Trang

19/04/2013

NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU VỀ VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO NGÔN LUẬN


STRASBOURG, ngày 18.4.2013 - Đúng 17 giờ chiều nay, ngày 18.4.2013, tại trụ sở Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg miền Đông bắc Pháp, sau cuộc thảo luận sôi nổi về các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Quốc hội Châu Âu đã được 6 chính đảng thông qua, không có phiếu chống, chỉ Nhóm Cực tả bỏ phiếu trắng.

Sau đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn Nghị Quyết của Quốc hội Châu Âu:

NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU VỀ VIỆT NAM,
ĐẶC BIỆT VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO NGÔN LUẬN

(Tổng hợp 5 văn bản Nghị quyết của các Đảng Bình dân Châu Âu (EPP), Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ tại Quốc hội Châu Âu (S&D), Đảng Dân chủ Tự do Châu Âu (EFD), Đảng Xanh (ALE), và Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu (ECR)

Quốc hội Châu Âu,



- y cứ vào Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam ký kết ngày 27.6.2012 và cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam hai lần mỗi năm giữa Liên Âu và chính phủ Việt Nam,

- y cứ vào Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982,

- y cứ vào cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện mà Việt Nam tường trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng Tư năm 2009,

- y cứ vào Phúc trình của Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Thăng tiến và Bảo vệ quyền tự do ý kiến và ngôn luận tại khóa họp lần thứ 14 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng Tư năm 2010,

- y cứ vào lời tuyên bố của Phát ngôn nhân Đại diện tối cao Liên Âu bà Catherine Ashton trước các án lệnh đối các bloggers tại Việt Nam hôm 24.9.2012,

- y cứ vào Nghị quyết ngày 15.11.2012 về “Chiến lược cho Tự do kỹ thuật Số trong chính sách đối ngoại của Liên Âu,

- y cứ và các Nghị quyết trước đây đối với Việt Nam,

- y cứ vào điều 122 trong những Quy tắc và Thủ tục của Liên Âu,

A. xét rằng, ngày 24.9.2012 ba nhà báo nổi danh : Nguyễn Văn Hải / Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải bị kết án tù; xét rằng sau khi kháng án các án lệnh này được xác nhận theo thứ tự 12, 10 và 3 năm tù giam, và nhiều năm quản chế sau đó vì tội đưa lên mạng các bài viết trên các trang nhà của Câu lạc bộ các Nhà báo tự do;

B. xét rằng, theo phúc trình của các tổ chức nhân quyền quốc tế, 32 bloggers ly khai đã bị kết án tù khắc nghiệt hoặc đang chờ xét xử tại Việt Nam, 14 nhà hoạt động dân chủ lãnh án tù tổng cộng 100 năm vì sử dụng quyền tự do ngôn luận, những án từ 10 năm tù giam lên tới chung thân, một ký giả một tờ báo nhà nước bị sa thải vì đưa lên blog lời phê bình Tổng bí thư Đảng Cộng sản; xét rằng các công dân mạng ly khai thường trực bị công an sách nhiễu, tấn công, kể cả Lê Công Cầu và Huỳnh Ngọc Tuấn;

C. xét rằng, một số tù nhân vì lương thức bị kết án chiếu theo sự mơ hồ về “an ninh quốc gia”, là những điều luật chẳng phân biệt giữa những hành động bạo động với sự biểu tỏ ôn hòa của những ý kiến bất đồng hay tín ngưỡng khác biệt, chẳng hạn như “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” (Điều 88 của Bộ luật Hình sự), “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79), “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi Nhà nước” (Điều 258); xét rằng Pháp lệnh 44 cho phép giam cầm không thông qua tòa án càng ngày càng được sử dụng để bắt giam các nhà bất đồng chính kiến;

D. xét rằng, các bloggers và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền càng ngày càng phải vận dụng Internet để nói lên chính kiến họ, phơi bày nạn tham nhũng, và kêu gọi sự quan tâm tới việc chiếm đất thô bạo và sự lạm quyền của các giới chức chính quyền;

E. xét rằng, nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống tự do ngôn luận, biểu tình ôn hòa, và khủng bố những ai chất vấn chính sách của nhà nước, phơi bày trường hợp các viên chức lạm dụng quyền hành;

