Trang

21/03/2013

LÃNG DU TRỜI ÂU NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC


Trước khi qua Châu Âu, tôi có dịp lang thang một vaì nơi trên quê nhà theo đường bộ. Tôi đi từ Sài Gòn lên Đà Lạt rôì theo đường 50 qua Ban Mê Thuộc, Plei Ku, Kon Tum rôì theo đường 14 về Đà Năng, Hội An. Rồi từ đó quay ngược trở vaò bằng quốc lộ 1 A.

Có đi như vậy mới thâý mâý anh giao thông ta làm ăn quá tệ. Đường sá sửa trước hư sau, ổ gà, ổ voi xuất hiện khắp mọi nơi. 37 năm qua rồi mà quốc lộ huyết mạch nối Nam Bắc vẫn còn như con đường làng, chỉ vừa chaỵ đủ hai chiếc ô tô ngược chiều nhau. Tai nạn ô tô thảm khốc do 2 xe đối đầu nhau xaỷ ra thường xuyên. Khi tôi vừa về đến SG thì nghe tin hai xe đối đầu nhau ở Cam Ranh đưa đến caí chết thảm khốc cho trên 20 người vô tội. Một vaì blogger đã đặt vấn đề: Ai chiụ trách nhiệm trước nhưng' caí chết vô lý ấy cuả người dân? Có lẽ chẳng ai có trách nhiệm cả vì chưa thấy ông quan giao thông naò từ chức sau mỗi lần tai nạn. Và vì vậy tai nạn giao thông vẫn cứ đều đặn xảy ra như là một... bộ phận tất yếu phải có trong giao thông ở VN.

Năm ngoái đi đương 14, qua cầu Sê Rê Pốc, Dak Nông, nơi trước đó 6 tháng xaỷ ra tai nạn lột xuống cầu cuả một xe khách đưa đến caí chết kinh hoàng cho mấy chục con người, tôi thấy lan can cầu quá yếu và vỉa chắn vào thành cầu quá thấp là nguyên nhân gây ra tai nạn vẫn không thấy ai khắc phục sửa chữa lại. Anh Đinh La Thăng la hét ghê lắm, định giữ nguyên như vậy để bẫy thêm các xe khách khác... cho bỏ ghét hay sao?

Một chuyện như trò cười nưã, anh Thăng có biết không ạ? Đó là nhưng' con đường tránh qua các khu đô thị đông đúc. Vì qua trung tâm các đô thị ấy, nhà của san sát hai bên vệ đường nên phaỉ làm đường tránh. Tuy nhiên khi làm xong đường tránh thì nhà cửa lại mọc san sát hai bên con đừờng nầy. Ai cấp phép xây dựng ở hai bên con đường tránh ấy? Haỹ bỏ tù ngay những kẻ ngu ngốc đó. Hay là cứ duy trì như vậy để có cớ lấy kinh phí làm thêm đường tránh của đường tránh?

Khen giao thông ở Châu Âu thì khen cả ngày, khen phò mã tốt aó. Suốt 10 ngày qua, tôi đi khắp Châu Âu bằng ô tô, bằng xe lửa, tàu điện ngầm. Suốt ngày chạy trên đường là chính, soi mói và cố tìm ra khiếm khuyết gì đó để chê trách nhưng tìm không ra. Họ làm cái gì cũng hợp lý, cũng thuận lợi để phục vụ tối đa lợi ích cuả người đi đường. Họ đi trước, họ có tiền, họ văn minh nên họ hơn ta là đúng rồi. Nhưng có cái ta không cần nhiều tiền mà vẫn có thể làm được như họ đó là tinh thần phục vụ cho người dân. Khi quan chức có được tinh thần đó, bộ maý chính phủ có được tinh thần đó, thì những yếu kém về tiền nong, về công nghệ sẽ dễ dàng vượt qua, chưa noí là yếu kém về đi sau sẽ trở thành lợi điểm- vì sẽ tránh được sai lầm cuả người đi trước. Singapore,Thái Lan, Mã Lai, Trung Hoa...cũng đi sau vậy thôi nhưng giao thông cuả họ cũng chẳng thua gì Châu Âu.

Chỉ có một điều đáng chê ở đường sắt Châu Âu là họ làm quá đẹp, quá sạch, quá lịch sự, những caí ấy đã ru ngủ hành khách tin tưởng vaò sự an toàn nên đâm ra mất cảnh giác với bọn xấu (thường đến từ Bắc Phi và Đông Âu). Tôi đã bị mất cảnh giác như vậy nên đã mất một cáí ba lô ngay trước mắt khi đi xe lửa từ Brussel về Strabourg. He he.


Viết thêm:  Châu Âu đang khuyến khích người dân đi xe đạp bằng nhiều chính sách rất hay như trợ cấp vaò lương, cho thuê xe công cộng, làm đường riêng cho xe đạp. Amsterdam là thành phố có người đi xe đạp đông nhất Châu Âu.
Xe hơi siêu nhỏ đang được dùng nhiều ở Amterdam

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire