Trang

02/01/2013

MỘT BÀI VIẾT HAY TRÊN BÁO LỀ ĐẢNG


'Mùa xuân Ả rập' và Mùa xuân Myanmar

 Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng "Mùa xuân Ả rập" để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.
Mùa xuân bão táp ở Ả rập
Một loạt chế độ tại Ả rập - từng ưỡn ngực với sự "đặc thù" của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ - đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước.

...Trong Mùa xuân Ả rập, cựu Tổng thống Yemen Ali Saleh đã ra đi theo một cách êm ả nhất có thể: ông từ chức sau 33 năm cầm quyền và sang Mỹ đổi lại quyền miễn tố, để lại một Yemen kiệt quệ và đối mặt với các cuộc nổi dậy và nội chiến.
Hầu hết trong số đó đều tiếp tục nhiệm kỳ của mình sau các cuộc "bầu cử" không có ứng cử viên đối lập và chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu cực cao. Nhưng sự "tín nhiệm cao" đó không che giấu được những vấn đề trầm trọng của dân chúng và khối tài sản kếch xù của những nhà cầm quyền.
Và những cuộc nổi dậy của "Mùa xuân Ả rập" đã lột tả bản chất của sự "tín nhiệm cao" chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng.
Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào.
Cái giá mà đất nước họ phải trả còn lớn hơn thế. Là sự kiệt quệ của dân chúng do sự bòn rút của họ. Là sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ. Là sự khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng, do sự cai trị vô đạo đức và chia rẽ dân chúng của họ. Và cuộc nổi dậy như một vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ.
Mùa xuân ấm áp với Myanmar
Myanmar, giành độc lập năm 1948, bị hết thống tướng này đến thống tướng khác cai trị sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Trong ngôn ngữ của chính trị học, đó là chế độ Qủa đầu (độc tài nhóm), một hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân.
Dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước. Đó là nguyên nhân Myanmar từ vị thế là một đất nước phát triển hàng đầu châu Á đầu thập kỷ 1960 đã tụt hậu và kiệt quệ thành một nước lạc hậu nhất ở Đông Nam Á những năm qua.
Đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng, giới lãnh đạo Myanmar đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục.
Cuộc bầu cử dân sự năm 2010 tưởng như chỉ là mang tính hình thức để hợp thức hóa sự cai trị của những tướng lĩnh cũ, mà Tổng thống được bầu vào Mùa xuân 2011 Thein Sein nằm trong số này. Lần đầu tiên nắm quyền cao nhất ở Myanmar, vị tướng cũ đã từ bỏ đường lối cai trị độc tài, bằng cách chấm dứt những dự án của cường quốc láng giềng gây nguy hại cho Myanmar, công nhận đảng đối lập và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung tự do vào Mùa xuân 2012, phóng thích hàng loạt tù nhân lương tâm, và cho phép tự do báo chí.
Myanmar còn có một nhân vật vĩ đại nữa làm biểu tượng cho quá trình dân chủ hóa: Aung San Suu Kyi, người đã để lại gia đình của mình ở nước Anh để trở về nước vận động dân chủ năm 1988 bất chấp bị đàn áp, đe dọa, bắt bớ, cấm tranh cử, rồi bị giam lỏng trong thời gian bầu cử năm 1990. Kết quả: bà chiến thắng áp đảo cùng Đảng của mình (82% số phiếu) nhưng bị từ chối chuyển giao quyền lực và tiếp tục bị giam lỏng, và bà từ chối rời khỏi đất nước để tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ. Ngày đó đã đến như mong mỏi của bà và nhân dân Myanmar, cho dù Đảng của bà chỉ tranh cử ở cuộc bầu cử bổ sung 45/664 ghế.
Một người từ bỏ quyền lực độc tài để đưa đất nước đến với dân chủ, và ca ngợi đối thủ từng bị phe mình giam giữ. Một người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ nhưng chấp nhận sự cai trị của chính phe phái từng tước đoạt quyền lực của mình, thậm chí vận động quốc tế xóa bỏ cấm vận với chính quyền đương nhiệm, để tìm kiếm sự khởi đầu mới cho quá trình dân chủ hóa đất nước. Qúa trình dân chủ hóa của Myanmar, nhờ vậy, đồng thời là quá trình hòa giải dân tộc, giúp Myanmar không chỉ giữ được hòa bình mà còn giảm nguy cơ bị chia rẽ.
Đó là lý do cả hai được xếp hàng đầu trong danh sách 100 nhà tư tưởng của thế giới năm 2012 do Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) lựa chọn. Riêng Thein Sein được tờ Straits Time (Singapore) bình chọn là Nhân vật châu Á của năm 2012. Vì từ bỏ độc tài quyền lực để trả quyền lực về cho nhân dân luôn là lựa chọn vô cùng khó khăn của mọi chế độ độc tài trong lịch sử.
Nhưng đó là lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển, và ngay lập tức đầu tư nước ngoài đã xếp hàng vào Myanmar. Và cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với "Mùa xuân Ả rập".
Ba ngàn năm trước, nhà tư tưởng chính trị Khương Tử Nha đã thấu hiểu điều đó khi nhắc nhở Chu Văn Vương rằng: Thiên hạ không của riêng ai, thiên hạ là của cả thiên hạ, chung lợi ích với thiên hạ thì được thiên hạ, đoạt lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ. Nhờ tư tưởng đó, nhà Chu tồn tại tới tám trăm năm, và là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất về tư tưởng, triết học, binh pháp, kỹ thuật của Trung Quốc cổ và trung đại.
Ngày nay, không cần phải thông thái như Khương Tử Nha cũng biết điều đó. Quá nửa quốc gia trên thế giới là những nền dân chủ, thể chế buộc chính quyền phải chung lợi ích với thiên hạ, thay vì chờ đợi chính quyền tự nguyện như triều đại nhà Chu. Nhờ thế, những quốc gia thịnh vượng nhất, văn minh nhất đều là những nền dân chủ.
  •  Hồng Ngọc

