Những gì nhà văn Duyên Anh viết về chuyện hôi đồ của người dân nghèo Sài Gòn vào ngày 29.4.1975 là hoàn toàn chính xác. Nhà văn Duyên Anh sống ở gần ngã tư Yên Đỗ- Công Lý (Lý Chính Thắng- NKKN bây giờ) còn tôi khi ấy đang ở trong khu nhà chồ trên bờ kênh Nhiêu Lộc trước mặt chùa Vĩnh Nghiêm, bên cạnh cầu Công Lý. Những gì Duyên Anh quan sát thấy cũng là những gì tôi thấy. Duyên Anh từ khu nhà giàu nhìn xuống còn tôi từ khu nhà nghèo xóm Lách nhìn lên.
Từ chiều 28 qua ngày 29.4.1975, khi nhân viên các cơ quan Mỹ và gia đình các quan chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn lần lượt bỏ chạy thì dân nghèo Sài gòn bắt đầu mở chiến dịch hôi của.
Trích hồi ký Duyên Anh
Than ôi, năm 39 tuổi, đất nước vào Dương lịch 1975, tôi phải cõng vợ con di tản và không di tản được. Bây giờ, thơ tình là thơ cù nhầy Phan Khôi khi vợ tôi hỏi tôi "ở với Việt Cộng có làm sao không"?
Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi.
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có việc gì cũng chẳng làm sao...
Đang ở cái thế "mã cùng đồ" thì ông luật sư Dzu và vợ là ca sĩ Đan Thanh tới, hỏi chuyện ra đi ngả Usis. Tôi não nề đáp: "Hỏng rồi, hỏng rồi"? Và tôi ra vỉa hè xem "nhân dân chống Mỹ cứu nước". Chiến dịch Hôi Đồ đồng khởi ngoạn mục. Các trụ sở của cơ quan thiện nguyện Mỹ, của Hội cha mẹ nuôi quốc tế, của các nhà cho Mỹ mướn, của các gia đình di tản không còn ai trông giữ bị tấn công ào ạt. Người người, lớp lớp, dân Xóm Lách phóng lên đường Công Lý. Thoạt đầu, nhân dân "giải phóng" sữa đặc, sữa bột, đồ hộp. Rồi mùng mền, ri-đô. Rồi tủ, giường, bàn ghế. Rồi máy lạnh, tủ lạnh, bếp ga. Rồi cửa sổ, cửa kính. Trẻ già, trai gái, bô lão, nhi đồng tham dự chiến dịch một cách quyết liệt. Rất may không xảy ra giết nhau vì thù hận cá nhân. Tôi chứng kiến "nhân dân anh hùng" làm thịt gọn một chiếc buýt chuyên chở lính Mỹ. Chiến dịch Hôi Đồ và sự lưu thông bất chấp đèn đường chiều 29-4 là dấu hiệu rõ nét nhất của sự sụp đổ miền Nam. Kể từ 16 giờ ngày 29-4-87, Sài Gòn sống trong tình trạng vô chính phủ.
Có một điều để tôi suy nghĩ, để tôi còn yêu mến dân Sài gòn và thành phố Sài gòn là dân nghèo Sài gòn chỉ hôi đồ của Mỹ và những vi-la do Mỹ mướn bỏ trống. Ý thức đấu tranh giai cấp chưa thấm vào lương tri dân nghèo Sài gòn và không bao giờ thấm nổi cả. Tất cả những gia đình quyền quý, giầu sang đều bình yên. Ngay cả những gia đình tướng tá, bộ trưởng, cảnh sát hống hách cũng bình yên. Tinh thần dân tộc cao quý thể hiện rõ rệt ở Sài Gòn chiều 29-4. Con người, nhất là con người nghèo khổ triền miên bị áp bức, bóc lột được quyền phẫn nộ lúc này, lúc mà luật pháp quốc gia dưới chân họ. Người ta tự do trả thù, đốt nhà, cướp của, hãm hiếp, sát nhân; tự do đối với những đối tượng thù nghịch. Nhưng không một ai thèm hưởng cái tự do đó. Người ta vẫn ăm ắp lương tri và nhân tính. Và tôi nghĩ đó là bài học cho toàn thể người Việt Nam trên trái đất. Và tôi hãnh diện là người Sài Gòn của chiều 29-4-1975 và mãi mãi.
