Trang

05/02/2013

NHẬT KÝ LÀM VIỆC VỚI PA 61-AN NINH TP ĐÀ NẴNG

KS Nguyễn Văn Thạnh

Từ khi đăng ký tham gia phong trào Con đường Việt Nam, tôi biết việc đó sẽ xảy ra.
15h30 ngày 15/01/2013:
- Cốc, cốc, cốc,….có anh Thạnh ở nhà không?
- Vâng, có tôi đây. Ai đó?
- Em là N công an phường An Hải T, có giấy mời cho anh.
- Mời anh vào nhà.
- Dạ.
Anh công an viên đến đưa giấy mời tôi còn khá trẻ, nhỏ hơn tôi, mặc thường phục chỉ có vớ màu xanh đặc trưng ngành công an.
- Anh là công an sao không thấy mặc quân phục, phù hiệu?
- Dạ, em đưa giấy mời cho anh thôi.
Tôi xem qua giấy mời:
…..
Kính mời: ông (bà) Nguyễn Văn Thạnh
….
Đúng 08 giờ 00 ngày 16.01.2013
Có mặt tại công an Tp ĐN, địa chỉ 80 L.L, quận H.C
Để làm rõ một số vấn đề liên quan đến Câu lạc bộ máu khó đông.
…..
Tôi hơi ngạc nhiên vì câu lạc bộ máu khó đông tôi và một số bạn thành lập từ năm 2006, lúc còn là sinh viên, để truyền bá thông tin về bệnh máu khó đông và kêu gọi một số chính sách cho bệnh nhân. Câu lạc bộ đã lâu không có sinh hoạt mà chỉ duy trì thông tin tại website: www.maukhodong.org.
- Câu lạc bộ này tôi thành lập đã lâu-gần 7 năm rồi- lâu nay không thấy công an làm việc, nay sao lại mời làm việc?
- Việc này em không biết, em chỉ đưa giấy mời cho anh thôi.
Sau khi mời anh công an ngồi, tôi xem lại giấy mời rồi nói:
- Hiện tại tôi không có thời gian để sáng mai đến trụ ở công an làm việc được.
- Anh là công dân, cơ quan nhà nước có giấy mời anh, anh phải có nghĩa vụ đến làm việc.
- Tôi nghĩ thế này: trong nhà nước pháp quyền-dân chủ, công dân với nhà nước phải bình đẳng. Công dân có công việc, cuộc sống của công dân, nhà nước có công việc nhà nước, công dân đóng thuế để thuê nhân viên nhà nước làm các công việc chung như giữ gìn trật tự, bảo đảm an ninh. Nhân viên nhà nước cũng phải có trách nhiệm với công việc, các anh không thể “thảy” một giấy mời là công dân phải chạy lên để “hầu chuyện”, hình ảnh đó chỉ có thể có ở thời Vua chúa độc tài mà thôi.
- Công dân phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước.
- Tôi nghĩ, tôi là công dân tự do, không phải là tên tội phạm, đây chỉ là giấy mời, tôi chỉ có thể phối hợp làm việc với tinh thần tự nguyện, thiện chí mà thôi. Hiện nay tôi không có thời gian nên không phối hợp làm việc được. Còn nếu các anh muốn tôi bỏ công việc lên để phối hợp với anh các làm việc, nghĩa là được việc cho các anh mà hỏng việc tôi thì các anh phải bồi thường thiệt hại do tôi nghỉ việc, số tiền bồi thường phải dựa trên sự thỏa thuận.
- Vậy anh cứ nhận giấy mời, sáng mai lên cơ quan báo cáo các anh là anh bận. Anh ghé đó 10 phút thôi.
- Không, tôi đang bận, tôi không đi được nên tôi không nhận giấy mời được.
Tôi với anh công an viên đã tranh cãi một lúc về vấn đề trên. Anh công an thì viện lý do anh là đại diện cơ quan nhà nước, đến gửi giấy mời, tôi phải nhận, không có thời gian thì lên hẹn lại. Tôi thì lấy lý lẽ tôi là người tự do, không phải tên tội phạm, trong nhà nước pháp quyền tôi bình đẳng với nhà nước, tôi không có thời gian để hợp tác với chính quyền thì tôi không đi và không nhận giấy mời. Cuối cùng anh an ninh đi về.
Chiều đó tôi có việc đi đến 9h tối mới về.
