Trang

27/07/2013

KHÔNG CẦN ĐI MỸ

Huỳnh Ngọc Chênh
Dư luận cho rằng trước sức ép càng ngày càng hung hăng của Trung Cộng, Chủ tịch Trương Tấn Sang phải vội vàng đi Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của quốc gia dân chủ hùng mạnh nhất thế giới này.
Dư luận cũng cho rằng ông Sang cố tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ về một số việc sau:
- Ủng hộ VN vào TPP
- Ủng hộ VN trong tranh chấp giữa VN và TC ở Biển Đông
- Bán vũ khí cho VN
- Tăng cường hợp tác Mỹ- Việt trên một số lãnh vực
Qua thông báo chung, nhiều người cho rằng dường như ông Sang không thu lượm được kết quả gì cụ thể.

Thực ra rất khó cho Mỹ và cũng rất khó cho ông Sang trong tiến trình đi đến sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Có một rào cản hết sức lớn ngăn chặn tiến trình nầy. Một quốc gia dân chủ tiến bộ như Mỹ rất khó lòng ủng hộ toàn diện một quốc gia chuyên chính toàn trị như VN. Từ trước năm 1945, trong lúc còn mờ mịt thực hư, người Mỹ, qua OSS, đã đánh hơi được đường lối của ông Hồ Chí Minh là như thế nào rồi nên đã bỏ qua lá thư yêu cầu giúp đỡ của ông ta huống chi bây giờ sự việc đã quá rõ trắng đen.
Vì sự tồn tại của đảng mình, ông Sang không thể tuyên bố dân chủ hóa, chấp nhận đa đảng, chấp nhận thả hết tù chính trị..v.v..như tổng thống Miến Điện Thein Sein đã làm. Ngược lại, ông Obama không thể hứa gì hơn một khi VN vẫn chưa đưa ra cải cách chính trị nào.
Chưa nói là rào cản đến từ sự ràng buộc bất bình đẳng của VN vào Trung cộng càng lúc càng nặng nề hơn, thể hiện qua tuyến bố chung giữa hai nước mà cũng chính ông Sang, qua chuyến Bắc du, vừa mới mang về, trong đó có nội dung bịt hết đường kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của VN trong tranh chấp ở Biển Đông.
Dư luận cũng cho rằng, chuyến đi của ông Sang là nhằm mục đích thăm dò thái độ của Mỹ chứ chưa có kỳ vọng lớn lao gì. Nhưng nếu nói là để thăm dò thì cứ ngồi nhà vẫn có thể thăm dò được lòng dạ của Mỹ.
Tóm lại là cũng chẳng cần đi Mỹ, nhất là đi với tư thế bức bách và cần thiết người ta quá như vậy.
Nhiều khi ta không cần đi Mỹ để cầu cạnh, nhưng Mỹ sẽ tự tìm đến với ta. Chúng ta cũng có nhiều cái rất quan trọng mà Mỹ rất cần chứ. Mỹ cũng muốn trở lại với VN lắm chứ. Thế nhưng, như đã nói, sự khác biệt thể chế chính trị giữa hai nước là rào cản lớn nhất.
Thực tâm cải cách chính trị như Miến Điện, tự khắc Mỹ sẽ tìm đến với ta. Nhưng tại sao không cải cách được nhỉ? Nếu toàn tâm vì dân vì nước thì chuyện ấy có gì khó lắm đâu?

23 commentaires:

  1. Các nhân sĩ trí thức kêu gọi ký tên yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam thực hiện đúng trách nhiệm của mình để khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực, nhằm giữ mạng sống cho công dân yêu nước Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày.


    Thông tin chi tiết xem tại Bauxite Việt Nam:

    http://boxitvn.blogspot.com/2013/07/yeu-cau-chu-tich-nuoc-va-chinh-phu-viet.html


    Đến 19g Việt Nam ngày Chủ Nhật 28/7/2013 sẽ khóa sổ và công bố toàn bộ danh sách vào sáng thứ Hai, 29/7/2013.