…….
Nhà thơ tàn tật Huy Tưởng chống nạng đến thăm tôi xem tôi đi được hay kẹt lại. Tôi bỏ cảnh tượng hôi đồ, mời Huy Tưởng vô nhà. Mở chai Rémy Martin cuối cùng, Huy Tưởng và tôi cụng ly:
- Anh có sợ không?
- Sợ gì?
- Anh có nhiều điều để sợ. Tôi nhắc anh nghe một điều thôi. Anh đã thách Võ Nguyên Giáp cho T-54 xâm nhập chiến tuyến Hải Lăng và bảo hạ sĩ Sứt đang chờ T-54 để phóng hỏa tiễn TOW. Anh nhớ chứ? Anh đã tuyên bố trên vô tuyến truyền hình Huế được phát lại ở Sài Gòn. Anh nhớ chứ? Chuyến bay trên phá Tam Giang của anh với Phạm Duy, Tô Thùy Yên, Trần Văn Ân, Nguyễn Trọng Nho...
- Uống đi, bằng hữu. Có thể là cuộc rượu cuối cùng đấy!
Tôi bốc máu Kiều Phong:
- "Sống bằng không mà chết cũng bằng không"?
Sống có thể bằng không nhưng chết khó thể bằng không. Tôi đâu phải nhân vật tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Alain De lon đã diễn xuất một vai thật người trong phim Deux hommes danh la ville với Jean Gabin. Khi lên máy chém, người không sợ chết đã thú nhận, thành khẩn thú nhận "Tôi sợ"! Tôi đã biết Lan Khai chết cách nào, Khái Hưng chết cách nào, làm sao tôi không sợ? Tôi sợ lắm, sợ lắm, sợ lắm...
Duyên Anh
--------------------------------------------
Tôi ở ngay trong xóm của không những chỉ người nghèo mà còn đủ hạng người lưu manh trộm cướp khác. Thế nhưng tôi thấy khi họ đi hôi của, họ chỉ xông vào các cơ quan của người Mỹ và cơ quan của chính quyền Sài Gòn chứ không hề xông vào cướp phá các gia đình quan chức và các gia đình nhà giàu Việt Nam. Ngay trước mặt nhà tôi ở trọ là khu cư xá của sĩ quan không quân cao cấp, hầu hết đều bỏ đi nhưng cho đến hết ngày 30.4 không hề thấy bất kỳ một ai xông vào cướp phá.
Người Sài Gòn và người miền Nam nói chung trước 1975 là như vậy đó.
Cái gì đã làm nên một xã hội lương thiện như vậy?
Nhưng một vài năm sau đó, khi tôi đã về quê đi dạy học thì nghe nói ở TP Hồ Chí Minh, đám nhà giàu và gia đình các quan chức chế độ cũ bị cướp tan hoang.
HNC
Sự ngu dốt cũng là một thứ nền tảng. Đứng trên cái "nền tảng" ấy là những thành tố vô văn hóa, nhưng lại rất thích nhân danh văn hóa. Đã vô văn hóa thì trước sau gì bộ mặt thật của nó cũng lộ diện nguyên hình dưới ánh mặt trời: Đó là tất cả những gì làm nên tình trạng hỗn loạn, xuống cấp đạo lý ngày nay ở xã hội Việt Nam !
RépondreSupprimernhưng lại rất thích nhân danh văn hóa. do la van hoa deu
SupprimerCho Ròm xin bài này về nha ,cám ơn .
RépondreSupprimerTrích "Nhưng một vài năm sau đó, khi tôi đã về quê đi dạy học thì nghe nói ở TP Hồ Chí Minh, đám nhà giàu và gia đình các quan chức chế độ cũ bị cướp tan hoang"hết trích. Ai cướp?- Trả lời: Bọn rừng rú
RépondreSupprimerChúng nó cướp một cách hợp pháp qua : Đổi tiền, cải tạo tư sản, vượt biên bán chánh thức ( và cả chánh thức ), tự nguyện đóng góp ( với con dao chĩa sau lưng )....