7h 30 tối đó, vợ tôi được anh M, tuyên giáo quận S.T gọi điện mời đi uống café trao đổi một số việc. Trước đó, khi tôi mới tham gia vào phong trào CĐVN công khai tên tuổi thì công an tỉnh có về xã tôi ở Bình Định để tìm hiểu lý lịch tôi xem gia đình, dòng họ có ai theo Ngụy, theo phản động không, việc này gây sức ép rất lớn lên ba má tôi. Ba má tôi liên tục gọi điện cho tôi, thậm chỉ cử em tôi đến đòi tịch thu máy tính để tôi không có phương tiện liên lạc với “phản động”. Không những gây sức ép lên gia đình ở quê, công an còn đến gia đình vợ tôi, đến cơ quan vợ để làm việc. Thời gian đó không khí rất căng thẳng, cả nhà làm như tôi là tên phản động chuyên nghiệp, tên ngu dại làm chuyện bao đồng lo thiên hạ để thiệt thân, sắp bị bắt đi tù tới nơi. Phải tốn một thời gian rất lâu mọi người trong gia đình mới phần nào yên tâm.
Vợ tôi là một giáo viên có năng lực, thuộc diện cảm tình Đảng, nhà trường có kế hoạch kết nạp vào Đảng. Anh M là tuyên giáo quận nên cũng đã nhiều lần làm việc với nhà trường và vợ tôi.
Đi uống café ngoài anh M còn có anh T, cán bộ công an Tp ĐN. Hai anh trao đổi với mục đích vợ tôi về thuyết phục tôi hợp tác làm việc với công an. Được mời đi uống café như thế vợ tôi rất lo lắng.
Tối đó vợ tôi, các em tôi đều rất lo lắng và sợ, cho rằng tôi chống lại lệnh của công an nên sẽ bị bắt. Tôi thì thuyết phục mọi người rằng chẳng việc gì phải sợ, nhà nước cũng phải làm việc theo luật, mình là người tự do, mình có quyền từ chối làm việc theo giấy mời, với lại mình phải làm thế để họ biết là nhà nước pháp quyền thời nay khác với thời vua chúa. Họ cần phải tôn trọng công dân, tôn trọng thời gian, cuộc sống, công ăn việc làm, lâu nay nhiều người sạt nghiệp vì bị mời đi làm việc mà không biết quyền từ chối của mình.
Tôi chẳng có gì phải sợ.
15h chiều ngày hôm sau 16.01.2013.
- Cốc, cốc,….có anh Thạnh ở nhà không?
- Có, ai đó.
- Chúng tôi là công an Tp, công an phường đến làm việc với anh.
- Mời các anh vào nhà, đợi tôi thay đồ xíu.
Tôi mời họ vào nhà, họ lần lược giới thiệu tên, gồm có công an phường, công an khu vực, công an phòng PA61, đại diện tổ dân phố. Trong đó công an phường, công an khu vực có mặc quân phục, mang số hiệu, một người tự giới thiệu là thượng tá thuộc phòng PA61 chỉ mặc thường phục.
Họ đưa tôi giấy mời như hôm trước, giấy mời ghi “mời lần 2”, yêu cầu tôi 8h sáng hôm sau lên công an Tp làm việc. Lần này có nhiều công an, có cán bộ cao cấp, có đại diện tổ dân phố nên họ có vẻ làm căng, hùng hổ, họ nhân danh nhà nước, họ nói công dân có trách nhiệm làm việc khi nhà nước có giấy mời.
Với lý lẽ như hôm trước, tôi bác bỏ kiểu quan hệ bất bình đẳng, muốn làm “ông nội” của nhà nước, tôi kiên quyết không nhận giấy mời, không đi làm việc. Họ lập biên bản việc tôi không nhận giấy mời, họ yêu cầu tôi ký vào. Tôi yêu cầu được nhận một bản sao biên bản nhưng họ không đồng ý. Họ nói tôi từ chối nhận giấy mời của cơ quan nhà nước, họ lập biên bản và tôi không có quyền giữ biên bản. Tôi lý luận rằng nhà nước và công dân bình đẳng, biên bản này có liên quan đến tôi nên tôi có quyền giữ một bản, nếu không tôi không ký, cuối cùng tôi không ký và họ về.
Mục đích của tôi là muốn cho họ thấy là cơ quan công quyền cần thay đổi quan điểm, cần tôn trọng công dân, nếu muốn hợp tác thì thỏa thuận trước với công dân, không thể thảy giấy mời là công dân phải đi làm, điều này rất vô lý, gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc người dân, tạo ra cơ hội sách nhiễu, lạm quyền của cơ quan nhà nước.
Cả nhà rất lo lắng nhưng tôi thì bình thường.
Hai hôm sau, buổi sáng vợ tôi được một thầy phụ trách bên Chi bộ trường mời đi uống café, biết có việc liên quan tôi nên vợ đề nghị tôi đi cùng, vợ tôi cũng gọi điện mời anh M đi luôn
