Trang

16/01/2013

GIÁO SƯ TOÁN "ĐIỂM HUYỆT" ĐẢNG CỘNG SẢN


Giáo sư toán 'điểm huyệt' Đảng Cộng sản

Giáo sư Hoàng Xuân Phú
GS Hoàng Xuân Phú là Tổng biên tập Tạp chí Toán học VN
Một giáo sư đứng đầu tạp chí toán học ở trong nước vừa lên tiếng chỉ ra những điểm mà ông cho là 'tử huyệt của chế độ' và thách thức Đảng cộng sản đổi mới.

Trong Bấmbài viết trên blog cá nhân hôm 11/01/2013, Giáo sư Hoàng Xuân Phú cho rằng có hai "tử huyệt" mà chế độ muốn bảo vệ là "quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội" và "quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân."

"Dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992."Giáo sư Phú, Tổng biên tập Tạp chí Toán học Việt Nam viết:

Lãnh đạo độc tôn?

Ông phê phán các lập luận của chính quyền về tính hợp thức, hợp hiến của quyền lãnh đạo độc tôn của đảng:
"Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định."
"Không thể coi quyền lãnh đạo đất nước của bất kỳ đảng phái nào là đương nhiên, và vì vậy không thể ghi điều đó vào Hiến pháp. Vả lại, nếu quyền đó đã là đương nhiên, được mọi người mặc nhiên thừa nhận, thì cũng chẳng cần ghi vào Hiến pháp làm gì, để khỏi gây phản cảm một cách không cần thiết."
Về điểm được ông gọi là "tử huyệt" thứ hai của chế độ liên quan tới "sở hữu toàn dân về đất đai" nhưng "do nhà nước thống nhất quản lý", bài blog nhận xét:
"Càng duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, thì càng gia tăng oán hận của Dân, càng sinh sôi tham nhũng trong tầng lớp lãnh đạo, và càng đẩy nhanh quá trình tự hủy diệt của chế độ."

Bình luận với BBC về bài blog này, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, cho rằng hai nội dung mà GS Phú đề cập tựu chung chỉ là một vấn đề:
"Giáo sư Phú đặt ra hai vấn đề mà ông gọi là 'tử huyệt,' nhưng tách ra làm hai cho rõ, chứ theo tôi hai vấn đề đó chỉ là một thôi. Đó là dân chủ."
Tuy cách đặt vấn đề của tác giả được cho là thẳng thắn, trực diện và mạnh mẽ, giáo sư Thuyết cho rằng bài blog nằm trong phạm vi một chủ trương về tiếp thu ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp của chính quyền:
"Có lẽ đề tài bài viết của Giáo sư Phú được gợi ra từ việc lấy ý kiến của nhân dân, về bản Hiến pháp sửa đổi bắt đầu từ 01 tháng Giêng vừa rồi.
"Theo ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Hiến pháp của Quốc hội, thành viên của Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp mới, trong lần lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp này, là không có vùng cấm.
"Những vấn đề mà Giáo sư Hoàng Xuân Phú đặt ra, từ trước đến nay vẫn được cho là nhạy cảm, nhưng nay đặt vấn đề lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp sửa đổi, thì cũng không có vùng cấm nào cả.
Tuy nhiên, Giáo sư Thuyết cho rằng việc tác giả bài blog đặt vấn đề và việc chính quyền và đảng tiếp thu ra sao là "hai chuyện khác nhau."

Kêu gọi gỡ bỏ

"Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân"
Trong bài blog, sau khi phân tích các vấn đề được cho là "tử huyệt" của chế độ, tác giả kêu gọi Đảng cộng sản mạnh dạn "gỡ bỏ" các quy định về quyền chính trị và kinh tế độc tôn ra khỏi Hiến pháp. Ông viết:
"Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính trị.
"Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân."
Tác giả cho rằng các quy định này "giống loại ma túy cực độc, có thể thỏa mãn cơn nghiện tham lam vô biên của giới cầm quyền," nhưng chúng "cũng tăng tốc quá trình tự hủy diệt của ĐCSVN và chế độ do đảng dựng nên."
"Vì vậy, nếu muốn bảo vệ ĐCSVN và chế độ này, thì cần phải nhanh chóng loại bỏ hai quy định đó ra khỏi Hiến pháp," ông kêu gọi.
Giáo sư Phú cũng đưa ra cảnh báo: "Ngược lại, nếu muốn gạt bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN, thì có thể sẽ sớm được toại nguyện, nếu tiếp tục duy trì hai quy định ấy trong Hiến pháp, bởi lẽ không có cách phá nào nhanh hơn là tự phá."
Theo BBC

10 commentaires:

  1. Để khách quan, chúng ta hãy đặt mình vào vị trí các vị lãnh đạo đất nước để xem xét thì mới thấy được sự lúng túng và bảo thủ của họ:
    1 - Nếu xóa bỏ khỏi hiến pháp:" quyền lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội"- thì có nghĩa là khai tử ĐCS và cá nhân các vị đó! Do vậy không dễ mấy ai từ bỏ quyền lực hiện có của mình.
    2 - " đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí", ở đây chính phủ do Đảng lãnh đạo. Vậy Đảng đã, đang quản lí đất đai. Nếu xóa bỏ điều này thì cũng có nghĩa là các vị lãnh đạo Đảng mất hết quyền hành và quyền lợi to lớn.
    Chắc chắn sẽ không sửa hiến pháp về 2 điều trên!

