Trang

14/01/2013

NHÂN ĐỌC BÊN THẮNG CUỘC- NGUY HIỂM CỦA SỰ LẬP LỜ

Sau báo PLTP, bây giờ đến báo SGGP xuất chiêu phản biện lại Bên Thắng Cuộc. Đội ngũ "phản biện viên" của ban tuyên huấn đã bắt đầu nhập cuộc. Tuy nhiên cũng nên "fairplay", đã có ý kiến phản biện thì cũng nên cho đăng ý kiến phản biện lại phản biện chứ hè? Chứ một mình một chợ nói khan theo một chiều thì chẳng còn ý nghĩa của việc phản biện. Nhưng dầu sao cũng hoan hô, lời lẽ phản biện của tác giả Minh Tâm nào đó dưới đây khá đàng hoàng, không đến nỗi quy chụp hồ đồ theo kiểu tuyên huấn vẫn thường gặp.

NHỊP CẦU BẠN ĐỌC

Nhân đọc Bên thắng cuộc của Huy Đức - Nguy hiểm của sự lập lờ
Thứ hai, 14/01/2013, 08:17 (GMT+7)
LTS: Trong thời gian gần đây, sách Bên thắng cuộc của tác giả Huy Đức (đang tham dự một khóa tu nghiệp tại Đại học Harvard, Mỹ) đã xuất bản phát hành trên mạng, gây sự chú ý của công luận. Tác giả nhìn lại một giai đoạn lịch sử đã qua của nước ta từ sau ngày giải phóng, với góc nhìn phiến diện, thậm chí xuyên tạc, phủ nhận thành tựu cách mạng. Với ý thức tôn trọng lịch sử và có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, nhiều bạn đọc Báo SGGP đã nêu ý kiến phản biện, bày tỏ chính kiến. Báo SGGP xin giới thiệu một số bài viết của bạn đọc nhận xét về cuốn sách này.
Chỉ phần 1 Bên thắng cuộc (Giải phóng) của tác giả Huy Đức thôi, tư liệu đã ngồn ngộn, hiếm có tài liệu nào phong phú như thế. Tác giả đã sưu tầm, tra cứu, tìm hiểu và cung cấp những thông tin được cho là hàng hiếm, hàng “độc”. Nhưng đọc kỹ những gì tác giả thể hiện trong tác phẩm, người đọc có quyền nghi ngờ. 

