Trang

21/11/2012

Một công dân "nước X" cảm ơn Tổng thống Philippines


HỮU NGUYÊN

Thủ tướng Ôn Gia Bảo không ngần ngại gì khi nói thẳng lập trường của Bắc 
Kinh tại hội nghị với 10 nước ASEAN mới diễn ra ở Campuchia rằng “Trung 
Quốc phản đối việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông”. Ông Ôn 
đã dẫn lại thỏa thuận năm 2002 giữa Asean và Trung Quốc, cho rằng đồng 
thuận chỉ giới hạn đàm phán với các nước “có liên quan trực tiếp”.

Ngay sau đó, nước chủ nhà Campuchia đưa ra tuyên bố “tất cả 10 nước 
ASEAN nhất trí không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”. Tuyên bố này được 
coi như là một thắng lợi của ... Trung Quốc trong vấn đề giải quyết các tranh 
chấp trên Biển Đông.


Tuyên bố của Campuchia ngay lập tức đã bị Philippines bác bỏ. AFP ngày 
19/11 dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết Manila và một 
nước khác nữa không đồng tình với tuyên bố của Campuchia. Tổng thống 
Philippines nói Campuchia không nên rêu rao điều gọi là “đồng thuận của ASEAN”.

Tổng thống Philippines nhấn mạnh dù Manila vì sự đoàn kết của ASEAN, 
nhưng hoàn toàn có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia khi cần. Ông Aquino 
cũng cam kết sẽ tiếp tục nêu vấn đề Biển Đông ra trước các khán đài quốc tế.

Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario cho biết phái đoàn nước ông đã gửi 
thư tới tất cả các lãnh đạo ASEAN để nhấn mạnh rằng không có sự đồng 
thuận giữa các nước Đông Nam Á về việc không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.  
Philippines cũng đã tính tới chuyện nhờ tới một cơ quan hòa giải trung gian 
trong Liên hiệp quốc trong tranh chấp chủ quyền giữa Philippines với Trung 
Quốc ở Biển Đông.

Cần đặc biệt lưu ý tới Tổng thống Philippines khi ông phát biểu phản ứng ngay lập 
tức bày tỏ thẳng thắn quan điểm, thái độ của nước ông đồng thời lại kèm theo một 
cụm từ úp úp mở mở rằng “và một nước khác nữa” không đồng thuận với tuyên bố Campuchia về Biển Đông. Mặc dù các quan chức hàng đầu của “nước khác nữa” 
(tạm gọi là “nước X”) đều có mặt tại hội nghị này, ngay trong hội trường mà Tổng 
thống Philippines đang phát biểu, song họ đã lựa chọn thái độ im lặng. Tuy nhiên, 
chúng tôi hiểu theo kiểu người Việt Nam, lãnh đạo “nước X” này im lặng chưa chắc 
đã là đồng tình mà có khi chỉ là chưa muốn nói, chưa dám nói hoặc chưa thể nói 
được vì ... đang trẹo quai hàm.

Kinh nghiệm xương máu vì sự mất an toàn với quyền tự do ngôn luận của người 
Việt từ nhiều đời đã khiến cho họ có nhiều cách phát biểu ý kiến mà không cần 
phải nói. Việc ông Tổng thống Philippines bên cạnh câu chuyện thẳng thừng của 
nước ông về việc phản đối kịch liệt tuyên bố Campuchia đã phải kèm theo cụm từ
 “một nước khác nữa” để ai hiểu sao thì hiểu xem ra cũng khá là tinh tế và rất tiểu
 xảo trên bàn cờ ngoại giao.

Mặc dù, rốt cuộc thì ai cũng đoán Việt Nam là “nước X” cùng với Philippines. 
Nhưng với anh cả Trung Quốc thì trong trường hợp này Việt Nam có thể cười trừ 
mà rằng: “Tiểu đệ không có nói à nghen!”.

Điều quan trọng là sự phản đối đã được nói lên và đương nhiên tuyên bố 
Campuchia không còn là sự đồng thuận của tất cả các nước nữa như mong 
muốn của Trung Quốc cũng như của nước chủ nhà Campuchia.