24 commentaires:

  1. Độc tài nhóm !!!!2 janvier 2013 à 07:35

    ...chế độ Qủa đầu (độc tài nhóm), một hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân.
    ..........
    Vì vậy, mà gã X vẫn trâng tráo tại vị và rao giảng về long tự trọng !

    RépondreSupprimer
  2. "Từ bỏ độc tài và quyền lực để trả quyền lực về cho nhân dân,...Và củng là lối thoát duy nhất cho nhửng nhà độc tài tránh bị sự bức hại và trả thù của người dân khi nổi dậy ........cai trị bằng sự bức hại vả sợ hải của nhân dân"
    1 bài viết năm mới tuyệt cú mèo .hy vọng bắt đầu từ năm mới ,đừng để quá chậm ,các ông làm giàu cho bản thân và gia đình đả quá đủ HẢY DỪNG LẠI NGAY KHI CHƯA MUỘN .Năm mới kính chúc toàn thể nhân dân Việt Nam làm ăn thịnh vượng ,an lành và hạnh phúc ,chúc các bác lảnh đạo đảng và nhà nước AN LÀNH <MẠNH KHỎE và SÁNG SUỐT
    chúc bác Chênh cùng gia quyến luôn dồi dào sức khỏe ,hạnh phúc và luôn đồng hành cùng đọc giả trong mọi lúc mọi nơi

    RépondreSupprimer
  3. Tôi đọc bài viết này của TG Hồng Ngọc là lần đầu , nhưng còn nhà báo khác cũng viết nhiều bài hay , được bạn đọc ủng hộ nhiều , đó là nhà báo Kỳ Duyên. Chân thành cảm ơn các nhà báo Hồng Ngọc và Kỳ Duyên.

    RépondreSupprimer
  4. Cái khó hiện nay là một số nhà lãnh đạo đã bị nhiều nguời dân căm thù. Họ lo lắng cho an toàn của họ. Họ cần tìm ra giải pháp để họ an tâm 'đi xuống' một cách an toàn và tài sản, gia đình cua họ được bảo vệ. Việc duy trì được quyền tài sản của họ ở trong nước (họ không phải mang tài sản ra nước ngoài) và bảo đảm cuộc sống của họ bình an thì hy vọng có muà xuân Myanmar. Còn nếu không thì khả năng 'nồi da xáo thịt' là cao. Mà điều này thì nguy hại khôn lường khi khó lường chính sách của TQ dù rằng trông 'mặt mà bắt hình dong' thì Ông Tập Cận Bình nhìn có nhân tâm chứ không phải tà tâm nhưng do tại TQ chỉ có 01 đảng lãnh đạo nên chính sách khó lường vì nó bị chi phối bởi một nhóm người có quyền lực và chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực ổn định, đáng tin và theo chuẩn mực văn minh, hiện đại.

    RépondreSupprimer
  5. Viet nhu vay ,thi lam sao co BAO LE PHAI VA BAO LE TRAI !

    RépondreSupprimer
  6. Bài viết hay quá, hay vì đăng trên báo đảng, không biết trưa nay có bị rút xuống không đây.