1. Xuyên suốt quyển sách, tác giả cố làm cho rõ ràng những chuyện của bên thắng cuộc. Tác giả không gọi tên “bên thua cuộc” nhưng với những gì thể hiện trong cuốn sách thì không thể không có câu hỏi được đặt ra: Bên còn lại là gì nếu không phải là “bên thua cuộc”? Và “bên thua cuộc” là ai? Với những gì trong tập sách, dường như tác giả muốn nói đến chính những người đồng bào của mình - như một sự mặc định?
Ở điểm này, tôi có hai điều băn khoăn. Thứ nhất, trong sách tuy Huy Đức không nhắc gì đến “bên thua cuộc” thực sự nhưng dường như tác giả đã lẫn lộn hoặc cố tình lập lờ về bản chất của cuộc chiến tranh tại Việt Nam những năm 1954 - 1975. Đó là một cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, từ việc dựng lên chính quyền tay sai rồi đến trực tiếp đưa quân tham chiến. Chiến thắng năm 1975 thực sự là chiến thắng của dân tộc Việt Nam đối với chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Đế quốc Mỹ sau nhiều năm can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, hao tốn nhiều tiền của và sinh mạng, đồng thời cũng gây bao nhiêu đau thương, mất mát cho dân tộc ta, chính là kẻ thua cuộc. Thứ hai, tác giả đã “xô” tất cả những người vốn là nạn nhân - gián tiếp hoặc trực tiếp - của chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam vào “bên thua cuộc”. Dường như Huy Đức đã để cho người đọc thấy rằng những người đó đã “ngoi ngóp” với những sự kiện chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước bấy giờ. Kỳ thực, tất cả không hoàn toàn như Huy Đức thể hiện.
Chúng ta đều biết có những cá nhân trưởng thành, thành danh từ chế độ cũ và tài năng đã thăng hoa sau ngày thống nhất đất nước. Diễn viên điện ảnh Nguyễn Chánh Tín là một thí dụ. Anh thực sự được mọi người nhớ đến với vai chính Nguyễn Thành Luân - hình tượng nghệ thuật của nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo - trong bộ phim “kinh điển” Ván bài lật ngửa. Hay nhà kinh tế học, một nhân sĩ rất nổi tiếng là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh (1921 - 2003), người từng 2 lần làm quyền Thủ tướng của chế độ Sài Gòn, sau này trở thành đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là cố vấn kinh tế cho các nhà lãnh đạo hàng đầu đất nước như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt…
Chúng ta cũng đều nhớ rằng sau ngày 30-4-1975, khi Tổng Bí thư Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, ông nắm tay đưa lên cao, nói với giọng đầy cảm xúc: “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”. Vâng, đối với người Việt Nam, đây là một thắng lợi chung của cả dân tộc chứ không phải thắng lợi của ai đó và số khác bị thua cuộc. Nhìn lại suốt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hầu như gia đình nào cũng có mất mát. Rất nhiều gia đình có người theo bên này hoặc bên kia, ngay cả sự đối đầu nhau về ý thức hệ, về chiến tuyến cũng đã là mất mát. Rồi tính mạng và tài sản, tự do và hạnh phúc…, buộc người ta phải lựa chọn, đánh đổi ở hầu hết các gia đình tại miền Nam.
Không chỉ vậy, rất nhiều đàn ông hiện tuổi từ 60 trở lên, trước năm 1975 đã phải hủy hoại thân thể để tránh đi quân dịch, người chặt ngón tay, kẻ làm hỏng mắt… Cũng có không ít người khác đã đi quân dịch rồi phải tự hủy hoại thân thể của mình để được giải ngũ hoặc chỉ để được… ở tù nhằm tránh phải hy sinh vô nghĩa cho chiến tranh dù họ là những người được trả lương cao, được “trang bị tận răng”. Họ đều là nạn nhân của chiến tranh. Và, khi chiến tranh kết thúc, mọi người đều vui mừng, bởi người ta không còn lo bị bom rơi đạn lạc, không trở thành nạn nhân của những vụ thảm sát kiểu Sơn Mỹ, Thạnh Phong, không phải tự hủy mình để khỏi đi quân dịch…
Lẽ nào ngày kết thúc chiến tranh, họ lại là người thua cuộc?
2. Xuyên suốt trong quyển sách, có vẻ như Huy Đức chỉ thuần túy nêu sự kiện, không bình luận; nếu có bình luận thì chỉ dẫn lời của ai đó, với nguồn dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, mà như muốn cho người đọc thấy sự khách quan, không định kiến, không phiến diện của tác giả. Thế nhưng, dù cố “giấu mình” nhưng qua chính những sự kiện trong cuốn sách, bằng góc độ tiếp cận thông tin, lựa chọn, xử lý thông tin và trình bày ra cho người đọc các chi tiết của sự kiện, của thông tin đó, tự bản thân nó đã thể hiện quan điểm, ý đồ của người viết.
Các sự kiện trong Bên thắng cuộc thường xuyên và liên tục được thể hiện theo cách thức đó. Qua những sự kiện, những tư liệu phục vụ cho ý đồ của mình, tác giả đã cho người đọc thấy một màu rất tối cho cả quãng đường mấy mươi năm sau ngày thống nhất đất nước. Chẳng hạn, tác giả nói khá nhiều về vấn đề “học tập cải tạo” của những người làm việc cho chế độ cũ, việc “cải tạo tư sản”, “cải tạo công thương nghiệp”… Nhưng nếu chỉ nhìn một mặt của vấn đề thì tất yếu là chưa đầy đủ, chủ quan, phiến diện. Và, với một số sai lầm, hạn chế, không hoàn toàn do chủ trương chung mà do nhận thức, cách hành xử (sự hăng hái quá mức trong khi lại khá ấu trĩ…) của một số cán bộ, đảng viên thừa hành lúc bấy giờ.
Do đó, vì không có quan điểm lịch sử cụ thể, không có cái nhìn bao quát, toàn diện, cộng với ý đồ không thực sự trong sáng, thể hiện bằng một sự lập lờ, tác giả đã cố ý gây ngộ nhận cho người đọc. Sự ngộ nhận đó thật nguy hiểm!
3. Châm ngôn có câu: Một nửa ổ bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật thì không phải là sự thật. Thế nên những “sự thật” được trưng ra trong Bên thắng cuộc theo cách của tác giả không khỏi khiến người ta nghi ngờ về tính trung thực, khách quan của nó. Có thể diễn đạt thế này: trong một chuỗi các sự kiện, người nào quan tâm đến chi tiết nào hoặc chi tiết nào thấy có lợi cho mình, đúng với ý đồ của mình thì bóc tách chi tiết đó ra và xem đó là toàn bộ sự kiện, toàn bộ sự thật. Khi đó, sự chính xác của chi tiết không đảm bảo cho tính khách quan và đúng đắn của sự kiện. Lẽ dĩ nhiên, không thể có sự thật kiểu như thế. Lắm lúc, nó còn trở nên giả dối.
Lê Quang Liễn, một thiếu tá của quân đội chế độ Sài Gòn, trong bức thư phản đối Huy Đức (được đăng trên nhiều trang mạng) đã viết: “Một nhà báo chân chính phải viết cho sự thật, vì lương tâm thì đừng bao giờ gán, chụp cho những người vắng mặt những gì vì lợi ích cho bản thân, phe nhóm”. Nhưng trên thực tế, theo logic của sự “cắt cúp” sự kiện theo ý đồ riêng của tác giả, thì ngay cả ý kiến của những người “có mặt” cũng khiến người đọc có quyền nghi ngờ các trích dẫn.
Vì vậy, dù trưng ra nguồn từ những tài liệu được cho là đáng tin cậy, ý kiến của nhiều nhân vật có uy tín, khi đọc Bên thắng cuộc, người ta không rõ được đâu là “sự thực tuyệt đối” (tức là có đầy đủ các chi tiết của sự kiện) và đâu là “sự thực tương đối” (chỉ có một vài chi tiết của sự kiện), cứ hư hư thực thực. Mà chính cái hư hư thực thực đó làm nên sự lập lờ khiến tác phẩm thực sự nguy hiểm. “Sự thực tương đối” với một dụng ý thiếu trong sáng có thể gây nhiều điều nguy hại, bởi nó đem đến trong nhận thức người đọc sự sai lệch cả về hình thức lẫn bản chất.
Đọc cuốn sách, người ta bị chìm trong sự nghi ngờ năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực điều hành của Nhà nước. Thế nhưng, có một sự thực hiển nhiên không ai có thể phủ nhận: trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận, bị các thế lực thù địch công kích trên nhiều mặt trận, cả quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, cả ở biên giới Tây Nam lẫn biên giới phía Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta giữ vững ổn định chính trị, đẩy lùi các cuộc tấn công quân sự, nâng dần vị thế chính trị của đất nước.
Cho nên, cần thấy cả điểm và diện, thấy cả cây và rừng thì mới thuyết phục được người đọc. Cũng như người đọc phải đọc được cả các chi tiết của sự kiện thì mới có thể khẳng định đâu là sự thật.
------------------
- Bài tiếp theo: Hãy tôn trọng lịch sử!
Minh Tâm (Quận 3, TPHCM)