Mục tiêu đã đạt được thì xá gì phương tiện sử dụng hơi có bị “hèn” một chút nhỉ? 
Tuy nhiên, trong trường hợp này nhất thiết phải cảm ơn anh Philippines là cái chắc rồi.

Xin cảm ơn anh Philippines.

Một công dân của “nước X...”.


13 commentaires:

  1. Thằng Tàu nó coi biển Đông thuộc quyền sở hữu của riêng nó cho nên nó không muốn quốc tế hoá biển Đông là chuyện không lạ.

    Đáng tiếc cho Campuchia không biết rút kinh nghiệm những nước đi trước để tránh đi theo vết xe đổ mà vì cái hào hoa trước mắt. Tấm gương những quốc gia đã tanh bành khi chơi với Tàu không ít. Và Campuchia sẽ là một Tây Tạng thứ 2 nếu cứ tiếp tục u mê như thế.

    RépondreSupprimer
  2. Khổ .Khổ thật.Khổ đến thế là cùng.Tiênsư đồngchí X.
    Nhục.Nhục thật.Nhục đến thế là cùng.Tiên sư Đảng X.
    Khốn .Khốn thật.Khốn cùng đến nơi rồi.thương thay dân X.

    RépondreSupprimer
  3. - Phải nói là hằng triệu công dân nước X, xin cảm ơn Tổng thống Philippines mới đúng. Thương thay cho dân tộc X, chắc sắp tới thời kỳ mạt vận rồi bác Chênh ơi!

    RépondreSupprimer
  4. Thủ Tướng X họp thì mặt cứ nghênh lên ,trông ngầu ra phết nhưng mà chẳng nói đặng lời nào khi người ta đụng đến chủ quyền quốc gia,vì thế mà chớ trông mặt mà bắt hình dong. Lầm chết được.

    RépondreSupprimer
  5. Tiên sư đồng chí X.Khốn nạn thay đất nước X

    RépondreSupprimer
  6. Nguyệt Đồng Xoài21 novembre 2012 à 21:37

    "Nắm kẻ có tóc ai nắm kẻ trọc đầu" hay "Đón gió trở cờ" các cụ đã bảo thế. Thế cho nên đồng chí Hunsen thủ tướng nước Miên nắm Trung Cộng có tóc (có tiền, tài chính, sức mạnh quân sự, tiền đầu tư, viện trợ, thanh danh nước lớn ...), còn nước CHXHCN VN thì chúng ta biết chúng ta rõ là trọc đầu rồi. Khó mà trách dồng chí HunSen.

    Các đồng chí HunSen và Hiêng Somrin của Campuchia đã một thời lưu trú trên lãnh thổ nước Việt Nam ăn cơm và uống nước Việt, còn mắm bò hóc Miên lâu lâu đem ra dung cũng không sao. Các đồng chí ấy đã cùng Việt nam ta giải phóng nước Campuchia, tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot - Iêng Sa Ri thuộc nhóm Cộng sản Maoit Khmer Đỏ được các đồng chí Cộng sản ở nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa hậu thuẫn. Sau đấy thì đồng chí Hun Sen được làm thủ tướng, còn đồng chí Hiêng Somrin làm chủ tịch nước, tổng bí thư đảng Cộng sản ở Campuchia theo CNXH thuộc khối Cộng sản trước khi ông hoàng Norodom Xihanut về nước chấp chính.

    Cuộc chiến tranh ở nước Campuchia và Việt Nam lúc ấy (Chiến Tranh Biên Giới Tây Nam 1979) thật sự là 1 cuộc chiến 4 bên giữa Việt nam Cộng sản, khối người Khmer của Husen-Hiêng Somrin cũng Cộng sản, khối Khmer đỏ Polpot cũng Cộng sản Maoít, và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Cộng cũng là Cộng sản Maoit; nói khác đi là mâu thuẫn nội bộ Cộng sản với nhau là bản chất của cuộc chiến này.

    Nhưng công bình mà nói thì cũng nhờ Việt nam mà dân Miên không bị các dồng chí Cộng sản Maoit Khmer đỏ diệt chủng, xóa tên trên bản đồ thề giới, VN không bị bọn Cộng sản Maoit Khmer dở quấy phá diệt chủng dã man.