    RépondreSupprimer
  2. Bác Chênh nói quá đúng. Quảng cáo sản phẩm thì ít ra sản phẩm phải dung được hay chất lượng tàm tạm, còn quảng cáo mà hàng giả hàng dỏm thì chỉ khiến người ta tẩy chay thêm @

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Thế nhưng, như đã nói, sự khác biệt thể chế chính trị giữa hai nước là rào cản lớn nhất Bác Chênh nói đúng lắm. Cái rào cản đó là đảng cs. Chỉ có chiêu 'Gorbachov và Yelsin' là rào cản cs mới tan biến mà thôi... vì chúng nó cũng sợ chết vậy.

      Supprimer
  3. nha cam quyen Vn hay tra tu do cho tat ca tu nhan CT -cac ong cam quyen thich bat lai ai luc nao ma cha duoc -viec gi ma phai giam cam nguoi ta vo nhan dao nhu the.Cac ngai dung la DUMM(NGU)

    RépondreSupprimer
  4. Absolutly right Mr Chenh !
    Tom Ngo

    RépondreSupprimer
  5. Cái nầy là được tổng thống Mỹ Obama mời nên ông Sang mới miễn cưỡng nghé thăm cho phải phép lịch sự ngoại giao thôi. Nếu không có yếu tố Mỹ thì Đảng vẫn trường tồn trong lòng dân tộc chứ nào có hư hao mất mát chi đâu!

    RépondreSupprimer
  6. Đồng ý thà ở nhà với vợ với con còn đỡ chứ qua đó nó đón tiếp chủ tịch nước như thế nầy thấy có xấu hổ không?:
    Không có tiếp đón long trọng, không thảm đỏ, không duyệt binh, không đại bác, không viên chức cao cấp nào từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại trừ ông đại sứ Mỹ ở Hà Nội, không ở nhà khách quốc gia, không có khoản đãi bằng một bữa tiệc linh đình (quốc yến, “state dinner”), không trưng cờ hai nước ngoài đường, phái đoàn Tư Sang phải thuê khách sạn ở gần Sứ quán Trung Cộng

    RépondreSupprimer
  7. cai quan trong la: hay bo di cai toi va cai si cua dang cong san that mau viet nam di. ke den la: minh co muon thuc tam cai ta qui chanh hay khong? chu chang co chuyen gi ma lam khong duoc neu minh muon!!! Dan dau thi nuoc se hung manh con dan ngheo rot mong toi thi nuoc cung se tan rui dan dan thoi, ok!

    RépondreSupprimer
  8. Bác Chênh nhận xét chính xác đến từng...nanomet !
    Không thể trông mong Hoa Kỳ giúp VN toàn diện . Một kẻ (mà) 'ba xạo'đã trở thành bản chất, chuyên gian dối, lá mặt lá trái thì ai mà dám tin tưởng để làm bạn...toàn diện ?

    RépondreSupprimer
  9. Nguyên tắc bất di bất dịch của chính quyền đế quốc Mỹ là: QUYỀN LỢI CỦA NHÂN DÂN MỸ TRÊN HẾT.
    Nguyên tắc bất di bất dịch của chính quyền Việt Nam là: QUYỀN LỢI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRÊN HẾT.
    Thôi về đi! Đường trần đâu có gì!

    RépondreSupprimer
  10. Thấy ông TTS.đưa bức thư gửi TT.Truman của HCM.ra mà buồn cười !
    Mỹ biết từ tám hoánh họ Hồ là cán bộ của Liên Xô từ khi ông ta
    được theo học Trường Đông Phương của CSQT.
    Trong thư có nhắc đến Pháp để cầu cạnh vị thế cường quốc của
    Mỹ là không nên ủng hộ thực dân Pháp đang gây hấn,chứ chẳng có
    gì gọi là muốn VN.dân chủ như Mỹ,nhưng lại đem khoe ra để nịnh
    bợ Mỹ hầu mong Mỹ giúp làm đối trọng với Tàu cộng.Đưa thư cũng
    có ý trách Mỹ ngày xưa không giúp thì bây giờ phải giúp,một kiểu
    đòi...ăn vạ mà ta thường thấy ở Cộng sản Bắc hàn !
    Mục đích chuyến di rõ ràng để nhằm hạ hỏa lòng dân đang bực bội
    và nhắn nhủ Bằc kinh là đại ca đừng "được voi đòi tiên" mà nhân
    dân VN.càng chán ghét chúng tôi thì càng có hại cho "đại cục".