    RépondreSupprimer
  7. tuanvietnam bị down rồi bác Chênh ạ. Chắc vì bài này mà bị rồi.

    RépondreSupprimer
  8. độc tài nhóm= 14 ông vua tập thể= bộ chính trị.bài viết này chỉ thiếu mỗi chỉ mặt, đặt tên nhưng sự việc và những con người ở Vn nữa là đủ cả

    RépondreSupprimer
  9. Từ rất lâu rồi Vnn mới có một bài viết hay như vậy, tại sao chúng ta không cùng lên tiếng hoan nghênh và cổ vũ!Cám ơn tác giả Hồng Ngọc!

    RépondreSupprimer
  10. Một mình Thein Sein không thể làm nên Myanma như bây giờ, nhưng cả một ekip của ông và quan trọng là rất hợp lòng dân nên không có đối lập nào có thể chống lại,nhưng cá nhân ông Thein Sein được coi là người hùng của dân tộc Myanma. Ông xứng đáng là vị tướng, vì: tướng đúng nghĩa phải là người anh hùng và anh hùng đúng nghĩa là luôn bảo vệ và đặt lợi ích của Đất nước, của Dân Tộc lên trên hết. Ngược lại, vị tướng mà chỉ biết bảo vệ quyền lợi của mình là trên hết thì người ta sẽ gọi là "tướng...." và tướng chỉ để biết vâng lời thì chỉ là " tướng...." thôi.
    Nhìn lại Việt Nam, bao nhiêu chính sách sai lầm làm cho người dân mất nhà mất đất, đói khổ lầm than, kinh tế đất nước lụn bại, sức đối kháng suy kiệt,tự hủy hoại sức mạnh quốc gia làm thỏa mãn kẻ thù đang rình rập xâm chiếm nước nhà. mà họ có thay đổi gì không...cứ hô hào bảo vệ thể chế, bảo vệ quyền lực mà không hô hào bãi bỏ những chính sách sai lầm đã làm cho dân mất nhà mất đất, đói khổ lầm than...AI? Ai là người hùng của Việt Nam?, ekip nào có thể làm cho dân giàu nước mạnh? chỉ có Đảng ta chăng?...làm sao mà có thể tin được...

    RépondreSupprimer
  11. Lãnh đạo VN hiện nay muốn lãnh đạo một nước VN nghèo nàn lạc hậu bị thế giới coi thường và trong tương lai phải qua Miến Điện mà xin viện trợ, hay muốn lãnh đạo một nước giàu mạnh con cháu sống an toàn dân chủ mà không sợ phe nhóm nào thay mình có thể hại gia đình dòng họ mình được.
    Ai sẽ tạo ra lịch sử dân tộc VN? Ai sẽ là gạch nối giữa thời đại HCM và thời hiện đại dân chủ? Ai sẽ được lưu danh muôn thưở, chẳng những cho hiện tại mà mãi mãi về sau?

    RépondreSupprimer
  12. Còn nói gì nữa không?2 janvier 2013 à 13:37

    Những quốc gia thịnh vượng nhất, văn minh nhất đều là những nền dân chủ.

    Thế mà còn nhiều phe nhóm, đảng phái và tổ chức trên thế giới này sợ dân chủ đến vãi cả đái ra quần .

    Chúng luôn tìm cách lừa bịp dân chúng, giả dối, đánh tráo khái niệm , nguy biện về dân chủ, đàn áp, bắt bớ, giam cầm, ban hành các đạo luật tù mù theo ý của chúng vv... để đàn áp dân chủ và nhân dân.

    Hẳn nào các quốc gia ấy kinh tế kém phát triển, đạo đức xã hội băng hoại, tham nhũng tràn lan, ăn cắp tiền thuế của dân vô tôi vạ, tìm mọi cách lấy tiền và nguồn tài sản của quốc gia để vụ lợi ích cho những kẻ đang cầm quyền cai trị đất nước mà chính quyền đó do bọn chúng tự dựng lên với nhau.

    Câu nói quá đúng:
    Dù tinh vi đến đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài cai trị đất nước đều nhằm phục vụ cho lợi ích của những kẻ cai trị, thay vì phục vụ cho lợi ích của nhân dân và đất nước.

    Còn nói gì nữa không hỡi những kẻ độc tài.