    Lịch sử bây giờ lập lại chăng khi các đồng chí Tàu ở nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa dùng các đồng chí Miên để quấy phá các đồng chí ta ở nước CHXHCN VN?

    RépondreSupprimer
  7. Theo tôi biết, nếu nguyên tắc "đồng thuận" của ASEAN (tất cả cùng nhất trí) được thực hiện đúng thì chỉ cần một nước phủ quyết, nghị quyết sẽ không còn giá trị. Vậy may mà trong ASEAN còn có Philipine.

    RépondreSupprimer
  8. “Tiểu đệ không có nói à nghen!”. nên chuyển câu này thành : "đệ tử không có nói à nghen! mới đúng với bản chất.

    RépondreSupprimer
  9. Cám ơn bác Nguyên, bác Chênh. Hay, hay quá đi mất, Tiên sư anh Philip

    RépondreSupprimer
  10. Trả lời phóng viên Xuân Hồng của đài BBC. Bà Bảy Vân vợ Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn nói: "Phạm Văn Đồng có ký văn bản. Ngụy nó đóng ở ngoài đó. Cho nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa...Phạm Văn Đồng có ký tên..."

    Xem video clip cuộc phỏng vấn tại đây:

    http://www.youtube.com/watch?v=z8jX8YrRiG4

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Nguyệt Đồng Xoài22 novembre 2012 à 21:18

      Còn nữa những lời “vàng ngọc” xem trọng ý thức hệ Cộng sản – Đại Đồng CHXH – anh em đồng chí CS hơn tổ tiên dân tộc của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước ta như lời đồng chí Hoàng Tùng trưởng ban Khoa Giáo Trung Ương Đảng Cộng sản Việt nam phát biểu năm 1974 hay 1958 gì đó : “Thà giao Hoàng Sa cho Trung Quốc quản lý còn hơn là để cho bọn Ngụy Sài Gòn sở hữu”. Ai muốn xác nhận câu nói này thì 1. Hỏi ông Hà Sỹ Phu 2. Hỏi ban biên tập blog AnhBaSam 3. Tìm kiếm trên Internet qua Google từ khóa “Hoàng Tùng” hay từ khóa “Thà giao Hoàng Sa”

      “Há miệng mắc quai” hay thần khẩu của các đồng chí lãnh đạo nước ta nó đã hại xác phàm của các đồng chí ấy vì bây giờ Trung Quốc XHCN anh em Vô sản của Đảng và nhà nước ta (chứ không phải của nhân dân) nó lợi dụng những văn bả, những lời tuyên bố chủ quyền “thông minh, đỉnh cao trí tuệ” của ta mà nó có lợi thế mà lấn tới. Chả trách tại sao Đảng và nhà nước ta xìu xìu ển ển trong việc đòi chủ quyền trong khi Philippines mạnh mẽ tố cáo bành trướng Bắc Kinh, cho công dân họ tự do biểu tình. Còn ta thì đàn áp thô bạo, bỏ tù người yêu nước chống bành trướng Trung Nam Hải.

      Ai yêu nước, ai bán nước thì rõ nhé. Chế độ nào yêu nước bảo vệ chủ quyền quốc gia, chế độ nào bán nước vì “ý thức hệ” rõ nhé.

      Nguyệt nhà em tạm dừng để vào nấu cơm cho ông xã và mấy nhóc tì nhà em xơi. Xem tiếp hồi sau sẽ rõ “Hoàng Sa - Trường Sa Và Sự Phiêu Lưu Của Đồng chí X Chính Truyện”

      Supprimer
  11. Trung Quốc không muốn quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông hoặc ra tòa án quốc tế. Vậy các nước liên quan phải làm sao? Tôi thấy có 1 cách rất đơn giản buộc TQ phải quốc tế hóa biển đông là:
    - Các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cứ đưa đơn kiện nhau tranh chấp ở Biển đông để tòa án quốc tế xử ( bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa). Nếu TQ ngồi yên thì họ đã phủ nhận chủ quyền họ ở Biển Đông vì vậy chắc chắn TQ sẽ nhảy vào, như vậy đã đưa TQ ra tòa án quốc tế được rồi.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Có lý lắm . Có gì cứ trả lời với sư phụ là đệ tử có kiện sư phụ đâu. hic hic hic.

      Supprimer