Buổi café diễn ra trên tinh thần vui vẻ, mỗi bên đều nói lên quan điểm của mình. Sau buổi café tôi đồng ý sẽ sắp xếp thời gian để làm việc với cơ quan an ninh, thể hiện trách nhiệm, thiện chí công dân và cũng là để cơ quan an ninh hiểu công việc của tôi hơn. Hơn nữa tôi đang thuê trọ, vợ tôi làm việc cho nhà nước nên cũng không muốn gây căng thẳng với cơ quan an ninh.
8h sáng, ngày 22.01.2013 tôi đến trụ sở công an phường An Hải T. Tiếp tôi có anh T, anh C, xưng là công an PA61-công an TP Đ.N. Tôi hỏi về quân phục và số hiệu, hai người bảo làm việc không cần mặc quân phục, tôi yêu cầu đọc số hiệu, họ nói có nói cũng không để làm gì. Tôi nói như vậy là không chuyên nghiệp, thời buổi lừa đảo khắp nơi ai biết được thật giả lẫn lộn. Họ có đọc số hiệu của họ nhưng tôi không quan tâm lắm vì không có gì để kiểm chứng. Tuy nhiên tôi vẫn vui vẻ ngồi vào bàn làm việc.
Họ đặt máy quay hình, tôi ngồi đối diện, anh T ghi biên bản, anh C hỏi tôi. Tôi cũng dùng máy điện thoại để ghi âm cuộc làm việc vì tôi biết ngành an ninh VN có thành tích tráo trở rất đáng ngờ. Các câu hỏi đáp liên quan đến quá trình tôi có ý tưởng đến việc thành lập câu lạc bộ máu khó đông, hoạt động, đóng góp của tôi vào việc truyền thông căn bệnh này trong xã hội. Vai trò của tôi trong việc thúc đẩy thành lập Hội rối loạn đông máu di truyền Việt Nam, những thành quả mà hiện nay người bệnh máu khó đông hưởng được so với trước kia,….
Cuối buổi làm việc, họ hỏi tôi đọc báo mạng ở các web, blog nào, có dùng facebook không? Tôi cũng kể vài web hay vào xem như: thanhnien, tuoitre, truongduynhat và nhiều blog khác nhau.
Đến 10h 30 tôi đề nghị về với lý do tôi có việc bận. Họ đề nghị 14h buổi chiều làm việc tiếp. Tôi không đồng ý vì tôi là công dân tự do, không phải tội phạm, tôi có công việc của tôi, tôi sắp xếp được thì hợp tác, không thì hẹn khi khác. Lại xảy ra tranh luận giữa tôi với họ. Họ bảo tôi có nghĩa vụ hợp tác vì họ làm việc là đại diện cho nước, tôi là công dân phải có trách nhiệm làm việc. Tôi bác bỏ với lý lẽ công dân đóng thuế để mướn các anh lo việc an ninh cho xã hội, nhiệm vụ của các anh là phải theo dõi, điều tra, tìm hiểu, phải làm việc mình tốt nhất chứ không phải bắt công dân “hầu” mình. Công dân còn phải sống, làm ăn có thu nhập để đóng thuế. Sẽ như thế nào nếu các anh cứ lười nhác ngồi đây gọi công dân hầu mình? Họ đuối lý nên xuống giọng hỏi tôi “vậy khi nào anh có thể làm việc được”. Đang bực tức tôi đáp “tôi chưa biết, khi nào tôi sắp xếp được thì sẽ liên lạc lại”. Họ bảo tôi đừng làm căng thẳng làm gì, cũng nên hợp tác giúp họ tìm hiểu vài thông tin để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi suy nghĩ lát rồi hẹn họ sáng thứ 6 (25.01.2013).
Cuối buổi làm việc, sau khi đọc qua biên bản do anh T ghi, tôi có ký xác nhận những lời nói của mình.
Hai bên vui vẻ đồng ý, tôi ra về.
Tôi biết mục tiêu của họ là muốn hỏi tôi những việc khác chứ không phải câu lạc bộ máu khó đông. Câu lạc bộ này tôi lập cách đây gần 7 năm để truyền bá kiến thức bệnh máu khó đông và vận động các chính sách cho đối tượng bệnh này trên toàn quốc. Thời gian tồn tại cả 7 năm chẳng ai quan tâm nay khi không lại tìm hiểu? Tôi biết mục đích của họ nhưng tôi chẳng việc gì phải sợ.
Ngày thứ 5, anh T gọi điện cho tôi thông báo là cơ quan có việc bận, không làm việc được theo hẹn nên muốn hẹn lại buổi khác, anh hỏi tôi khi nào làm việc được. Tôi suy nghĩ lát rồi trả lời có thể sáng thứ 2
(CÒN NỮA)

