Trang

27/04/2013

GHI CHÉP Ở TRƯỜNG SA

Nguyễn Văn Mỹ
 *ĐẢO CHÌM.
       Những ngôi nhà như mọc lên từ nước,
       Tựa các chàng dũng sĩ giữa biển Đông.
       Bao đời nay con cháu giống Lạc Hồng,
       Thề quyết tử cho vẹn toàn biển đảo.
                                           .Đá Lát & Đá Tây 18.4.13
    *NGẪU HỨNG TRƯỜNG SA ĐÔNG.
        Biển xanh như chưa bao giờ xanh thế,
        Nước trong như không thể trong hơn,
        Mát rượi tung tăng cá lội,
        Cả rừng san hô lung linh khêu gợi.
        Gió Trường Sa trốn biệt dỗi hờn,
        Trách ai vô tình đến chậm.
               Nắng Trường Sa bộc trực ngay thẳng,
               Gay gắt rát bỏng da.
                Những bàng thường, bàng vuông, phong ba,
                Những tra, nhàu, sứ…vẫn tươi xanh chung thủy,
                Người Trường Sa hiếu khách, bình dị,      
                Lính Trường Sa rắn rỏi đẹp trai,
                Huấn luyện, tăng gia chăm chỉ miệt mài,
                Hát hò, nhảy múa, giúp dân…việc gì cũng giỏi.
        Đang ngày đêm giữ yên bờ cõi,            
        Cho em, cho tôi, cho Sài Gòn và cả nước ngủ ngon.
                                                        .T rường Sa Đông 19.4.13
*ĐÁ ĐÔNG & ĐỐNG ĐA.  
     Đến đảo Đá Đông ta bỗng nhớ Đống Đa.
     Nơi Quang Trung đánh quân Thanh tan tác,
     Gò Đống Đa – mồ chôn quân xâm lược.
     Chúng mày vào – Đá Đông là Đống Đa!
                                          .Đá Đông 20.4.13
*GIA BẢO Ở ĐẢO ĐÁ CHÌM.
       Ở đảo chìm, nước hiếm phải chắt chiu,
       Đất quí gom từng nắm.
       Những nắm đất trĩu nặng phù sa và nghĩa tình sâu đậm,
        Hạt giống từ đất liền,
       Cùng lính đảo kiên cường giữ biển.
          Lính đảo chìm dùng nước rất tiết kiệm,
          Vẫn nhường phần của mình vốn ít ỏi cho cây.
           Giữa phong ba những mầm xanh cứ từng ngày,
           Mướt màu tin yên hi vọng.
     Như những người lính tràn đầy sức sống.
     Những cải, dền, sam, muống, mồng tơi…
     Đang bình dị góp sắc với đời,
     Làm đẹp cho đảo.
        Ở đảo chìm, nước ngọt và rau xanh là gia bảo,
        Ai cũng chăm chút nâng niu.
        Khi ta ở Sài Gòn dùng nước và ăn rau thoải mái,
        Hãy nhớ rằng lính đảo chìm thường thiếu nước đói rau!
                                      .Tốc Tan 20.4.13
*HOÀNG SA – TRƯỜNG SA – VIỆT NAM BẤT DIỆT
        An Bang là đảo chìm,
        Nhờ sức lính nay trở thành đảo nổi.
        Cát trắng pha lê nõn nà chờ đợi,
        Nước trong đến bất ngờ.
             Các chiến sĩ phải cõng từng người vào bờ,
              Vì đảo chưa có cầu cảng.
            Sóng từng đợt cứ đùa vui nghịch ngợm,
            Mừng khách quí ghé thăm.
      Có cả lính đặc công,
      Bơi gần chục cây số đến xem ca nhạc.
      Mấy lão thành quá “cổ lai hy” vẫn xung phong hát,
      “Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng…”
       Hừng hực lửa một thời trai trẻ đấu tranh.
       Chưa bao giờ mọi người sung như thế,
       Từ văn công, các đại biểu già đến những người lính trẻ.
       Nắm tay nhau hát múa vang lừng,
       Mồ hôi đẫm ướt lưng,
       Vẫn say sưa “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA – VIỆT NAM bất diệt”
      Khẳng định chủ quyền, tự tin và kiên quyết,
      “Đảo này là của ta, biển này là của ta…”
                                      .An Bang 22.4.13
*LÍNH NHÀ GIÀN.
     Nhà giàn ở Ba Kè,
     Như những chàng Đam San khổng lồ trên biển.
     Lính nhà giàn toàn dân thiện chiến,
     Sống lơ lửng giữa trời.
        Có đôi lúc mây lạc xuống chơi,
        Quanh năm bạn cùng sóng gió.
        Lính nhà giàn chịu thương, chịu khó,
        Luôn tự lực cánh sinh.
   Từ câu cá, làm mắm đến trồng rau xanh,
   Cứ như là phép lạ.
   Lính nhà giàn thông minh, có thể làm tất cả.
   Trái tim hồng gian khổ hóa thành Thơ.
         Lính nhà giàn quyết đoán mà hiền khô,
         Cứng rắn mà lãng mạn,
         Lên nhà giàn là không thiệt hơn tính toán.
         Bỏ lại sau lưng người thân, bè bạn, phố phường.
   Dẫu gió giật cấp 10, vẫn đứng thẳng hiên ngang .
    Chắt chiu từng giọt nước,
    Đất hiếm hoi mà rau xanh vẫn điệu đàng tha thướt.
    Trên đỉnh nhà giàn,
    Nở muộn một cánh mai vàng thắm,
    Lẻ loi mà đắm đuối nồng nàn.
    Dưới chân nhà giàn lúc nào cũng tung tăng cá lội,
   Sợ lính buồn nên cá rủ nhau về mở hội đùa vui…
                                   .DK 1/9  Bờ Kè 23.4.13
*CON GÁI SÀI GÒN.
              .Tặng ca sĩ Ngọc Khánh, 4 lần ra quần đảo Trường Sa.
      Khuya biển Đông gió về lãng mạn,
     Sóng vô tình hờ hững làm quen.
     Ra Trường Sa không là lần đầu tiên,
     Lần thứ 4 thành người thân của đảo.
        Những người lính chẳng sợ gì giông bão.
        Con gái Sài Gòn đâu ngại gian nan.
        Gởi tin yêu vào tiếng hát nồng nàn,
        Cháy hết mình vì Hoàng Sa – Trường Sa bất diệt.
   Hát bằng cả trái tim căng tràn nhiệt huyết,
   Hát xong rồi “Em muốn được lính ôm”.
   Em bảo rằng đó là cách cám ơn,
   Lính nhà giàn nhiều thiệt thòi gian khổ.
         Lính đảo ngạc nhiên, ngượng ngùng, mắc cỡ.
         Em hồn nhiên đến ôm chặt từng người.
         Cái ôm nghĩa tình chan chứa niềm vui,
         Dịu bớt nắng trưa, mát lòng lính đảo.
   Em đáng yêu, ngọt ngào như hoa gạo,
   Má lúm đồng tiền, răng khểnh làm duyên.
   Môi hồng đào, mắt thăm thẳm dịu hiền,
   Mái tóc thề thênh thang đùa gió biển.
         Em nhí nhảnh để lòng ta xao xuyến,
         Em xinh tươi nên gió cũng tương tư…
                               .Nhà Giàn DK 1/21  23.4.13      
*TẠ LỖI VỚI CÁC ANH.
     Từ Đá Đông, tàu nhổ neo thẳng hướng Phan Vinh,
     Ngang qua Châu Viên, mịt mùng đêm tối.
     Biển lặng lẽ, vài ánh sao le lói,
     Trăng hạ tuần nhòe lệ buồn đau.
     Tôi cúi đầu đứng trước mũi tàu,