    RépondreSupprimer
  11. Phản biện của bác tuyệt đúng !

    RépondreSupprimer
  12. Vn là cộng sản mà.
    tạo chữ đọc thêm ở dưới bài viết làm thế nào đó anh, em tìm hiểu mai mà không làm được. Thanks anh
    antnguyentoan@gmail.com

    RépondreSupprimer
  13. Em cũng tự hỏi đây có phải là "đòn gió" của VN ? Không biết kết quả của chuyến đi này ra sao chứ hàng ngày ngư dân ta vẫn bị truy đuổi, bloggers thì vẫn bị bắt bớ và hù dọa. Giải "Trung cộng" là tự trong các cái đầu của lãnh đạo VN hiện thời chứ không phải từ Âu-Mỹ ! Cám ơn bài viết của bác Chênh ạ !

    RépondreSupprimer
  14. Tôi nhớ là tôi đã còm rằng .Ông Sang đi để mà đi .Vì người Mỹ không hy vọng hay chờ đợi ở VN nữa .Trắng đen đã phơi bày quá rỏ ràng, VN vẫn liên kết với Tàu để giữ vững chế độ .Mà sự cấu kết nầy đồng nghĩa từ từ biển Đông VN chấp nhận điều kiện của Tàu ,biển Đông là của Tàu.
    Thiện chí mấy 5 qua của Mỹ muốn liên kết tất cả các nước từ Nhật đi vòng xuống biển Đông,vòng lên tới Ấn Độ .Lần nầy VN vẫn bám víu vào Tàu ,mặt khác giả bộ hợp tác với Mỹ .Mỹ đã thấy ,vậy liên minh lần nầy không có VN ! Dù không có VN nhưng Mỹ vẫn bảo vệ biển Đông,vì đây là tuyến giao thông quan trọng cho Mỹ và đồng minh của Mỹ trong khu vực nầy .Như vậy VN đã đi 1 nước cờ ,Tàu tin cậy nên đảng còn .Không liên kết với MỸ và những nước trong khu vực đang tranh chấp lảnh hải với Tàu .Ngược lại VN khoanh tay đứng nhìn Mỹ và các nước khác đấu tranh với Tàu để bảo vệ tuyến đường giao thông nầy ! Có nghĩa là Mỹ và các nước đang tranh chấp với Tàu giử biển Đông giùm cho VN.
    Nếu vậy thì ông Sang quay về với cái túi rỗng ! Vậy cũng là tin buồn cho những nhà đấu tranh ôn hòa trong nước .Họ vẫn giam cầm những nhà dân chủ nầy ? .Họ vẫn mạnh tay với những đấu tranh ôn hòa khác ?. Tất cả còn lại chỉ nhờ vào các tổ chức nhân quyền quốc tế ,các nghị sĩ Mỹ và quốc hội Âu Châu ! Cái chính vẫn là 2 bàn tay của chính chúng ta .
    Theo nghi thức ngoại giao ,thì MỸ không thể để có mỗi vị đại sứ Mỹ ở VN ,bay về Mỹ chào đón ông Sang.Người Mỹ quá coi thường chủ tịch của 1 nước ,ngang hàng với tổng thống hay thủ tướng ở các nước Tây phương ! Chính những yếu tố nầy làm tôi có những nhận định như trên ! Và đây là ý kiến cá nhân.

    Ngày 36 lịch Điếu Cày

    RépondreSupprimer
  15. Anh Chênh nói hoàn toàn đúng. Trong bất cứ cuộc thương lượng nào trên đời nầy cũng bắt buộc phải có phần "có đi có lại" hay nói một cách khác: give and take. Nếu mình cứ khăng khăng đòi "take" mà không "give" thì đời nào mà người ta chịu! Đó là chưa kể đến mình là nước nhỏ đi cầu cạnh nước lớn với những dị biệt quá khác nhau. Mổi lần đi là mổi lần tốn kém tiền của dân, thà đừng đi để ở nhà mà giử Đảng, vì còn Dảng thì còn mình! Còn chuyện nước có mất thì để mai tính!!!