19 commentaires:

  1. KS Thạnh có những bài viết rất hay. Cám ơn anh.

    RépondreSupprimer
  2. Tay Thạnh này có vẻ học thuộc bài của tay JB Hữu Vinh đây. Công an VN hiền và nghiệp vụ kém quá. Ở Mỹ cảnh sát đưa giấy triệu tập (không có vụ giấy mời đâu), bất kể triệu tập vì lý do gì mà không chấp hành sẽ được xem ngay là chống người thi hành công vụ và đè xuống đất còng tay liền.

    Cơ quan công quyền mời làm việc mà bảo là "bắt công dân lên hầu" thì đúng là chỉ có ở VN mới có kiểu lý sự như thế.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Bác "dư loạn viên" có ở Mỷ không vậy ? sao rành cách làm việc của cảnh sát Mỷ quá hén! hay bác nghe lời của pó CT nước Nguyễn thị Đoan :" nước ta tự do gấp triệu lần bọn tư bản". Coi chừng bị bọn cảnh sát Mỹ nó đọc được tiếng Việt , nó kiện bác sút quần đó.he.he..

      Supprimer
    2. Thưa đ/c nếu là Giấy Mời, thì có quyền đi hoặc không. Nếu là Trịu tập thì là đằng khác.
      Còn chuyện ở bên mẽo, người nào gia nhập DCS là sẽ bị triệu tập hả đ/c ?