F. xét rằng, Việt Nam đang chuẩn bị “Nghị định về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng”, là nghị định mới về quản lý Internet nhằm pháp lý hóa cho chính quyền truy cập nội dung, kiểm duyệt và trừng phạt qua định nghĩa mơ hồ “hành vi bị cấm” bó buộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet , kể cả các công ty ngoại quốc, phải hợp tác với chính quyền để dò la, theo dõi công dân mạng bất đồng chính kiến; xét rằng tự do về kỹ thuật số ngày càng bị hăm dọa;

G. xét rằng, năm 2009, trong cuộc phúc trình nhân quyền của Việt Nam tại cuộc Kiểm điềm Thường kỳ Toàn diện trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị về tự do ngôn luận, kể cả điều “bảo đảm hoàn toàn cho quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi tin tức, ý kiến, phù hợp với điều 19 của Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị”; xét rằng, Việt Nam chưa thực hiện những khuyến nghị trên đây;

H. xét rằng việc cưỡng chiếm đất của giới chức chính quyền, sử dụng bạo lực quá khích để đáp trả những phản đối về lệnh đuổi này, bắt bớ tùy tiện các nhà hoạt động hay xử án nặng cho các người chống đối, trong khi quyền đất đai và quyển sử dụng đất đai không minh bạch;

I. xét rằng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị đàn áp, và Giáo hội Thiên chúa giáo cùng những tôn giáo không được thừa nhận, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Tin lành và các giáo hội khác hiện đang bị khủng bố trầm trọng;

J. xét rằng Việt Nam bắt đầu tham khảo ý kiến công dân cho việc soạn thảo bản Hiến pháp mới, thế nhưng những ai trình bày quan điểm đều phải đối diện với hình phạt hay áp lực;

K. xét rằng Việt Nam đang nhắm chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 -2016;

Quốc hội Châu Âu

1. Biểu tỏ mối quan tâm trước sự kết án và án tù khắc nghiệt cho những nhà báo và bloggers tại Việt Nam; tố cáo sự tiếp diễn những vi phạm nhân quyền, kể cả việc hăm dọa chính trị, sách nhiễu, tấn công, bắt bớ tùy tiện, kết án tù khắc nghiệt và các phiên tòa xử bất minh đối với những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, bloggers, nhà bất đồng chính kiến, và nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, cả hai giới ngoài luồng hay trực tuyến, vi phạm rõ ràng nghĩa vụ quốc tế đối với nhân quyền của Việt Nam;

2. Yêu cầu nhà cầm quyển tức khắc và vô điều kiện trả tự do cho tất cả các bloggers, ký giả trực tuyến và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền; kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt mọi hình thức trấn áp chống lại những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng và tự do hội họp phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;

3. Kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi hay hủy bỏ các luật pháp hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhằm chuẩn bị cho một diễn đàn đối thoại và thảo luận dân chủ; đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi bản dự thảo “Nghị định về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng” để bảo đảm Nghị định này bảo vệ quyền tự do ngôn luận trực tuyến;

4. Yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc cưỡng bức trục xuất [nông dân ra khỏi mảnh đất của họ], để bảo đảm quyền tự do ngôn luận của những ai tố cáo nạn lạm quyền trong vấn đề đất đai, bảo đảm cho những ai bị trục xuất hưởng các quyền khắc phục pháp lý và được bồi thường theo tiêu chuẩn quốc tế và nghĩa vụ chiếu theo luật nhân quyền quốc tế;

5. Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp tôn giáo và hủy bỏ các cản trở pháp lý đối với những tổ chức tôn giáo độc lập để họ được tự do sinh hoạt tôn giáo ôn hòa, phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, bằng sự công nhận quyền pháp lý cho tất cả các cộng đồng tôn giáo, cho phép tự do sinh hoạt tôn giáo và hoàn trả tất cả tài sản bị nhà nước cưỡng chiếm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Thiên chúa giáo và các cộng đồng tôn giáo khác;

6. Biểu tỏ mối quan tâm trầm trọng về các điều kiện giam giữ các tù nhân vì lương thức với sự phân biệt đối xử và thiếu chăm sóc y tế; thỉnh cầu nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm sự toàn vẹn thân thể và tinh thần, bảo đảm việc tiếp cận cố vấn pháp lý và cho phép điều trị y tế cần thiết cho tù nhân;