36 commentaires:

  1. Ông Minh Tâm nên công khai danh tính, tranh luận rạch ròi...
    Hy vọng ông không phải là... anh hùng NÚP

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đã khai danh tính rạch ròi thì lại không đúng bản chất của các đồng chí "phản biện viên"của đảng

      Supprimer
  2. Tôi ở Nhật, có cách nao mua bản điện tử ở Nhật không. Thank!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. http://www.amazon.com/s/ref=nb_sb_noss_2?url=search-alias%3Daps&field-keywords=ben+thang+couc

      Supprimer
  3. Tôi theo Thuyết Bất Khả Tri. Vậy nên tôi coi ai nói càng nhiều càng vô nghĩa. Trong cuộc sống này, chỉ có tình yêu thương đồng loại mới có nghĩa.
    Nhưng có vẻ "Tham Sân Si" đang lộng hành!

    RépondreSupprimer
  4. BTC (Bên thắng cuộc) của HĐ (Huy Đức) không phải là cuốn sách lịch sử như nhiều người đánh giá. Chỉ nên coi BTC là cuốn ghi chép có trật tự các sự kiện sự việc mà tác giả là một nhà báo thu thập được.
    Sự kiện với sự kiện lịch sử là rất khác nhau, với lại một sự kiện có thể trở thành những sự kiện lịch sử khác nhau tùy theo quan điểm. HĐ không phân tích đánh giá các sự kiện trong BTC bởi vì HĐ không phải là nhà viết sử. Vì vậy tôi thấy BTC là có ích cho nghiên cứu lịch sử, chứ không có gì nguy hiểm cả.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Nhụng rất tiếc nhiều người lại không thích như thế.