      Supprimer
    3. Ông (bà)tào lao kính,
      Ở Hoa kỳ, chỉ có tòa án mới có quyền triệu tập (subpoena). Cảnh sát muốn nói chuyện nhưng tôi không muốn thì tôi có quyền yêu cầu cảnh sát nói chuyện với luật sư của tôi. Còn trường hợp như ông (bà) nêu trên chắc xãy ra ở Mỹ Tho.

      Supprimer
    4. LẠI MẠNH CƯỜNG6 février 2013 à 01:08

      Xin lỗi cảnh sát ở phương Tây không triệu tập linh tinh dân như ở Việt Nam, với thăm dò bắt người, vì những lý do cực kỳ củ chuối !

      Họ chỉ mời lên làm việc khi có chuyện cần thôi và rất hợp lý.

      Họ luôn luôn là đễ cho mình có thời gian thu xếp chuyện nhà, (không phải như ở VN công an cứ thảy giấy mời làm việc buổi sáng là chiều hay hôm sau phải có mặt ngay, không cần biết người ta có bận chuyện gì hay chăng.)
      Nếu kẹt thì mình có quyền gọi điện thoại hẹn lại dịp khác. Nói chung rất dzui dzẻ.

      Lại Mạnh Cường

      Supprimer
    5. tay nay con ghe hon, so sanh chuyen o VN va o MY nhung khong noi cho ro. giay trieu tap o My can phai ghi ro li do, va nguoi duoc trieu tap co quyen yeu cau luat su cua than chu va duoc quyen giu im lang. O VN su dung luat rung ru, vao don cong an doi luc lai co cai tin vi hoi han ma tu tu tai don cong an. Ong ban co rung cay nhat khi thi nen ap dung cho dung noi dung cho, chu o cai xu so mot rung luat, ma dem luat rung su dung nhu o VN thi cach ung xu nhu cua nguoi trong cuoc thi qua la dang cho moi nguoi hoc tap do .

      Supprimer
    6. Nguyen thi Minh Huong6 février 2013 à 05:09

      Ở Mỹ không có như vậy đâu anh! Em ở Mỹ gần 10 năm rồi, không biết mặt ông cảnh sát khu vực là ông nào, dời nhà ở hơn chục lần mà chẳng có cảnh sát nào hỏi thăm, thực sự mình chưa bao giờ phải đối mặt với cảnh sát ngoài một lần cách nay 1 tháng, do gió lớn thùng rác công cộng bị gió đẩy đụng vào chiếc xe mình đang đậu gần đó, làm cánh cửa xe bị trầy sướt một chút, mình cần phải có biên bản xác nhận để Bảo hiểm bên chủ nhà xem xét đền tiền, mình gọi 911, 5 phút sau anh cảnh sát đến xác nhận sự việc hẹn 3 hôm sau sẽ gửi biên bản về, đúng hẹn nhận được cái giấy mình cần, không cần đi đâu cả, ở Mỹ vậy đó, không biết anh ở Mỹ nào mà nói kiểu mất tự do đến vậy, ở Mỹ phải hiểu hai chữ TỰ DO họ đật lên hàng đầu anh ạ, nếu có dịp mời anh đến Boston Mass em giới thiệu anh với bạn con trai em cũng là cảnh sát, để nó nói cho anh hiểu cảnh sát Mỹ như thế nào anh nhé. Ở Mỹ không có chuyện gửi giấy mời như anh nói đâu, nếu anh pham pháp quả tang như vi phạm luật giao thông, hoặc vi phạm hành chính tùy theo mức độ có thể bị cảnh cáo, hoặc cho 1 thẻ phạt, phía sau mặt thẻ phạt có ghi nếu không phục thì có thể gửi đến Tòa cứu xét, trong thời gian chờ Tòa xét thì chưa phải nộp phạt, khoảng 2 tháng sau Tòa mời, nếu mình không đến dự Tòa (thời gian xử 10 phút) tức là mình nộp phạt, còn nếu mình đến có cơ may mình thắng...Còn phạm pháp như ma túy, đánh nhau hoặc hình sự thì thường là bị bắt ngay tại chỗ.
      Anh ơi một lần nữa mời anh đến Boston massachusetts cho biết Mỹ anh nhá. Anh đến thì gọi cho em chỉ 10 phút sau em có mặt sân bay Logan đón anh. Chào anh .