          Tưởng nhớ các anh linh liệt sĩ.
           Chết mà không mộ chí,
           Mắt mở trừng, máu thắm đỏ biển Đông,
           Ở Hoàng Sa, Gạc Ma, Vành Khăn…
      Thăm Trường Sa mà không thể ghé Gạc Ma nên lòng nhức nhối.
      Ngàn lần xin các anh tha lỗi.
      Hoàng Sa và 7 đảo Trường Sa bành trướng cướp lâu rồi.
      Chúng là kẻ thù truyền kiếp, đểu cáng, tanh hôi,
      Vẫn leo lẻo láng giềng, anh em, hữu nghị.
      Nghe trong gió những linh hồn mồ côi dũng sĩ,
      Lang thang chưa có chốn về.
      Sóng biển Đông đang vang vọng lời thề
         “Nợ máu phải trả bằng máu”
      Nếu đời nay chưa đòi xong thì đời con, đời cháu.
      Phải giành lại 7 đảo Trường Sa,
      Phải giành lại Hoàng Sa.
           Tôi mơ một lần đưa con đến đó,
           Thắp nén nhang tưởng nhớ các anh và thả những đóa hồng tươi đỏ,
           Nói với con rằng “Biển đảo này là của Việt Nam”.
           Phải sống đẹp như các anh từng sống!
           Phải chiến đấu như các anh oai dũng!
      Nguyện ước này cháy bỏng suốt đời cha.
                                           .Tàu HQ 960 đêm 23.4.13
*ĐỂ THÀNH PHỐ MÃI MÃI BÌNH YÊN
            Cái hạnh phúc rất đỗi bình thường,
             Đi chơi với em sau giờ làm việc.
             Thành phố ồn ào náo nhiệt,
             Vẫn không làm anh quên được bạn bè.
        Khi anh ngồi bên em hay sóng bước đi về,
        Thì có thể đồng đội mấy tuần lênh đênh biển cả.
        Đang ngày đêm canh chừng “Tàu lạ”