      Supprimer
  5. Gửi người viết"Nhân đọc Bên thắng cuộc của Huy Đức - Nguy hiểm của sự lập lờ" đầu tiên không định trả lời vì thà rằng tác giả xưng danh cho đàng hoàng là nhà báo ...thì hơn vì chẳng có độc giả nào gửi bài mà dám xưng danh là đã đọc Bên thắng cuộc vì đơn giản là sách chưa được chính danh, không khéo bị bắt thì nguy.Nhưng thôi tôi có ý kiến sau khi đọc bài trên như sau:Tôi năm nay cũng cỡ tuổi Ô sin Huy Đức nghĩa là nứt mắt ra đã được giáo dục về những chiến công của Đảng CSVN rồi, tôi tin chắc rằng nhân dân không bao giờ quên đâu.Có điều chúng tôi muốn biết sự thật- thế thôi,tác giả đã quá lo hay là sợ cái quyền thống trị của mình sẽ mất đi nên dùng Đảng CSVN làm bình phong đó thôi.

    RépondreSupprimer
  6. Ông Minh Tâm giỏi ra phết !

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Chắc gì là ông. Nó thực mình mới đọc có mấy dòng mà thấy lờ lợm muốn ói. Chạy vôi xuống còm xem có ai đồng ý với cái tay Minh Tâm này không. Cũng may...

      Supprimer
  7. MinCoif: Tôi cũng nghĩ như bác . BTC ghi chép nhưng cũng còn dè dặt và thận trọng cho nên bác Minh Tâm còn có chỗ để nói và MT coi như HĐ viết sách.Nếu coi đây chỉ là sự ghi chép thì cũng còn thiếu nhiều vì HĐ còn ít tuổi( lúc bấy giờ)Để các nhà viết sử viết được nhiều thì còn phải có nhiều ghi chép như thế hơn thế nữa ạ.

    RépondreSupprimer
  8. Thưa bạn Minh Tâm.
    Tôi nghĩ bạn đã hiểu không đúng ý câu " Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai " của TBT ĐCSVN Lê Duẩn! Ông Lê Duẩn chưa bao giờ coi những người thua cuộc là dân tộc. Nếu coi họ là dân tộc thì không thể nói hoặc viết câu văn tự mâu thuẫn đến như vậy!

    RépondreSupprimer
  9. Theo những gì mà tôi được chứng kiến và phải trải qua từ 1975 đến nay thì nhà báo Huy Đức không cần phải viết rõ, tôi tin là rất nhiều người cũng hiểu : Bên thua cuộc chính là hàng chục triệu người dân lương thiện của đất nước VN này.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. HĐ đã nói rõ rồi,trong phần mở đầu HĐ có mượn câu của ND đại ý "bên nào thắng thì nhân dân đều thua", nghĩa là "Bên thua cuộc" là nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của dcsvn.

      Supprimer
  10. Cái ông Minh Tâm này chỉ được cái suy diễn, quy chụp (kiểu "có quyền nghi ngờ", "xuyên suốt", "ý đồ", v. v. . .), mà chẳng đưa ra được cứng cứ cụ thể nào để chứng minh cho cái luận điểm về sự "Nguy hiểm của sự lập lờ" trong cuốn sách của ông Huy Đức nào đó; làm người đọc có cảm giác đây là cách nói thời kỳ những năm 60 - 70 thuộc thể kỷ XX.