7. Kêu gọi thêm lần nữa rằng, việc Đối thoại nhân quyền Liên Âu – Việt Nam phải đưa tới tiến bộ cụ thể trên lĩnh vực nhân quyền và tiến trình dân chủ hóa; kêu gọi Liên Âu phải luôn luôn nói lên mối quan tâm về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ở cấp cao nhất cũng như gia tăng áp lực nhà cầm quyền Việt Nam để bãi bỏ việc kiểm soát hay cấm đoán Internet và các blog, cũng như bãi bỏ việc cấm đoán giới truyền thông tư nhân; cho phép các nhóm hay cá nhân thăng tiến nhân quyền, biểu tỏ ý kiến hay bất đồng chính kiến của họ môt cách công khai, từng bước bãi bỏ án tử hình, bãi bỏ hay sửa đổi các điều luật “an ninh quốc gia” được sử dụng để trừng phạt những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa và trả tự do cho các tù nhân vì lương thức;

8. Nhắc lại với hai đối tác rằng Điều 1 của Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam ghi rằng: “Tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ trên nền tảng của cuộc hợp tác giữa các đối tác và cho những điều khoản của Hiệp ước, đây là điều lập thành yếu tố chính yếu của Hiệp ước”; yêu cầu Đại diện Tối cao quyết định xem các chính sách nhân quyền của Việt Nam có tương hợp theo những quy định trong Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam hay không;

9. Khuyến khích Việt Nam tham gia ký kết Hiệp ước Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cũng như Công ước LHQ chống Tra tấn (CAT); đồng lúc kêu gọi chính quyền Việt Nam hình thành Ủy hội độc lập về Nhân quyền quốc gia;

10. Thỉnh cầu Ủy hội Nhân quyền Liên chính phủ của ASEAN xem xét tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với sự quan tâm đặc biệt về tự do ngôn luận hầu đưa ra các khuyến nghị;

11. Hoan nghênh sự kiện Chính phủ Việt Nam kêu gọi công chúng góp ý vào bản Hiến pháp năm 1992 mà thời hạn được gia tăng cho đến tháng 9.2013, tuy nhiên lấy làm tiếc rằng sự tham khảo ý kiến quần chúng đã đưa tới những trừng phạt và áp lực đối với những ai biểu tỏ ý kiến họ một cách chính đáng; hy vọng rằng bản Hiến pháp mới quan tâm tới các quyền dân sự và chính trị, và ưu tiên cho quyền tự do tôn giáo; trong niềm kính trọng, chào đón cuộc đối thoại với những tổ chức nhân quyền; biểu tỏ niềm hy vọng rằng đây là điều dẫn tới những cải cách quan trọng trên lĩnh vực lao động, giáo dục và nhân quyền trong tương lai xa; đề nghị nhà cầm quyền mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận đến thăm Việt Nam, và sau đó Việt Nam thực hiện những khuyến thỉnh của Báo cáo viên LHQ;

12. Chỉ thị cho Chủ tịch Liên Âu chuyển Nghị Quyết nầy đến Phó chủ tịch Ủy hội / Đại diện Tối cao của Liên Âu để trao cho Ủy ban đặc trách Chính sách Đối ngoại và An ninh Liên Âu, Hội đồng Châu Âu, Ủy hội Châu Âu, các Chính phủ và thành viên quốc gia, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, các Chính phủ thành viên quốc gia ASEAN, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Tổng Thư ký LHQ.

(Bản dịch Việt văn của Quê Mẹ)

17 commentaires:

  1. Hoan nghênh EU quan tâm đời sống nhân quyền ở VN. Đề nghị tiếp tục theo dõi sát, nếu không cải thiện, lập tức ra nghị quyết cấm quan chức VN nhập cảnh châu Âu, đóng băng mọi tài khoản bất minh của quan chức VN tại các ngân hàng châu Âu, tẩy chay các hoạt động quốc tế có VN tham gia

    RépondreSupprimer
  2. Tuyệt vời!
    Tin tưởng Việt Nam sẽ có tự do, dân chủ thật sự!
    Bản Nghị Quyết quá hay!
    Cám ơn nghị Quyết này!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Ha Ha Ha,"Tin tưởng Việt Nam sẽ có tự do, dân chủ thật sự",tôi không thể nào nhịn được cười,anh bạn có về VN lần nào chưa ?Đừng có mơ mà vào facebook hoặc vô MSN,BBC...

