Trang

27/11/2012

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH "LƯỠI BÒ" LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN


27/11/2012

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH "LƯỠI BÒ" LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN

Chúng tôi, những người ký tên vào Tuyên bố này, cực lực phản đối hành động khiêu khích mới của nhà cầm quyền Trung Quốc cho in đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông (thường gọi là đường lưỡi bò”) lên hộ chiếu cấp cho công dân nước mình. Hành động được tính toán này cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc ngoan cố tiếp tục thực hiện mọi thủ đoạn nhằm thôn tính Biển Đông, mở đường cho những bước leo thang mới của Trung Quốc trực tiếp xâm phạm chủ quyền quốc gia của các nước có liên quan trên Biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực. Bước đi mới này bóc trần sự giả dối của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nói tại Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 mới đây về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước ven Biển Đông.

Đã có nhiều nước trên thế giới nghiêm khắc lên án những hành động trái luât pháp quốc tế này của nhà cầm quyền Trung Quốc và không chấp nhận hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình xâm phạm chủ quyền nước khác.
Chúng tôi ủng hộ tuyên bố ngày 22-11-2012 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, trong đó nêu rõ: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông. Chúng tôi đồng tình với những việc làm của các nước trên thế giới lên án bước leo thang mới này của Trung Quốc trong việc thực hiện mưu đồ bành trướng.
Chúng tôi đòi nhà cầm quyền Trung Quốc phải:
tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên Biển Đông,
từ bỏ mọi âm mưu “bẻ từng cái đũa trong bó đũa” chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông cũng như mọi việc làm cản trở sự thông qua Quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC) mà tất cả các quốc gia liên quan phải tôn trọng trên Biển Đông.
Chúng tôi cùng nhân dân cả nước kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển và hải đảo của nước mình trên Biển Đông, đồng thời đoàn kết và cùng hành động với nhân dân các nước hữu quan đấu tranh cho hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển trên Biển Đông.
Chúng tôi luôn luôn coi trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, mong nhân dân Trung Quốc hiểu đúng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế về biển, không bị lừa mị và kích động bởi chính sách bành trướng của nhà cầm quyền mang danh chủ nghĩa dân tộc.
Chúng tôi, những người ký đầu tiên vào tuyên bố này mong đồng bào ở trong và ngoài nước tham gia ký tên để biểu thị sự đoàn kết nhất trí của dân tộc ta kiên quyết chống mọi hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Hà Nội – Huế – Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25.11.2012
ĐỒNG KÝ TÊN:
1. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
2. Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS
3. Trần Việt Phương, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
4. Trần Đức Nguyên, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
5. Vũ Quốc Tuấn, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
6. Huỳnh Công Minh, Linh mục, Giáo phận Sài Gòn
7. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên UBTƯMTTQVN, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
8. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
9. Lê Xuân Khoa, GS, Hoa Kỳ
10. Hà Dương Tường, nguyên GS Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
11. Đặng Lương Mô, GS TS, nguyên Viện trưởng Học viện Quốc gia Kỹ thuật Sài Gòn, nguyên GS Đại học Hosei, Tokyo, hiện là cố vấn Đại học Quốc gia TP HCM
12. Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Tokyo
13. Lê Văn Tâm, TS, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật, Tokyo
14. Nguyễn Ngọc Giao, dạy học, Pháp
15. Lê Đăng Doanh, nguyên chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
16. Nhà thơ Hoàng Hưng, TP HCM
17. Hà Văn Thịnh, Đại học Khoa học Huế
18. Nguyễn Văn Dũng, võ sư, thành phố Huế
19. Trần Đắc Lộc, cựu giảng viên Đại học Khoa học Huế, hiện cư trú tại Cộng hòa Czech
20. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên của Viện IDS
21. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM
22. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
23. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
24. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
25. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố HCM, TP HCM
26. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist), TP HCM
27. Kha Luơng Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng
28. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
29. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
30. Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Cty Tư vấn Hội nhập toàn cầu GIBC, Chủ tich Câu lạc bộ dẫn đầu LBC (Leading Business Club, VCCI), nguyên Chủ tịch, TGĐ PepsiCo, Indochina
31. Nguyễn Minh Thuyết, GS TS, nguyên Đại biểu Quốc hội, Hà Nội
32. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, Đại học Sư phạm TP HCM
33. Đào Duy Chữ, TS, Phú Mỹ Hưng, TP HCM
34. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
35. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị, Pháp
36. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tại chức Hải Phòng
37. Lê Thân, Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng Giám Đốc Riverside, Nha Trang
38. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động
39. Phạm Xuân Phương, đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
40. Phạm Khiêm Ích, PGS, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam
41. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
42. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
43. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
44. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM
45. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, nguyên giảng viên Đại học UPPA (Pau, Pháp)