    RépondreSupprimer
  11. Dù sao bạn Minh Tâm cũng có một bài phản biện có quan điểm rõ ràng của mình với lời lẽ ko kích động .
    Tôi cũng là người ko tán đồng hoàn toàn với Huy Đức, thậm chí còn đặt câu hỏi anh là ai mà có nhiều thông tin ko phổ biến liên quan tới những nhân vật cao cấp đến vậy .Nhưng tôi càng ko tán đồng với bài viết của Minh Tâm .
    MT tự cho rằng mình là người có quan điểm lịch sử cụ thể,có cái nhìn bao quát, toàn diện nên lớn tiếng qui kết chụp mũ cho Huy Đức .Riêng một điều ấy thôi anh đã tự thừa nhận mình chính là cái anh lên án .Bạn đọc ko phải là những người ko hiểu biết để mà ngộ nhận .Có một sự thật là Việt nam ngày càng tụt hậu so với thế giới mặc dù ko còn chiến tranh và vì thế :Năng lực lãnh đạo của Đảng và năng lực điều hành của nhà nước rõ ràng ko đáp ứng thích đáng với sự phát triển trung bình mà trong khu vực đòi hỏi cũng là một sự thật .Hàng loạt các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ,tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách lãng phí,lạm phát phi mã,hàng tồn kho như núi,nợ xấu tăng cao,đời sống người lao động bị bần cùng hóa ...tất cả cái đó là sự việc đã,dang và sẽ xảy ra và những sự việc đó ko thể chứng tỏ sự lãnh đạo sáng suốt của đảng,năng lực quản lý và điều hành nổi trội của nhà nước là sự thật được .Người nông dân lao động bị tước đoạt đất đai sản xuất với giá đền bù rẻ đến ko thể tưởng tượng được,họ bị chính quyền đàn áp,trà đạp,khủng bố khi họ khiếu kiện là những sự việc xảy ra.Những sự việc ấy ko thể nói lên một chính thể"do dân và vì dân" là sự thật được ,Những người biểu tình ôn hòa chống âm mưu và hành động xâm lược và bành trướng của TQ bị chính quyền đàn áp,bắt bớ tù đày là những sự việc ,Những sự việc này ko thể nói lên Đảng là của giai cấp CN,Đảng là của những người vô sản,Đảng phụng sự Tổ quốc là sự thật được .
    Tôi cũng xin nói để bạn MT rõ :Ba,mẹ tôi là những ĐVCS vào thập kỷ 30 của thế kỷ trước.Gia đình tôi đều có người hy sinh cho mỗi cuộc chiến .Bản thân tôi cũng là thương binh,tham chiến từ những năm 1969,qua tây nam chiến trường K,rồi cuộc chiến năm 1979 chống bành trướng TQ .Cho nên bạn hãy tin tôi ko dễ là người bị ngộ nhận .Tất cả những nhân vật cấp cao mà HĐ đề cập tôi đã gặp hết cho nên tôi ko hiểu sai về họ .
    Hãy để người đọc tự suy nghĩ .Bạn cũng có thể thoải mái trình bày những suy nghĩ của bạn nhưng đừng bao giờ cho mình cái quyền ngồi lên đầu bạn đọc

    RépondreSupprimer
  12. Bài này tham khảo bài của bố cu hưng. không có gì đặc sắc cả.

    RépondreSupprimer
  13. Thực sự nguy hiểm cho Huy Đức. Bắt đầu có các bài phê phán kiểu chụp mũ Bên thắng cuộc là "tác phẩm thực sự nguy hiểm". Không hiểu Bên thắng cuộc thực sự nguy hiểm như thế nào? với ai?

    RépondreSupprimer
  14. Đào Tiến Thi14 janvier 2013 à 23:33

    "Đọc cuốn sách, người ta bị chìm trong sự nghi ngờ năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực điều hành của Nhà nước. Thế nhưng, có một sự thực hiển nhiên không ai có thể phủ nhận: trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận, bị các thế lực thù địch công kích trên nhiều mặt trận, cả quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, cả ở biên giới Tây Nam lẫn biên giới phía Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta giữ vững ổn định chính trị, đẩy lùi các cuộc tấn công quân sự, nâng dần vị thế chính trị của đất nước".
    Minh Tâm)
    Ông Minh Tâm đang nói về giai đoạn 1975 - 1985 đây. Nhưng ông cố tình quên giai đoạn trước "đổi mới" (12-1986) này, tức là trước khi chấp nhận kinh tế tư bản, dân VN đói vàng mắt. Miền Nam đỡ đói hơn miền Bắc nhưng lại bị phân biệt đối xử, khiến hàng triệu người bỏ Tổ quốc ra đi, và trong số ấy hàng ngàn người không đến được miền đất hứa vì bị bắt trở lại, đưa vào trại cải tạo, số khác làm mồi cho cá, cho bệnh tật, cho cướp biển... Đến nỗi Liên Hợp quốc phải thành lập một uỷ ban chuyên giải quyết vấn đề thuyền nhân VN.
    Mà ai bao vây kia chứ? Ta tự cô lập ta là chính. Hồi ấy rất phổ biến chuyện "tiếu lâm vỉa hè. Tôi nhớ có câu chuyện này: Một hôm ông Lê Duẩn (Tổng bí thư) than với ông Phạm Văn Đồng (thủ tướng): "Cái dân VN lạ thật! Bắt bớ, bỏ tù như thế, sao chúng nó vẫn quyết tâm bỏ nước ra đi? Nếu cho tự do, chắc chúng đi hết, còn mình tôi với ông thôi". Ông Phạm Văn Đồng: "Nếu cho tự do, tôi cũng đi".
    Còn ai là “thế lực thù địch”? Chính là ông bạn vàng Trung Cộng ngày nay: Chúng cung cấp vũ khí và xúi giục Cộng sản Campuchia tấn công ta, buộc ta phải cất quân chinh phạt rồi bị sa lầy ở đấy 10 năm (1978 – 1988). Rồi chính Trung Cộng ngay sau đó phát động cuộc chiến khổng lồ đánh Việt Nam (2-1979). Ông gọi là "thế lực thù địch công kích trên nhiều mặt trận" là cố tình cho giới trẻ hiện nay (đang tù mù về lịch sử) tưởng hồi đấy Mỹ phá hoại ta. Bỉ ổi!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Kính thưa Bác Đào Tiến Thi!
      Quan điểm hiện nay đã được Đại tá - PGS - TS Trần Đăng Thanh (giảng viên HV CT/BQP) quán triệt sâu sắc như sau:
      "Đối với Trung Quốc hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa ."!!!
      (http://anhbasam.wordpress.com/2012/12/19/1481-dai-ta-tran-dang-thanh-giang-ve-bien-dong-cho-lanh-dao-cac-truong-dai-hoc/)