      Supprimer
  3. NÊN CÓ HÌNH THỨC PHẠT CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DO VI PHẠM CÁC ĐIỀU LUẬT QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT.

    RépondreSupprimer
  4. Thân gởi bác Chủ nhà cùng quý bạn đọc LẴNG THƠ về Thành phố STRASBOURG nưi tôi từng sống ngày đầu đời tị nạn của những năm 1980-1982....và bao lần trở lại LỘ TRẤN ...

    **************************
    Trước Tòa án Nhân quyền châu Âu
    **************************

    Nhìn kia một mảng Tường Bá Linh
    Một Thời Chiến tranh Lạnh vô tình
    Ý hệ tương tàn cốt nhục Nam-Bắc
    Nay Buổi Toàn cầu lẫn nhục-vinh
    Tư bản Xanh nhường ngôi Tư bản Đỏ
    May Tòa án Nhân quyền châu Âu công minh
    47 Nước Ủy hội châu Âu tài phán
    Xét xử độc tài Nhà Nước âm binh
    Hiến chương Nhân quyền (1) sinh trên Lộ Trấn
    Quyền được làm Người nơi Đất Mẹ khai sinh .. .

    Strasbourg - Lộ Trấn, Hè 1993


    (1) Trên 100 nghị sĩ từ 12 nước thành viên của Ủy hội châu cùng tới Strasbourg trong mùa hè năm 1949 để dự cuộc họp lần đầu Hội nghị tư vấn của Ủy hội châu Âu, thì việc soạn thảo một "Hiến chương nhân quyền" và lập ra một tòa án để thực thi nó là điểm cao trong chương trình nghị sự của họ.



    ******************************
    Phố cổ Lộ Trấn thu mình trên Đảo Lớn
    ******************************

    Phố cổ Lộ Trấn thu mình trên Đảo Lớn (1)

    Sông Rhin lửng lờ trôi chẳng giận hờn
    Nối Đôi bờ là bao cầu bao nhịp
    Nối Hôm nay – Hôm qua vật vờn

    Nối Hôm nay - Mai sau vĩnh cửu

    Nối Trái tim - Trái tim còn điệu ru đơn !.. .

    Như tầu điện nối liền Miền Kim-Cổ

    Hoài cảm như đi giữa Quá khứ thua hơn !
    Lồng lộng Thời gian mỗi ngôi nhà mỗi góc phố

    In đậm dấu Không gian tràn ngập tâm hồn

    Kẻ lưu đày tâm trạng Người viễn khách

    Lãng du sâu lắng…thả hồn về Cố thôn …


    Strasbourg, Hè 1981

    (1) Grande Île





    *****************
    Về thăm Thành Phố Cũ .. ..
    *****************


    Thân tặng Võ Hòai Trung



    Về thăm thành phố cũ

    Tòan cảnh đầy sương mù

    Người đi hay ở lại

    Ảnh bóng vọng âm u



    Về thăm thành phố xưa

    Một thời lệ tiếng mưa

    Mười năm hơn xa cách

    Chuông giáo đường vang chưa ?



    Về thăm khu phố cổ

    Đường nhỏ đá nhấp nhô

    Chân âm thầm rảo bước

    Nhịp hòa điệu giang hồ



    Về thăm thành phố cũ

    Lưu đầy thuở ngục tù

    Váy đầm đen trắng đỏ

    Đời người chuỗi cương nhu



    Về thăm thành phố cũ

    Tóc vàng quyện thiên thu

    Mắt xanh trùng dương gọi

    Da trắng sương tàn thu


    Strasbourg Thu 1993
    Nguyễn Hữu Viện

    RépondreSupprimer



  5. ***************** ************
    Strasbourg là Trái Tim của châu Âu 
    ******************************


    Lộ Trấn (1) là đây Trái Tim châu Âu !
    Phố nhỏ nhắn quyến rũ muôn mầu .. ..
    Giao lộ ngã tư đường Cựu Lục địa
    Phố cổ kính hơn hai ngàn năm bể dâu
    Thủ đô của châu Âu từ độ ấy
    Di sản Văn hóa Thế giới Năm châu
    Thăng trầm suốt Chiều dài Âu Sử !
    Giữa Đôi bờ Chiến lũy giành nhau
    Pháp-Đức từ ấy Tình Hữu nghị
    Chiến tranh + Hòa Bình theo Bóng Câu .. ..