SupprimerTôi cùng thời với Bồn lừa, Dũng đakao của Duyên Anh, nhưng chúng ở thanh phố có khá hơn, có tiền mua đồ chơi súng điện về bắn nhau với trẻ con mỹ. Trẻ con ở nông thôn như chúng tôi, cơm ngày 3 bữa, học miễn phí ở trường tiểu học, ốm đau vào nhà thương thí, chỉ hơi dơ nhưng thuốc men không kém. Lớn lên đừng dại ra phố, họ chặn đường bắt lính. Lỡ có bị bắt,lại đào ngũ về làng, mấy ông xã là người nhà cả làng. Chiến dich Phượng hoàng đến, phải báo trước cho cha xứ. Thanh niên chúng tôi ra ruộng hết,chẳng bắt được ai. Bởi bực quá, mấy ông quan chức ở phan rang nhại bài hát lễ ở giao xứ hộ diêm chúng tôi là: Thánh......Chúa là Thiên Chúa các "đào" binh....Tư do quá chớn, mất nước. Nhục.
RépondreSupprimerBọn vô ơn bao giờ cũng ngụy biện như bạn đấy...Hãy rà xét lại lương tâm của mình trước khi nói về Đức Chúa Trời.
SupprimerTôi đã đi Hàn Quốc năm 2004, Cô Phiên dịch người Hàn cứ nói với Đoàn khách chúng tôi, trước 1975, Hàn Quốc nghèo hơn Miên Nam Việt Nam. Còn bây giờ thì chẳng bao giờ Việt Nam đuổi kịp Hàn Quốc (đây là suy nghĩ của tôi, vì Cô phiên dịch chẳng bao giờ nói đến ý thứ 2- Sợ chúng tôi buồn???). Tôi nghĩ miên man, mọi so sánh đều khập khểnh, nhưng chắc chắn 1 điều, nều Miên Nam Việt Nam có thua Hàn Quốc thì cũng thua chẳng bao nhiêu; nhưng bây giờ thì, chỉ biết nói: BUỒN. Ai làm đất nước này như thế: Ta. Ai có trách nhiệm làm nó tốt hơn: Ta. KHi nào làm: KHÔNG BIẾT?
RépondreSupprimerNếu cs còn cầm quyền thì càng ngày càng thua xa hơn nữa. Biết làm sao bây giờ, đau lòng quá!
Supprimer" Nhưng một vài năm sau đó, khi tôi đã về quê đi dạy học thì nghe nói ở TP Hồ Chí Minh, đám nhà giàu và gia đình các quan chức chế độ cũ bị cướp tan hoang."
RépondreSupprimerLIKE câu này 5 lần ....
Anh HNC khéo nói quá.
Bây giờ thì bị cướp không chừa giàu, nghèo gì cả!
SupprimerTôi cũng thích câu này cùng cực, không chỉ có dân Sài Gòn bị cướp tan hoan mà toàn dân miền nam VN bị cướp trắng. Từ một miền nam văn mình trở về thời ăn lông ở lỗ chỉ mất một vài năm.
RépondreSupprimer"Người Saigon và người miền Nam nói chung trước 1975 là như vậy đó.
RépondreSupprimerCái gì đã làm nên một xã hội thiện như vậy?"
Đọc hai lần câu này, tôi hai lần xúc động chẩy nước mắt nhớ Sàigon và người dân miền Nam trước 1975 và thương cho người dân miền Nam bây giờ, và tôi biết vì cái gì mà người dân miền Nam đã khác với ngày trước năm 1975.
Rất buồn và thương tiếc!!!
Lý tưởng cộng sản chỉ là cái vỏ bọc cho bản chất vị kỷ của đám quan quyền.
RépondreSupprimerHết trật! Quá đúng, "hết chỗ" để phản bác 'CÒM' này.