    RépondreSupprimer
  13. Người Việt Yêu Nước2 janvier 2013 à 14:33

    Cám ơn Hồng Ngọc, một bài viết đầu năm quá hay, đầy lời cảnh báo cho chính quyền VN:
    Vì từ bỏ độc tài quyền lực để trả quyền lực về cho nhân dân luôn là lựa chọn vô cùng khó khăn của mọi chế độ độc tài trong lịch sử.
    Nhưng đó là lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển, và ngay lập tức đầu tư nước ngoài đã xếp hàng vào Myanmar. Và cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với "Mùa xuân Ả rập".
    Quá chuẩn.
    TTXVN máu nhỉ. Phải thế chứ.

    RépondreSupprimer
  14. Cám ơn tác giả bài viết-Muốn thịnh vượng thì phải dân chủ-người lãnh đạo phải thực sự là của dân,vì dân(THỰC SỰ CHỨ KHÔNG PHẢI GIẢ DỐI,NÓI BẰNG MỒM NHEN!)

    RépondreSupprimer
  15. Ai dủng cảm đứng ra làm Thansue của VN ! không phải dể dàng ,phải can đảm lắm ,nhưng nhất định nhân dân VN sẻ đứng sau lưng các ông .đừng chần chừ kẻo không kịp ,thời cơ đả bức bách lắm rồi ,dân trong 1 nước không có gì là không thể ,chẳng nhửng nó tốt cho toàn dân mà còn tốt cho tương lai con cháu các vị sau nầy không phải sống trong nơm nớp lo sợ bị trả thù .

    RépondreSupprimer
  16. Tất yếu sẽ đến2 janvier 2013 à 18:39

    Những kẻ độc tài còn sót lại trên thế giới hãy nhìn vào gương:

    Hít-le, Ceausescu, Mubarac, Salem, Ben Ali, Sadam Hút-Sen, Ca-Đa-Phi và sắp tới là Assad của Xyri vv...

    Đừng để đến lúc muốn chạy cũng không kịp và không có cống để mà chui vào đâu.

    Bản thân chúng sẽ bị xử công khai minh bạch trước Tòa án. Tiền và vật chất chúng ăn cắp của nhân dân sẽ bị truy tìm và trả lại cho nhân dân và đất nước nơi mà chúng đã ăn cắp.

    Đó là điều tất yếu sẽ xảy ra.

    RépondreSupprimer
  17. Bài viết rất hiện thực, sâu sắc, gợi mở nhiều liên tưởng, nhiều suy tư về những sự thật đắng cay ở đất nước mình qua bao nhiêu năm "dân chủ hóa"... Hoan hô tác giả Hồng Ngọc! Hoan hô Tuần VN! Báo "lề phải" mà có tính chiến đấu như thế này thì ai chẳng ham đọc!

    RépondreSupprimer
  18. Ở các nước độc tài còn lại trên thế giới hiện nay, có chung một điểm là lãnh đạo là một... bầy độc tài, không có đích danh một tên độc tài cụ thể. Do vậy cần thời gian nhiều hơn các bác ạ.

    RépondreSupprimer
  19. May mà bác Chênh đăng lại nên tôi mới được đọc. Bài này đã được Vietnamnet gỡ xuống rồi, không còn thấy tăm hơi đâu nữa.

    RépondreSupprimer
  20. Nước Bạn láng giềng may mắn có được những vị lãnh đạo có tầm nhìn xa, trông rộng và biết mình, biết người.
    Họ dám hy sinh những quyền lợi bổng lộc của cả phe nhóm để đưa đất nước đi lên.
    Nói tới họ, nghĩ tới nước mình. Còn nước mình thì sao?
    Không có câu trả lời !

    RépondreSupprimer
  21. Xin cám ơn Tuần Việt Nam và nhà báo Hồng Ngọc đã khởi đầu năm mới trên báo lề phải một bài viết súc tích mà mỗi chúng ta-những ai muốn muốn dân tộc mình ngẩng đầu phát triển đúng nghĩa với xu thế thời đại,không còn phải đớn hèn chịu nhục trước mưu toan láng giềng bắt nạt thôn tính và bầu bạn năm châu coi thường vì sự tụt hậu thua kém đều nên có một chút ngẫm nghĩ đau xót trước thực trạng đất nước hôm nay.
    Một bài viết hữu ích và chân tình như thế mà bị cắt bỏ thì thật không còn gì phải bàn nữa hỡi các nhà tuyên giáo của đảng ta !

    RépondreSupprimer
  22. tôi hi vọng mùa xuân Việt Nam cũng sẽ đến trong nay mai thôi. Mong lắm thay!

    RépondreSupprimer
  23. Cản thận kẻo mà toi đấy. Mà xem trên Tuần VNN có thấy đâu nhỉ?

    RépondreSupprimer