    Quân đoàn Sông Rhin vọng khúc nhạc
    Quốc ca (2) từ Lộ Trấn vang ban đầu


    Máy in đầu tiên (3) phát minh từ Lộ Trấn
    Đại Văn hào Goethe từng học nghiên sâu
    Lộ Trấn ngàn năm Phố Đại học
    Từng khai sinh nuôi dưỡng bao mái đầu
    Tóc vàng hoe Gái miền Lộ Trấn

    Mắt chứa Địa Trung Hải xanh mầu
    Bên ruộng nho dịu dàng xinh đẹp
    Lãng mạn đào hoa tựa bên cầu
    Váy đầm đỏ-đen phất phơ quyến rũ
    Kẻ lưu vong đành chẳng biết về đâu ! .. .

    Strasbourg, Thu 1981

    (1) Tôi xin gọi tên Strasbourg là Lộ Trấn như Cố Nhà thơ DIỄM CHÂU ( dịch giả hàng ngàn bài thơ châu Âu sang tiếng Mẹ) thường gọi lúc sinh thời mất đầu năm 2007

    Strasbourg là nơi đặt trụ sở Quốc hội châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Nhân quyền châu Âu, Trụ sở Quân đoàn châu Âu… Ngay Thời Trung cổ, Strasbourg đã là một trung tâm kinh tế quan trọng. Strasbourg là khu thành lũy được xây dựng năm 12 trước Công nguyên dưới thời hoàng đế La Mã Augustus.

    (2) Strasbourg chính là nơi Nhạc sĩ Claude Joseph Rouget de Lisle sáng tác bản nhạc lừng danh dành cho Quân đoàn Sông Rhin. Sau này quân khúc này trở thành quốc ca Pháp La Marseillaise

    (3) Cũng tại thành phố Strasbourg này, Gutenberg sáng chế ra máy in ấn đầu tiên trên thế giới

    ***************** *****
    Nhà thờ Đức Bà nơi Lộ Trấn
    *********************

    Giáo đường mầu tím hồng lãng mạn
    Áo chùm thâm mơ mộng miên man ?
    Đây công trình kiệt tác kiến trúc
    Vô song cao nhất trên Địa đàng
    Đông tuyết khoác lên mình mộng mị
    Ánh vàng mộng tưởng từ âm vang
    Như bước ra từ trong chuyện cổ tích
    Đường nét chạm trổ đến bàng hoàng
    Nghệ thuật hình học siêu tinh xảo
    Cao vút Tháp tận Đỉnh trời mênh mang .. .
    Quảng trường Nhà thờ Lớn luôn lộng gió
    Cuốn hút Hồn mình vào Thời gian thênh thang .. .

    Strasbourg, Chớm Đông 1981

    ***************** ***************** *****
    Lạc vào Thời gian trong Khu Phố Cổ La Petite France
    **************************************


    Khu Phố Cổ « Nước Pháp thu nhỏ » (1)
    Bài thơ Lộ Trấn lãng mạn hẹn hò


    Dãy nhà cổ như Miền Nam Nước Đức
    Tường trắng mái dốc khung gỗ lộ to
    Khung cửa hẹp lẵng hoa muôn sắc
    Đẹp trữ tình rất Lộ Trấn .. .. xứ nho
    Nằm cạnh Cầu Sông Xanh Danube
    Gió lùa ngõ hẻm hun hút quanh co
    Kênh đào thơ mộng lạ lùng quyến rũ...
    Đường nhỏ nhắn xinh xinh chẳng âu lo
    Truyền thống giao thoa cùng Hiện đại

    Giai điệu Phố Cổ nhà cổ như trao cho
    Vần thơ trữ tình lãng mạn duyên dáng
    Mộng mơ... Hiện thực đến hẹn hò ...
    Lộ Trấn muôn đời vẫn nét Lộ Trấn
    Không tự mất mình … không rơi Tự do ...