SupprimerNước Nhật là một đống tro tàn sau khi thua trận năm 1945 . Nhưng chĩ sau hai thập niên , họ đã tổ chức Thế vận Hội , đã có đường xe lữa cao tốc đầu tiên trên thế giới (chạy từ Tokyo đi Osaka) , và nhiều thành tựu kinh tế khác .
RépondreSupprimerCòn Việt nam , sau 38 năm sống trong hòa bình , đã ở vị trí nào trên bãn đồ thế giới ?
Việt Nam đứng vị trí "thứ nhì" thế giới ! Chỉ có sau "thiên đường" Bắc Triều Tiên .
SupprimerNếu đứng "thứ nhất" thì vài năm nữa là đoạt giải đó bạn .
Tôi đã thực sự bật khóc khi đọc bài viết và các comment của quí anh chị em!Đau buồn,!!!,-Comment của Tài 04:18 ngày 02 tháng 5 năm 2013 thật chí lý!
RépondreSupprimerTÔI (SN.1942)SINH RA VÀ LỚN LÊN Ở MIỀN NAM TRONG MỘT GIA ĐÌNH TRUNG LƯU. TÔI ĐƯỢC ĐI HỌC MIỄN PHÍ TỪ MẪU GIÁO ĐÊN TÚ TÀI2,KHÔNG TỐN MỘT XU HỌC PHÍ. TÔI VÀ GIA ĐÌNH BỊ BỊNH ĐƯỢC CHỬA TRỊ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ KỂ CẢ THUỐC.TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN...HOC TRÒ RẤT KÍNH TRỌNG THẦY, THẦY LUÔN LÀ GƯƠNG SÁNG CHO HỌC TRÒ NOI THEO...CÒN BÂY GIỜ...?
RépondreSupprimerNhững "Chứng nhân" nặng ký, phụ lục cho sách "bên thắng cuộc" của anh Huy Đức !
RépondreSupprimer"Like" và "khóa môi" anh Chênh một cái! hi hi...anh HNC có cái môi "minhon" ...tuyệt vời !
Chụt !
SupprimerCái gì đã làm nên một xã hội thiện như vậy ? Câu hỏi này đã được Đại tá, anh hùng Nguyễn Thành Trung trả lời :" ..thời gian sống trong không lực Sài gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử tàn nhẫn....Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán....Có thể đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách có văn hóa với người thân của kẻ thù"
RépondreSupprimerKỷ niệm 30\4\1975:Ngày đó, chúng tôi những người lính trẻ tuổi một đơn vị hỗn hợp của sư đoàn 320 và sư đoàn 10 tiến vào tiếp quản cả một vùng rộng lớn từ Tân sơn Nhất,Lăng cha cả,Gò vấp với những cái tên ngã năm chuồng chó, lục quân công xưởng, căn cứ 25, bệnh viện cộng hòa..v.v..Hồi đó vùng này còn hoang sơ lắm.Đồng không mông quạnh.Đường xá là những con đường đất đỏ,đầy ổ gà, rắc lổn nhổn quân trang , súng ống của một đoàn quân bại trận tháo chạy trong hoảng loạn.Lúc đó tôi hơi ghen với những đồng đội giờ đây đang hành quân trong rừng người cờ hoa đón chào ở Sài gòn không xa lắm mà không biết mình sẽ trải qua những kỷ niệm khó quên:Hôm đó tổ tuần tra 3 người chúng tôi khi qua khu gia binh cạnh căn cứ25 mé trên lục quân công xưởng phát hiện tại khu contener có tiếng động lạ.Chúng tôi bổ vây , bí mật tiến vào phát hiện một người đàn ông mặt quần kaki rằn ri, áo sơ mi trắng đuôi tôm, một người phụ nữ, một thiếu nữ và một em nhỏ đứng cạnh một chiếc xe Falcon màu xanh.Người đàn ông đang cố nổ máy chiếc xe đó.Thấy chúng tôi xuất hiện,anh ta ôm ngay người phụ nữ và cô thiếu nữ,em nhỏ bám chặt vào chị.Anh ta rút ra một trái us gào lên:Em ơi.không kịp rồi,rồi rút chốt.Tổ trưởng chúng tôi
RépondreSupprimerbay người lên đá văng trái lựu ra ngoài.Trái nổ, hai người bị thương ngã xuống là tổ trưởng tôi và người đàn ông.Tổ trưởng bị nặng hơn, nát một bàn chân, mảnh găm lỗ chỗ trên người.Người đàn ông bị mảnh vào tay, hai mắt ứa máu.Chị phụ nữ và cô thiếu nữ khóc ầm lên.Đồng đội tôi quát:các người im ngay,đứng vào góc...