      Supprimer
  15. Có một triết lý đơn giản: "giặc" là kẻ bên kia chiến tuyến chính trị. Vậy trong cõi nhân gian ai cũng là giặc! Vậy nên có tôn giáo mới coi cõi nhân gian là cõi ta bà (cõi lu xu bu, tả pí lù).
    Người nguyên thủy (không hoạt động chính trị) được gọi là Homosapiens (Người có lý trí). Quá đúng!

    RépondreSupprimer
  16. Sự thật là trong cuộc chiến VN bên VNCH và Mỹ đã thắng! Ông Tướng người Israel (Do Thái)đi quan sát mặt trận ở VN ,sau tuyên bố:Việt Cộng sẽ thắng trong chiến tranh nhưng sẽ thua trong hòa bình!Theo kế sách này Mỹ và VNCH bỏ chạy ,VC vào miền Nam thấy dân chúng sống trong sung túc ,vui tươi,VC lộ mặt lừa dối! Sau chiến tranh với Tàu năm 1979 ,Tàu ép VN phải bỏ chế độ Cộng Sản để theo chế độ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Phe tư bản không tốn lính và một viên đạn mà diệt hết CS.Ngày nay VN lại bị Tàu chèn ép,lại là một dịp may cho Mỹ,cuối cùng VN lại phải nhờ Mỹ thì mới thoát khỏi cái gông của Tàu.Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói về giai đoạn này:
    Ô hô thế sự tự bềnh bồng.
    Nam bắc hà thời thiết lộ thông.
    Hồ ẩn sơn trung Mao tận bạch.
    Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng.
    Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc.
    Ngưu xuất lam điền nhật chính đông.
    Nhược đãi ưng lai sư tử thương.
    Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
    Lộc Nguyễn.

    RépondreSupprimer
  17. Không muốn góp ý thêm vì nhiều bác đã nói ở trên như mình rồi.
    Có điều phải nói về việc MT.dẫn chứng một trường hợp cựu sĩ quan LQL(VNCH) để quy kết cho cả tác phẩm của HĐ.thì qủa là nhận định
    hồ đồ và dễ dãi qúa ! Theo trả lời của HĐ.thì chuyện trên sai là
    do bà LQL.trả lời cho báo trong nước và HĐ.dẫn lại.
    Ngay từ đầu,ai cũng biết ý của HĐ.là đưa ra những sự kiện mà HĐ.
    thu thập được từ nghề làm báo của HĐ.,chứ không phải là người
    viết sử để lên án ông ta.
    Mặt khác,thử hỏi lịch sử VN.trong nước có trung thực hay không mà đòi "lên lớp" người khác cơ chứ ? Chính giảng viên đại học dạy Sử Hà Văn Thịnh đã dám khẳng định Việt sử gồm 30 % thật và 70% giả !

    RépondreSupprimer
  18. Tôi chưa đủ trình độ để đánh giá hết công sức,sai, đúng,ý đồ của Huy Đức khi viết BTC . Chỉ cảm nhận đây là món ăn không hợp khẩu vi với nhà cầm quyền và thấy lo cho HĐ. Không hợp khẩu vị và MT đã đưa ra nhận xét của mình( chưa phải ý kiến chính thức của nhà nước ), cách tranh luận,phản biện như vậy là văn minh, văn hóa. Còn đúng, sai xin để bạn đọc đánh giá. Chỉ mong là những ý kiến nói đi,nói lại như vậy sẽ được công khai trên báo chí để rộng đương dư luận,dân chủ thật sự.Không thể duy trì mãi tình trạng thông tin một chiều.Ở góc độ này tôi ủng hộ MT và chủ Blog.