        Chúng rập rình với lòng dạ sói lang.
         Khi anh đưa em tung tăng đi du lịch liên hoan,
         Thì có thể đồng đội cả năm chưa về phép.
          Xa nhà, xa quê, xa người thân thiết,
          Để giữ gìn biển đảo quê hương.
      Điều giản đơn anh muốn nói cùng em,
      Để tổ quốc bình yên – những người lính luôn chắc tay súng.
      HOÀNG SA – TRƯỜNG SA ngàn đời kiêu dũng,
      Sắt son giữ vững niềm tin.
 “Thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
 Ra Trường Sa mới thấy biển hùng vĩ .
 Mới hiểu rằng những niềm vui nhỏ nhoi, giản dị.
 Bao người lính đang ước mơ.
      Bao người lính vẫn từng phút từng giờ,
      Canh giữ biển đảo và đất trời tổ quốc.
      Cuộc sống có đôi lúc khó khăn chật vật,
      Vẫn đẹp vô cùng ngày mỗi đi lên.
 Hàng triệu người đã không tiếc máu xương,
 Hàng triệu người đang chiến đấu, lao động ngày đêm vất vả.
 Đừng bao giờ như người xa lạ,
 Chưa làm được gì đã vội thở than.
     Những hạnh phúc rất đỗi bình thường,
     Với người lính là ước mơ mãnh liệt.
     Cho dù ở bên em, anh vẫn không quên được,
     Đồng đội trên khắp nẻo biên cương.
Dù thực tế còn lắm gian nan,
Thì sự góp sức của mình cũng còn rất nhỏ bé,
So với những hi sinh của bao thế hệ,
Để thành phố mình và tổ quốc mãi mãi bình yên.
                        . Đêm cuối hành trình Trường Sa, tàu HQ 960 – 24.4.13     
NVM

3 commentaires:





  1. Hoàng Sa ơi !
    **************







    Hoàng Sa ngủ vùi trong biển sóng

    Vô tận dập dồn con nước trong

    Cù Lao Chàm thương yêu vẫy gọi

    Đà Nẵng bến cảng tình chờ mong

    Bắc phương cướp rồi quân xâm lược

    Hoàng Sa máu thịt Việt Nam hồng

    Đảo nửa nụ cười nửa giọt lệ

    Ngày mai giải phóng hận đảo vong



    Paris, Đông 1985 - Đêm chợt nhớ tiếng gọi Hoàng Sa





    Hoàng Sa ơi ! Trường Sa ơi !
    ***********************









    Mười sáu (1) chữ vàng: đồ hàng mã

    Chúng vừa thành lập phố (2) Tam Sa !