Chúng tôi tiến hành sơ cứu, cầm máu cả hai và tranh thủ hỏi cung sơ bộ.
Anh ta là sĩ quan trong tiểu khu định bỏ trốn cùng gia đình,bị chúng tôi phát hiện , định tự sát.Hồi lâu thấy chúng tôi như sau này chị vợ bảo:không có gì hung dữ, họ cũng dịu đi .Đồng đội tôi quyết định trở về căn cứ 25 báo người ra đón.Tôi còn lại cùng tổ trưởng, người sĩ quan ngụy nằm thiêm thiếp và gia đình họ.Thời gian trôi đi.Bỗng chị vợ ra bagaz xe lấy ra một cái túi, mở túi.Tôi thấy chị cầm trên tay đồ trang sức vàng và những tờ tiền mà sau này tôi mới biết là đo la.Chị bảo:Tha cho chúng con, xin ông cầm lấy.Còn ông muốn con và con gái con , xin ông ra sau conterner.
Tôi ứa nước mắt nói với chị:Chị ơi chúng tôi là bộ đội cụ Hồ.chị giúp tôi chăm sóc chồng chị.Chúng tôi sẽ đưa anh đi bệnh viện,Đất nước giải phóng rồi.
Thế rồi đại trưởng tôi cùng các anh em khác đến.Chúng tôi cùng đến bệnh viện cộng hòa.Ở đây phần lớn bác sĩ quân y chạy hết.Thương bệnh binh ngụy, đến giờ chúng tôi mới biết bị bỏ đói, không thuốc nằm dài,Những bộ mặt câm lặng,những đôi mắt âu sầu...Đại trưởng tôi báo về sư đoàn.Quân y quân đoàn xuống.Nơi đây lại trở thành bệnh viện với những bệnh nhân.
Sau khi nghe chúng tôi báo cáo,đại đội trưởng và chính trị viên đồng ý là chúng tôi vướng lựu đạn gài từ cũ và gia đình viên sĩ quan đứng gần đó cũng bị theo.Chúng tôi cũng nhận lênh của ủy ban quân quản về tiến hành các biện pháp an ninh cho nhân dân , ngăn ngừa tội phạm .Chính vì thê mà mảnh đất của Tín mã Nàm .Lâm chín ngón .Hoàng đầu lâu xưa kia hoành hành đã không hề xảy ra cướp bóc , trả thù trong những ngày đầu giải phóng.Chính vì thế tôi đọc bài viết của ông Huỳnh ngọc chênh về Duyên Anh và dan nghèo sài gòn 1975 mới thấy sự dối trá đến ghê tởm của nhà báo này.Thôi thì sự vô ơn, xuyên tạc bao giờ cũng từ những kẻ vô tri .Có phải không bác BQH người trung tá VNch năm xưa nay là chủ tiệm sửa chữa thiết bị điện tử y tế quận 5.Có phải không NMV người tổ trưởng đáng quí của tôi nay là chủ tiệm quán cafe cạnh bãi xe nước ngầm.
chuyện nầy thì chẳng ăn nhập gì với chuyện của Duyên Anh Và bác Chênh ca ngợi tính lương thiện của người nghèo SG.
SupprimerVà qua chuyện nầy, nếu có thật cũng chứng tỏ rằng người miền Nam quá sợ CS.
Hôm 28 và 29.4 thì làm gì có bộ đội vào SG mà giữ an ninh trật tự để không xảy ra cướp bóc. Nhận vơ.