    RépondreSupprimer
  16. 1- “Tóm lại là cũng chẳng cần đi Mỹ, nhất là đi với tư thế bức bách và cần thiết người ta quá như vậy. Nhiều khi ta không cần đi Mỹ để cầu cạnh, nhưng Mỹ sẽ tự tìm đến với ta. Chúng ta cũng có nhiều cái rất quan trọng mà Mỹ rất cần chứ.”

    Người Mỹ cần Việt Nam ở điều gì? Một căn cứ sửa chửa cho hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Điều cần thiết này đã có Singapore cung cấp, đặc biệt là Philipine hiện nay với căn cứ hải quân Subic đã có sẵn mọi tiện nghi từ thời chiến tranh VN.

    Khi người Mỹ đến, cả nước Phi được nhờ. Không còn ai hiếp đáp nước Philipine được nữa. Khi người Mỹ đến, đại đa số người dân Phi sẽ có công ăn việc làm, nguồn ngoại tệ gia tăng, du khách gia tăng, tiện nghi vật chất gia tăng, lợi tức đầu người gia tăng.

    Chuyện gì đã xãy ra khi người Phi biểu tình đuổi Mỹ vào cuối năm 1974? Căn cứ hải quân Mỹ dời đi, người dân Phi thất nghiệp ùn ùn gia tăng, kinh tế Phi lụn bại, tàn tạ suốt hơn ba thập niên sau đó, xã hội Phi còn tệ hơn Việt Nam vài năm sau thời kỳ Việt Nam mới mở cửa. Nay Phi kêu gọi người Mỹ trở lại, kinh tế Philipine lại đi lên, an ninh quốc gia lại vững chãi.

    Từ ngày hạm đội Mỹ trở lại Thái Bình Dương, trong tình trạng Mỹ chưa có căn cứ Subic của Phi làm hậu cần, trở ngại nào đã xãy ra cho hoạt động của hạm đội Thái Bình Dương? Không có trở ngại nào cả. Nay có Singapore, lại có cả Subic và Australia, Mỹ còn cần gì ở Việt Nam? Có Việt Nam càng tốt, không có Việt Nam, hoạt động an ninh hàng hải của họ vẫn tiến hành.

    Về phía Việt Nam, có người Mỹ, an ninh quốc gia Việt Nam vững như bàn thạch. Có người Mỹ, kinh tế Việt Nam đi lên, mọi người Việt Nam được nhờ ngay từ ngày thứ nhì khi họ Mỹ đến. Không có người Mỹ, người Việt Nam, dân chúng, đảng viện cộng sản tất cả đều phải làm nô lệ cho Tàu… mà đâu đã được yên thận với nó!
    Việt Nam đâu có cần Mỹ cấp bách đến nổi?

    Đánh giặc, thế yếu nước nhỏ phải có đồng minh. Tàu cộng đang càng lúc càng kềm kẹp Việt Nam sát sao. Chúng nó đang thay người ráo riết để làm sao phải kiểm soát Việt Nam chặt cứng từ trên xuống dưới. Hành động của nó diễn ra trong từng ngày, từ bên ngoài, từ bên trong ra, từ trên xuống, từ dưới lên!Việt Nam có phương cách gì chống đỡ được với nó? Việt Nam không phương thế nào ngăn chận được sự xâm nhập được người của nó đưa vào kiểm soát Việt Nam từ ngay trong các bộ, ngành của Việt Nam!

    Từ bên ngoài nó lấn sâu sự can thiệp kiểm soát Việt Nam. Đường xe chạy hai bên sẽ chính thức thông thương, hàng doàn xe tải đủ loại, ngày đêm ầm ầm đổ dồn thuốc độc vào Việt Nam! Khi người dân Việt Nam chịu không nổi phải nổi loạn, đường giao thông nối liền sẽ chở quân Trung cộng thẳng vào Việt Nam giám sát, hổ trợ đàn áp! Trong tình thế lâm nguy đến thế này, Việt Nam có cần tìm đồng minh gấp hay cứ nhẩn nha để nó “kẹp cứng” mình?

    2- “Mỹ cũng muốn trở lại với VN lắm chứ. Thế nhưng, như đã nói, sự khác biệt thể chế chính trị giữa hai nước là rào cản lớn nhất.”
    Mỹ cũng muốn trở lại Việt Nam, ý này đúng, nhưng muốn lắm thì chưa đúng. Không có Việt Nam, hạm đội Mỹ vẫn bình thường hoạt động, kinh tế Mỹ tiếp tục mua bán mở rộng với toàn thế giới mà không có Việt Nam!

    RépondreSupprimer
  17. 3- “…sự khác biệt thể chế chính trị giữa hai nước là rào cản lớn nhất.” Nhận định này hoàn toàn đúng.
    Luật pháp của nước Mỹ không cho phép chính phủ Mỹ ủng hộ bất cứ một chế độ độc tài nào đàn áp nhân dân của nó, nhất là lại đàn áp tàn bạo như nhà nước Việt Nam cộng sản! Nước Mỹ, người Mỹ không hợp tác với bất kỳ một chế độ độc tài nào để đàn áp nhân dân nước ấy.

    4- “Thực tâm cải cách chính trị như Miến Điện, tự khắc Mỹ sẽ tìm đến với ta.”

    Đúng thế! Nếu những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam thực tâm cải cách chính trị, tự khắc người Mỹ sẽ tìm đến ta…vì làm như thế là chính những người này đã giúp tự gỡ bỏ rào cản cho mình, nếu những người này nghĩ đến số phận đen tối của toàn dân Việt Nam trong đó có bà con dòng họ của mọi người lãnh đạo của nhà nước cộng sản hiện nay.

    Những người lãnh đạo Việt Nam có thể đưa con cái của họ trốn ra khỏi nước bằng đường chính thức hay đi chui, nhưng những người này không thể đưa tất cả bà con nội ngoại gần xa của họ trốn ra khỏi nước trong khi chính họ chấp nhận ở lại làm tay sai cho Tàu!

    “… Nhưng tại sao không cải cách được nhỉ? Nếu toàn tâm vì dân vì nước thì chuyện ấy có gì khó lắm đâu?”

    Làm sao họ làm công việc này được? Thứ nhất cái tâm của họ. Thứ hai, cái hèn của họ. Thứ ba, sự hiểu biết của họ. Thứ tư và quan trọng hơn hết, tất cả từ trên xuống dưới đều đã bị trung cộng kềm kẹp chặt cứng!

    Người dân Việt Nam luôn trông mong số phận mình được thay đổi, nhưng ủy thác số phận mình vào tay người khác thì chính là nguyên nhân đã gây nên mọi thống khổ cho người Việt Nam trong sáu mươi bảy năm qua. Tâm lý chung, ai cũng muốn mình sướng là được rồi, chuyện bá tánh hơi đâu lo cho mệt! Cứ thế, người Việt Nam đi từ đau khổ này đến đau khổ khác chỉ vì đầu óc lệ thuộc, luôn mong đợi người khác làm cho mình điều mình muốn!

    Hiện nay, về phía “những người lãnh đạo”, coi như tất cả đã tê liệt, từ trên xuống dưới. Thay đổi tình hình được hay không, chỉ còn là hành động của người dân Việt Nam, toàn dân. Chỉ một vài người, một vài nhóm, vài tổ chức, vài đảng phái…cũng không được. Tổ chức quy tụ thành đảng phái là giúp cho Trung cộng bắt hết cho gọn!

    RépondreSupprimer
  18. Trong một cuộc hội thảo khoa học về biển Đông gần đây, một nhà khoa học nhận định: "Việt Nam hiện tại có quan hệ ngoại giao với hơn 150 nước nhưng không có nước nào là bạn dù là nước nhỏ chứ nói gì đến nước lớn", bởi vì, khi quan hệ với Trung quốc và các nước XHCN khác thì là để giữ sự tồn vong của chế độ, còn quan hệ với Mỹ và các nước tư bản khác chủ yếu là để trục lợi. Tất cả hai việc làm này đều không phù hợp trong mặt phẳng tri thức hiện tại.

    RépondreSupprimer
  19. ông Chênh này vẫn còn mê muội quá. Mỹ cần gì VN chứ...thiển cận..

    RépondreSupprimer
  20. Bài hay và sâu sắc . Buồn cho các nhà hoạt động dân chủ . Thương Điếu Cày quá . Khg biết nhân đợt ngày lễ 2/9 anh Điếu Cày có được ra sớm khg ? Ân Xá !!!

    RépondreSupprimer