốn chà đạp lên pháp luật do chính các người soạn ra hay sao?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Thua ong ! chac ong quen roi ! Voi chinh quyen vn muon bat ai thi bat khong can li do ! Con anh Chenh thi nhung chong gai gi phia truoc chac anh da luong truoc ! Khi toi noi vay toi khong co y lam thay doi vi toi la nguoi hen bo chay rot quan , rot dep ,chay vat gio len vai...vi toi vuot bien , luc ay nha nuoc chua goi la khuc ruot ngan dam , truoc khi chay thoat duoc toi da bi bat lao dong kho sai 2 nam luc ay toi 18 tuoi. May trieu nguoi vuot bien chi lo thoat ban than , nhung nguoi o lai moi la nguoi can dam ! Toi thuong noi nhu vay voi nhung ban be cua toi o ngoai quoc ! Toi xin nghieng minh truoc nhung nguoi nhu anh Chenh

      Supprimer
  18. ngay mai cuong che dat o hoa xuan anh chenh oi

    RépondreSupprimer
  19. mot lu an cuop bac chenh oi

    RépondreSupprimer
  20. Ý nghĩa của câu nói "Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông" là gì?

    .Đó là triết thuyết cổ của một triết gia cổ Hy Lạp (Triết gia Hê-ra-clít) chủ trương vận động là bản chất của sự sống . Câu nói trên đã có dụng ý nhấn mạnh vào sự đổi thay ở thế gian này Tuy rằng sông vẫn là sông con sông cũ , người tắm vẫn là người cũ nhưng.nhưng xét đến cùng " Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông " vì tuy vẫn là dòng sông cũ nhưng nước sông đã luôn luôn chảy , nên nước ta tắm lần thứ sau không thể là nước ta đã tắm ở lần trước.Mặt khác còn vì thân xác của con người cũng biến chuyển không ngừng nên thân xác của kẻ đã từng tắm lần trước thì giờ đây không còn giống hoàn toàn như trước nữa .Chưa kể : tâm hồn của kẻ đó cũng luôn luôn thay đổi , nên tâm hồn của kẻ từng tắm lần trước ở dòng sông này nay cũng đã không còn như xưa nữa . Sau hết , không chỉ dòng sông thay đổi ,thể xác , tâm hồn người tắm thay thay đổi mà ngay cả cảm giác của người tắm khi tiếp xúc với nước sông cũng không thể nào giống với cảm giác của lần tắm trước . Triết thuyết trên rất có giá trị nên bất cứ ai đó cố chấp, không có được nhận thức bắt kịp sự thay đổi của thiên nhiên, của xã hội, của con người để có những thái độ , hành vi thích ứng thì đều sẽ trở thành xơ cứng, lạc hậu, cản trở sự tiến hóa . Nhưng nếu thái quá, nếu đổi thay quá nhanh thì sẽ gây nên những xáo trộn không đáng có ảnh hưởng đến sự sống của con người bản tính vốn ưa sự ổn định .