    Hoàng Sa Trường Sa như máu thịt

    Vùng trời vùng biển thiêng liêng ta

    Nhập nhằng thuộc Hải Nam chúng láo

    Vạn lý Trường Sa (3) góc quê nhà

    Kẻ thù truyền kiếp loài Đại Hán

    Đến Thiên kỷ này vẫn lũ ma !





    Nguyễn Hữu Viện





    Nửa Thế kỷ oan nghiệt một Công hàm
    ***********************






    Nửa Thế kỷ oan nghiệt Công hàm (1)

    Hoàng Sa + Trường Sa mất dần Việt Nam !

    Công hàm dâng Nước cho Đại Hán

    Vết đen Việt sử (2) tay nhúng chàm !

    Tháo Tử huyệt : Mười hai hải lý (3)

    Không bạn chẳng thù cuộc giao bang

    Quyền lợi Tổ Quốc tối thượng bảo vệ

    Dựa Thế giới chống Tàu gian tham !



    Triệu Lương Dân


    PARIS - Kỷ niệm 50 Năm Công hàm Oan nghiệt (14/9/1958 - 14/9/2008)





    1. Bản Công-hàm bán Nước 14/9/1958 ....






    RépondreSupprimer
  2. Có ai sống mà không cần quốc gia, đồng bào của mình? Số phận của một dân tộc khi đã bị đẩy ra khỏi mảnh đất quê cha đất tổ của mình luôn luôn là một thảm họa; số phận của dân tộc Do Thái từ mấy ngàn năm trước cho mãi đến hôm nay là một chuổi dài những bi kịch và thảm họa.

    Dân tộc Việt Nam là dân tộc thứ hai đang bị tản lạc cùng khắp thế giới. Phần còn lại của dân tộc đang trú ngụ trên giải đất Việt Nam hiện tại do cha ông để lại sẽ tan tác như người do Thái nếu những thế hệ Việt Nam hôm nay chấp nhận xuôi tay theo hoàn cảnh đen tối vô cùng vô lý của Việt Nam hiện nay:
    - Thế hệ những người lớn tuổi đương nhiệm mang trách nhiệm quản trị đất nước lại vô trách nhiệm, bán nước!
    Việc làm ươn hèn, tội lổi của một số người trong hiện tại sẽ đổ trút hết những hậu quả nặng nề, có khả năng tàn phá lớn lao, tai hại nhất lên cho mọi người Việt Nam khác, hôm nay và mọi thế hệ mai sau, trong khi những người này nay đã già, đầu óc đã tối tăm! Chẳng bao lâu, những người tội lổi hôm nay sẽ chết đi, để lại biết bao thế hệ nối tiếp sẽ phải tiếp tục sống trong đêm tối mịt mùng trong cảnh nô lệ đen tối nhất hành tinh, đen tối nhất lịch sử loài người:
    - Nô lệ cho Trung cộng!

    Đất nước đã đi vào con đường cùng. Thế giới cuộc sống của những người nô lệ cho nước Tàu cộng sản đang mở ra và tám mươi sáu triệu người Việt Nam trong nước đang lầm lủi đi vào. Không còn thảm họa nào lớn hơn!

    Những thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay không lên tiếng, không có hành động thì đời mình, đời con, cháu của mình mai đây sẽ chỉ còn là những cơn ác mộng triền miên khi kỳ hạn 2020 đến.

    Bất cứ nơi đâu, ở một diễn đàn, ở một công viên, ở sân nhà mình, trong chổ làm, ở những chổ công cộng, những cuộc nói chuyện của mình, của người thân trong gia đình với lối xóm, bà con, gia đình người thân, bạn hữu gần xa…nói tóm lại, khắp nước đâu đâu cũng phải là những câu chuyện về vấn đề tối khẩn của đất nước:

    - Làm sao thoát ra khỏi ách cai trị của nước Tàu cộng sản?