Xin lỗi, câu chuyện của bạn không có tính thuyết phục... lần sau cố gắng thêm nhé.
SupprimerĐọc cái mẫu "vừa đi vừa kể chuyện" của bác, tôi thấy nó giống nhiều thứ lắm.
SupprimerMà cái giống gần nhất là mẫu chuyện chắc cũng vừa đi vừa kẻ của bác Nguyễn Thành Công "Thư tâm tình gửi các bạn chống cộng quá khích".
Wov!!! các bác này, bác nào cũng có cái tài vừa đi vừa kể chuyện hết. Nhưng riêng bác có cái nick Khi Huỳnh Chếnh Tưởng Tượng thì có pha thêm chút hành động, khi người đội trưởng bay lên đá trái lựu đạn. Nhưng tiếc cái là; tên của hai nhân vật chính thì bác lại quên chỉ nhớ chữ cái BQH và NMV.
Bác nhớ kỹ lại đi. Không chừng họ tên là DLV đó!
cm lá cải quá quá Ô già 1/ đến dân saigon nói xe phan-công cho có chuyện chứ hình dáng của nó, nhiều người còn chả biết huống hồ chi "những người lính trẻ tuổi một đơn vị hỗn hợp của sư.." 2/ Có biết lựu đạn nổ sát thương như thế nào không mà kẻ đá văng thì nát chân người cầm thì chảy máu mắt vậy? 3/Tín Mã Nàm,..., là ai vậy? mà ngày đầu giải phóng thì được thả khỏi tù 'ngụy' để mảnh đất của TMN,...,xưa kia ..ã không hề xảy ra cướp bóc dzy? 4/Cái ngôn từ " Tha cho chúng con, xin ông cầm lấy.Còn ông muốn con và con gái con , xin ông ra sau conterner." nghe đúng là tưởng tượng thật!
SupprimerViệt Nam Cộng hoà đã thua về công tác tuyên truyền, đã rất thiếu bình tĩnh và sợ hãi trong vụ 10 - 59, đã để mất nhân tâm trong vụ đàn áp phật giáo.
RépondreSupprimerBác Chênh chỉ được cái thâm...
RépondreSupprimerchả bù với xã hội bây giờ, hoa trưng bày ở công viên trong lễ hội hoa mà cũng tràn vào cướp giật mang về nhà. May quá, chuyện ấy lại không xảy ra ở Sài Gòn, dù SG bây giờ cũng xuống cấp đạo đức chung với cả nước rồi.
RépondreSupprimerBọn vô ơn thì biết gì về Thiên Chúa cao cả mà đưa ngài vào đây. Chúng định đóng đinh Ngài một lần nữa hay sao?
RépondreSupprimerKể một mẫu chuyện nhỏ mà tôi là người trong cuộc
RépondreSupprimerThời trang giới trẻ chúng tôi thời bấy giờ là quần XÌ, quần ống loe. Chiều hôm ấy, tôi đi công việc, ăn mặc bình thường (quần ống loe), gặp hai anh giải phóng đi vào xóm. Các anh mời tôi đứng lại. Câu mở đầu, anh nói rất nhỏ nhẹ: "Xin lỗi cô, theo ý tôi cô nên may ống quần này nhỏ lại". Tôi trả lời: "Xin lỗi anh, tôi mặc theo ý tôi chứ không theo ý anh, anh đừng độc tài vậy". Giọng nói anh này lớn hơn: "A, cô dám nói Bác Hồ độc tài à": " Tôi không nói đến bác Hồ, xin lỗi anh cho tôi xem giấy tờ cho phép anh làm việc này"; "A, cô dám hỏi giấy tờ tôi à?"; "Xin lỗi anh, tôi có việc phải đi gấp chứ không tôi mời anh ra Ủy Ban Quân quản nói chuyện" ...Những ngươi chứng kiến nói sao tôi gan vậy.
Dù gì, hai anh này vẫn còn lịch sự, nhiều bạn khác không gặp may như tôi ... bị cắt ống quần về may lại.
co nay noi sao ma dung qua.
Supprimera
RépondreSupprimer