    RépondreSupprimer
  19. Kiểu trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về nguồn gốc của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh mới là lập lờ đ/c Minh Tâm ạ

    RépondreSupprimer
  20. Thường, khi muốn nguỵ biện thì người ta hay cố tình lương lẹo tiền đề và lý luận ra vẽ hàn lâm sau đó. Ông Minh Tâm này cũng vậy, ông ta sử dụng luận điệu tuyên truyền xúi dân đi chết là "chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ" trong khi bản chất thật sự là một sự xâm lược trắng trợn của Miền Bắc để xâm lăng Miền Nam, bành trướng ý thức hệ Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế dưới sự lãnh đạo của Nga-Tàu.

    Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc là trò giết hại dân mình để thoả mãn đòi hỏi phải tiến tới thiên đường mù của quan thầy mặc dù biết rằng nó rất vô duyên phi lý khi áp dụng cho những mãnh đất nhỏ xíu ở VN.

    Câu nói của Lê Duẫn nghe cũng đầy bi kịch tính, thắng lợi của ý thức hệ cộng sản quốc tế đang bành trướng chứ làm gì có thắng lợi dân tộc, nếu thắng lợi của cả dân tộc sao cây cột đèn cũng muốn vượt biên?

    Ông Minh Tâm nói rằng ông Minh Đức nghi ngờ năng lực lãnh đạo của đảng, trong khi thực ra nếu không có nòng súng của bạo lực thì đảng chưa hề cho dân thấy là họ có năng lực lãnh đạo. Nếu có năng lực thực sự thì tại sao không cho người dân được tự do chọn lựa? Chả lẽ dân chọn người không có năng lực để lãnh đạo mình?

    Bảo rằng Huy Đức chọn lựa, xử lý thông tin, nhưng đọc giả, nhất là đọc giả bên thua cuộc như GS Vũ Thị Phương Anh nhận xét "Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động-vì chắc chắn những chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí hơn nhiều.." cho thấy đó là những thảm cảnh đã thực sự xảy ra mà ai cũng biết, Huy Đức chỉ làm công việc góp nhặt và sắp xếp cho có thứ tự.

    Ông Minh Tâm cho đọc giả thấy cái tiểu khí của ông khi lấy những trường hợp cá biệt, những cái ngoại lệ để "thể hiện bằng một sự lập lờ...cố ý gây ngộ nhận" (từ ngữ ông dùng) như trường hợp các ông Nguyễn Chánh Tín, Nguyễn Xuân Oánh để nói rằng mấy chục triệu người Miền Nam không bị kỳ thị, hay chuyện huỷ hoại thân thể, trốn đi quân dịch. Ông thừa biết là đảng ông có đầy cán binh hay tử sĩ bắt trẻ đồng xanh ở lứa tuổi 12, 14. Hỏi thủ tướng xem có phải vậy không?

    Kết: Nhà tâm lý học Elisabeth Kübler-Ross nghiên cứu những người bị biến chuyển tâm lý đột ngột khi biết mình có bệnh nan y sắp chết, họ đi từ trạng thái phủ nhận rồi đến tức giận, rồi đến xuống tinh thần, rồi đến tự an ủi, và cuối cùng là chấp nhận. Hình như ông và cái đảng của ông cũng đang đi vào hiện tượng tâm lý 5 Giai Đoạn U Sầu này của Kübler-Ross.

    RépondreSupprimer
  21. Minh Tâm giống như tôi thời" phấn đấu". Anh phải bước ra khỏi cái không gian lý tưởng ảo mới khách quan trong sự nhìn nhận.Lịch sử chính là các sự kiện được ghi chép. Chỉ có hậu thế mới đánh giá được đúng sai,công tội. Đễ đất nước tụt hậu là một cái tội.Từ sau 1975,ĐCSVN sai đứt đuôi con nòng nọc mà Minh Tâm còn cố đua ra quá nhiều lý do để chạy chữa.Đó là ngụy biện . Cái sai lớn nhất của ĐCSVN là không khoan thư sức dân sau một thời gian chiến tranh quá dài. Quá duy ý chí khi vội thực hiện chính sách cải tạo.Tôi khoái Huy Đức nên tranh luận sơ sơ như thế. Minh Tâm cứ thoải mái đập lại nhé.