    Cả nước phải hợp ý, hợp sức cùng nhau để giải quyết đại họa chung của toàn thể dân tộc Việt Nam. Việt Nam đã mất nước, một hiện thực không ai có thể dùng miệng lưỡi biện luận để chạy trốn sự thực được.

    Cả nước phải làm gì để giải quyết tình trạng khốn cùng của 86 triệu người Việt Nam (bao gồm đại bộ phận dân chúng và mọi đảng viên cộng sản từ cấp nhỏ nhất đất cấp cao nhất, bán nước hay không bán nước? ) hiện nay?

    Cả nước hãy nghiêm trọng đặt thành vấn đề, hãy truy vấn những cá nhân đứng đầu đảng cộng sản đến cùng:
    1- Năm 2020 đang đến. Bãy năm sẽ qua đi rất nhanh, tại sao những người lãnh đạo cộng sản mất trí đến độ đẩy cả nước vào vòng nô lệ cho Trung cộng trong khi họ biết rõ chế độ cộng sản Tàu là chế độ lạc hậu và tàn bạo nhất thế giới?
    2- Điều phải làm có lợi cho đất nước, cho đồng bào, cho xã hội…những người đương chức, đươnng nhiệm hiện nay tại sao không làm?
    3- Tại sao họ không bão vệ lãnh thổ quốc gia?
    4- Tại sao họ từ chối bão vệ nhân dân, đồng bào Việt Nam?
    5- Tại sao họ từ chối việc nhờ vào sự bão vệ của luật pháp quốc tế, Liên Hiệp Quốc đối với tình trạng hết sức hiểm nghèo của Việt Nam hiện nay do từ những hành động xâm lăng, thôn tính Việt Nam của Trung cộng?
    6- Tại sao họ từ chối thế liên minh với cộng đồng thế giới để có thể bão vệ sự an toàn lãnh thổ, bão vệ sự an toàn cho tính mệnh, vận mệnh của dân tộc Việt Nam?
    7- Tại sao họ không thi hành luật pháp để tận diệt tham nhũng, trừng trị những kẻ nhân danh thi hành pháp luật mà lạm dụng pháp luật để gieo rắc sự hổn loạn dẫn đến sự sụp đổ của xã hội Việt Nam như hiện nay?

    Toàn dân ta phải khẩn cấp đòi hỏi những kẻ đương nhiệm phải lắng nghe mọi đòi hỏi chính đáng của dân chúng và phải đòi hỏi những kẻ này phải có biện pháp chận đứng thảm họa từ Trung cộng đang đến với toàn dân Việt Nam trong từng ngày.

    Hoặc họ phải giải quyết, hoặc toàn dân Việt Nam phải tự mình giải quyết cơn ác mộng đang bao trùm lên tất cả mọi người Việt Nam trong nước hiện nay!

    RépondreSupprimer
  3. Hôm qua, 26/04/2013, bà Nguyễn Thị Nhung – mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, vào trại giam Long An thăm con, bị tạm giam từ cuối tháng 10/2012, để chờ đưa ra xét xử, vì bị cáo buộc « Tuyên truyền chống Nhà nước », sau vụ rải truyền đơn tại khu vực cầu vượt An Sương (Sài Gòn) ngày 10/10/2012, lên án các bất công trong vấn đề đất đai cũng như việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông.

    Khi gặp con, bà Nhung rất bất ngờ vì thấy nhiều thương tích trên cơ thể con mình và được cô Nguyễn Phương Uyên kể lại đã bị đánh đến ngất trong tù. Đây là điều khiến bà Nguyễn Thị Nhung hết sức bất ngờ, vì trước đó cán bộ trại giam cho biết cô Phương Uyên bị lên cơn co giật vì động kinh.

    Trả lời RFI Việt ngữ, bà Nguyễn Thị Nhung mô tả lại sự việc và bày tỏ sự lo sợ của bà đối với an toàn tính mạng của con mình là cô Nguyễn Phương Uyên trong trại giam:

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130427-sinh-vien-nguyen-phuong-uyen-bi-danh-trong-trai-giam

    RépondreSupprimer