    Strasbourg, Hè 1982


    (1) La Petite France





    ********************************************************
    Trước Tượng bán thân Nữ hoàng Joséphine trong Công viên Orangerie

    ********************************************************


    Bộ ngực như Hỏa sơn còn hoạt động
    Khuôn mặt đẹp xinh như đóa Hồng
    Chuyện Tình luôn thất trận Đại đế
    Nã Phá Luân quỳ phục hết ngông !
    Đôi tình nhân lừng danh kim cổ
    Mệnh phụ mặn mà một đời chồng
    Đa tài đa tình đành quỵ lụy
    Muôn đời Tình Sử .. .Mối tình không ! .. .

    Strasbourg, Hè 1981

    RépondreSupprimer
  6. Một bản tin rất đáng để suy ngẫm !

    RépondreSupprimer
  7. Mình thấy những cán bộ nào đi họp tại LHQ chắc phải mặt dầy lắm . Vì họ nói đúng nhưng vẫn phải bác bỏ .

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đúng vậy.Những tay này đều mặt mũi nhẵn nhụi cả, không có râu ria gì hết trơn vì râu cứng như thế nhưng đâu có xuyên qua nổi da mặt của họ.

      Supprimer
  8. Mặc dù rất quí, nhưng chúng tôi e rằng những lời lẽ trong nghị quyết này vẫn chưa đủ để ngăn cản Chính quyền VN tiếp tục vi phậm nhân quyền, nhằm duy trì tình trạng tham nhũng ..
    Vì vậy, nhân dân VN đề nghị EU cho công bố công khai danh sách các quan chức VN hiên đang có tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài . Đó mới là đòn mạnh giáng vào bộ máy tham nhũng- nguồn gốc của mất tự do dân chủ.

    RépondreSupprimer
  9. Chắc lại có "Việt Nam cực lực phản đối các thế lực thù địch can thiệp vào nội bộ" quá

    RépondreSupprimer
  10. Thông báo về những buổi Dã ngoại để trao đổi về Quyền Con Người

    Các bạn thân mến!

    Trong ước muốn vừa có những sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, vừa tạo được cơ hội để trao đổi với nhau về những điều hữu ích cho việc góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ hưởng ứng buổi dã ngoại này.

    Chương trình cụ thể:

    Các Công Dân Tự Do thân mời quý phụ huynh và các bạn trẻ cùng tham dự những buổi dã ngoại lành mạnh, sinh hoạt cùng bạn bè.

    Hình thức tham gia:

    Mỗi người chúng ta sẽ tự đem theo đồ ăn nhẹ cho mình và gia đình. Đây là dịp để chúng ta gặp nhau, giải trí, làm quen và cùng nhau trao đổi về vấn đề Quyền Làm Người trong đời sống của chúng ta.

    Thời gian và địa điểm: 8h30 sáng ngày 5 tháng 5 năm 2013

    - Tại Sài Gòn:
    Công viên 30 tháng 4, Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1.
    Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Hoàng Vi – ĐT: 01287 123 126

    - Tại Nha Trang:
    Công viên Bạch Đằng, Đường Trần Phú - đối diện Học Viện Hải Quân.
    Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - ĐT: 0905 140 835

    - Tại Hà Nội:
    Công viên Nghĩa Đô, Đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Văn Dũng - ĐT: 0974 468 775


    Chân thành cám ơn các bạn.


    Có thể xem chi tiết bản tin tại Dân Làm Báo:

    http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/thong-bao-ve-nhung-buoi-da-ngoai-e-trao.html#.UXI9VFJi9U4

    RépondreSupprimer
  11. Người sông Tiền20 avril 2013 à 16:59

    Bản Nghị quyết của Cộng đồng châu Âu rất tuyệt vời. Có như vậy, mới làm chùn bước và VN biết thế nào lễ độ trước cộng đồng thế giới.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Mặt dày lắm rồi, không hy vọng gì chùn bước đâu bác, vừa lên tiếng phản dối rồi đấy

      Supprimer
  12. Đúng là một trò hề của mấy ông Vua ,chẳng phải mấy ông thích bắt bớ đàn áp người dân lắm sao mà còn mặt mũi nào tranh cử vào ghế hội đồng Nhân quyền LHQ

    RépondreSupprimer
  13. Đối với người châu âu thì lời lẽ như vậy là tương đối nặng rồi, nhưng đối với chính phủ VN thì lời lẽ như vậy chẳng làm họ lo sợ. Chỉ có nước cấm nhập cảnh châu âu các quan chức Vn trong bộ máy CA, toà án ...thì may ra.

    RépondreSupprimer