    RépondreSupprimer
  2. Giáo sư toán học viết có khác! Còn Ngô Bảo Châu đâu rồi hởi giáo sư?

    RépondreSupprimer
  3. Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dan, làm chủ xã hội... Sao không nhớ cái " nguyên tắc" này nhỉ ?
    Cũng giống như " biểu tình" là " biểu lộ sự đồng tình" với " đương lối chủ trương của đảng" ấy mà...

    RépondreSupprimer
  4. Hiến phaph làm ra là để toàn dân vận dụng cho mọi ứng xử trong xã hội. Đảng cũng là dân sao lại tự cho mình cái quyền soạn ra HP rồi bảo toàn dân góp ý mà :"góp gì thì góp cũng phải trong khung chỉ đạo của đảng".Thế là rõ, thực chất đây là HP của đảng,không phải của dân,làm ra vì đảng, không phải vì dân. Điều 4 vẫn tồn tại là minh chứng cụ thể, đảng đặt mình trên cả HP(lãnh đạo toàn diện)vẽ ra HP theo ý đồ cua mình(chỉ đạo của đảng)vậy thì còn bàn, còn góp gì nữa.
    Bác Phú góp ý 2 tử huyệt, nhưng chỉ cần 1 tử huyệt là điều 4 cũng đủ. Nhưng khó lắm bác ạ, đã có chỉ đạo rồi,tâm huyết của bác cũng chỉ dừng lại để dân mạng đọc cho biết vậy thôi ,mặc dù cũng là ý nguyên của rất đông bạn đọc. Hãy mang HP về mà góp,mà bàn trong đảng là đủ,bày ra toàn dân góp ý mà làm gì,mất thì giờ,tốn kém thêm.

    RépondreSupprimer
  5. Bài viết của GS là một sự nhận thức, một sự báo trước về cái chết của đảng. Đúng, và tuyệt vời. Nhưng liều thuốc đa đảng và thừa nhận tư hữu về đất đai lại là quá nặng với một con bệnh dễ dẫn đến sự tử vọng đột ngột. Giữa cái chết từ từ và cái chết đột ngột, theo GS, người ta nên chọn cách nào?
    Vì vậy, thông báo về một cái chết sẽ đến cho đảng từ 2 điểm trên cơ thể là biểu hiện của tấm lòng nhân, nhưng tài năng lại nằm ở chỗ bốc thuốc. Đó là điều GS còn thiếu

    RépondreSupprimer
  6. Thì cứ theo lời của bản "Tuyên ngôn độc lập" của ông Hồ đọc vào ngày khai sinh nước "Việt nam dân chủ - cộng hòa" mà làm.

    RépondreSupprimer
  7. HIẾN PHÁP LÀ QUỐC HỘI SOẠN THẢO, VÀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI.SAU CỨ NÓI ĐẢNG HOÀI E LẠC ĐỂ RÙI,HIẾN PHÁP NĂM 46 LÀ CỤ HỒ THẢO CHỨ CÓ ĐẢNG GÌ TRONG NÀY. PHẢI GÓP Ý VỚI QUỐC HỘI MỚI ĐÚNG.

    RépondreSupprimer
  8. Cái dân Việt Nam này cũng quái gở thật. Hôm nọ, tại Hội thảo lý luận lần thứ nhất giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng nhân dân Cách mạng Lào, mình phát biểu hay thế mà chúng nó ngồi dưới cứ đánh rắm tum tủm ấy, có thằng còn bụm miệng cười mới căm chứ. Mà mình phát biểu với tư cách Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương... chứ có phải như quân đầu trộm đuôi cướp gì đâu?

    RépondreSupprimer
  9. Mình rất khoái đọc những bài chất lượng rất cao của vị giáo sư Toán học Hoàng Xuân Phú này. Đúng là những bài viết của một trí thức yêu nước. Giáo sư làm thơ cũng rất hay, trên trang của ông cơ. Rất tiếc trình độ vi tính của mình kém quá, chả biết viết bình luận như thế nào. Giáo sư rất đàng hoàng, công khai mấy số điện thoại và địa chỉ cơ quan, nhà riêng luôn! Bái phục! Bái phục!

    RépondreSupprimer
  10. Tại cái mồm ong thôi!

    RépondreSupprimer