      Supprimer
    7. Bởi vì VN... khác với các quốc gia khác
      Hì hì, hổng thấy luật của VN sao, hả? hả?

      Supprimer
    8. Nacdanh này ở Mỹ tho hả?Cái đồ ngu mà bày đặt ra vẻ!Giấy triệu tập khác với giấy mời, có biết không?

      Supprimer
  3. Khi Phật Giáo tranh đấu thì Công Giáo đứng nhìn; khi Công Giáo làm mạnh thì Phật Giáo im lặng
    Khi nhà thờ kéo chuông báo động thì chuông chùa im tiếng, Khi Hà Nội Tranh đấu thì Saigòn im lặng..
    Chúng ta đang ngồi ngó nhau, chờ nhau mà không tự mình làm, tự mình cộng tác, đóng góp... Bó đũa xé lẻ thì dễ bị bẻ gẫy.
    BS Lê Văn Sắc gửi bạn học Huỳnh Tấn Mẫm.

    28-12-2012
    http://vietnamexodus.freeforums.org/th-ng-g-i-b-n-huynh-t-n-m-m-va-cac-b-n-y-khoa-t959.html

    RépondreSupprimer
  4. Khâm phục, chỉ cần vài triệu người Việt dủng cảm như anh thôi, thì đảng CSVN sẻ giẩy chết.

    RépondreSupprimer
  5. đúng phải thế, chúng ta phải như thế, mình là công dân đóng thuế nuôi tụi nó mà tụi nó còn làm cha

    RépondreSupprimer
  6. Nặc danh 20: 04 nói sai. Ở Mỹ chỉ có toà án mới được gởi giấy triệu tập lên toà. Người đi đưa giấy mời phải là cảnh sát với quân phục phù hiệu tên tuổi đàng Hoàng. OK chưa.

    RépondreSupprimer
  7. Ở Mỹ cảnh sát không có tự tiện xông vào nhà dân tự tiện trừ phi ngôi nhà đó có vấn đề và có người gọi điện cầu cứu hay có người trong đó đang gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Cảnh sát cũng không tự tiện khống chế hay dùng bất cứ một Vũ lực gì đối với người dân khi họ nghe lệnh và không chống đối. Cảnh sát Mỹ đâu có côn đồ mà hở chút đánh dân men. Muốn mất việc và đi tù a.

    RépondreSupprimer
  8. O My neu canh sat hay toa an colenh moi nhung vi ngay gio ban viec,nguoi dan co quyen goi phone,hoac goi lai giay moi ay va de nghi mot ngay khac.Giay moi thuong co thoi gian may tuan truoc ngay minh phai trinh dien.Khong co chuyen hom nay nhan giay moi ngay mai phai trinh dien.do vay chang co chuyen de ra cong duoc nhu anh ban NAC DANH o tren noi,chac anh o xu Congo nao chang ?

    RépondreSupprimer
  9. Thời đại Internet rồi, đau có như thời báo đảng in ra gì đọc đó, không có việc gì khó, chỉ sợ không có google? xạo thì cũnng thông minh 1 chút, "nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại" vô tình phản tác dụng.

    RépondreSupprimer
  10. Đồng ý với KS Thạnh. Đúng là phải cho CA biết thế nào là nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền. Ở nhà nước pháp quyền, công dân và nhà nước phải ký hợp đồng với nhau một cách bình đẳng, như GS Tương Lai nói trong thời gian gần đây : "Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, còn công dân thì có quyền làm những gì pháp luật không cấm". Phải cho ai đó còn ngu ngơ cho rằng mình có quyền đứng trên đầu trên cổ nhân dân và chỗ dựa là một mớ luật rừng.

    RépondreSupprimer