    Xin đóng góp thêm với bài vi cết3 Anh

    TH

    RépondreSupprimer
  21. "Phỏng dái" khi 183 octobre 2012 à 22:24

    Gửi PT, xin nhờ qua blog này để có vài ý phản hồi. Hi vọng P.T quay lại để biết có người nghĩ gì về "sự dạy bảo" đính kèm "hăm dọa" của PT với chủ blog: Tôi hỏi, 1/Qua bài tự thuật trên thì "phá chế độ" ở điểm nào? Tôi và nhiều người khác cũng đã từng sống và suy nghĩ tương tự. Niềm tin, tình cảm của một con người với con người và sự kiện,có thể yêu ghét. (tôi ghét cái bản mặt "mắt sâu râu rậm",lộ rõ sự hiểm ác. Có chủ trương và chỉ đạo giết người,một kịch sĩ của thời đại!ông bắt tôi phải yêu?). Hãy nhìn lại bản thân PT,trong gia đình, dòng họ còn có nhiều kẻ nó ghét PT. Nay PT ra mặt đạy đời, bắt thiên hạ yêu ghét như ý? 2/Cái ý này nó phổ biến nơi miệng của thằng nào gắn mác "đảng", chỉ để nói với người cùng sinh ra và ở trên đất nước này: Phải biết mình là ai? (Dám léng phéng phê bình, kêu ca "đảng của tau")Dưới mắt chúng, không có ai, "mục hạ vô nhân" đó là bản lĩnh, bản chất đảng viên CS? Đó là lập trường kiên định? Vậy PT có biết để làm gì không? Không ai nói ra nhưng là để "hưởng nữa, hưởng mãi" 3/ Dọa bỏ tù? PT ơi, muốn vậy PT phải làm báo cáo, nêu chứng cứ, xin chủ trương của Bá Thanh, nếu ổng không muốn dính chuyện tào lao, ổng hứng chí cho PT một cú giò lái. (PT mất điểm thì mất lợi,ê mặt với đồng chấy, nhé). Hành vi "dọa" kẻ khác léng phéng khi "đang ăn" thì giống như bản năng của các loài, mình là người PT ạ, phải khác! 4/Ngoài những kẻ bị PT và đồng bọn chụp cho cái mũ phản động, thì chính chế độ này đang tự phá chế độ, qua những sự kiện của đất nước Việt Nam hiện nay và chính hành vi của hàng đàn đảng viên đảng CSVN (tham nhũng, dối trá, tàn ác, dâm dục,...), chứng cứ hãy cứ lấy báo của đảng ra thì thông tin đầy đủ, chắc PT cũng biết. Vậy câu hỏi phá nổi chế độ hay không PT và đồng chí mình tự trả lời. Theo Duy vật biện chứng, là không có gì tồn tại mãi. Vấn đề là thời gian, khi nào mà thôi. Nhà nước cũng thế, PT có đi học lới Quản lý nhà nước chưa? Thế nhé! bớt hung hăng tí.

    RépondreSupprimer
  22. Xin lỗi ông PT vì lời khuyên của ông đối với HNC nên tôi có lời khuyên lại ông rằng chính ông cần thức thời đừng mông muội và hăm dọa nữa nghe nực cười lắm. Dẫu biết rằng cách ông khuyên HNC như vậy thì chắc chắn ông chẳng bao giờ nghe ai khuyên ông nhưng nếu không nghe thì ở diễn đàn này chúng tôi cũng không muốn nghe ông khuyên nữa.

    RépondreSupprimer
  23. Xin mọi người thông cảm cho PT để PT thi hành phận sự, kiếm chút cơm cháo cho vợ con nó nhờ. Làm CAM chuyên môn duyệt bài của bác Chênh mà không gài 1 comment "còn đảng còn mình" nào cả thì chỉ có chết với thủ trưởng và sẽ mau chóng về vườn sớm.

    Thôi thì chín bỏ thành ... không, không thèm phản ứng với CAM làm chi cho mệt sức, còn nếu muốn phản hồi cho CAM (mà PT có thể là 1 thí dụ) thì chỉ cần viết CAM là mọi người đủ hiểu và sẽ không thèm ghé mắt vào comment đó nữa.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Bac noi chinh xac ! Moi nguoi nen theo guong bac !

      Supprimer
  24. Sao hết rồi à bác Chênh? Tiếc quá nhỉ!

    RépondreSupprimer
  25. Bác HNC NÀY NGHE NÓI BA VỢ LUÔN

    RépondreSupprimer
  26. Tôi đọc hai bài viết của bác HNC với nhiều cảm xúc. Chúng ta (mà tôi nghĩ cũng với rất nhiều người miền Nam) đã có một số điểm tương đồng về hoàn cảnh.

    Gia đình, dòng họ tôi cũng có rất nhiều người theo VM thời chống Pháp, và một số sau này đã theo VC. Nhưng may mắn là tôi đã cảm nhận được cái tàn ác và quỷ quyệt của chủ nghĩa cs, và nhất là ở những người theo nó, từ ngày còn rất trẻ. Và không hề thay đổi cho đến bây giờ. Những thành phần SV "tranh đấu" cùng thời trước 1975 không hề làm tôi cảm phục, mà chỉ chán ghét. Tôi đã không sai khi nhận định về đa số họ ngày ấy.

    Tôi rất cảm phục và thích đọc những ý kiến của bác.

    THN

    RépondreSupprimer
  27. Chênh có phải người làng Trung Lương hả ?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đung rồi, tui sinh ra và lớn lên tại làng Trung Lương xã Hòa Đa(nay là Hòa Xuân), huyện Hòa Vang.Bạn Nguyên là ai vậy? Cũng dân làng Trung Lương hay sao? Tôi có email đó, có thể liên lạc với nhau.

      Supprimer
  28. comment "còn đảng còn mình" nào

    RépondreSupprimer
  29. Em là em cũng " Hèn" ngang ngữa bác P.T

    RépondreSupprimer