46. Nguyễn Phúc Cương, PGS TS, bác sĩ, Hà Nội
47. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
48. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS TSKH, giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
49. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
50. Nguyễn Thịnh Lê, TS, nghiên cứu giảng dạy tại Clausthal University of Technology, CHLB Đức
51. Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT TP HCM
52. Phạm Chi Lan, nguyên chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (1996-2006), Hà Nội
53. Phạm Công Cường, TS, Hà Nội
54. Trần Minh Hải, Linh mục Công giáo, Gwangju, Hàn Quốc
55. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
56. Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
57. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo
58. Nguyễn Quang Lập, nhà văn
59. Võ Quang Dũng, Việt Kiều, CHLB Đức
60. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển
61. Nguyễn Quốc Bình, kỹ sư cấp thoát nước TP HCM
62. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
63. Nguyễn Vạn Hồng (Cung Văn), nhà báo, nguyên Tổng Thư ký BCH SV Đoàn Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964-1965
64. Lương Thị Thuỷ, Hà Nội
65. Nguyễn Thị Khánh Trâm, TP HCM
66. Trần Ngọc Tuấn, nhà báo, nhà văn, báo Xa Xứ tại Cộng Hòa Czech
67. Tô Văn Trường, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
68. Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM
69. Phạm Gia Khánh, cán bộ hưu trí, 92 tuổi, TP HCM
70. Đoàn Công Nghị, Nha Trang
71. Nguyễn Xuân Hoan, chuyên viên kinh tế, TP Pleiku, Gia Lai
72. Lê Duy Mạnh, Sinh viên, Trung Đô - Vinh - Nghệ An
73. Nguyễn Quang Thạch, phụ trách chương trình sách hóa nông thôn Việt Nam, Hà Tĩnh
74. Bùi Văn Bồng, Đại tá, Cần Thơ
75. Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp - BSA
76. Nguyễn Kim Khánh, nhà báo nữ, Phó Tổng biên tập Tạp chí Thương gia, Hà Nội
77. Dennis Ho, Hoa Kỳ
78. Nguyễn Phương Tùng, PGS TS, TP HCM
79. Phạm Thanh Liêm, Vũng Tàu
80. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, Giám đốc Chi nhánh phía Nam NXB Hội Nhà văn
81. Tô Oanh, TP Bắc Giang
82. Khai Tâm, Nhật Bản
83. Phí Văn Lịch, nguyên Vụ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
84. Đạt Nguyễn, Surveyor, Australia
85. Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM
86. Nguyễn Công Thanh, TP HCM
87. Nguyễn Đăng Hưng, GS TSKH, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại học Liège
88. Nguyễn Hoàng Hải, CHLB Đức
89. Nguyễn Hồng Phương, CHLB Đức
90. Minh Trình Nguyễn, cựu chiến binh, cựu cán bộ nghiên cứu Viện Mác-Lênin, Hà Nội, CHLB Đức
91. Thị Bích Hằng Nguyễn, CHLB Đức
92. Trần Quang Thái, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch thường trực, Hội Hữu nghị Việt-Séc TP. Hồ Chí Minh
93. Nguyễn Cảnh, Hoa Kỳ
94. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, Đà Lạt
95. Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Lạt
96. Huỳnh Nhật Hải, nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng Lâm Đồng
97. Nguyễn Quang Nhàn, hưu trí, Đà Lạt
98. Phan Đắc Lữ, nhà thơ
99. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
100. Đinh Xuân Dũng, cựu dân biểu Sài Gòn, Hoa Kỳ
101. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM
102. Đặng Ngọc Quang, Phú Thọ
103. Lương Đình Cường, Tổng biên tập báo điện tử NguoiViet, CHLB Đức
104. Phạm Lê Vương Các, sinh viên Luật, TP HCM
105. Nguyễn Đình Hòa, Sales Engineer Văn phòng đại diện AL-KO THERM
106. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
107. Huy Đức, nhà báo, TP HCM
108. Hồ Văn Chiến, hưu trí, TP HCM
109. Lê Tấn Hùng, TP HCM
110. Hoàng Quý Thân, PGS TS
111. Lê Mạnh Chiến, hưu trí, Hà Nội
112. Trần Xuân Huyền, lao động tự do, Nghệ An
113. Nguyễn Xuân Liên, Giám đốc Bảo tàng chiến tranh ngoài trời Vực Quành, Quảng Bình
114. Nguyễn Đức Thọ, Hà Nội
115. André Menras - Hồ Cương Quyết, Pháp
116. Nguyễn Văn Kích, nguyên Vụ trưởng, thành viên Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
117. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển, Hà Nội
118. Nguyễn Trọng Nhân, nhiếp ảnh, Tiền Giang
119. Trần Minh Phú, Đà Nẵng
120. Đặng Danh Ánh, hưu trí, TP HCM
121. Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc công ty du lịch Lửa Việt
122. Nguyễn Quốc An, hưu trí, Hà Nội
123. Bùi Phương Linh, chuyên viên, Hà Nội
124. Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
125. Hoàng Thị Nhật Lệ, cán bộ về hưu, TP HCM
126. Hà Thúc Huy, PGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
127. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang, Khánh Hòa
128. Phạm Văn Quang, TS, giảng viên đại học, Đồng Nai
129. Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
130. Vũ Quang Chính, nhà lý luận phê bình phim, Hà Nội
131. Nguyễn Thị Minh Lê, Hà Nội
132. Nguyen Thi Minh Dung, Doctor of Pharmacy, Hoa Kỳ
133. Nguyễn Hữu Chuyên, giáo viên, Thái Bình
134. Tôn Đức Hải, kỹ sư, hai.ton@truongtonco.com
135. Nguyễn Trọng Huấn, kiến trúc sư, nguyên Tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống
136. Mai Nguyen, giáo viên, Hoa Kỳ
137. Nguyễn Cảnh, Hoa Kỳ
138. Nguyễn Quốc Cẩm, công dân Hà Nội
139. Nguyễn Mạnh Cường, kỹ sư, luật sư, TP HCM
140. Nguyễn Tiến Tài, hưu trí, Hà Nội
141. Phạm Quỳnh Hương, nhà xã hội học, Hà Nội
142. Bùi Tiến An, cựu tù Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
143. Phạm Đức Nguyên, TS, giảng viên cao cấp, Đại học Xây dựng, Hà Nội
144. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế, Thành phố Huế
145. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc NXB Tri Thức
146. Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, thành viên Viện IDS, Hà Nội
147. Đào Tiến Thi, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
148. Trần Khang Thụy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Ứng dụng trường Đại học Kinh tế TP HCM
149. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
150. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, thành viên của Viện IDS, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam

10 commentaires:

  1. Mỹ không chứng thực hộ chiếu in “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

    (Petrotimes) – Mỹ ngày hôm nay cho biết nước này không chứng thực bản đồ gây tranh cãi của Trung Quốc in trong hộ chiếu mới, mà theo đó, Bắc Kinh đã tự nhận chủ quyền trên các vùng lãnh thổ tranh chấp với các nước láng giềng.

    “Không, chúng tôi không thể chứng thực được. Quan điểm của chúng tôi về Biển Đông, như mọi người đã biết, là vấn đề này cần phải được đàm phán giữa các bên liên quan, giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc và một hình ảnh in trong hộ chiếu không thay đổi được điều đó”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định với các phóng viên trong cuộc họp báo mới nhất.


    Nguồn tin: http://www.petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/thoi-su-bien-dong/my-khong-chung-thuc-ho-chieu-in-duong-lu%E1%BB%A1i-bo-cua-trung-quoc.html

    RépondreSupprimer
  2. Nhân dân, đồng bào trong và ngoài nước tham gia ký tên theo cách nào dây, qua email dc ko? nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có thể cho biết?

    RépondreSupprimer
  3. Tham gia ký tên ntn đây, bác Chênh cho biết!

    RépondreSupprimer
  4. Qua hộ chiếu đường lưởi bò /các bác không thể chỉ ký tên mà phải YÊU CẦU nhà nước phải công khai ghi rỏ "Hoàng Sa ,Trường Sa là cùa VIỆT NAM "trên khắp các ngả 4 ,trường học ,nhà hàng ,khách sạn,sân bay /KHÔNG CÓ LÝ DO GÌ mà đảo của ta ta không dám ghi ?hay các bác TW đả có thỏa thuận gì rồi nên câm như hến /còn tin các bác và 175 vị trong BCT được nửa hay không sau vụ biểu quyết kỷ luật bất thành vừa qua /nguy cơ đang đến từng ngày với tổ quốc và dân tộc

    RépondreSupprimer
  5. Tấm hộ chiếu này sẽ đi khắp thế giới mà nhiều nước họ không để ý tới vì họ không có liên quan. Cần làm thế nào cho người dân khắp thế giới kể cả người dân trung quốc biết, tấm hộ chiếu đó chỉ là thẻ cướp.