    RépondreSupprimer
  22. Chào Minh Tâm,
    Huy Đức đã viết rất rõ ràng là bên thắng cuộc ở đây chính là đảng cộng sản Việt nam chứ còn lập lờ gì nữa, vì ngày 30-04 chính là ngày giải phóng hay ngày chiến thắng? (theo cá nhân tôi thì nên đổi lại là ngày thống nhất thì hợp lý hơn). Và tác giả chỉ viết về những vấn đề của bên thắng cuộc mà tác giả đa được biết thôi.
    Có mấy ai bỏ ra một khoảng thời gian hơn 10 năm để tìm tư liệu cho một tác phẩm của mình cơ chứ.

    RépondreSupprimer
  23. CU BỜM
    Đọc cái còm của Minh Tâm vài dòng là biết ý, rất quen thuộc lâu nay. Xin nêu một ý kiến nhỏ. Quả ông TGT Lê Duẩn có nói "Thắng lợi nầy là của toàn dân tộc chứ không của riêng ai". Nhưng khẩu hiệu treo khắp phố phường la :"Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng". Cứ tạm chia đôi, mỗi bên một nửa. Nhưng khi Mác-Lê-Mao đánh ta, thì đáng lẽ vứt cái phần ấy đi, lại vẫn một mực 16 chữ vàng, thì cái phần dân tộc còn lại bao nhiêu, hởi ông Minh Tâm !? Đang thoi thóp ông ạ !

    RépondreSupprimer
  24. Hãy khoan nói về sụ đúng sai cua Bên Thắng cuộc , chi mong 700 tờ báo cùng 20.000 nha báo phóng viên trong đó co Minh Tâm có đc 1 sản phẩm như BTC của Huy Đức ! Hay nghề nghiệp của các ông này là ăn theo , nói leo & nói láo .

    RépondreSupprimer
  25. Chú minh Đức ơi! Năng lực của Đảng thấy rõ qua đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp, kinh tế mới, rồi gần đây là nhưng tập đoàn kinh tế nhà nước đó. Đảng giỏi chưa? A Quên năng lực của đảng là tạo ra một bầy sâu lúc nhúc nữa

    RépondreSupprimer
  26. Chú minh tâm có óc Khôi hài chứ Bộ. Sau năm 75 đát nước bét nhè như thế ai cũng biết mà chú bảo rằng lãnh đạo quá Tài ba đưa dân tộc vn từng bước đi lên vững chắc. Chết cười.

    RépondreSupprimer
  27. Theo lão Minh Tâm này thì tất cả quân nhân cán chính VNCH ở tù với vượt biên cũng là bên thắng trận đấy!!! hehe
    Thằng bồi bút này viết không ai ngửi nổi!

    RépondreSupprimer
  28. Lịch sử không thể chỉ do MỘT NGƯỜI viết nên mà thành (cho dù người đó THẬT SỰ CÔNG TÂM, KHÔNG NẰM TRONG MỘT ĐỊNH HƯỚNG NÀO). Bởi vì người đó chỉ là một người kẻ cầm máy, bấm chụp được ở cái góc độ anh ta đứng và nhìn thấy.
    Nếu MINH TÂM bảo rằng việc đó là do anh ta "“cắt cúp” sự kiện theo ý đồ riêng..." thì sao không nêu ra bằng chứng hay cũng chỉ là hiểu sự việc theo... ý đồ riêng của mình? Hẳn MINH TÂM biết một sự kiện “cắt cúp” sự kiện "rõ rành rành như canh nấu hẹ" về LỜI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG TỔNG GIÁM MỤC NGÔ QUANG KIỆT ? Một cách rất khách quan, MINH TÂM nhận định về sự kiện đó như thế nào: KHEN hay CHÊ đây ? Liệu Minh Tâm có dám nói ra đúng chính kiến của mình ?

    RépondreSupprimer
  29. Các cây bút của ca những tờ báo chính thống trong nước dường như đang lạc đề khi ném đá " bên thắng cuộc" . Huy Đức đâu có viết về chiến tranh mà tố cáo tội ác Mỹ ngụy và ngợi ca sự hy sinh của các Anh Bộ đội. " bên thắng cuộc" đơn giản chỉ " kể" lại một trong hàng ngàn chương bi kịch của một giai đoạn đây đau thương, khó nhọc thời hậu chiến. Đây là một sự thật hiển nhiên, mà những ai đã sống và trải qua thời gian đó, chắc hẳn không thể nào quên.

    RépondreSupprimer