    RépondreSupprimer
  6. Kính thưa các Bác các Chú các Anh các Chị nhân sỉ trí thức yêu nước và các bậc cách mạng lảo thành ! nếu tôi nhớ không lầm thì trong danh sách nầy có các anh Lê hiếu Đằng,Huỳnh tấn Mẩm ,Phạm phú N.Trai,Lm Huỳnh .C.Minh vv..v nhửng người trước đây đả từng rầm rộ xuống đường trong thời kỳ chống Mỷ /thế thì bây giờ ký tên có ý nghỉa gì không và cho ai xem ,bao nhiêu người xem ,Tôi xin kiến nghị các Bác ,Chú,Anh ,Chị phải kiến nghị nhà nước VN nếu do dân và vì dân thì hảy cho in nhửng khẩu hiệu HOÀNG SA TRƯỜNG SA là của VIỆT NAM ở nhửng nơi công sở và trường học cho con cháu chúng ta nằm lòng như bọn tàu đả giáo dục cho dân chúng nó như thế /hảy cho tự do in hình ,chử trên các áo phông khẳng định điều nầy đó mới là lâu dài /cứ mổi khi tàu giở trò thỉ mình lại phản đối vu vơ ,lại chờ ý kiến nhà nước ,tôi cho rằng "Nếu nhà nước thật sự dám lo "thì không có tam sa ,không có hộ chiếu lưởi bò như ngày hôm nay ,hảy quên họ đi ,trong thâm tâm họ chỉ có đảng vì đảng còn là con cháu vợ chồng ,gia đình họ còn tham nhủng ,còn bổng lộc dài dài
    ,không có bất kỳ cái gì thuộc về quốc gia dân tộc trong đầu họ/TẠI SAO CỨ KHẲNG ĐỊNH H.SA-T.SA LÀ của VN mà không cho in hình /không cho vẻ bang ron.là sao ,giống như tàu nó nói đúng là của nóvậy/cho nên tôi cho rằng ký thì củng chỉ 1 vài tuần xong là quên còn phát động sâu rông trong nhân dân hàng ngày mới là đắc sách/chúng nó đi đâu củng xem là của nó ,chúng quảng cáo tràn ngập đất nước nó chính phủ nó khuyến khích còn mình là dân của thiên triều hay sao mà cứ lâu lâu lại quạc quạc thế nầy ,Báo chúng nó chửi mình hằng ngày còn báo của mình thỉ ...lộ chíp,khoe nội y ,vợ không cho chồng quan hệ ,,giết ,..đắng lòng ...với cảnh X Y Z ,hiếp dâm ,làm thế nào .để .,..toàn là cái chuyện tào lao .Xin các Bác hảy phát động trong cả nước cho in hình ,vẻ chử đó mới là cách ủng hộ lâu dài /thằng nào không cho đích thị là bọn bán nước

    RépondreSupprimer
  7. Nguyệt Đồng Xoài27 novembre 2012 à 21:25

    Việc tuyên bố như thế này là cần thiết ví nó thể hiện tình thần trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc. Thế nhưng một tuyên bố nào đó theo thông lệ phải được kèm theo thông báo báo chí và được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải để có thêm nhiều người biết lan truyền, và không bị người ta lảng quên xem qua cho biết mà chẳng có tác dụng nhiều, quanh đi quảnh lại thì chỉ có ngần ấy 130 hay 150 gương mặt quen quen ký tên, khiến mà nản lòng, chưa kẻ đến cái sự nước đổ đầu vịt. Càng nói đến Tàu Cộng thì Đảng và nhà nước XHCN Vô sản của chúng ta càng xích lại gần với các đồng chí Tàu ở Trung Nam Hải nhiều hơn.

    Ở xứ sở của bọn tư bản giẫy chết thì những lời tuyên bố như này được chính quyền ủng hộ, báo chí nhà nước và tư nhân đăng thoải mái. Còn ở VN XHCN thì coi chừng phạm vào cái luật 88 hay 79. Hơn thế nữa thì chẳng có báo đài "nhân dân" nào đăng tải nói chi có thông cáo báo chí, truyền thông truyền hình "nhân dân" nào đăng tải ủng hộ. Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở nước CHXHCH VN là thế đấy! Nhà nước do dân vì dân của dân là thế đấy! Còn nữa, đồng chí phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã từng nói "Dân chủ ở nước ta nó tốt vạn lần hơn ở các nước tư bản".

    RépondreSupprimer
  8. Cần làm một bản tuyên bố "Phản đối Đảng cầm quyền VN im tiếng trước việc nhà cần quyền TQ in hình lưỡi bò lên hộ chiếu công dân TQ " .Chứ phía TQ nói họ có thấy báo Đảng VN nói gì đâu ?

    RépondreSupprimer
  9. Vô ích, bao nhiêu lần kiến nghị có tác dụng gì,đi biểu tình còn hay hơn

    RépondreSupprimer
  10. Ha mieng Mac quai roi ! Bay gio len tieng no khui mon no cu thi sao ?

    RépondreSupprimer